Phân loại :
Để phân loại người ta chỉ số , người ta thường căn cứ vào phạm vi tính hoặc tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh .
Căn cứ vào phạm vi :
- Chỉ số đơn ( chỉ số các thể ) : nêu lên sự biến động của từng đơn vị cá biệt. Ví dụ : chỉ số giá , luợng một loại hàng hoá .
- Chỉ số tổng hợp : ( chỉ số chung ) là chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều đơn vị hoặc phần tử khác nhau .Ví dụ : chỉ số giá tiêu dùng
Căn cứ vào tính chất của các chỉ tiêu :
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng : phản ánh sự biến động của chỉ tiêu chất lượng. Ví dụ : chỉ số giá thành , chỉ số giá cả
- Chỉ số chỉ tiêu khối lượng : phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó Ví dụ : chỉ số khối lượng sản phẩm sản xuất , chỉ số khối lượng hàng hoá tiêu thụ
Việc phân chia này được áp dụng đối với một số chỉ tiêu thông thường trong từng mối quan hệ cụ thể .
79 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để hoàn thiện hệ thống phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm tăng hoặc giảm bao nhiêu doanh thu , không xác định dược xu hướng phát triển của các nhân tố này , và nguyên nhân của sự biến động các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu , sự biến động các nhân tố sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với doanh thu ở từng nhân tố riêng lẻ và sự tác động tổng hợp của chúng trong sự biến động doanh thu .
Ta có thể thấy việc phân tích doanh thu tại khách sạn Hoà Bình còn gặp rất nhiều những hạn chế cần khắc phục .Việc xây dựng hoàn thiện phương pháp phân tích doanh thu hợp lý , phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách sạn đây là một vấn đề cần được xem xét .
CHƯƠNG II .Cơ sở lý luận của các phương pháp thống kê phân tích Biến động doanh thu :
I. Một số điều cần lưu ý khi phân tích và dự đoán tình hình biến động của doanh thu :
1.Khái niệm , ý nghĩa và sự cần thiết của việc phân tích và dự đoán:
Phân tích và dự đoán thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể , tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng , tính toán mức độ trong tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý . Nói cụ thể , phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng . phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu , lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu . Còn dự đoán thống kê là nghiên cứu các tình huống có thể xẩy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên , kinh tế xã hội gắn với việc đề ra các nguyên tắc lập , dự đoán và vận hành nó .
Phân tích và dự đoán thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế . Nhờ có lý luận và phương pháp luận phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thiện kế hoạch và các quyết định quản lý ; phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến việc sử dụng các nguồn lực ; xác định các mối liên hệ , các tính quy luật chung của hệ thống . Và cuối cùng là xây dựng các dự đoán khác nhau nhằm xác định các mục tiêu phát triển , các nguồn tiềm năng , xây dựng các phương án để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý . Chức năng phân tích và dự đoán thống kê ngày càng trở nên quan trọng hơn , khối lượng công việc nhiều hơn và vai trò của thống kê trong bộ máy nhà nước ngày càng nhiều hơn . Phân tích và dự đoán thống kê là một thể thống nhất , cùng phục vụ cho việc kế hoạch hoá và xây dựng các quyết định quản lý . Do vậy trong nhiều trường hợp nếu chỉ có phân tích thôi chưa đủ mà còn phải tiến hành nghiên cứu trạng thái của đối tượng trong tương lai .
Trong quá trình phân tích và dự đoán kinh tế , phương pháp tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải tiếp cận theo cả hai hướng : hướng phân tích và hướng tổng hợp .
Theo hướng phân tích , đối tượng nghiên cứu được tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành , các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đối tượng cũng được chia ra thành những nguyên nhaan nhỏ hơn , nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tượng . Do phân tích thành các nhân tố như trên ta có thể khảo sát xem đâu là nhân tố trội nhất đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu . Mức độ chi tiết của việc phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích nhân tố . Không phải lúc nào cũng phân tích một cách chi tiết , vì trong nhiều trường hợp điều đó có khả năng dẫn đến việc làm nhiễu các quyết định quản lý .
Theo hướng tổng hợp có thể có một số cách làm khác nhau . Người ta có thể khảo sát sự biến động chung của cả đối tượng nghiên cứu , xây dựng các mô hình biến động của chúng trên quy mô lớn hay một thời kỳ dài , nhằm phân tích quy luật của chúng . Cũng có thể nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ lẫn nhau với một số nhân tố chủ yếu khác hay các hiện tượng và quá trình khác . Người ta có thể kết hợp nhiều nhân tố nhỏ thành nhóm các nhân tố ảnh hưởng có cùng tính chất chung nào đó để khảo sát sự tác động theo các hướng chủ yếu khác nhau . Hoặc biến các nhân tố khác nhau và không có cùng độ đo thành các nhân tố so sánh được .
Khi phân tích thống kê đòi hỏi phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau . Như ta đã biết mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng , điều kiện vận dụng riêng và lĩnh vực áp dụng riêng . Các hiẹn tượng và quá trình kinh tế ngày càng diễn ra một cách phức tạp hơn , do đó đòi hỏi phải biết sử dụng một cách kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu chính của việc nghiên cứu .
Trong dự đoán thống kê , nguồn thông tin chủ yếu là thông tin thống kê . ngoài ra còn sử dụng nguồn thông tin bổ sung bằng các nguồn khác như lấy ý kiến khách hàng , Yêu cầu của thông tin khi phân tích và dự đoán là chính xác ,đầy đủ ,kịp thời và so sánh được . Do chu trình quản lý ngày càng rút ngắn , yêu cầu phải ra các quyết định thật nhanh và chính xác đòi hỏi thông tin phải cung cấp kịp thời hơn phục vụ cho bộ máy phân tích và dự đoán làm cơ sở cho ra quyết định quản lý . Đặc biệt trong dự đoán , do bản thân cần phải hiệu chỉnh dự đoán hiện đại đòi hỏi phải cung cấp thông tin mới nhất để mô hình dự đoán có thể thích nghi với sự biến động thực tế , cho nên tính chất kịp thời của thông tin càng trở nên quan trọng hơn .
2. Sự cần thiết của việc phân tích và dự đoán thống kê doanh thu :
Phân tích thống kê doanh thu nhằm góp phần đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của khách sạn . Nghiên cứu xu hướng phát triển , mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đến doanh thu khách sạn và cũng là ảnh hưởng đến hiệu quả làm cơ sở cho hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài .
Dự đoán doanh thu phải dựa trên sự phân tích toàn diện doanh thu . Dự đoán nhu cầu của khách nhằm mục đích xây dựng kế hoạch để đáp ứng nhu cầu đó . Các quyết định có tính chiến lược đều bắt nguồn từ các dự đoán ngắn hạn cho khoảng thời gian từ 6 - 18 tháng . Các dự đoán ngắn hạn là cơ sở , căn cú cho khách sạn lập kế hoạch hoạt động , chiến dịch quảng cáo xây dựng và hoàn thiện các cơ sở , loại hình dịch vụ thích hợp đáp ứng nhu cầu của khách . Các quyết định có tính chất chiến lược , kế hoạch mục tiêu tổng thể của khách sạn được đưa ra dựa trên các kế hoạch dài hạn .
Như vậy , vận dụng phương pháp phân tích và dự đoán là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ khách sạn nào khi nghiện cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của mình nhất là khi nghiên cứu về doanh thu .
3. Yêu cầu trong phân tích và dự đoán thống kê :
Để đảm bảo tính đúng đắn , khách quan , phân tích và dự đoán thống kê phải tuân theo một số yêu cầu sau đây :
Thứ nhất : Phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế xá hội . Các hiện tượng có tính chất và xu hướng phát triển khác nhau , có thể tăng lên là tốt nhưng có thẻ giảm đi là tốt . Vì vậy thông qua phân tích lý luận ta có thể hiểu được tính chất xu hướng của hiện tưọng , trên cơ sở đó dùng con số và phương pháp phân tích khẳng định tính chất cụ thể của nó .
Thứ hai : Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau
Sự tồn tại của hiện tượng không phải là kết quả tổng cộng giản đơn các mặt của nó mà là các mặt liên kết với nhau , mặt này làm cơ sở cho mặt kia và ngược lại , đồng thời chịu sự tác động lẫn nhau . Do đó khi phân tích và dự đoán thống kê phải sử dụng một loạt tài liệu , mỗi tài liệu phản ánh một khía cạnh của hiện tượng nhằm lấy được thực chất của hiện tượng .
Thứ ba : Đối với những hiện tượng có tính chất hình thức phát triển khác nhau và ngay trong mỗi hiện tượng nhưng có thông tin ở các mức đọ khác nhau , nên phải áp dụng các phương pháp khác nhau .
Mỗi phương pháp thống kê chỉ có ý nghĩa và tác dụng đối với một loại hiện tượng . Chọn phương pháp thích hợp là phải dựa vào yêu cầu và mục đích phân tích và dự đoán , dựa vào số liệu thu thập , tác dụng của mỗi phương pháp .
II .Một số phương pháp thống kê vận dụng trong nghiên cứu doanh thu :
Chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh :
1. Phương pháp phân tích thống kê vận dụng trong nghiên cứu doanh thu
Phương pháp nghiên cứu biến động tổng doanh thu du lịch
Để nghiên cứu biến động tổng doanh thu chủ yếu dựa dãy số thời gian.
Cơ sở lý luận :
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian .
Mỗi dãy số được cấu tạo bởi hai thành phần thời gian và chỉ tiêu hiện tượng được nghiên cứu . Thời gian có thể là ngày , tuần , tháng , quý , năm Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian . Chỉ tiêu của hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối , số tương đối hoặc số bình quân . Trị số của chỉ tiêu được gọi là mức độ của dãy số .
Trong dãy số thời gian người ta có thể biểu diễn các chỉ tiêu trong từng khoảng thời gian hay vào những thời điểm nhất định . Dãy số thời gian được chia làm hai loại :
Dãy số thời kỳ: là dãy số thời gian phản ánh quy mô của hiện tượng trong những thời gian nhất định. Mỗi mức độ của dãy số thời kỳ là sự tích luỹ về lượng qua thời gian , vì vậy độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các chỉ số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài hơn .
Dãy số thời điểm : là dãy số thời gian phản ánh quy mô của hiện tượng trong những thời điểm nhất định . Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một phần của hiện tượng ở thời điểm trước đó . Do đó việc cộng các trị số của chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng .
Dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tương qua thời gian . Từ đó rút ra xu thế biến động chung và có thể dự đoán sự phát triển trong tuơng lai .
Để có thể dự đoán đúng sự phát triển của hiện tượng qua thời gian thì khi xây dựng một dãy số thơì gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giaưã các mức độ trong dãy số .Cụ thể là : Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất ; phạm vi tính toán qua thời gian của chỉ tiêu phải nhất trí ; khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ . Tuy nhiên , trong thực tế có nhiều lý do khác nhau nên yêu cầu đó thường bị vi phạm . Để đảm bảot tính có thể so sánh được người ta phải tiến hành chỉnh lý số liệu .
Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian nghiên cứu biến động doanh thu
Mức độ trung bình theo thời gian :
Phản ánh mức độ đại biểu của tất cả các mức độ theo dãy số thời gian .
Tuỳ theo dãy số là thơì kỳ hay thời điểm mà người ta có cách tính khác nhau
- Đối với dãy số thời kỳ : mức độ bình quân theo thời gian được xác định theo công thức :
Trong đó :
y : Mức độ bình quân theo thời gian
yi : (i =1,2,3,n) :Các mức độ dãy số thời kỳ
n : Số các mức độ trong dãy số
Đối với dãy số thời điểm :có thể có khoảng cách tổ bằng nhau hoặc không bằng nhau . Vì vậy phải có phương pháp tính khác nhau cho mỗi trường hợp .
Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách tổ bằng nhau để tính mức độ bình quân ta có công thức :
Với yi (i =1,2,,n) là mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau .
+ Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách tổ không bằng nhau :
Với ti (i=1,2,3. . .n) là độ dài thời gian có các mức độ yi tương ứng
Trong nghiên cứu doanh thu mức trung bình theo thời gian được thể hiện thông qua chỉ tiêu tổng doanh thu bình quân chủ yếu dựa vào dãy số thời kỳ
Trong đó:
D : Tổng doanh thu bình quân
Di : Doanh thu từng năm
n: Số năm
Chỉ tiêu này giúp chúng ta thấy được doanh thu bình quân của một thời kỳ ( n năm ) hoạt động kinh doanh là bao nhiêu .
Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối :
Chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu .Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương ( + ) và ngược lại .
Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn : phản ánh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau :
( i = 2,3,,n )
Trong đó :
yi : mức độ nghiên cứu
yi-1 : mức độ liền trước kỳ nghiên cứu
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc : phản ánh mức độ tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ nào đó được chọn làm gốc cố định ( thường lấy mức độ đầu )
( i = 1,2,,n )
Trong đó :
yi : mức độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu
y1: mức độ của hiện tượng kỳ gốc cố định
Mối quan hệ giữa 2 lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối : Giữa lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn và định gốc có quan hệ tổng .
(i = 1,2, . . .,n)
- Lượng tăng ( hoặc giảm )tuyệt đối bình quân : là trung bình cộng của các lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn
Chỉ tiêu này được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu sự biến động của tổng doanh thu . Nó giúp ta thấy được sự tăng giảm tuyệt đối của tổng doanh thu qua hai thời kỳ mà ta chọn để nghiên cứu . Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta sẽ tính toán lượng tăng giảm tuyệt đối lien hoàn , định gốc hay bình quân .
Tốc độ phát triển :
Tốc độ phát triển là số tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian .
Tốc độ phát triển liên hoàn ( ti ) : phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa 2 thời gian liền nhau
Trong đó:
yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
yi-1 : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1
Tốc độ phát triển định gốc ( Ti) : phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài ; thường lấy mức độ đầu làm gốc cố định .
(i =2 ,3 ,. . . n)
Trong đó :
yi : mức độ của hiện tượng thời gian thứ i
y1 : mức độ của hiện tượng ở thời gian đầu tiên
Mối quan hệ giữa 2 loại tốc độ phát triển :
Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc
t2.t3.t4tn = Tn
(i = 2,3,4,n)
Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời kỳ đó
Tốc độ phát triển bình quân : là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn
Khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân , chỉ nên tính với những hiện tượng phát triển theo xu hướng nhất định ( cùng tăng hoặc cùng giảm ) .
Chỉ tiêu tốc độ phát triển vận dụng nghiên cứu xu hướng phát triển của tổng doanh thu . Cũng như chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối , việc tính toán tốc độ phát triển liên hoàn , định gốc , bình quân sẽ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu .
Phương pháp biểu diễn xu hướng biến động doanh thu :
Sự biến động của doanh thu qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngoài các nhân tố chủ yếu , cơ bản quyết định xu hướng biến động của doanh thu ( xu hướng được hiểu là chiều hướng biến đổi chung nào đó , một sự biến hoá kéo dài theo thời gian và xác định tính quy luật về sự vận động của doanh thu theo thời gian ) , còn có những nhân tố ngẫu nhiên làm cho doanh thu phát triển lệch ra khỏi xu hướng cơ bản . Tác động của những nhân tố này theo hướng ngược nhau và độ lớn không giống nhau .
Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của doanh thu có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu chiến lược kinh doanh . Vì vậy cần sử dụng một số phương pháp thích hợp nhằm loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của doanh thu .
Trong nghiên cứu doanh thu thống kê thường sử dụng các phương pháp :
Phương pháp hồi quy:
Phương pháp hồi quy được sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên , mức độ tăng giảm thất thường . Nội dung của phương pháp này là người ta tìm một phương trình hồi quy được xây dựng trên cơ sở dãy số thời gian gọi là hàm xu thế .
Hàm xu thế tổng quát có dạng .:
Trong đó :
yt : mức độ lý thuyết
a0 . . .an : là các tham số của phương trình hồi quy và thường được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất .
Tức là :
t : thứ tự thời gian .
Để lựa chọn phương trình đúng đắn đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biên động của hiện tượng qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác .
Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp :
Phương trình đường thẳng :
Phương trình này được sử dụng khi lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau ( sai phân bậc một xấp xỉ nhau ).
Các tham số a0 ,a1 được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất : a0 ,a1 thoả mãn hệ phương trình sau :
Phương trình Parabol bậc 2 :
Phương trình này được sử dụng khi các sai phân bậc hai ( tức là sai phân cúâi phân bạc một ) sấp sỉ bằng nhau .
Các tham số a0 ,a1,a2 được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất : a0 ,a1 ,a2 thoả mãn hệ phương trình sau đây:
Phương trình hàm mũ :
Phương trình được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau
Các tham số a0, a1 thoả mãn hệ phương trình :
Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ :
Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế xã hội có tính thời vụ do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán của dân cư của từng khu vực . Du lịch là một lĩnh vực mà hoạt động của nó biểu hiện rất rõ nét bằng hiện tượng cầu du lịch lên xuống đột ngột làm cho cung dịch vụ không thực hiện được trong khoảng thời gian và địa điểm xác định .
Nghiên cứu biến động thời vụ chỉ là một trong 3 thành phần của biến động theo thời gian . Mục đích của việc nghiên cứu biến động thời vụ của tổng doanh thu khách sạn là để phát hiện ra quy luật về sự biến động của chỉ tiêu này , để chủ động hơn trong công tác quản lý và có kế hoạch bố trí công việc thích hợp . Phương pháp thường dùng là để tính các chỉ số thời vụ .
Nội dung phuơng pháp :
Tuỳ theo đặc điểm về sự biến động của hiện tượng theo thời gian người ta có các phương pháp tính chỉ số biến động thời vụ khác nhau :
Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định , không có hiện tượng tăng (hoặc giảm ) rõ rệt , chỉ số thời vụ được tính theo công thức :
Trong đó :
It : Chỉ số thời vụ của thời gian i .
yt : Số trung bình các mức độ của thời gian cùng tên i .
y0 : Số trung bình các mức độ trong dãy số .
Trường hợp biến động thời vụ qua các năm có sự tăng giảm rõ rệt , chỉ số thời vụ tính theo công thức :
Trong đó :
yij : Mức độ thực tế của thời gian i qua năm j
yij : Mức độ tính toán ở thời gian i qua năm j .
Phương pháp nghiên cứu biến động kết cấu tổng doanh thu
Nội dung của phương pháp là dựa vào số tương đối kết cấu để xác định tỷ trọng của từng loại doanh thu trong tổng doanh thu
Từ các kết quả của phương pháp này mà ta có thể thấy được loại hình dịch vụ nào được chú trọng đâù tư , loại hình nào không và từ các kết quả đó cũng cho ta thấy xu hướng vận động chung của các loại doanh thu . Doanh thu từng loại dịch vụ chiếm tỷ trọng là bao nhiêu trong tổng doanh thu và xu hướng biến động của chúng ra sao .
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu
Cơ sở lý luận của phương pháp chỉ số :
Chỉ số là số tương đối ( đơn vị là lần , % ) biểu hiện quan hệ so sánh 2 mức độ của hiện tượng .
Đối tượng nghiên cứu của phương pháp chỉ số là những hiện tượng phức tạp , gồm các phần tử , đơn vị có đặc điểm tính chất khác nhau mà người ta không thể cộng trực tiếp để so sánh .
Đặc điểm :
Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng phải chuyển các đơn vị , phần tử , hiên tượng cá biệt có tính chất , đặc điểm khác nhau thành một dạng đồng nhất có thể cộng trực tiếp chúng lại
Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác thì không đổi( gọi là quyền số ) nhằm loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này tới kết quả so sánh .
Khi ta nghiên cứu sự biến động của nhân tố số lượng , người ta thường cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc . Còn khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất lượng thì người ta cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc . Còn khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất lượng thì người ta cố định nhân tố chất lượng ở kỳ báo cáo . Chỉ số có nhiều tác dụng khác nhau tuỳ theo từng loại . Chỉ số được dùng để phản ánh sự biến động của phần tử qua thời gian gọi là chỉ số thời gian ; Chỉ số phản ánh sự biến động của phần tử qua không gian gọi là chỉ số không gian ; Chỉ số phản ánh nhiệm vụ kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch . Ngoài ra chỉ số còn được dùng để phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng .
Phân loại :
Để phân loại người ta chỉ số , người ta thường căn cứ vào phạm vi tính hoặc tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh .
Căn cứ vào phạm vi :
Chỉ số đơn ( chỉ số các thể ) : nêu lên sự biến động của từng đơn vị cá biệt. Ví dụ : chỉ số giá , luợng một loại hàng hoá .
Chỉ số tổng hợp : ( chỉ số chung ) là chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều đơn vị hoặc phần tử khác nhau .Ví dụ : chỉ số giá tiêu dùng
Căn cứ vào tính chất của các chỉ tiêu :
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng : phản ánh sự biến động của chỉ tiêu chất lượng. Ví dụ : chỉ số giá thành , chỉ số giá cả
Chỉ số chỉ tiêu khối lượng : phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó Ví dụ : chỉ số khối lượng sản phẩm sản xuất , chỉ số khối lượng hàng hoá tiêu thụ
Việc phân chia này được áp dụng đối với một số chỉ tiêu thông thường trong từng mối quan hệ cụ thể .
Chỉ số đơn :
+ Đối với chỉ tiêu giá cả :
+Đối với chỉ tiêu sản lượng hàng hoá tiêu thụ
Trong đó :
p0 và p1 là giá cả một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu .
q0 và q1 : sản lượng một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu.
Chỉ số tổng hợp
+ Chỉ số phát triển :
Chỉ số phát triển về giá cả :
Trong đó :
Ip : Chỉ số chung về giá cả
p1,p0 : giá cả mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
q : lượng hàng hoá tiêu thụ của mỗi mặt hàng được cố định ở một kỳ nào đó đóng vai trò quyền số .
Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc , ta có chỉ số chung về giá cả :
Nếu chọn quyền số ở kỳ báo cáo ta có chỉ số chung về giá :
Nếu sự sai lệch giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì dùng chỉ số Fisher :
Chỉ số phát triển về lượng hàng hoá tiêu thụ :
Trong đó :
Iq : chỉ số chung về kượng hàng hoá tiêu thụ
q1 , q0 : lượng hàng hoá tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
p: giá bán mỗimặt hàng được cố định ở kỳ nào đó được chọn làm quyền số .
Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc , ta có lượng hàng hoá chung về lượng hàng hoá tiêu thụ :
Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu , ta có chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ :
Nếu sự sai biệt giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì ta sử dụng chỉ số Fisher:
Chỉ số không gian :
Chỉ số không gian với chỉ tiêu giá cả :
Trong đó :
pA : Giá bán lẻ của địa phương A
pB : Giá bán lẻ của địa phượng B
qA : lượng hàng hoá đã tiêu thu ở địa phương A
qB : lượng hàng hoá đã tiêu thu ở địa phương B
Chỉ số không gian về sản lượng :
Trong đó :
QA ,qB : Sản lượng từng loại của địa phương A và B
P : Giá cố định hoặc giá bình quân của hai địa phương A và B
Hệ thống chỉ số : hệ thống chỉ số là một đẳng thức nêu lên mối liên hệ với nhau giữa các chỉ số .
Căn cứ để xây dựng hệ thống chỉ số đó là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu mà ta nghiên cứu . Các loại hệ thống chỉ số :
Hệ thống chỉ số của các số kế hoạch : biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ số kế hoạch với chỉ số phát triển , được dùng để phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp , của một vùng lãnh thổ .
Chỉ số phát triển = Chỉ số hoàn thành kế hoạch x Chỉ số kế hoạch
Với k là mức kế hoạch
Hệ thống chỉ số phát triển với quyền số bất biến : Tích các chỉ số liên hoàn bằng chỉ số định gốc
Hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau
Cơ sở hình thành hệ thống chỉ số này là mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu kinh tế , biểu hiện dưới dạng phương trình như sau :
Doanh thu = giá bán lẻ đơn vị hàng hoá x lượng hàng đã tiêu thụ
Ta có hệ thống chỉ số về mối quan hệ này như sau :
Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá bán lẻ các đơn vị hàng hoá x Chỉ số lượng hàng hoá đã tiêu thụ .
Hay :
Hệ thống chỉ số bao gồm các chỉ số nhân tố ( hay còn gọi là chỉ số bộ phận ) và chỉ số toàn bộ . Mỗi chỉ số nhân tố nêu lên sự biến động của một nhân tố cấu thành hiện tượng và ảnh hưởng của biéen động này đối với biến động của cả hiện tượng . Chỉ số toàn bộ nêu lên sự biến động của toàn bộ hiện tượng .
Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu trong nghien cứu doanh thu khách sạn
Các nhân tố ảnh hưởng bản thân tổng doanh thu :
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu :
+ Doanh thu bình quan một ngày khách = Tổng doanh thu / Tổng số ngày khách .( a)
+ Số ngày lưu trú bình quân một khách = Số ngày khách / số khách (b)
+ Số khách trong kỳ (c) : Tổng số lượt khách đến và tiêu dùng sản phẩm trong kỳ nghiên cứu .
Ta có mối liên hệ :
D = a.b.c
Từ mối liên hệ này ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số gồm 3 nhân tố như sau:
Lượng tăng giảm tuyệt đối :
D1- D0 = (a1-a0)b1c1 + (b1-b0)a0c1 + (c1-c0)a0b0
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh thu bình quân một khách bằng hệ thống chỉ số cấu thành :
Trong đó:
x1, x0 : Doanh thu bình quân từng loại khách kỳ nghiên cứu , kỳ gốc .
f1 , f0 : Số loại khách của từng ngày khách 2 kỳ nghiên cứu
Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến từng bộ phận của doanh thu :
+ Doanh thu dịch vụ buồng : Kinh doanh cho thuê buồng là sản phẩm kinh doanh chính của khách sạn . Doanh thu buồng được xác định thông q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9533.doc