Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện

Phần I. Những vấn đề lý luận chung về thống kê kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm

I. Kinh doanh bảo hiểm và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hểm

 1. Kinh doanh bảo hiểm

 1.1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm

 1.2. Đặc điểm kinh doanh bảo hiểm

 2. Kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm

 2.1. Khái niệm kết quả kinh doanh

 2.2. Vai trò phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm

II. Sự cần thiết khách quan phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

III. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm

IV. Một số phương pháp thông dụng phân tích thống kê kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm

 1. Phương pháp hồi quy tương quan

 2. Phương pháp chỉ số

 3. Phương pháp dãy số thờ gian

 4. Phương pháp Ponoma jewa

 5. Phương pháp thay thế liên hoàn

V. Dự báo thống kế kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

 1. Khái niệm và cơ sở dự báo

 2. Các loại dự báo

 3. Nội dung dự báo

 4. Phương pháp dự báo

Phần II. Vận dụng một số phương pháp phân tích thống kê để đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI)

I. Khái quát chung về PTI

 1. Quá trình thành và phát triển

 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của PTI

II. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của PTI

 1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam

 1.1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay

 1.1.1. Môi trường pháp luật

 1.1.2. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm

 1.2. Thuận lợi và khó khăn của PTI trên thị trường bảo hiểm hiện nay

 1.3. Sự ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm đến kết quả kinh doanh của PTI

 2. Hệ thống tổ hcức kinh doanh của Công ty

 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty

 2.2. Số lượng và chất lượng lao động của Công ty

 3. Đặc điểm và chất lượng sản phẩm của Công ty

 4. Cơ chế xác định kế hoạch

III. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của PTI và dự báo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2004 và 2005 .

Phần III. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh của PTI

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố lớn ,các trung tâm kinh tế có trách nhiệm xác định chính sách tổng thể và điều hành hoạt động của công ty và có thể tham gia trực tiếp kinh doanh . Tại trụ sở chính có các phòng ban làm việc theo các chức năng, nhiệm vụ riêng, có thể là chỉ tham gia hoạt động quản lý cũng có thể trực tiếp kinh doanh : phòng Kế toán tài chính , phòng Kế hoạch , phòng Tổ chức cán bộ , phòng Quản lý nghiệp vụ, phòng Phát triển sản phẩm ,phòng Tái bảo hiểm, phòng Giám định và bồi thường … Người làm nhiệm vụ điều hành và có quyền quyết định cao nhất ở công ty là Tổng giám đốc, ngoài ra còn có 1, 2 hoặc nhiều Phó giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc tuỳ theo quy mô hoạt động của từng công ty. Mỗi Phó giám đốc sẽ được giám đốc giao việc quản lý , điều hành một số phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của các phòng đó. * Các văn phòng chi nhánh : hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm tổ chức theo mô hình vùng lãnh thổ . Mỗi tỉnh , thành phố có một chi nhánh hay công ty thành viên .Các chi nhánh này có nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp với khách hàng , thanh toán giải quyết các khoản bồi thường . Công việc tại văn phòng chi nhánh được chia cho các phòng với các chức năng riêng dưới sự kiểm soát của Giám đốc chi nhánh . Giám đốc chi nhánh phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh mình trước Tổng giám đốc . * Các văn phòng đại lý, cộng tác viên : được chia ra ba cấp - Cấp tổng đại lý thực hiện những hoạt động chuyên nghiệp ( không kết hợp kinh doanh khác ). - Cấp đại lý có thể kết hợp các hoạt động kinh doanh khác không phải là bảo hiểm. - Cộng tác viên là những người làm thêm hoặc hỗ trợ giúp đỡ công ty. 1.2. Cơ cấu tổ chức của PTI Là một Công ty Cổ phần Bảo hiểm, về cơ bản cơ cấu tổ chức của PTI cũng như các công ty bảo hiểm khác . Nhưng do đặc thù riêng của công ty nên có một số điểm không giống với các công ty khác: SƠ Đồ Tổ CHứC Bộ MáY PTI Trong sơ đồ trên chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lý và các bộ phận tham mưu về cán bộ và công tác cán bộ như sau: Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của PTI , có toàn quyền nhân danh PTI để quyết định mọi vấn đề liên quan mục đích, quyền lợi của PTI , trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông . Hội đồng quản trị của PTI do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn gồm 5 thành viên có nhiệm kỳ là 4 năm . Hội đồng quản trị PTI baauf ra trong số các thành viên một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị . Khi Hội đồng quản trị hết nhiệm kỳ , Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành PTI tiếp tục hoạt động cho đến khi Đại hội đồng coỏ đông bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới . Hội đồng quản trị có 1 số nhiệm vụ, quyền hạn chính sau : + Quyết định chiến lược phát triển của PTI + Kiến nghị Đại hội đồng cổ đông quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần chào bán của mỗi loại + Quyết định phương án đầu tư + Bổ nhiệm, miễn nhiệm P. Giám đốc, Kế toán trưởng theo đề nghị của Giám đốc Công ty + Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của PTI, quyết định giải thể Công ty con , chi nhánh , văn phòng đại diện và góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác Giám đốc công ty : - Trình Hội đồng quản trị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị như bổ nhiệm , miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với các chức danh : Phó giám đốc Công ty, kế toán trưởng Công ty. - Đề nghị về việc bổ nhiệm , miễn nhiệm , khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với các chức danh thuộc quyền quyết định của Giám đốc Công ty. - Quyết định việc phân công công tác trong Ban giám đốc Công ty. - Quyết định việc tuyển chon , bố trí , ứng cử , giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch đào tạo ,bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưỏng, kỷ luật ; nghỉ hưu và thực hiện các chế độ , chính sách đối với các chức danh: + Giám đốc, phó giám đốc Công ty. + Trưởng, phó phòng Công ty. + Trưởng phòng chi nhánh . + Các cán bộ thuộc văn phòng Công ty. - Chuẩn y việc bổ nhiệm Phó phòng Chi nhánh của Giám đốc Chi nhánh . - Định kỳ báo cáo Hội đồng quản trị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ . Giám đốc Chi nhánh Trình Giám đốc Công ty những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Công ty ( tạo nguồn, tuyển chọn ; bố trí phân công công tác ; bổ nhiệm , miễn nhiệm ; đánh giá , khen thưởng ,kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ ). Quyết định việc phân công công tác trong Ban giám đốc Chi nhánh. Quyết định việc tuyển chọn , bố trí quy hoạch , đào tạo, bồi dưỡng ; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật , nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ thuộc Chi nhánh theo phân cấp quản lý . Định kỳ báo cáo Công ty những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ. Trưởng các phòng thuộc văn phòng Công ty Trình Giám đốc Công ty ( hoặc Giám đốc Chi nhánh đối với Chi nhánh ) những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ (tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, phân công công tác, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá , khen thưởng, kỷ luật). Quy định việc phân công công tác trong Ban lãnh đạo phòng. Bố trí, phân công công tác đói với cán bộ trong phòng . Nhận xét dánh giá cán bộ trong phòng . Bộ phận tổ chức Công ty Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về đường lối, chủ trương chính sách cán bộ và công tác cán bộ , hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định , quy chế, quyết định của Giám đốc Công ty về cán bộ và công tác cán bộ . Tổng hợp, theo dõi đội ngũ cán bộ toàn Công ty , đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ thuộc văn phòng Công ty ; giúp Giám đốc Công ty quản lý , nhận xét, đánh giá cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Giám đốc Công ty và cán bộ dự nguồn các chức danh chủ chốt của Công ty. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch dào tạo , bồi dưỡng cán bộ theo quy định của Công ty. Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan thẩm định về cán bộ và báo cáo Giám đốc Công ty kết quả thẩm định . Tổng hợp , đề xuất và trình những vấn đề về cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty. Hướng dẫn công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ ; trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Giám đốc Công ty . Hướng dẫn việc thống nhất xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu trọng toàn Công ty . Bộ phận tổ chức Chi nhánh Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về cán bộ và công tác cán bộ Chi nhánh , hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế, quyết định của Giám đốc Công ty và Giám đốc Chi nhánh về cán bộ và công tác cán bộ trong chi nhánh. Tổng hợp, theo dõi đội ngũ cán bộ trong Chi nhánh ; giúp Giám đốc Chi nhánh quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Giám đốc Chi nhánh . Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong Chi nhánh theo quy định của Công ty . Chủ trì, phối hợp cùng các bộ phận có liên quan thẩm định về cán bộ Chi nhánh và báo cáo Giám đốc Chi nhánh và bộ phận tổ chức cán bộ Công ty kết quả thẩm định . Tổng hợp, đề xuất và trình những vấn đề về cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Giám đốc Chi nhánh Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Giám đốc Chi nhánh 2. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – Kinh doanh và Đầu tư 2.1. Vị trí – chức năng * Vị trí : Phòng Kế hoạch – Kinh doanh và Đầu tư là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của PTI , chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc PTI . * Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo thực hiện và quản lý công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh , cơ chế kinh doanh và hệ thống định mức của Công ty . Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty trong công tác huy động và đầu tư vốn . Quản lý cổ đông, chia lãi cổ tức . Nhiệm vụ và quyền hạn Nhiệm vụ Hướng dẫn và xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty và các đơn vị. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh theo quy định chỉ đạo của Ban giám đốc . Tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, đề xuất các biện pháp cần thiết phục vụ cho việc phấn đấu hoàn thành kế hoạch . Xây dựng đơn giá tiền lương của Công ty và giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị trong Công ty . Xây dựng định mức chi và các mức khoán của Công ty . Xây dựng, quản lý kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản , kế hoạch sửa chữa lớn , sửa chữa thường xuyên của Công ty . Trình duyệt dự toán đầu tư xây dựng cơ bản , kế hoạch sửa chữa lớn của Công ty . Quản lý tình hình sử dụng tài sản cố định . Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hịên hoạt động đầu tư tài chính . Báo cáo kịp thời, chính xác tình hình đầu tư vốn cho Ban giám đốc theo quy định . Quản lý cổ đông , chia lãi cổ tức . Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao. Quyền hạn: Chủ động liên hệ với các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao . Chủ động liên hệ với các đơn vị trong Công ty yêu cầu thực hiện theo các quy định của Công ty , các quyết định và ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc . Yêu cầu các đơn vị trong Công ty cung cấp các thông tin liên quan đến công tác xây dựng và quản lý kế hoạch . Đề xuất về mặt kỹ thuật trong việc cung cấp các tài sản , trang thiết bị phù hợp với các đơn vị trong Công ty . Đề xuất ý kiến , tham mưu cho Ban giám đốc Công ty trong các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ , chức năng mà phòng phụ trách . Chủ động đề xuất với Công ty xây dựng cơ chế tài chính liên quan đến hoạt động của phòng . Chủ động đề nghị Công ty đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ của phòng . Trong khuân khổ quỹ lương của phòng , chủ động việc phân phối lương người lao động thuộc phòng quản lý . Chủ động sắp xếp lao động trong phòng đáp ứng nhiệm vụ được giao . Chủ động đề nghị Công ty đáp ứng nhu cầu về tài sản, trang thiết bị , phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của phòng. III. Thực trạng, nguyên nhân và kết quả đạt được của Công ty trong những năm qua Kết quả đạt được Phạm vi, quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể, từng bước đáp ứng được nhu cầu của xã hội Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ 1998-2003 Chỉ tiêu Năm 1998 Năm1999 Năm2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.Tổng doanh thu kinh doanh 6.116.860.845 50.629.109.578 80.238.802.980 106.039.301.498 135.718.403.849 166.853.790.819 2.Doanh thu phí bảo hiểm gốc 5.553.112.174 44.774.153.892 69.212.362.179 93.038.053.350 118.614.375.733 136.407.565.234 3.Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm 19.120.795 2.994. 848. 195 3. 782.832. 046 4. 885. 011. 875 7 .258.080.058 9.479.568.462 4.Doanh thu khác kinh doanh bảo hiểm 544.627.876 2.860.107.491 7.243.608.755 8.116.236.273 9.845.948.058 11.236.486.565 5.Tổng nguồn vốn 63.446.244.315 92.830.522.877 121.026 .512.783 161.071.717.309 213.487.479.247 273.163.009.128 6.Quỹ dự phòng nghiệp vụ 1.818.929.614 22.164.915.745 41.748.533.065 72.799.078.966 106.308.057.912 148.309.123.190 7.Chi bồi thường bảo hiểm gốc 211.708.794 1.847.901.220 10.671.509.228 20.348.339.019 26.334.787.226 43.802.126.507 8.Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm - 836.048.189 135.276.653 1.518.728.029 2.383.392.162 3.791.931.013 9.Tổng thuế thu nhập doanh nghiệp 446.982.680 3.220.094.932 5.346.226.310 5.191.270.122 9.549.259.414 10.258.179.654 10.Lợi nhuận trước thuế 1.437.739.289 10.062.796.661 14.877.144.197 16.222.719.132 28.086.928.989 32.246.978.146 11.Lợi nhuận hoạt động tài chính 802.286.201 4.121.501.625 5.402.391.477 7.275.732.958 10.183.768.586 12.356.179.265 (Nguồn: Báo cáo Tài chính hàng năm của Công ty) Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty đã có những bước phát triển cơ bản sau : Tổng doanh thu kinh doanh của Công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao : Bình quân từ năm 1998 đến 2003 là 28% , trong những năm gần đây tổng doanh thu tăng nhanh : năm 2003 tăng 31 tỷ đồng tương ứng 22,8% so với năm 2002, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2003 so với 2002 cũng đạt mức tăng trưởng rất cao 73,13% tương ứng 11,864 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Công ty đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội , ổn định sản xuất kinh doanh của các tổ chức , đơn vị và đời sống nhân dân : Tổng số tiền bảo hiểm mà Công ty đã giải quyết bồi thường trong 6 năm qua là 64 tỷ đồng .Trong đó có nhiều vụ tổn thất lớn được Công ty bồi thường như : trong năm 2003 Công ty đã bồi thường cho OFFICE CONTENT 8,728 tỷ đồng/1vụ hoặc 28 vụ bồi thường xe dưới 5 chỗ với tổng số tiền là 94 tỷ đồng ... Việc giải quyết bồi thường kịp thời và chính xác đã giúp các tổ chức, đơn vị và cá nhân ổn định sản xuất kinh doanh , giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước , tạo môi trường đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, củng cố được lòng tin của khách hàng và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường bảo hiểm . Quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng: Năm 2001 Công ty có 4 chi nhánh hiện nay có 6 chi nhánh, trong năm 2004 này Công ty dự định mở thêm 2 chi nhánh nữa ở Đắc Lắc và Khánh Hoà. Số lượng đại lý trên 63 tỉnh thành cả nước cũng tăng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng . Theo đó giải quyết được việc làm cho một lượng đáng kể lao động, góp phần nâng cao đời sống xã hội . Năm 1998 toàn Công ty có 15 cán bộ công nhân viên, hiện nay số lượng đã tăng lên 220 người gấp gần 15 lần so với năm 1998 . Chất lượng lao động cũng tăng lên rõ rệt chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng đã qua đào tạo về chuyên ngành bảo hiểm . Năng lực tài chính của Công ty được nâng cao Tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty năm 2002 là 213 tỷ đồng tăng 150 tỷ đồng so với năm 1998 . Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng 58 lần từ gần 2 tỷ đồng năm 1998 lên 106 tỷ đồng năm 2002. Năng lực đầu tư tài chính của Công ty được nâng cao, năm 2002 lợi nhuận từ hoạt động đầu tư là 10 tỷ đồng so với con số chưa đến 1 tỷ đồng năm 1998 . Phạm vi đầu tư đa dạng hơn bao gồm các lĩnh vực : sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng … Chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh đã được cải thiện một bước rõ rệt thể hiện ở việc đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và các tầng lớp dân cư : Năm 1998 Công ty chỉ mới có 20 sản phẩm bảo hiểm , đến nay đã có trên 40 sản phẩm thuộc cả 3 lĩnh vực bảo hiểm con người , bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm , đáp ứng nhu cầu phong phú của người tham gia bảo hiểm . Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung thêm quyền lợi khách hàng . Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm bảo hiểm với giá phí phù hợp với từng đối tượng khách hàng . Vì vậy, quyền lợi của khách hàng cũng được đảm bảo hơn . Chất lượng phục vụ cũng có bước cải tiến đáng kể. Công ty đã quan tâm và đổi mới phương thức phục vụ , chăm sóc khách hàng , giải quyết bồi thường nhanh chóng , đầy đủ theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm . 2. Một số vấn đề còn tồn tại * Quy mô, mạng lưới so với yờu cầu mục tiờu phỏt triển trong tương lai cũn nhỏ Ra đời muộn hơn so với cỏc Cụng ty bảo hiểm khỏc, thời gian hoạt động lại chưa lõu, PTI chưa tạo được uy tớn trờn thị trường trong nước và thị trường tỏi bảo hiểm nước ngoài . Người ta thường nhắc tới một Bảo Việt với một bề dày kinh nghiệm, tham vọng trở thành 1 tập đoàn tài chớnh tổng hợp hàng đầu ở Việt Nam trong cả ba lĩnh vực : bảo hiểm , chứng khoỏn , đầu tư tài chớnh vào năm 2010, hoặc một Bảo Minh với tốc độ phát triển nhanh chóng và vững vàng . Chúng ta phải thừa nhận rằng PTI vẫn chưa tạo ra được danh tiếng đối với khách hàng ngoài ngành . Mặc dù trong 6 năm qua Công ty đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu cao, song thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chỉ mới đạt 3,7% năm 2003 , còn rất thấp so với một số Công ty lớn như Bảo Việt , Bảo Minh và PJICO . Số lượng sản phẩm năm 2003 là gần 40 sản phẩm tuy tăng gấp đôi so với năm 1998 nhưng còn rất nhỏ so với con số gần 500 sản phẩm trên toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ . Doanh thu từ một số nhóm nghiệp vụ bảo hiểm còn rất thấp như : bảo hiểm Phi hàng hải 37.852 tỷ đồng , bảo hiểm Hàng hoá 8.145 tỷ đồng và bảo hiểm Tài sản kỹ thuật 90.41 tỷ đồng năm 2003. * Bản thân Công ty cũng có nhiều hạn chế với mô hình tổ chức chưa đồng bộ, công tác điều hành sản xuất kinh doanh chưa thực sự linh hoạt, chưa được chuyên môn hoá cao. PTI cũng chưa xây dựng được quy trình quản lý, quy trình khai thác, chưa tận dụng được các công cụ quản lý đặc biệt là tin học vào điều hành hoạt động kinh doanh. Đội ngũ cán bộ chưa đạt trình độ chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu khắt khe của ngành dịch vụ. Cán bộ, công nhân viên vẫn chưa có tinh thần làm việc tập thể dẫn đến tình trạng công việc bị ùn tắc, chưa được giải quyết nhanh, kịp thời và hiệu quả. *Sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng , chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, các sản phẩm dịch vụ gia tăng còn hạn chế . - Sản phẩm thế mạnh của Công ty là bảo hiểm thiết bị điện tử : + Đanh có tốc độ tăng trưởng giảm dần , sẽ có chiều hướng tiệm cận với tốc độ phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông . Đó là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của PTI. + Theo số liệu thống kê cho thấy giá bình quân sản phẩm đang ở mức cao. Phí bình quân ( bằng Tổng phí nghiệp vụ / Tổng giá trị tài sản nghiệp vụ) sản phẩm thiết bị điện tử là 4.84 %0 , trong khi phí bình quân bảo hiểm hoả hoạn là 2.2%o . Tuy không thể so sánh hai sản phẩm bảo hiểm với điều kiện , điều khoản khác nhau , nhưng đây có thể trở thành một nguyên nhân gây ra sự giảm tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử . + Tuy là sản phẩm đem lại doanh số cao nhất , với những khách hàng lớn nhất của Công ty , những dịch vụ gia tăng PTI đem đến cho khách hàng còn ít. Việc đào tạo và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phân tích rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất chưa được thực hiện nhiều . Vì vậy, là sản phẩm trọng tâm của mình , nhưng PTI chưa làm cho bảo hiểm thiết bị điện tử thực sự có tính đặc thù . Trong thị trường cạnh tranh sản phẩm này có thể bị cạnh tranh bởi chính sản phẩm cùng nhóm : bảo hiểm hoả hoạn ( của doanh nghiệp bảo hiểm khác hay cả chính PTI ) . +Tổn thất nghiệp vụ sau 6 năm đang ở mức cao , nguyên nhân do tài sản được bảo hiểm có giá trị cao, tổn thất thường lớn, ảnh hưởng mạnh đến kết quả kinh doanh của Công ty . - Sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn: là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá cao trong mấy năm trở lại đây nhưng tỷ lệ khai thác trong ngành còn chiếm chủ yếu . Là một sản phẩm có tính chất thay thế cho bảo hiểm thiết bị điện tử, trong thời gian tới với yêu cầu bắt buộc bảo hiểm hoả hoạn , có thể một phần doanh thu sản phẩm bảo hiểm thiết bị điện tử bị chuyển sang bảo hiểm hoả hoạn . PTI sẽ phải chuẩn bị để hoàn thiện hơn sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn , cũng như gia tính cạnh tranh cho sản phẩm này cho thị trường trong và ngoài ngành . - Bảo hiểm vật chất thân vỏ xe và bảo hiểm con người với điều khoản kết hợp là hai nghiệp vụ có lợi thế trong ngành . Tổn thất của hai nghiệp vụ này trong thời gian qua ở tỷ lệ khá tốt . Mục tiêu đặt ra trong những năm trước mắt là giữ vững doanh thu trong ngành và phát triển ra ngoài ngành . Thị trường bảo hiểm vật chất thân vỏ xe còn rất tiềm năng mặc dù đã có những đối thủ cạnh tranh thâm nhập sâu vào thị trường như Bảo Việt , Bảo Minh . Điểm yếu của PTI đối với sản phẩm này là mạng lưới khai thác chưa sâu rộng và hiệu quả , mạng lưới phục vụ ( giám định và giải quyết bồi thường ) còn mỏng, chưa chuyên nghiệp dẫn đến chất lượng phục vụ chưa cao . Cơ hội của PTI khi tham gia vào thị trường này nằm trong chính sự năng động của Công ty, vì đây có thể coi là một thị trường khá tự do . - Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu, doanh thu trong ngành Bưu chính Viễn thông có tỷ lệ rất nhỏ , việc tác động mạnh hơn nữa vào các cổ đông trong thời gian tới là rất cần thiết . Để khai thác tốt hơn thị trường ngoài ngành – một thị trường khá tự do , PTI cần sử dụng sự năng động , sáng tạo của mình . * Số lượng khách hàng chưa nhiều và chưa đa dạng - Hiện nay PTI vẫn tập trung khai thác chủ yếu đối tượng khách hàng trong ngành Bưu chính Viễn thông . Định hướng trong ngành vẫn có ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động của Công ty . Công tác số liệu kế hoạch vẫn dựa trên số liệu trong ngành là chính . - Tại các chi nhánh mới thành lập , do nhiều lý do , việc tái tục lại các hợp đồng trong ngành gặp nhiều khó khăn , việc khai thác ngoài ngành còn khó khăn hơn rất nhiều . - Nhân sự tại các chi nhánh mới thành lập chưa được đào tạo đầy đủ và bài bản để khai thác và cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác . Ngoài ra, kênh bán hàng qua đại lý chưa phát huy được tác dụng . * Hoạt động đầu tư chưa phát huy hết hiệu quả . Hoạt động đầu tư chưa được mở rộng, do vốn và các khoản mục đầu tư của PTI còn ít, hơn nữa cán bộ đầu tư còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ nên chưa mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực có lãi suất cao nhưng mức độ rủi ro lớn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án xây lắp có tầm cỡ ... Hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu là gửi ngân hàng , mua kỳ phiếu ngân hàng và trái phiếu chính phủ.Tỷ lệ lãi suất thấp nên hiệu quả đầu tư không cao. * Năng lực tái bảo hiểm thấp Do khả năng cạnh tranh với các Công ty tái bảo hiểm nước ngoài còn kém nên tỷ lệ doanh thu phí tái bảo hiểm hàng năm của Công ty rất thấp. Hàng năm các doanh nghiệp phải tái bảo hiểm ra nước ngoài số phí khoảng 150-400 tỷ đồng 3. Nguyên nhân * Năng lực tài chính của Công ty còn hạn chế, số vốn thực góp ban đầu của Công ty chỉ có 58 tỷ đồng chưa đáp ứng được năng lực nhận bảo hiểm, tái bảo hiểm và tiềm năng phát triển của PTI . * Nhận thức của người dân về kinh doanh bảo hiểm tuy đã được nâng lên một bước song vẫn còn thấp so với yêu cầu . Nhiều tổ chức , cá nhân còn chưa có thói quen tham gia bảo hiểm . * Thị trường tài chính ở nước ta chưa phát triển , thêm vào đó những phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài cũng là một rào cản làm hạn chế hiệu quả đầu tư của PTI nói riêng và các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung . Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn của Công ty còn thấp , hình thức đầu tư như đã nói ở trên chủ yếu là gửi ngân hàng, trái phiếu chính phủ …tỷ lệ lãi thấp cho nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao .Cũng do năng lực tài chính còn hạn chế nên PTI chỉ mới tập trung khai thác các dịch vụ truyền thống , các dịch vụ trong ngành có lãi ngay tại các thành phố, thị xã phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp . Mà chưa có điều kiện mở rộng nội dung hoạt động , phát triển các sản phẩm đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính, công nghệ nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, mức độ rủi ro lớn . * Hoạt động bảo hiểm mang tính chuyên ngành độc quyền làm hạn chế quyền tự do lựa chọn tham gia bảo hiểm của các tổ chức trong ngành . Vì thế thị trường của một số nhóm nghiệp vụ bị chiếm lĩnh phần lớn bởi các Công ty bảo hiểm trong ngành , ví dụ như: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) với 7 cổ đông sáng lập , số vốn góp là 32.5 tỷ đồng , trong đó Petrolimex chiếm 51% . Tỷ trọng phí bảo hiểm khai thác từ Petrolimex chiếm 30% doanh thu của PJICO trong những năm qua . Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước , số vốn thực góp là 22 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm thu được trong ngành dầu khí trên tổng doanh thu phí bảo hiểm của Công ty là 90%. Do vậy, cơ hội của PTI trong lĩnh vực bảo hiểm dầu khí là rất ít . * Các tổ chức xuất - nhập khẩu ( kể cả cổ đông ) vẫn quen thực hiện theo phương thức truyền thống là xuất FOB, nhập CIF . Do đó, rất khó khâưn cho PTI nói riêng và các Công ty bảo hiểm nói chung trong việc khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất – nhập khẩu . * Công ty vẫn đang trong giai đoạn vừa xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức vừa đẩy mạnh kinh doanh . Mặt khác kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên ở các chi nhánh mới thành lập chưa nhiều nên kết quả dạt được còn hạn chế . Tóm lại, trong 6 năm qua nhìn chung PTI đã đạt được những thành tựu quan trọng, đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, mở rộng thị phần và quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đời sống cán bộ nhân viên . Có được thành tựu to lớn này là nhờ chủ trương đúng đắncùng với tinh thần làm việc nhiệt tình vì mục tiêu phát triển Công ty của đội ngũ cán bộ và nhân viên Công ty . IV. Mục tiêu và định hướng trong thời gian tới (2004-2005) Mục tiêu tổng quát Cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng Công ty thành một doanh nghiệp bảo hiểm chuyên nghiệp có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường . Mục tiêu cụ thể: Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu mà Công ty đặt ra trong 2 năm tới : Doanh thu bảo hiểm gốc Đơn vị : triệu đồng Tên nghiệp vụ Năm 2004 Năm 2005 A. Bảo hiểm gốc 163.885 195.365 I. Tài sản kỹ thuật 105.718 122.179 1. Thiết bị điện tử 76.680 85.882 2. Hoả hoạn 10.057 12.571 3. Xây dựng lắp đặt 11.811 14.763 4. Tài sản khác 7.171 8.963 II. Hàng hoá 8.959 9.855 III. Phi hàng hải 49.208 63.331 1. Xe cơ giới 31.970 40.922 2. Con ngườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC709.doc
Tài liệu liên quan