CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1
I. Vị trí, vai trò, đặc điểm của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2
a). Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2
b).Những đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp 4
II- Một số khái niệm về kết quả sản xuất nông nghiệp 7
1. Kết quả sản xuất 7
2. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất 7
3. Đơn vị đo lường 7
III- Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất nông nghiệp 8
1.Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất 8
2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu 9
3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sản phẩm ngành nông nghiệp 9
3.1 Giá trị sản phẩm chăn nuôi 10
3.1.1 Giá trị sản phẩm chăn nuôi bao gồm Giá trị sản phẩm chính và Giá trị sản phẩm phụ 10
3.1.2 Giá trị sản xuất trồng trọt là giá trị sản phẩm chính và giá trị sản phẩm phụ trồng trọt bao gồm 10
3.1.3 Giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp 10
3.1.4 Giá trị sản phẩm dở dang của trồng trọt và chăn nuôi bao gồm 11
4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp 11
4.1.1. Tổng giá trị sản xuất 11
4.1.2. Giá trị tăng thêm 15
5. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 17
IV. Một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất 19
1- Phương pháp phân tổ 19
2- Phương pháp Bảng thống kê 20
3- Phương pháp Dãy số thời gian 20
3.1. Khái niệm 20
3.2. Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian. 21
3.3. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian 21
4- Phương pháp dự báo thống kê ngăn hạn 23
4.1 Khái niệm 23
4.2 Tác dụng của dự báo thống kê ngăn hạn 23
4.3 Đặc điểm của phương pháp dự báo thống kê 23
CHƯƠNG II . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ 1994- 2004 25
I- khái quát chung ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994- 2004 25
1- Về sản xuất nông nghiệp 25
2. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu có nhiều khởi sắc 29
3. Các cây công nghiệp ngắn ngày phát triển và tăng trưởng ổn định 29
4. Chăn nuôi phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh 31
5. Xuất hiên các mô hình phát triển nông, lâm, thuỷ sản 32
5.1. Mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp 32
5.2. Mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh 32
5.3. Mô hình gắn nông nghiệp hàng hoá với công nghiệp, xuất khẩu 33
5.4. Mô hình HTXNN dịch vụ kinh tế hộ 34
II- Hướng phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp 35
1- phân tích tốc độ tăng (giảm) và biến động của kết quả sản xuất nông nghiệp 35
2- phân tích xu hướng biến động và dự đoán khả năng đạt được trong năm 2005-2006 35
III- Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích 36
1- phân tích tốc độ tăng (giảm) và biến động của kết quả sản xuất nông nghiệp 36
2 – Phân tích xu hướng biến động và dự báo khả năng đạt được trong năm 2005-2006 42
2.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 45
2.2. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 46
2.3. Giá trị sản xuất dịch vụ ngành nông nghiệp 48
CHƯƠNG III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 50
I- Đánh giá chung theo hướng phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam 50
1. những thành tựu trong những năm qua 50
2. Những nhược điểm và vấn đề đặt ra 51
II- Hướng phát triển trong thời gian tới 53
1. Tổng sản lượng lương thực có hạt 54
2. Tốc độ tăng trưởng của Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 54
III- Một số kiến nghị và giải pháp trong công tác phân tích thống kê kết quả sản xuất nông nghiệp 55
1- Tăng cường, hoàn thiện công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp 56
2- Đẩy nhanh phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp 56
3- Cần phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất của kinh tế hộ 58
KẾT LUẬN 59
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994 - 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02 diện tích gieo cấy giảm 23,9 nghìn ha (-0,8%) so với đông xuân 2001, mặc dù thời tiết rất thuận lợi.Vụ đông xuân 2003, diện tích lúa tiếp tục giảm 10,2 nghìn ha, (vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 14,9 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ giảm 1600 ha, vùng đồng băng sông Hồng giảm 5000 ha) so với cùng kỳ năm 2002.
- Xu hướng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng gạo ngon, dù năng suất không cao, giảm dần các giống lúa chất lượng thấp dù năng suất cao hơn. Tuy xu hướng này chưa phổ biến song bước đầu đã hình thành những vùng sản xuất lúa đặc sản, có chất lượng gạo phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, rõ nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Vụ Đông xuân có nhiều lợi thế về thời vụ, ánh sáng, độ ẩm, khí hậu, thời tiết, giống, khả năng thâm canh, năng suất cao và ổn định, giá bán cao, chi phí thấp nên có xu hướng tăng nhanh. Vụ Hè thu và vụ Mùa thường chịu ảnh hưởng lớn của bão, lũ, lốc, sâu bệnh, năng suất bấp bênh, chi phí cao nên diện tích gieo cấy giảm dần. Năm 2001, diện tích lúa Hè thu đạt 2210 nghìn ha, giảm 82 nghìn ha, trong đó chủ yếu là lúa vụ 3 ở Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích lúa Mùa 2225 nghìn ha, giảm 135 nghìn ha so với năm 2000. Năm 2002 xu hướng đó tiếp tục diễn ra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích lúa mùa năm 2002 cả nước còn 2177,6 nghìn ha, giảm 47,4 nghìn ha so với vụ mùa năm 2001, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 22,7 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ giảm 14,4 nghìn ha.
Trong sản xuất lương thực, lúa vừa chiếm tỷ trọng lớn nhất lại tăng trưởng nhanh về năng suất. 2003/2000, dù diện tích lúa không tăng nhưng năng suất bình quân tăng thêm 3,5 tạ/ha làm sản lượng tăng thêm 1,9 triệu tấn, biến Việt Nam thành nước có tốc độ tăng sản lượng lúa nhanh nhất thế giới và khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Theo đánh giá của FAO, trong 10 năm qua (1994 – 2003), tốc độ tăng sản lượng lúa gạo của Việt Nam là 5,3% so với 1,5% của thế giới và 1,51% của khu vực Châu á - Thái Bình Dương (27 nước), tốc độ tương ứng về diện tích là 2,4%; 0,5% và 0,5%, về năng suất lúa là 2,8%; 1,1% và 1,0%. Năm 2002, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 34,45 triệu tấn, chiếm khoảng 6,4% sản lượng lúa thế giới và 7,2% của khu vực. Ba con số tương ứng của năm 1996 là 26,39 triệu tấn, 4,6% và 5,2%. Năng suất lúa Việt Nam bình quân 1 vụ năm 2002 đạt 45,9 tạ/ha, đứng thứ 4 thế giới sau Hàn Quốc 68tạ/ha, Nhật Bản 64tạ/ha và Trung Quốc 63 tạ/ha (Năm 1996 là thứ 6, thấp hơn cả Iran và Indonesia).
Nguyên nhân của thành tựu sản xuất lúa là trong những năm qua Nhà nước đã đầu tư tập trung cho công tác thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, nhất là vùng ĐBSCL khai hoang, tăng vụ và chuyển vụ ở những nơi như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu làm tăng diện tích gieo cấy lúa đông xuân và hè thu. Diện tích lúa đông xuân năm 2002 đạt 3 triệu ha tăng 48 vạn ha so với năm 1996, lúa hè thu 2,3 triệu ha tăng 8,3 vạn ha, còn vụ lúa mùa năng suất thấp giảm 18,3 vạn ha trong 3 năm (2000 – 2002) đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tạo tiền đề để thâm canh tăng năng suất cao hơn. Đặc biệt, việc áp dụng tiến bộ sinh học, mở rộng diện tích giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp đã góp phần chủ yếu làm tăng năng suất lúa từng vụ và cả năm với tốc độ cao và ổn định hơn các thời kỳ trước đó. Tỷ lệ diện tích gieo cấy bằng các giống lúa lai, lúa thuần năng suất cao tăng từ 50% thời kỳ 1991 - 1995 lên 80% thời kỳ 1996 - 2000 và 95% thời kỳ 2001 – 2003 trở thành yếu tố cơ bản đưa năng suất lúa bình quân 1 vụ từ 34,3tạ/ha lên 40tạ/ha và 45tạ/ha trong 3 thời kỳ tương ứng.
- Một xu hướng chuyển đổi tích cực khác trong sản xuất vụ đông xuân những năm gần đây là tăng nhanh diện tích ngô (đông xuân 2002 lên 385,7 nghìn ha, tăng 22,9 nghìn ha so với đông xuân 2001, đông xuân 2003 lên 432,5 nghìn ha, tăng 46,8 nghìn ha so với cùng kỳ), nhằm đáp ứng nhu cầu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
Sản xuất ngô có nhiều tiến bộ cả về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất. Diện tích ngô năm 2002 đạt 816 nghìn ha, tăng 86 nghìn ha so với năm 2000, năng suất đạt 30 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha và sản lượng đạt xấp xỉ 2,5 triệu tấn, tăng 50 vạn tấn trong 2 năm tương ứng. Xu hướng trên tiếp tục phát triển trong năm 2003. Vụ đông xuân 2003 diện tích ngô tăng gần 47 nghìn ha, năng suất đạt 32,4tạ/ha, tăng 1,7tạ/ha, sản lượng 1,4 triệu tấn, tăng 17 vạn tấn so với cùng kỳ năm 2002. Ngô trở thành cây màu lương thực hàng hoá có vị trí quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, thoả mãn mọi nhu cầu của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và có dư thừa để xuất khẩu. Nét mới của sản xuất ngô 3 năm qua là đã hình thành những vùng ngô tập trung quy mô lớn, chuyên canh và thâm canh cao như Đông Nam bộ; gần 130 nghìn ha, năng suất gần 35 tạ/ha và sản lượng đạt khoảng 450 nghìn tấn, trong đó tỉnh Đồng Nai 250 nghìn tấn. Vùng Tây Bắc gần 123 nghìn ha, sản lượng 312 nghìn tấn, riêng Sơn La gần 200 nghìn tấn. Vùng Đồng bằng Sông Hồng, chủ yếu là ngô vụ đông đạt sản lượng trên 250 nghìn tấn, trong đó Bắc Ninh 60 nghìn tấn, Hà Tây 53 nghìn tấn. Vùng Đông Bắc đạt 502 nghìn tấn, trong đó Hà Giang 86 nghìn tấn, Cao Bằng 81 nghìn tấn, Lạng Sơn 57 nghìn tấn (2002). Đặc biệt vùng Tây Nguyên, trong những năm 1996 - 2002, phong trào trồng ngô lai phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh nhất là Đăklăk, Gia Lai. Năm 2002 sản lượng ngô vùng này đạt trên 507 nghìn tấn, tăng gần gấp 2 lần năm 2000, trong đó Đăklăk đạt trên 338 nghìn tấn so với 200 nghìn tấn năm 2000.
Việc áp dụng tiến bộ sinh học trong sản xuất ngô đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Diện tích ngô lai đến nay đã chiếm 80% tổng diện tích ngô cả nước đã thay thế dần các giống ngô cũ năng suất thấp. Phương thức trồng ngô thâm canh đã thay thế dần trồng ngô quảng canh. Chính yếu tố này đã tạo ra sự tăng trưởng có tính đột biến về sản lượng ngô ở các vùng trọng điểm. Những điển hình về thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 5 tấn/ha những năm gần đây không còn là hiện tượng cá biệt ở các tỉnh Đồng Nai, Thanh Hoá, Hà Tây và cả Sơn La, Cao Bằng là những địa phương có nhiều sản lượng ngô hàng hoá.
2. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu có nhiều khởi sắc
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị trên một đơn vị diện tích đất nông nghiêp nói chung, đất canh tác nói riêng, trong hai năm rưỡi đầu thế kỷ 21, nhiều địa phương đã có các giải pháp tích cực và hiệu quả để chuyển những diện tích đất lúa năng suất thấp, không ổn định sang trồng các cây màu, cây công nghiệp, rau, quả có hiệu quả hơn. Kết quả là diện tích gieo trồng các cây màu, cây công nghiêp, rau, quả tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng: từ 4979 nghìn ha và 39,4% năm 2000 lên 5014 nghìn ha và 40,1% năm 2001; 5328 nghìn ha và 41,6% năm 2002 và ước 5836 nghìn ha và 43% năm 2003. Các nhóm cây trồng có diện tích tăng nhanh là: cây ăn quả tăng 9,5%, cây công nghiệp hàng năm tăng 4,3%, cây chất bột có củ tăng 6,9%, rau đậu tăng 5,8% /năm. Diện tích tăng, trình độ đầu tư thâm canh tăng nên năng suất và sản lượng các cây màu, cây công nghiêp cũng tăng nhanh trong nhưng năm gần đây.
Bình quân 2 năm 2001-2002 so với bình quân 5 năm trước đó, sản lượng lạc tăng 8%, mía tăng 13,7%, cà phê nhân tăng gấp 1,56 lần, cao su tăng 39%, hồ tiêu tăng 2,1 lần, chè tăng 43,6%, bông tăng 54,2%.
3. Các cây công nghiệp ngắn ngày phát triển và tăng trưởng ổn định
Cây công nghiệp ngắn ngày trong 3 năm 2001 - 2003 tiếp tục phát triển ổn định với xu hướng tăng dần năm sau cao hơn năm trước góp phần đa dạng hoá cây trồng. Năm 2002 diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm 845,8 nghìn ha, tăng 7,6% so với 2001 và tăng 8,7% so với năm 2000. Ước tính năm 2003 đạt 900 nghìn ha, do tăng nhanh diện tích bông hạt, mía, đậu tương để phục vụ yêu cầu công nghiệp chế biến. Nguyên nhân của xu hướng này là do chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất bông vải của Nhà nuớc để hạn chế bông nhập khẩu và thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường và chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích.
Biểu 02: Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm
Nghìn ha
Bông
Đay
Cói
Mía
Lạc
Đậu tương
Thuốc lá
1995
17,5
7,5
10,4
224,8
259,9
121,1
27,7
1996
15,0
8,0
9,1
237,0
262,8
110,3
23,9
1997
15,2
11,6
11,1
257,0
253,5
106,4
26,3
1998
23,8
6,7
11,0
283,0
269,4
129,4
32,4
1999
21,2
4,1
10,9
344,2
247,6
129,1
32,5
2000
18,6
5,5
9,3
302,3
244,9
124,1
24,4
2001
27,7
7,8
9,7
290,7
244,6
140,3
24,4
2002
34,1
9,8
12,3
320,0
246,0
158,6
26,6
2003
38,0
10,5
13,2
325,0
250,0
163,0
28,0
Nguồn số liệu: niên giám thống kê nông-lâm-thuỷ sản (1975-2000) và niên giám thống kê 2003
Phát huy những kết quả đó, 3 năm 2001 – 2003 sản xuất cây ăn quả nước ta tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh. Diện tích cây ăn quả năm 2001 đạt 609,6 nghìn ha, tăng 7,9% so 2000, năm 2002 đạt 677 nghìn ha, tăng 11,1% so 2001. Các cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như vải thiều, nhãn, xoài, dứa, nho, mận hậu, cam, quýt tăng nhanh nhất về diện tích và chất lượng. Thực hiện xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều địa phương đã chuyển một phần đất lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, trong đó một số diện tích đã đạt và vượt 50 triệu đồng/ha/năm, cao hơn hẳn trồng lúa trước đây. Hai năm 2001 – 2002 tỉnh Ninh Thuận ổn định 1576ha nho, giống nho Red Carline và Black Queen đạt năng suất 7tấn/ha/vụ (1 năm trồng 2-3 vụ), doanh thu bình quân từ 70-100 triệu đồng/ha/năm, thu nhập 40-50 triệu đồng/ha/năm. Không chỉ tăng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng, chất lượng và độ sạch của trái cây đã đươc nâng cao so với các năm trước như táo, lê, nho, cam quýt, vải, nhãn, xoài, bưởi nên một số trái cây Việt Nam đã cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quồc. Trái cây xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng: năm 2001 đạt gần 200 triệu USD, năm 2002 trên 220 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2003 tuy có khó khăn về thị trường nhưng vẫn đạt 84 triệu USD.Nét mới trong 2 năm qua là sản xuất cây ăn quả đã hình thành theo mô hình trang trại với qui mô lớn, lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính. 3 vùng có nhiều trang trại trồng cây ăn quả là Đông Nam bộ, ĐBSCL, miền núi phía Bắc. Một số huyện đã giàu lên nhờ trồng cây ăn quả như Lục Ngạn (Bắc Giang), Đông Triều (Quảng Ninh), Bắc Hà (Lào Cai), Trấn Yên (Yên Bái), Ninh Phước (Ninh Thuận), Hàm Tân (Bình Thuận), Thống Nhất (Đồng Nai), Long Hồ (Vĩnh Long), Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang), Lai Vung (Đồng Tháp), Châu Thành (Bến Tre).
4. Chăn nuôi phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh
Do sản xuất lương thực phát triển tốt, thức ăn cho chăn nuôi dồi dào nên các đàn gia súc và gia cầm tăng ổn định.
Thời kỳ 2001 – 2002 và năm 2003, chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao hơn các thời kỳ trước, nhất là đàn bò, lợn và gia cầm.
Tính đến thời điểm 1/10/2002, đàn trâu đạt hơn 2,8 triệu con, xấp xỉ 2001, đàn bò đạt 4,1 triệu con, tăng 163 ngàn con, đàn lợn 23,17 triệu con, tăng 1,3 triệu con, gia cầm 233,3 triệu con, tăng 15,1 triệu con, chăn nuôi khác đạt xấp xỉ cùng kỳ. Sản lượng thịt các loại đạt 2146,2 ngàn tấn, tăng 8,9% so cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do trồng trọt được mùa, thức ăn phong phú, giá đầu vào ổn định, thị trường và giá cả sản phẩm chăn nuôi có lợi cho người sản xuất.
Biểu 03: Tình hình phát triển chăn nuôi thời kỳ 1996 - 2003
Đơn vị tính
1996
2000
2001
2002
2003
Tổng đàn
Trâu
(Ng. con)
2.953,7
2.897,2
2807,8
2.814,4
2.829,1
Bò
(Ng. con)
3.800,0
4.127,8
3.899,7
4.062,9
4.193,4
Lợn
(Ng. con)
16.921,7
20.193,8
21.800,0
23.169,5
24.135,7
Gia cầm
(Ng. con)
151.402
196.188
218.102
233.287
246.631
SL thịt hơi x. chuồng
Tổng số
(Tấn)
1.412.302
1.853.209
1.970.280
2.146.262
2.283.124
Trâu
(Tấn)
49.287
48.415
49.230
51.811
53.531
Bò
(Tấn)
70.075
93.819
97.780
102.454
105.814
Lợn
(Tấn)
1.079.986
1.418.064
1.515.299
1.653.595
1.759.590
Gia cầm
(Tấn)
212.954
292.911
307.971
338.402
364.188
Sản lượng sữa bò
(Tấn)
27.861
51.456
64.703
78.453
81.764
Nguồn số liệu: niên giám thống kê nông-lâm-thuỷ sản (1975-2000) và niên giám thống kê 2003
Nét mới trong chăn nuôi 2 năm 2001 và 2002 là xuất hiện một số mô hình chăn nuôi quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường. Đến 1.7.2002 cả nước có 2048 trang trại chăn nuôi, tăng 286 trang trại so với năm 2001, tăng nhiều ở ĐBSCL 90 trang trại, Đông Nam bộ 63 trang trại. Các trang trại chăn nuôi tăng chủ yếu là nuôi bò sữa, lợn thịt hướng nạc, vịt siêu trứng, siêu trọng, gà công nghiệp. Chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận tiếp tục phát triển thuận lợi và tăng khá do có thị trường. Phong trào nuôi bò lai sind, dê, ong được mở rộng ở các địa phương miền núi, Tây Nguyên và đem lại hiệu quả khá. Nguyên nhân của kết quả trên là Nhà nước có nhiều cơ chế và chính sách khuyến khích chăn nuôi theo các chương trình cụ thể có đầu tư thoả đáng: chương trình bò sữa, nuôi lợn hướng nạc, bò lai sind. Năm 2002, hàng nghìn bò sữa năng suất cao từ úc đã được nhập nội và bước đầu phát huy tác dụng tích cực. Số bò cho sữa và sản lượng sữa tăng nhanh, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL.
5. Xuất hiên các mô hình phát triển nông, lâm, thuỷ sản
Thời kỳ 2001 – 2003 trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đã hình thành và phát triển các mô hình kinh tế hàng hoá với sự tham gia của nhiều thành phần và khu vực kinh tế. Dưới đây là một số mô hình kinh tế hàng hoá phổ biến thể hiện rõ những tiến bộ về trình độ tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông, lâm nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
5.1. Mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
Trong đó rõ nét nhất là xu hướng chuyển đất lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản hoặc trồng các cây trồng khác có hiệu quả hơn. Năm 2001, cả nước có 166 nghìn ha đất lúa chuyển sang nuôi thủy sản (Cà Mau 100 nghìn ha, Bạc Liêu 32 nghìn ha). Năm 2002 và vụ đông xuân 2003, xu hướng trên vẫn tiếp tục với quy mô hàng chục nghìn ha, năm 2002 có 30 nghìn ha. Vùng đồng bằng sông Cửu Long chuyển 23,8 nghìn ha đất lúa vụ đông xuân 2002 và 15 nghìn ha đông xuân 2003. Tỉnh Cà Mau chỉ còn 1 huyện còn sản xuất lúa đông xuân, các huyện khác đã chuyển đất lúa sang nuôi thủy sản, chủ yếu là tôm, có hiệu quả hơn. 2002/2000 diện tích lúa cả năm tỉnh Cà Mau giảm 48% (118 nghìn ha), tỉnh Bạc Liêu giảm 38% (102 nghìn ha).
5.2. Mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh,
Đa ngành theo hướng sản xuất hàng hoá, lấy mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế – xã hội. Đến 01/07/2002 cả nước có 61.787 trang trại, tăng 43.700 trang trại so với năm 1999. Loại hình trang trại rất đa dạng, song chủ yếu là trồng cây hàng năm 22.512 trang trại, chiếm 35,7%, chăn nuôi 2.048 trang trại, chiếm 2,9%, lâm nghiệp 1.596 trang trại, chiếm 2,7%, kinh doanh tổng hợp 2.325 trang trại, chiếm 3,8%. Các trang trại sử dụng 380,2 nghìn lao động, với số vốn 7.557,8 tỷ đồng, 370,2 nghìn ha đất đai và diện tích mặt nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trang trại tương đối khá: 4.735 máy kéo lớn, 6.570 máy kéo nhỏ, 1.793 ôtô, 12.909 tàu thuyền cơ giới, 13.424 động cơ điện, động cơ xăng, diezen, 5.227 máy phát điện, 4.361 máy tuốt lúa, 2.110 máy xay xát, 338 máy cưa xẻ gỗ, 62.307 máy bơm, 11.383 máy sục khí, 1.857 máy chế biến thức ăn thủy sản, chăn nuôi trên 10 nghìn trâu bò, hàng chục nghìn lợn, hàng triệu con gia cầm. Kết quả sản xuất năm 2000: tổng thu 5.555 tỷ đồng, bình quân 91 triệu đồng một trang trại, giá trị sản lượng hàng hoá 5.037,6 tỷ đồng, bình quân 82,55 triệu đồng, tỷ suất hàng hoá là 90,69%, thu nhập 1.969,5 tỷ đồng, bình quân 32,27 triệu đồng một trang trại, gấp 2,2 lần so với hộ nông dân.
5.3. Mô hình gắn nông nghiệp hàng hoá với công nghiệp, xuất khẩu
Nông trường Sông Hậu vừa trồng lúa, vừa chế biến lúa gạo vừa làm chức năng xuất nhập khẩu tổng hợp, trong đó được Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trực tiếp với nước ngoài. Mô hình kinh doanh tổng hợp của nông trường đã và đang tạo ra những tiền đề và điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu, hình thành chu trình khép kín sản xuất lúa đ chế biến đánh bóng gạo đ xuất khẩu gạo đ nhập vật tư nông nghiệp đ sản xuất lúa hàng hóa và lúa giống. Đó là mô hình có một không hai của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, một mô hình liên kết nông + công + thương trên một địa bàn nông thôn. Hiện nay nông trường đã có hệ thống kho chứa lúa với sức chứa 77000 tấn, 8 nhà máy xay xát lúa công suất 350 tấn/ngày, hệ thống lau bóng gạo công suất 1500 tấn/ngày, năng lực chế biến gạo xuất khẩu 30.000 tấn/tháng; một nhà máy sấy lúa lớn và 42 lò sấy lúa thủ công với tổng công suất 900 tấn/ngày. Nông trường có Nhà máy nhiệt điện công suất 600 KVA để chủ động nguồn năng lượng cho sản xuất công nghiệp. Nông trường đã đầu tư 11 tỉ đồng để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho chế biến gạo xuất khẩu và lắp đặt một dây chuyền đóng đồ hộp tự động hóa. Công nghệ tự động hóa đã được áp dụng vào công nghiệp chế biến nông sản tại nơi sản xuất là nét đặc sắc về CNH, HĐH nông nghiệp của nông trường Sông Hậu. Đây cũng là điểm riêng có của mô hình này. Ngoài sản phẩm chính là lúa gạo xuất khẩu, hiện nay nông trường còn có các mặt hàng chế biến khác lấy nguyên liệu ngoài tỉnh như muối, sấy, đóng lọ, đóng hộp rau, quả với 6 phân xưởng sản xuất. Nông trường còn hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học để đưa nhanh tiến bộ sinh học vào sản xuất nông nghiệp như phân vi sinh, lai tạo giống lúa mới, sản xuất rau sạch, tận dụng đất ven bờ trồng rau, màu, các loại dưa, đậu, gừng, làm nấm rơm xuất khẩu... Nông trường Sông Hậu là một mô hình tốt về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đã và đang góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cần Thơ và vùng.
5.4. Mô hình HTXNN dịch vụ kinh tế hộ
Sau 6 năm triển khai Luật HTX (1997-2002) Các HTXNN tăng lên cả về số lượng và chất lượng, các hoạt động dịch vụ đã bước đầu có hiệu quả. Đến 01/07 năm 2002, cả nước có 9147 HTXNN đang hoạt động dưới nhiều hình thức và qui mô khác nhau, trong đó chủ yếu là các HTX chuyển đổi ở 3 vùng: Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Ttrung bộ và Duyên Hải miền Trung. Bên cạnh các HTX chuyển đổi ở các tỉnh Nam bộ, chủ yếu là ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã thành lập mới 1130 HTX. Dù còn có sự khác nhau về tên gọi, hình thức, qui mô và phạm vi hoạt động nhưng tất cả các HTX đã chuyển đổi và thành lập mới đều lấy nội dung làm dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân phù hợp với cơ chế thị trường và Luật HTX năm 1996. Các HTX đã thu hút 1616 nghìn lao động, hơn 6 triệu hộ xã viên với số vốn điều lệ 2.803 tỷ đồng. Hoạt động của các HTX chủ yếu là dịch vụ cho kinh tế hộ: 1459 HTX dịch vụ làm đất, 4678 HTX dịch vụ thủy nông, 3301 HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật, 2473 HTX dịch vụ giống, 1756 HTX dịch vụ phân bón. Ba nguyên tắc cơ bản là tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi được các HTX thực hiện nghiêm túc nên bước đầu đã tạo ra những động lực mới thúc đẩy hợt động dịch vụ phát triển đúng hướng, đạt kết quả và hiệu quả kinh tế và xã hội khá cao. Hầu hết các HTXNN đã đảm nhiệm những dịch vụ nông nghiệp có tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp như thuỷ lợi (99%), bảo vệ thực vật (61%), cung ứng giống cây, giống con (52%), khuyến nông (45%). Chất lượng và giá cả dịch vụ do HTXNN đảm nhiệm nói chung tốt hơn và rẻ hơn so với dịch vụ tư nhân hoặc hộ tự làm. Kết quả phỏng vấn 3245 hộ nông dân cho thấy: 73% ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ của HTXNN cao hơn, chi phí bằng hoạch thấp hơn tư nhân, cá thể; 84,7% ý kiến đánh giá hoạt động của HTXNN kiểu mới khá hơn HTXNN kiểu cũ.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, các HTXNN kiểu mới những năm qua đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiến bộ. Cả nước có khoảng 70% số HTXNN bước đầu đã tổ chức cho hộ xã viên sản xuất theo qui hoạch và yêu cầu của thị trường, hướng dẫn hộ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí, từ đó tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá. Việc chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi tự phát đã được khắc phục nhờ sự điều hành của các HTXNN. Nhờ đó, đến nay,những địa phương có phong trào chuyển đổi ruộng đất để tiện lợi cho khâu cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá và chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá... đều gắn liền với vai trò tích cưch của các HTXNN kiểu mới. Sản xuất nông nghiệp ở những vùng và địa phương có những HTXNN kiểu mới hoạt động tốt đã bước đầu được chuyên môn hoá kết hợp thâm canh cao, tiện lợi cho các khâu canh tác và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Những HTXNN đã qui hoạch vùng sản xuất tập trung, có tỷ suất nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao như vùng rau màu ở Đà Lạt, vùng lúa đặc sản ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng, vùng cây ăn trái ở Nam bộ, vùng nuôi bò sữa ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh (ra đời năm 2001 trên cơ sở liên kết cá HTX nuôi bò sữa cùng Thành phố). Xuất phát từ nhu cầu sản xuất hàng hoá nông sản, Tỉnh Đồng Nai đã thành lập mới 15 HTXNN với gần 600 xã viên, đóng góp gần 2 tỷ đồng vốn điều lệ. Các HTX sau khi thành lập đã thực hiện tốt các khâu dịch vụ cho kinh tế hộ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản. HTX Trường Giang huyện (Nhơn Trạch) kết nạp xã viên là chủ ao cá, xã viên thực hiện những hợp đồng lớn làm dịch vụ cung ứng và tiêu thụ cá giống, thức ăn cho cá... phục vụ yêu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nông thôn. HTXNN có xã vien làm chủ trang trại , chủ ao cá, chủ máy làm đất, chủ máy xay xát, chủ các cửa hàng vật tư nông nghiệp, chủ các cơ sở chế biến nông sản nên đã tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và chất xám của hộ nông dân góp phấn phát triển nông nghiệp hàng hoá lớn theo hướng CNH, HĐH.
II- Hướng phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp
1- phân tích tốc độ tăng (giảm) và biến động của kết quả sản xuất nông nghiệp
Trong phần này dựa vào phương pháp dãy số thời gian phân tích quá trình phát triển của kết quả sản xuất nông nghiệp, làm rõ sự tăng (giảm ) qua các thời kỳ , tốc độ phát triển liên hoàn qua các năm, tốc độ phát triển bình quân toàn ngành, lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân toàn ngành .
- Xác định tỷ trọng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ so với toàn ngành
- Xác định tỷ trọng giá tri sản xuất nông nghiệp phân theo khu vực,tính tỷ trọng , xác định lượng tăng( giảm ) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn
2- phân tích xu hướng biến động và dự đoán khả năng đạt được trong năm 2005-2006
- Phân tích xu hướng biến động : dựa vào phần mềm SPSS tính toán các hàm xu thế
- Dựa vào hàm xu thế dự đoán quy mô kết quả sản xuất toàn ngành nông nghiệp
- Dựa vào hàm xu thế dự đoán quy mô kết quả sản xuất ngành nông nghiệp phân theo vùng
- Đựa vào hàm xu thế dự đoán quy mô kết quả sản xuất ngành chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ
II- Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích
1- phân tích tốc độ tăng (giảm) và biến động của kết quả sản xuất nông nghiệp
Những năm gần đây cùng với việc mở rộng diện tích sản xuất nước ta còn đạt được tiến bộ về thâm canh tăng năng suất, cùng với việc ứng dụng rộng rãi những giống lúa mới giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp tăng lên rõ rệt, vấn đề an toàn lương thực quốc gia được giải quyết tốt, xu hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi được mở rộng điều đó được thể hiện qua sự tăng trưởng của giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Dưới đây là một số phân tích về giá trị sản xuất :
Bằng phương pháp thống kê ta có thể tính được một số chỉ tiêu
- lượng tăng (giảm) tuyệt đối
+ Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối liên hoàn( hay từng kỳ)
= yi-yi-1 (i = 2,3,...n)
+ Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối định gốc
= yi - y1 (i=2,3,.....n)
- Tốc độ phát triển
+ Tốc độ phát triển liên hoàn
ti = ( i= 1,2,3...n)
+Tốc độ phát triển định gốc
Ti = (i=2,3,.....n)
- Tốc độ tăng
+ Tốc độ tăng(giảm) liên hoàn
ai = (i=2,3,.....n)
+ Tốc độ tăng (giảm) định gốc
Ai = (i=2,3,.....n)
Dưới đây là bảng số liệu kết quả tính toán bằng phương pháp trên:
Bảng số ...: bảng tính lượng tăng(giảm), tốc độ tăng( giảm ), tốc độ phát triển
Biểu 4: kết quả tính toán biến động GTSX nông nghiệp
Biến động của gtsx NN theo giá so sánh năm 1994
năm
GO(tỷ đ)
Biến động
Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển(lần)
Tốc độ tăng (lần)
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
1994
76998.30
1995
82307.10
5308.80
5308.80
1.0689
1.0689
0.0689
0.0689
1996
86489.30
9491.00
4182.20
1.1233
1.0508
0.1233
0.0508
1997
92530.20
15531.90
6040.90
1.2017
1.0698
0.2017
0.0698
1998
96102.70
19104.40
3572.50
1.2481
1.0386
0.2481
0.0386
1999
102932.90
25934.60
6830.20
1.3368
1.0711
0.3368
0.0711
2000
112111.70
35113.40
9178.80
1.4560
1.0892
0.4560
0.0892
2001
114989.50
37991.20
2877.80
1.4934
1.0257
0.4934
0.0257
2002
122150.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0008.doc