Lời mở đầu 1
Chương I: Một số vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu 3
I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 3
1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu 3
1.1. Khái niệm xuất khẩu 3
1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu 3
1.3. Khái niệm về hàng nông sản 4
2. Vai trò của xuất khẩu nông sản hàng hoá 4
2.1 Sự cần thiết của xuất khẩu nông sản hàng hoá 4
2.2 Vai trò của xuất khẩu nông sản hàng hoá 6
2.3 Vai trò xuất khẩu nông sản hàng hoá đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản (DNKDXK) 8
3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay 9
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản 12
1. Nghiên cứu thị trường 12
2. Tạo nguồn mua hàng xuất khẩu của DNKDXK 12
3. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng 13
3.1 Các hình thức giao dịch 13
3.2 Đàm phán và nghệ thuật đàm phán 14
3.3 Ký kết hợp đồng xuất khẩu 14
4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 15
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 16
1. Các nhân tố thuộc bên ngoài doanh nghiệp 16
1.1. Các nhân tố tự nhiên 16
1.2. Công cụ chính sách vĩ mô 17
1.3. Các quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế 18
1.4. Các yếu tố khoa học công nghệ 18
2. Các nhân tố thuộc bên trong doanh nghiệp 19
2.1. Vốn 19
2.2. Con người 19
2.3. Nguồn hàng và mức độ tin cậy của nguồn cung cấp 19
2.4. Sức cạnh tranh về giá 20
2.5. Chất lượng sản phẩm và sự am hiểu sản phẩm. 20
2.6. Hiệu quả bán hàng và địa bàn hoạt động. 20
Chương II: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản 21
I. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản 21
1. Khái niệm, vai trò hệ thống chỉ tiêu thống kê xuất khẩu nông sản 21
1.1. Khái niệm 21
1.2. Vai trò 21
2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê xuât khẩu nông sản 22
3. Những quy định chung trong công tác thống kê xuất khẩu. 23
3.1 Xác định phạm vi xuất khẩu. 23
3.2 Xác định thời điểm thống kê xuất khẩu 23
3.3 Xác định giá trị xuất khẩu 24
4. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản 24
4.1 Nhóm chỉ tiêu quy mô xuất khẩu 25
4.2 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu 26
4.3 Chỉ tiêu giá xuất khẩu bình quân 27
4.4. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động xuất khẩu 27
II. Một số phương pháp thống kê cơ bản được vận dụng trong phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản 28
1. Phương pháp phân tổ 28
2. Phương pháp bảng thống kê 29
3. Phương pháp hồi quy tương quan 30
4. Phương pháp dãy số thời gian 32
5. Phương pháp chỉ số 36
Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-nông sản Việt Nam 38
I. Tổng quan về tổng công ty rau quả-nông sản việt nam 38
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 38
2. Chức năng và nhiệm vụ 42
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Tổng công ty 44
4. Ngành nghề, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ kinh doanh của Tổng công ty 45
5. Môi trường kinh doanh của Tổng công ty 46
II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-nông sản Việt Nam 50
1. Chọn chỉ tiêu và phương pháp phân tích 50
1.1. Chọn chỉ tiêu phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản 50
1.2. Chọn phương pháp phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản 51
2. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu nông sản 51
2.1 Phân tích quy mô xuất khẩu 51
2.2 Phân tích cơ cấu xuất khẩu 60
2.3 Phân tích xu hướng biến động tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản 65
2.4 Phân tích biến động giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thời gian 66
2.5 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu 69
3. Dự đoán giá trị sản lượng xuất khẩu nông sản của Tổng công ty bằng hàm xu thế 76
III. Kiến nghị và giải pháp 76
1. Kiến nghị với Nhà Nước và Bộ chủ quản 76
2. Kiến nghị đối với Tổng công ty 79
3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản của Tổng công ty rau quả-nông sản Việt Nam 81
Kết luận 85
Danh mục tài liệu tham khảo 86
99 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-Nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tố nguyên vật liệu, yếu tố kỹ thuật Trong đó có những yếu tố chúng ta có thể lượng hoá được và có những yếu tố khó có thể lượng hoá được thông qua các chỉ tiêu như: hệ số tương quan, hệ số co giãn, tỷ số tương quan Cần phải xác định rõ đâu là tiêu thức nguyên nhân, đâu là thức kết quả.
3.2 Nhiệm vụ
- Xác định được mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Tuỳ theo mục đích và phạm vi nghiên cứu mà biên phụ thuộc có thể là một biến hay nhiều biến. Cụ thể được xác định qua 4 bước:
+ Giải thích sự tồn tại thực tế và bản chất của mối liên hệ bằng phân tích lý luận.
+ Thăm dò mối liên hệ bằng các phương pháp thống kê.
+ Lập phương trình hồi quy.
+ Tính toán các tham số và giải thích ý nghĩa của chúng.
- Từ mô hình hồi quy đã xây dựng được, phải đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, xem mô hình có đủ tin cậy hay không, mối liên hệ có ý nghĩa thực tế hay không.
3.3 ý nghĩa
Phương pháp hồi quy tương quan được sử dụng nhằm xây dựng các mô hình kinh tế nói chung cũng như nhiều mô hình hồi quy giữa tổng kim ngạch xuất khẩu với các yếu tố gây ra sự biến động của kết quả đ. Từ đó xác định được chính xác mức độ biến động của từng yếu tố.
Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan cho phép ta dự đoán sự biến động của hoạt động xuất khẩu trong tương lai.
3.4 Các mô hình hồi quy
Mối liên hệ phụ thuộc giữa kết quả hoạt động xuất khẩu và các nhân tố gây ra sự biến động của kết quả đó được biểu hiện thông qua các mô hình hồi quy khác nhau.
- Phương trình hồi quy thể hiện mối liên hệ tương quan tuyến tính.
= a + bx
Trong đó:
x : trị số của tiêu thức nguyên nhân.
: trị số điều chỉnh của tiêu thức kết quả.
a,b: các tham số của phương trình.
a,b được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất và mang ý nghĩa:
a: là tham số tự do nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhân ngoài x tới sự biến động của y.
b: là hệ số hồi quy nói lên ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân x tới tiêu thức nguyên nhân y ( mỗi khi x thay đổi 1 đơn vị thì y thay đổi trung bình b đơn vị).
Để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính, người ta sử dụng hệ số tương quan (r).
- Phương trình hồi quy thể hiện mối liên hệ tương quan phi tuyến.
Phương trình Parabol:
= a + b.x + c.x
Phương trình Hybebol:
= a +
Phương trình hàm mũ:
= a.b
Để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan phi tuyến, người ta sử dụng tỷ số tương quan (h).
- Tuy nhiên trong thực tế, một kết quả do nhiều nguyên nhân tác động. Và phương trình hồi quy bội có dạng sau:
= b+ b.x+ b.x++ b.x
Để đánh giá trình độ chặt chẽ mối liên hệ tương quan tuyến tính nhiều tiêu thức người ta thường tính hai loại hệ số tương quan là: hệ số tương quan bội và hệ số tương quan riêng.
4. Phương pháp dãy số thời gian
4.1 Khái niệm
Dãy số thời gian là các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
4.2 Phân loại
a) Dãy số số tuyệt đối
Được biểu hiện bằng những số tuyệt đối. Đây là loại dãy số thường gặp nhất, chẳng hạn như: giá trị kim ngạch nông sản xuất khẩu, lượng nông sản xuất khẩu Dãy số số tuyệt đối bao gồm:
- Dãy số thời kỳ: biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong dãy số thời kỳ, các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ.
- Dãy số thời điểm: biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Trong dãy số thời điểm, các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm.
b) Dãy số tương đối
Được xây dựng bởi những số tương đối, là kết quả của việc so sánh hai số tuyệt đối với nhau.
c) Dãy số bình quân
Là dãy số gồm các mức độ trung bình hay các chỉ tiêu bình quân, nó mang tính chất đại diện cho nhiều mức độ cùng loại.
4.3 Tác dụng
Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
4.4 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
Do đặc điểm hoạt động xuất khẩu, đồng thời dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu về kết quả hoạt động xuất khẩu thường là theo thời kỳ nên ta chỉ đề cập đến các chỉ tiêu phân tích được vận dụng đối với dãy số thời kỳ.
a) Mức độ trung bình theo thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh theo mức độ đại biểu của hiện tượng, thể hiện quy mô kim ngạch xuất khẩu trong suốt thời gian nghiên cứu.
Công thức:
Trong đó: yi (i= 1,2,3) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
b) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô của kim ngạch xuất khẩu giữa hai thời gian nghiên cứu.
Tuỳ theo mức độ nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) sau đây:
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (từng kỳ): phản ánh sự thay đổi quy mô xuất khẩu giữa hai thời gian liền nhau.
di = yi - yi-1 (i = 2,n)
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi về quy mô xuất khẩu trong khoảng thời gian dài.
Di = yi - y1
Giữa hai chỉ tiêu trên có mối quan hệ với nhau:
d2 + d3 ++ dn = Dn = yn - y1
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình: chính là mức độ đại diện cho lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
c) Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian.
* Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự biến động của hoạt động xuất khẩu giữa hai thời gian liền nhau.
yi
Ti = (i = 2,3n)
yi-1
* Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hoạt động xuất khẩu trong những khoảng thời gian dài.
yi
Ti = (i = 2,3n)
y1
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối quan hệ :
- Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc.
t2.t3tn = Tn
hay Pti = Ti (i = 2,3n)
- Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
* Tốc độ phát triển trung bình: là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân người ta sử dụng công thức số trung bình nhân.
Chú ý: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.
d) Tốc độ tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %).
- Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:
Hay
- Tốc độ tăng (giảm) định gốc:
Hay:
- Tốc độ tăng (giảm) trung bình:
e) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
Hay:
* Chú ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn đối với tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và bằng .
5. Phương pháp chỉ số
5.1 Khái niệm
Chỉ số là một số tương đối (được biểu hiện bằng lần hoặc %) tính được bằng cách so sánh hai mức độ của một hiện tượng.
Trong thực tế, đối tượng nghiên cứu của chỉ số là những hiện tượng phức tạp, bao gồm:
+ Nhiều đơn vị, phần tử có tính chất, đặc điểm khác nhau như: khối lượng sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ
+ Các nhân tố khác.
5.2 Phân loại
Có 2 cách phân loại chỉ số.
- Theo phạm vi tính:
Chỉ số đơn: phản ánh sự biến động của từng đơn vị hiện tượng cá biệt.
Chỉ số tổng hợp: phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị, hiện tượng cá biệt.
- Theo tính chất của chỉ tiêu:
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu chất lượng nào đó như: chỉ số giá thành, chỉ số giá cả, chỉ số năng suất lao động
Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó như: khối lượng sản phẩm, khối lượng hàng hoá tiêu thụ
5.3 Đặc điểm cơ bản
Khi so sánh các hiện tượng phức tạp, phải tìm cách chuyển các đơn vị, các phần tử có đặc điểm, tính chất khác nhau về một dạng đồng nhất để thực hiện việc tổng hợp tài liệu.
Khi nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì phải cố định các nhân tố khác còn lại.
CHƯƠNG III
Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rau quả-nông sản Việt Nam
I. Tổng quan về tổng công ty rau quả-nông sản việt nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty rau quả Việt Nam có tiền thân là Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả thuộc Bộ ngoại thương. Thực hiện chủ trương của Nhà nước gắn sản xuất với việc tiêu thụ trên cơ sở hợp nhất các đơn vị có quan hệ sản xuất và chế biến,năm 1988 Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả được sát nhập với Tổng công ty rau quả TW thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cùng Liên hiệp các xí nghiệp nông-công nghiệp Phủ Quỳ, lấy tên mới là:
Tên Việt Nam: Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: VIeT NAM NATIONAL VEGETABLE AND FRUIT CORPORATION.
Tên viết tắt: VEGETEXCO.
Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Quận Đống Đa - Hà Nội.
Theo Luật doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo lệnh số 39L/CTN ngày 30-4-1995 và văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13-10-1995 của thủ tướng chính phủ,phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Nông Nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và được uỷ quyền quyết định thành lập Tổng công ty theo quyết định số 90/TTG ngày 07-03-1994 của thủ tướng chính phủ.
Tổng công ty rau quả Việt Nam được thành lập theo quyết định số 63 NN-TCCB/QĐ ngày 11-2-1988. Tên điện tín là: VEGETEXCO.
Tổng công ty rau quả Việt Nam ra đời là sự kiện quan trọng đánh dấu chặng đường thăng trầm của ngành rau quả trên đường vươn tới sự khẳng định mình với vị trí quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân. Tổng công ty rau quả Việt Nam với tư cách là đơn vị đầu ngành của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực rau quả. Vì vậy,nó có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm điều tiết và định hướng cho các đơn vị kinh tế khác trong ngành nhằm phát triển ngành rau quả ở nước ta ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và thế giới
Hiện nay Tổng công ty đang quản lý 34 đơn vị thành viên bao gồm: 21 công ty thuộc doanh nghiệp Nhà nước, 8 công ty cổ phần và 5 công ty liên doanh.
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty có thể chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ 1988-1990:
Là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp của Nhà nước và các bộ trực thuộc. Sản xuất kinh doanh rau quả thời gian này nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt-Xô (1986-1990) mà Tổng công ty được Chính phủ giao cho làm đầu mối. Vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông - công nghiệp đều do Liên Xô cung cấp. Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến được xuất khẩu sang thị trường Liên Xô là chính (chiếm 97.7% kim ngạch xuất khẩu) .
- Thời kỳ 1991-1995:
Thời kỳ này cả nước đang bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng loạt chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện. Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển, đã tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tổng công ty.
Nhưng Tổng công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn:
+ Trước đây, Tổng công ty được Nhà nước giao cho làm đầu mối tổ chức nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đầu tư hơn 100% vốn vào lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả, tạo thế cạnh tranh quyết liệt với Tổng công ty.
+ Sự hẫng hụt đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Cùng với việc chuyển hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho chúng ta nhiều bỡ ngỡ, lúng túng.
Trong bối cảnh đó, toàn Tổng công ty đã trăn trở, dồn tâm sức ( thậm chí có lúc phải trả giá đắt) tìm những giải pháp, những bước đi thích hợp để trụ lại, ổn định và từng bước phát triển.
- Thời kỳ 1996- nay
Bắt đầu từ năm 1996 Tổng công ty hoạt động với mô hình mới theo quyết định 90 CP. Giai đoạn này Tổng công ty đã xác định phương hướng hoạt động, từng bước ổn định và phát triển. Trên mọi lĩnh vực Tổng công ty rau quả đã tạo được uy tín cao trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Trở thành một Tổng công sản xuất, kinh doanh và Xuất nhập khẩu rau quả, Nông sản lớn mạnh của cả nước. Trong những năm gần đây, Tổng công ty đã xuất khẩu nhiều mặt hàng đi nhiều nước trên thế giới, hơn 40 thị trưòng với số lượng và giá trị ngày càng tăng lên.
+ Về nông nghiệp: hầu hết các nông trường đã được bàn giao về địa phương quản lý, Tổng công ty chỉ còn lại 4 nông trường. Việc giao khoán vườn cây, đất của nông trưòng còn lại cho người lao động vẫn được duy trì và củng cố, diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch hàng năm tăng 10-12% nhưng việc bàn giao hầu hết các nông trường về địa phương thực sự là một khó khăn lớn đối với Tổng công ty. Hiện nay, việc thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trực thuộc Tổng công ty là tình trạng phổ biến.
+ Về công nghiệp: vẫn còn gặp nhiều khó khăn, máy móc thiết bị trong tình trạng lạc hậu chưa được đổi mới. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất còn thiếu, giá nguyên liệu tăng giảm thất thường, các yếu tố đầu vào khác đều tăng giá làm giá thành sản phẩm tăng. Ngoài ra, giá các sản phẩm tương tự trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm làm cho khối lượng sản phẩm của Tổng công ty đạt mức thấp.
+ Về hoạt động xuất nhập khẩu: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, biến động tăng tỷ giá đồng đô la Mỹ trong nước đã làm cho khả năng nhập khẩu bị hạn chế. Kim ngạch trả nợ Nga giảm dần (năm 1991-1995 là 40,2%; năm 1997 là 17,4%; năm 1998 là 14%, từ năm 1999 đến nay thì hầu như không thực hiện hình thức xuất khẩu trả nợ), thay vào đó kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác lại không ngừng tăng lên.
Một lần nữa khẳng định Tổng công ty rau quả Việt Nam đã chú trọng và nỗ lực trong việc mở rộng và tìm kiếm thị trưòng xuất khẩu để đưa sản phẩm hàng hoá của Việt Nam ra thị trường thế giới. Do biến động tăng tỷ giá USD, khả năng nhập khẩu bị hạn chế, nên giai đoạn này nhập khẩu những vật tư thiết bị cho sản xuất chỉ chiếm 10%-12% trong kim ngạch nhập khẩu những vật tư, hàng hoá phục vụ kinh doanh. Tổng công ty đã đẩy mạnh hoạt động liên doanh với nước ngoài, hiện nay đã có 5 liên doanh, 2 dự án được LHQ tài trợ, 2 hợp đồng hợp tác nước ngoài, và 7 dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài
Đặc biệt ở giai đoạn này, Tổng công ty đã liên doanh đi vào hoạt động và bước đầu có hiệu quả như:
* Công ty Hộp sắt TOVECAN: là liên doanh giữa Tổng công ty với công ty TOMEN của Nhật Bản và công ty TONYL của Đài Loan với tổng số vốn đăng ký là 6 triệu USD, trong đó Việt Nam góp vốn là 22,64%.
Công ty đã đi vào hoạt động từ tháng 6/1994. Từ khi hoạt động, công ty liên tục có lãi ( ừ năm 1995 đến 2001, công ty đã lãi được 3,9 triệu USD; năm 2002, lãi 450.000 USD). Nộp Ngân sách từ 1996-2001: 2,2 triệu USD, thu hút 67 nghìn lao động, thu nhập bình quân: 1.500.000 đ/người/tháng (năm 2002). * Công ty Thực phẩm và nước giải khát DONANEWTOWER: liên doanh giữa nhà máy thực phẩm Đồng Nai (góp vốn 36%) với công ty Tân Đồng Đạt của Hồng Kông (nay là Công ty TNHH Golden Sino và Công ty TNHH quốc tế Honsan) có tổng số vốn đăng ký là 7.551.850 USD.
Công ty chuyên sản xuất các loại nước giải khát và chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm, công suất dự án là 20.000 tấn/năm. Công ty đi vào hoạt động từ tháng 11/1994.
Từ khi đi vào hoạt động, trừ năm 1994 bị lỗ (theo kế hoạch), từ năm 1995 đến nay, công ty liên tục có lãi, năm sau cao hơn năm trước (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cao, từ 17%[1997] lên trên 30%[2002]), nộp Ngân sách: 6,8 triệu USD, thu hút 333 nghìn lao động.
Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm qua có biết bao nhiêu khó khăn nhưng được sự giúp đỡ và chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cùng các cơ quan Nhà nước có liên quan, cùng với sự nỗ lực khắc phục hậu quả khó khăn của tập thể cán bộ công nhân, Tổng công ty đã từng bước xác định những hướng đi phù hợp để thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà Nhà nước giao phó, thể hiện vai trò chủ đạo trong ngành rau quả của đất nước.
2. Chức năng và nhiệm vụ
* Chức năng:
- Xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cung cấp giống rau quả tốt trong phạm vi toàn quốc và xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh rau quả có năng suất và chất lượng cao.
- Quản lý toàn diện lực lượng lao động theo đúng chế độ và chính sách của Nhà nước, không ngừng cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động theo nguyên tắc công khai, công bằng và dân chủ.
- Liên kết, liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển và kinh doanh rau quả cao cấp với công nghệ sạch.
Tổ chức thu mua, nắm nguồn hàng theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong đó chú ý phát hiện những nguồn hàng mới phù hợp với yêu cầu thị trường.
- Tích cực tìm hiểu nhu cầu, sự biến động của thị trường, thị hiếu xã hội để đổi mới các mặt hàng kinh doanh, ngày càng phong phú và đa dạng.
Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, hướng dẫn và uốn nắn kịp thời những sai lệch, sơ hở, thiếu sót nhằm hạn chế thất thoát về kinh tế và những sai lầm trong quá trình kinh doanh, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động chung của Tổng công ty.
* Nhiệm vụ:
Tương ứng với chức năng kinh doanh,Tổng công ty có nghĩa vụ phải đăng ký và hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký như trong điều lệ của Tổng công ty, các quy định và pháp luật hiện hành. Vì đây là một doanh nghiệp thuộc loại hình Nhà nước, có đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, có tài sản riêng do đó phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình, Tổng công ty rau quả Việt Nam có nghĩa vụ chủ yếu trong những hoạt động kinh doanh sau:
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao.
- Nộp ngân sách Nhà nước và địa phương.
- Thực hiện chế độ thu chi, hoá đơn theo chế độ hạch toán của Nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thực hiện đường lối chính sách của Nhà nước, kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký. Nghiêm chỉnh chấp hành về chế độ bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển các mục tiêu kinh tế-xã hội mà Nhà nước đã đề ra.
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Tổng công ty
Ban Kiểm Soát
Ban Lãnh Đạo
Tổng công ty
Phòng xúc tiến thương mại
Hội Đồng Quản Trị
Khối Kinh Doanh
Phòng
XNK
1
Phòng
XNK
2
Phòng
XNK 10
Phòng QLSXKD
Văn phòng
TCT
Phòng tổ chức
Phòng KT,TC
13 nhà máy sxuất
8 Cty cổ phần
3 nông trường
5 liên doanh
1 viện ng.cứu
- Hội Đồng Quản Trị: thực hiện các chức năng quản lý Tổng công ty theo nhiệm vụ mà Nhà nước giao, điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoạt động của Tổng công ty thông qua ban giám đốc và ban kiểm soát.
- Ban Kiểm Soát: thực hiện các công việc kiểm soát, giám sát các thành viên cả Tổng công ty.
- Tổng Giám Đốc: là người có quyền lãnh đạo cao nhất Tổng công ty. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của Tổng công ty.
- Các Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng, các phòng ban chức năng thuộc Tổng công ty có nhiệm vụ là tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quá trình điều hành công việc.
- Các phòng ban chức năng thuộc Tổng công ty:
+ Các phòng KD-XNK: tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
+ Phòng kế toán tài chính: thực hiện nghiệp vụ hạch toán vốn, các thanh toán với Ngân hàng, cấp phát vốn theo nhu cầu hoạt động kinh doanh.
+ Văn phòng Tổng công ty: tổ chức bộ máy hành chính hoạt động theo nhiệm vụ của Nhà nước.
4. Ngành nghề, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ kinh doanh của Tổng công ty
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
+ Sản xuất giống rau quả, các Nông sản khác, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Các dịch vụ về trồng trọt và trồng rừng.
+ Chế biến rau quả, thịt, thuỷ sản, đồ uống ( nước quả có hoặc không có ga ).
+ Sản xuất bao bì.
+ Bán buôn, bán lẻ, đại lý giống rau quả, thực phẩm, đồ uống, máy móc thiết bị, phụ tùng chuyên dùng, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất, hàng tiêu dùng.
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển ngành rau quả.
+ Sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị phụ tùng, máy móc phục vụ chuyên ngành rau quả và gia dụng.
+ Xuất khẩu trực tiếp: rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
+ Nhập khẩu trực tiếp: rau hoa quả, giống rau hoa quả, thực phẩm, vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu.
- Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty
Các sản phẩm Nông nghiệp:
Bao gồm dứa quả, cam quả, chè búp khô, mía cây, hạt điều, cà phê nhân, lương thực quy thóc, giống rsu quả.
Đặc điểm:
+ Là sản phẩm mang tình thời vụ, chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết khí hậu, giống, kỹ thuật trồng trọt.
+ Là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người, chu kỳ sống của sản phẩm thường dài.
+ Là những hàng hoá mau hỏng, cồng kềnh, giá trị trung bình, việc vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng khá phức tạp.
Các sản phẩm Công nghiệp:
Như đồ hộp dứa, đồ hộp dưa chuột, các loại đồ hộp khác, nước quả hộp ( có hoặc không có ga), các sản phẩm khác.
Đây là những sản phẩm đã được chế biến sẵn, rất tiện lợi và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
5. Môi trường kinh doanh của Tổng công ty
* Môi trường bên trong:
- Tài chính (vốn):
Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh ngiệp nào, do vậy hiệu quả của việc sử dụng vốn sẽ ảng hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Tổng công ty rau quả, nông sản là một Tổng công ty lớn với tổng số vốn (năm 2004) là 550 tỷ đồng, cho thấy rằng với khả năng về tài chính mạnh như vậy nó sẽ làm đòn bẩy cho Tổng công ty phát triển mạnh trên thị trường.
- Về nhân sự:
Trong bất kỳ một tổ chức nào, con người sẽ là yếu tố quyết định mọi sự thành bại, vậy để một doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển mạnh thì yếu tố con người càng quan trọng. Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ-kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo, nhiệt tình sẽ là điều kiện để Tổng công ty phát triển bền vững.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nó sẽ phản ánh được thực trạng của Tổng công ty. Ngoài trụ sở chính, Tổng công ty còn có nhiều công ty con cũng được trang bị cơ sở vật chất khang trang và nhiều điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi gồm: các liên doanh, các nông trường, các xí nghiệp chế biến rau quả, các công ty đồ hộp và bao b
* Môi trường bên ngoài:
- Về kinh tế
Xu hướng phát triển kinh tế thế giới là hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, trong khu vực là tham gia vào khu vực tự do ASEAN, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tất cả đều nỗ lực để cùng hoà nhập, hợp tác và phát triển. Như vậy nó sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội và nhiều thử thách mới, làm sao để nắm bắt thời cơ? không còn cách nào khác là mỗi doanh nghiệp đều phải theo dõi, chú ý sự biến động thường xuyên, liên tục các yếu tố của môi trường kinh tế để có thể phân tích, dự đoán, đưa ra các biện pháp cần thiết để đối phó.
Tổng công ty cũng đang nỗ lực để đáp ứng xu thế chung và trong quá trình này Tổng công ty đã tạo được các mối quan hệ thương mại với hơn 40 quốc gia trên thế giới. Một số sản phẩm của Tổng công ty đã có chỗ đứng trên thị trường ở các quốc gia khác, nó càng khẳng định được tiềm năng của Tổng công ty trong giai đoạn hiện nay.
- Về pháp luật:
Sau khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực đã tạo cơ hội mở rộng kinh doanh cho các doanh nghiệp và các Tổng công ty. Ngoài ra Tổng công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên Tổng công ty được ưu đãi bởi Nhà nước về thuế nông sản xuất khẩu, các chính sách trợ giá thu mua, Chính phủ cố gắng tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
- Về công nghệ:
Ngày nay nhờ sự phát triển vượt bậc về khoa học-kỹ thuật của nhân loại, cùng với xu hướng quốc tế hoá nên mọi doanh nghiệp đều có cơ hội tiếp cận thị trường với nhiều công nghệ mới tinh vi và hiện đại. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để tiếp cận và trang bị, mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của doanh nghiệp đó. Phát triển công nghệ là một tất yếu, còn là cơ hội lớn cho những doanh nghiệp có tiềm năng về tài chính và nguồn nhân lực.
Tổng công ty sớm nhận thức được tầm quan trọng đó đã đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép mỗi năm giữ lại 30% lợi nhuận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5527.doc