Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995 - 2004

 Lời mở đầu 1

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lao động và tiền lương của doanh nghiệp 2

I.Các vấn đề chung về lao động 2

1.Khái niệm về lao động 2

2.Định mức về lao động và năng suất lao động 3

2.1.Định mức lao động 3

2.2.Năng suất lao động 4

3.Vai trò của lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4

II.Các vấn đề chung về tiền lương 5

1.Khái niệm về tiền lương và các khoản có tính chất lương 5

2.Vai trò của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp 7

3.Các chế độ về tiền lương 9

3.1.Chế độ tiền lương cấp bậc 9

3.2.Chế độ tiền lương theo chức vụ 10

4.Các hình thức trả lương và quỹ tiền lương 11

4.1.Các hình thức trả lương 11

4.2.Quỹ tiền lương 14

II.Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương 15

Chương II:Phân tích thống kê lao động và tiền lương của doanh nghiệp 17

I.Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động và tiền lương 17

1.Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động và tiền lương 18

2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động và tiền lương 18

3.Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động và tiền lương của doanh nghiệp 18

3.1.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh lao động 18

3.2.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tiền lương 27

II.Các phương pháp thống kê lao động và tiền lương 30

1.Phương pháp phân tổ 30

2.Phương pháp chỉ số 31

3.Phương pháp dãy số thời gian 32

Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 34

I.Khái quát chung về nhà máy thuốc lá Thăng Long 34

1.Quá trình hình thành và phát triển 34

2.Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy thuốc lá Thăng Long 37

2.1Chức năng 38

2.2Nhiệm vụ 37

3.Cơ cấu tổ chức của nhà máy 38

4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy 43

II.Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 46

1.Phân tích tình hình lao động nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 46

1.1.Phân tích quy mô lao động 46

1.2.Phân tích cơ cấu lao động 47

1.3.Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động 51

1.4.Phân tích năng suất lao động của công nhân viên trong nhà máy 52

2.Phân tích tổng quỹ lương và tiền lương của nhà máy 57

2.1.Phân tích biến động tổng quỹ lương 56

2.2.Phân tích tiền lương bình quân của lao động trong nhà máy 60

2.3.Phân tích cơ cấu tiền lương- thu nhập của lao động trong nhà máy 61

2.4.Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân 62

III.Một số kiến nghị và giải pháp 63

Kết luận 66

Tài liệu tham khảo 68

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995 - 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể tính cho số lượng lao động có trong danh sách, lao động làm công ăn lương và các bộ phận của nó.Mỗi tiêu thức chất lượng tham gia tính cơ cấu cho thông tin về chất lượng từng loại lao động của doanh nghiệp xét theo tiêu thức đó . So sánh với cơ cấu chất lượng theo yêu cầu để có kế hoạch hoàn chỉnh ( bổ sung hay giảm ) nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động của sản phẩm và công việc _Thâm niên nghề bình quân () Trong đó: N: Mức thâm niên công tác thứ i của lao động (i=); L: Số lao động có mức thâm niên N : Tổng số lao động tham gia tính thâm niên nghề Thâm niên nghề có thể tính cho từng bộ phận thuộc lao động làm công ăn lương. Thâm niên nghề bình quân của từng bộ phận lao động tăng lên phản ánh trình độ chuyên môn và trình độ thành thạo tăng lên. Nhưng đồng thời tuổi đời của lao động cũng tăng lên. Vì vây, chỉ tiêu chỉ có hiệu quả quan sát ở một giới hạn nhất định. _Bậc thợ bình quân ( ) Trong đó : B: Bậc thợ thứ i ( i=); L: Số lao động ứng với bậc B : Tổng số lao động tham gia tính bậc thợ bình quân Bậc thợ bình quân có thể tính cho một tổ lao động, một phân xưởng, một ngành thợ của công nhân sản xuất. Chỉ tiêu cũng có thể áp dụng tính cho các bộ phận lao động quản lý, lao động kỹ thuật...thuộc lực lượng lao động làm công ăn lương của doanh nghiệp .Bậc thợ bình quân phản ánh trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề của lao động tại thời điểm nghiên cứu. _Hệ số đảm nhiệm công việc của lao động (H) Bậc công việc thứ i theo yêu cầu H= Bậc thợ bình quân thực tế làm công việc i Trị số của chỉ tiêu tính được phản ánh mức độ đảm bảo công việc của lao động trong doanh nghiệp. Phạm vi quan sát mức độ đảm nhiệm công việc của lao động tương tự như phạm vi quan sát bậc thợ bình quân. Nếu H>1: bộ phận lao động đảm nhiệm công việc với yêu cầu lớn hơn khả năng, tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp chưa đồng bộ với yêu cầu của công việc, chất lượng sản phẩm sẽ giảm và tổn thất trong sản xuất , kinh doanh sẽ tăng. +Theo trình độ văn hoá : cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá được dùng để nghiên cứu năng lực sản xuất . 3.1.3.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp a.Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động Tại các thời điểm thống kê người quản lý và sử dụng lao động thường cần các thông tin: số lượng lao động có mặt ở nơi làm việc, số lượng lao động vắng mặt vì các nguyên nhân, số lượng lao động đã được giao việc và số lượng lao động chưa được giao việc . Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên có thể được mô tả bằng sơ đồ sau : Số lượng lao động hiện có Số lượng lao động có mặt Số lượng lao động vắng mặt Số lao động được giao việc Số lượng lao động chưa được giao việc Các chỉ tiêu trên được theo dõi đồng bộ ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp phục vụ cho công tác tổ chức và điều động lao động hàng ngày. _Hệ số có mặt của lao động ( H) Số lao động có mặt bình quân trong kỳ H = Số lao động có bình quân trong kỳ _Hệ số vắng mặt của lao động ( H’) H’= 1- H _Hệ số lao động được giao viêc ( H) Số lao động được giao việc tính BQ trong kỳ H= S ố lao động có mặt bình quân trong kỳ _Hệ số lao động chưa được giao việc ( H’) H’=1- H b.Các chỉ tiêu thống kê thời gian lao động trong doanh nghiệp Quĩ thời gian làm việc của công nhân sản xuất trong doanh nghiệp được tính theo hai loại đơn vị : ngày-người và giờ-người. + Quĩ thời gian làm việc theo ngày-người _Tổng số ngày-người theo lịch là toàn bộ số ngày-người tính theo ngày lịch của kỳ nghiên cứu. _Tổng số ngày-người theo chế độ lao động là tổng số ngày-người Nhà nước quy định người lao động phải làm việc trong kỳ nghiên cứu. _Tổng số ngày người nghỉ lễ, nghỉ thứ bảy, chủ nhật bằng (=) Số lao động có bình quân nhân với (x) Số ngày nghỉ lễ, thứ bảy, chủ nhật của kỳ nghiên cứu. _Tổng số ngày-người có thể sử dụng cao nhất vào sản xuất, kinh doanh là quỹ thời gian tính theo ngày-người doanh nghiệp có thể huy động tối đa vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ. _Số ngày-người nghỉ phép năm bằng (= ) Số lao động có bình quân nhân với (x) Số ngày nghỉ phép theo chế độ quy định dành cho một lao động trong danh sách. _Số ngày-người vắng mặt là toàn bộ số ngày-người lao động không có mặt ở nơi làm việc vì các lí do như ốm đau, sinh đẻ, đi học, hội họp hoặc nghỉ không lí do _Tổng số ngày-người có mặt theo chế độ lao động là tổng số ngày-người lao động có mặt tại nơi làm việc để nhận nhiệm vụ sản xuất. _Số ngày-người ngừng việc là toàn bộ số ngày-người lao động có mặt tại nơi làm việc nhưng không được giao việc do lỗi tại doanh nghiệp. _Tổng số ngày-người làm việc theo chế độ lao động là tổng số ngày-người lao động thực tế làm việc trong tổng số ngày-người có mặt theo chế độ lao động. _Tổng số ngày-người thực tế làm việc bằng( =) Tổng số ngày-người làm việc theo chế độ lao động cộng với (+)Số ngày-người làm thêm ngoài chế độ lao động.Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ thời gian lao động tính bằng ngày-người đã thực tế được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh . +Quĩ thời gian tính theogiờ-người _Tổng số giờ-người theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ-người mà chế độ qui định người lao động phải làm việc trong kỳ nghiên cứu.Hiện nay Việt Nam thông thường số giờ-người chế độ của 1 ngày làm việc là 8 giờ. _Số giờ-người ngừng việc trong ca là toàn bộ số giờ-người không đựoc làm việc trong ca do lỗi tại doanh nghiệp hoặc do lỗi tại người lao động. _Tổng số giờ-người làm việc theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ-người lao động đã thực tế làm việc trong những ngày làm việc thực tế của kỳ nghiên cứu. _Tổng số giờ-người thực tế làm việc bằng ( =) Tổng số giờ-người làm việc theo chế độ lao động cộng với (+) Số giờ-người làm thêm ngoài chế độ lao động. Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ khối lượng thời gian lao động tính bằng giờ-người trong và ngoài chế độ lao động đã được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Hệ số có mặt của của lao động (H) Tổng số ngày-người có mặt H = Tổng số ngày-người có thể sử dụng cao nhất Hệ số vắng mặt của lao động (H’) H’ = 1- H Hệ số sử dụng quĩ thời gian có mặt của lao động ( H) Tổng số ngày-người làm việc theo chế độ lao động H = Tổng số ngày-người có mặt Hệ số ngừng việc của lao động ( H’) H’ = 1- H Hệ số sử dụng quĩ thời gian có thể sử dụng cao nhất của lao động (H) Tổng số ngày-người làm việc theo chế độ lao động H= Tổng số ngày-người có thể sử dụng cao nhất Hệ số sử dụng quĩ thời gian theo lịch của lao động(H) Tổng số ngày-người thực tế làm việc H= Tổng số ngày-người theo lịch Hệ số làm thêm ngày ( thêm ca) (H) Số ngày-người làm thêm ngoài chế độ lao động H = Tổng số ngày-người làm việc theo chế độ lao động Hệ số làm thêm giờ (H) Số giờ-người làm thêm ngoài chế độ lao động H = Tổng sốgiờ-người làm việc theo chế độ lao động Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế ( ) Tổng số giờ-người thực tế làm việc (GN) = Tổng số ngày-người thực tế làm việc (NN) Số ngày thực tế làm việc bình quân 1 lao động () 3.1.4. Các chỉ tiêu về mức năng suất lao động Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động. Mức NSLĐ được xác định bằng số lượng ( hay giá trị ) sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí. = Q: kết quả sản xuất, kinh doanh . L’: số lao động hao phí để tạo ra Q : năng suất lao động Q có thể được tính bẳng sản phẩm hiện vật, sản phẩm qui chuẩn và có thể tính bằng tiền tệ ( GO,VA,NVA,DT,DT’). Còn L’ có thể được tính bằng số người, số ngày-người và giờ-người thực tế làm việc để tạo ra Q cho nên cứ ứng với mỗi biểu hiện cụ thể của Q và L’ sẽ xác định được một mức NSLĐ thuận và một mức NSLĐ nghịch _Nếu L’ tính bằng số lao động bình quân trong kỳ ( ), ta có mức năng suất bình quân một lao động () _Nếu L’ tính bằng tổng số ngày-người thực tế làm việc trong kỳ ( NN) ta sẽ có mức NSLD bình quân một ngày người làm việc () _Nếu L’ tính bằng tổng số giờ-người thực tế làm việc trong kỳ ( GN) ta sẽ có mức NSLĐ bình quân một giờ-người làm việc ( ) Mức năng suất bình quân 1 lao động của một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất, kinh doanh . Mức NSLĐ bình quân của tổng thể ( ký hiệu ) được xác định theo công thức = Do Q= cho nên = Hay : = Trong đó : : Mức NSLĐ của từng bộ phận trong tổng thể - kết cấu ( hay tỷ trọng) lao động của từng bộ phận trong tổng số lao động của tổng thể . 3.2.Nhóm II : Các chỉ tiêu phản ánh tiền lương 3.2.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lương của lao động trong doanh nghiệp a.Tổng quỹ lương Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động theo kết quả lao động của họ dưới các hình thức, các chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp lương hiện hành . Tổng mức tiền lương là một yếu tố quan trọng của giá thành, muốn tính giá thành một cách chính xác thì phải tính đúng tổng mức tiền lương. Dựa vào các tiêu thức mà phân loại quĩ lương thành: quĩ lương trả theo sản phẩm và quĩ lương trả theo thời gian; quĩ lưong của lao động làm công ăn lương và quĩ lương của công nhân sản xuất; tổng quĩ lương giờ, tổng quĩ lương ngày và tổng quĩ lương tháng . Cơ cấu của quỹ tiền lương bao gồm lương chính ( lương cơ bản) và lương phụ . Lương chính vài gồm lương trực tiếp và phụ cấp lương. Lương trực tiếp Phụ cấp lương Lương chính ( lương cơ bản ) Lương phụ Quỹ tiền lương Trong đó ; _Lương trực tiếp là khoản tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo chức vụ, theo sản phẩm , theo mức khoán và theo thời gian _Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ, trach nhiệm, thâm niên, tiền thưởng năng suất, phụ cấp khu vực... _Lương phụ là khoản tiền nhận được từ công tác phí, nhuận bút, nghỉ phép,... Mối quan hệ giữa các loại quỹ tiền lương giờ, ngày, tháng ( quý, năm ) được mô tả bằng sơ đồ sau : Quỹ tiền lương trực tiếp Phụ cấp lương giờ Quỹ tiền lương giờ Phụ cấp lương ngày Quỹ tiền lương ngày Phụ cấp lương tháng ( quý, năm) Quỹ tiền lương tháng( quý, năm ) b.Hệ số phụ cấp lương Hệ số phụ cấp lương là quan hệ tỷ lệ giữa các loại quỹ lương ( hoặc giữa các mức lương bình quân theo thời gian với nhau ) Hệ số phụ cấp lương cho phép nghiên cứu sự bình đẳng. Quỹ tiền lương giờ ( F) Hệ số phụ cấp lương giờ (H) = Quỹ tiền lương trực tiếp Quỹ tiền lương ngày ( F) Hệ số phụ cấp lương ngày ( H)= Quỹ tiền lương giờ Quỹ tiền lương tháng ( quý, năm ) ( F) Hệ số phụ cấp lương tháng = (quý, năm ) ( H) Quỹ tiền lương ngày c.Các chỉ tiêu tiền lương bình quân của doanh nghiệp Tiền lương bình quân của lao động phản ánh mức tiền công nhận được tính trên một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất, kinh doanh . Công thức tổng quát tính tiền lương bình quân: : Tiền lương bình quân F’ : Tổng quỹ lương L’ : Số lượng lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh _Tiền lương bình quân giờ () = F: Tổng quỹ lương giờ GN : Tổng số giờ-người thực tế làm việc _Tiền lương bình quân ngày ( ) = F: Tổng qũy lương ngày NN :Tổng số ngày-người thực tế làm việc _Tiền lương bình quân tháng( hay quý, năm ) ( ) F: Tổng quỹ lương tháng ( hay quý, năm ) : Số lao động có bình quân Trường hợp một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất, kinh doanh , mức tiền lương bình quân một công nhân sản xuất của tổng thể ( ký hiệu ) được xác định bởi công thức : ; Do F = cho nên Hay : Trong đó : -Tiền lương bình quân 1 lao động của từng bộ phận k=-kết cấu lao động của từng bộ phận trong tổng số lao động của tổng thể . 3.2.2 Đánh giá chung tình hình biến động quy mô và cơ cấu thu nhập trong doanh nghiệp, thông qua tính và so sánh các chỉ tiêu : _Tổng thu nhập lần đầu của người lao động ( V) _Tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp ( M) _Giá trị gia tăng thuần ( NVA) _Tỷ trọng thu nhập lần đầu của lao động trong trong tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp ( V/M) _Tỷ trọng thu nhập lần đầu của người lao động trong giá trị gia tăng thuần ( V/NVA) II.Các phương pháp thống kê phân tích lao động và tiền lương. 1.Phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau . Phân tổ thống kê giúp hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra; giúp ta phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ khác nhau, trong đó các đơn vị khác tổ thì khác nhau về tính chất theo tiêu thức dùng làm căn cứ phân tổ. Thông qua tài liệu đã được phân tổ có thể nhận xét khái quát đặc trưng cơ bản của hiện tượng. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê . Phân tổ cũng là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê , đồng thời là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích thống kê khác. Bởi vì , chỉ sau khi đã phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khác tính ra mới có ý nghĩa. Lao động và tiền lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính , tuổi tác , bậc thợ, trình độ, năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.... do vậy khi phân tổ lao động và tiền lương theo các tiêu thức trên có thể phát hiện các nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của chúng. Khi phân tổ lao động và tiền lương theo các tiêu thức như theo khoản mục cho phép nhìn nhận lao động và tiền lương trên các góc độ khác nhau từ đó có những đánh giá khái quát về đặc trưng cơ bản của chúng . 2.Phương pháp chỉ số Chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu Phương pháp chỉ số dùng để phân tích mối liên hệ phụ thuộc, xác định mức độ biến động trong không gian và thời gian , mức độ hoàn thành kế hoạch và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố . Trong thống kê chỉ số có tác dụng : -Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian gọi là chỉ số phát triển -Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian gọi là chỉ số không gian -Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch . -Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng. Phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứu sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu tổng hợp như : tổng quỹ lương, tổng thu nhập,...; nghiên cứu tình hình hoàn thành kế hoạch của số lượng lao động , nghiên cứu biến động thời gian lao động , năng suất lao động, phân tích biến động của mức lương bình quân , các quỹ lương . 3.Phương pháp dãy số thời gian Phương pháp dãy số thời gian là phương pháp tìm quy luật trong thời gian .Phương pháp này cho phép tìm quy luật về xu thế, quy luật thời vụ, xác định mức độ biến động và dự báo thống kê ngắn hạn. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng 1 dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số thời gian, tức là phải đồng nhất về nội dụng, phương pháp tính về không gian và thời gian, đơn vị tính . Dùng phương pháp dãy số thời gian để dự báo ngắn hạn quy mô và cơ cấu lao động , phân tích biến động về quy mô và cơ cấu thời gian lao động. Đặc điểm của việc vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu quy mô thời gian lao động là ở chỗ đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ. Việc vận dụng phương pháp này cho phép nêu tính quy luật biến động của cơ cấu thời gian lao động, mức độ biến động thời gian lao động, dự báo ngắn hạn quy mô thời gian lao động. Do đặc điểm của chỉ tiêu này, nên có thể áp dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian để biểu hiện tính quy luật biến động của nó. Đặc điểm của việc vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu cơ cấu thời gian lao động là ở chỗ đây là chỉ tiêu tương đối . Việc vận dụng phương pháp này cho phép nêu tính quy luật biến động của cơ cấu thời gian lao động, mức độ biến động của cơ cấu thời gian lao động, dự báo ngắn hạn cơ cấu thời gian lao động. Dãy số thời gian cho phép biểu hiện tính quy luật biến động của năng suất lao động , xác định mức độ biến động của năng suất lao động . Vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu mức lương và mức lương bình quân là ở chỗ, đây là chỉ tiêu thời kỳ. Việc vận dụng cho phép nêu tính quy luật biến động của mức lương, mức độ biến động của mức lương, dự báo ngắn hạn mức lương và mức lương bình quân . Chương III-Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 I.Khái quát chung về Nhà máy thuốc lá Thăng Long 1.Quá trình hình thành và phát triển Thời kỳ 1955-1957 được coi là thời kỳ khôi phục kinh tế . Cuộc sống của nhân dân có biết bao nhu cầu trong đó , nhu cầu về thuốc lá là nhu cầu khá thiết yếu, thường ngày .Song trên thực tế , việc trồng và sản xuất thuốc lá ở miền Bắc chủ yếu được hình thành một cách tự phát, tồn tại trong thể khép kín, hạn hẹp, không đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng của nhân dân . Mộ số hãng thuốc lá tư nhân lại nắm quyền độc quyền sản xuất, kinh doanh tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho đời sống của nhân dân . Thực tiễn đặt vấn đề, Nhà nước cần phải nhanh chóng quản lý việc sản xuất thuốc lá . Vấn đề xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc lá có quy mô đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Ngày 18 tháng 6 năm 1956, Cục Công nghiệp nhẹ thuộc Bộ Công nghiệp đã quyết định thàng lập ban chuẩn bị sản xuất thuốc lá . Ngay 4-7-1956, Cục Công nghiệp nhẹ đề nghị Bộ công nghiệp xin được khắc con dấu cho một số nhà máy, xí nghiệp trong đó có nhà máy thuốc lá Hà Nội . Những viên gạch đầu tiên để khai thông cho một nhà máy thuốc lá đầu tiên đã được đặt xong nhưng còn nhiều khó khăn . Lực lượng sản xuất lúc này mới dừng ở con số 80 người , phần lớn là cán bộ , bộ đội chuyển ngành, lần đầu tiên làm quen với thuốc lá . Ngày 20-11-1956, Cục công nghiệp nhẹ chính thức nhận địa điểm mới ở Hà Đông và bàn giao cho ban chuận bị sản xuất thuốc lá . Ngày 1-12-1956, Cục công nghiệp nhẹ chính thức ra quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất gồm các đồng chí Nguyễn Văn Ưởng, Phan Văn Điểm, Ưu Văn Bách . Trên thực chất, Ban chỉ đạo sản xuất được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành như một ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về tình hình nhà máy Ngày 6-1-1957 đã trở thành ngày lịch sử của nhà máy . Những bao thuốc lá đầu tiên mang nhãn hiệu Thăng Long đã xuất hiện trong niềm vui và sự xúc động vô bờ bến của những người chứng kiến . Quá trình phát triển : *Những bước đi đầu tiên ( 1956-1959) Trong giai đoạn này, nhà máy gặp nhiều khó khăn chưa có trụ sở ổn định phải di chuyển liên tục, thiếu cán bộ công nhân viên, thiết bị máy móc còn thô sơ, lạc hậu .Nhưng vốn truyền thống lao động cần cù, anh dũng của dân tộc Việt Nam trong những bước đi chập chững đầu tiên, nhà máy thuốc lá Thăng Long đã sớm khẳng định được tiềm năng và sức sống của mình . Trong 3 năm liền nhà máy đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại thuốc lá mới , thu hút khách hàng và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa và bước đầu xâm nhập thị trường nước ngoài . Tháng 7-1957, 555 kiện thuốc lá Thăng Long, Hà Nội, Bông lúa đã theo đường liên vận Hà Nôi-Bắc Kinh-Matxcova ra mắt bạn bè Xô Viết. Sau đó nhà máy chính thức xuất khẩu sang Liên Xô 4 triệu bao thuốc và mở rộng sang thị trường Mông Cổ, Tiệp Khắc, Triều Tiên *Giai đoạn 2 (1969-1986) Đại hội III đảng Lao động Việt Nam ngày 5-12/9/1960 đã chỉ ra về mặt kinh tế thì miền Bắc phải thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Để thực hiện đúng chủ trương đường lối Đảng Nhà máy tiếp tục phát triển, đầu tư vào chiều sâu. Đây có thể nói là giai đoạn nhảy vọt nhất về chất, vượt qua mọi thử thách lớn lao của Nhà máy, dây chuyền sản xuất đã được cơ khí hoá 100% và dần bổ sung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo thực sự có trình độ năng lực quản lý, kết quả sản xuất kinh doanh khả quan hơn hẳn so với giai đoạn trước, có nhiều sáng kiến được đưa vào sử dụng, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên được nâng cao lên đáng kể . *Giai đoạn 3( 1986-nay) Cả nước bước vào thời kỳ đổi mới , nhà nước tiến hàng đồng bộ các biện pháp thúc đẩy sản xuất, dần làm quen với kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Nhà máy bước vào giai đoạn mới hết sức khó khăn tưởng chừng khó vựơt qua nổi, sản lượng sản phẩm giảm từ 225 triệu bao năm 1986 xuống 183,5 triêu bao năm 1987 và đến năm 1988 chỉ còn 126 triệu bao kém chất lượng... Với truyền thống và kinh nghiệm quý báu của mình , Nhà máy đã nỗ lực khẳng định sức sống vào những bước tiến vứng vàng của mình . Sự nỗ lực vượt bậc đã đưa Nhà máy thuốc lá Thăng Long trở thành một trong những cơ sở sản xuất năng động và hiệu quả trong cơ chế thị trường.Hiện nay thị trường của Nhà máy đã được mở rộng ra nhiều tỉnh trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài với khoảng 15 loại nhãn mác khác nhau .Hàng năm nhà máy tiêu thụ khoảng trên 200 triệu bao thuốc lá với doanh thu đạt hơn 600 tỷ đồng , đóng góp rất nhiều cho ngân sách Nhà nước. Nhà máy đã hoàn tất hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 .Do đạt được nhiều thành tích xuất sắc nên bốn mươi bảy năm qua Nhà máy đã được Nhà nước khen thưởng như sau : - 01 Huân chương lao động Hạng Nhất - 08 Huân chương lao động Hạng Hai và Hạng Ba - 01 Huân chương chiến công Hạng Ba - Đảng bộ đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch, vững mạnh 10 năm liên tục ( 1991-2000) - Công đoàn nhà máy được tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba Với những thành tựu đã đạt được , Nhà máy thuốc lá Thăng Long đang hướng tới tương lai của thế kỷ mới . Sẽ có những bước tiến vượt bậc, đạt nhiều thành quả cao hơn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Trong thời kỳ tới , Nhà máy thuốc lá Thăng Long sẽ đổi mới công tác quản lý , tiếp tục đầu tư thiết bị , thay thế toàn bộ máy móc cũ , lạc hậu ; hiện đại hoá dây chuyền sản xuất , thay đổi cơ cấu sản phẩm ,tìm hướng xuất khẩu nguyên liệu và và thuốc lá điếu ra thị trường thế giới . Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để hội nhập vào khu vực (AFTA). 2.Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy thuốc lá Thăng Long 2.1.Chức năng Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, chức năng tham mưu, cố vấn cho tổng công ty thuốc lá về công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, nguyên liệu thuốc lá. Sản xuất và cung ứng ra thị trường trong nước sản phẩm thuốc lá điếu các loại. Nhằm sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước cấp. Liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài sản xuất thuốc lá có chất lượng cao nhằm thay thế thuốc lá nhập khẩu. Trực tiếp kinh doanh bán buôn bán lẻ, giao đại lý mở rộng thị phần . 2.2.Nhiệm vụ -Lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý tháng, hàng năm . -Đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ thuế, đảm bảo cuộc sống của công nhân viên trong Nhà máy. -Xây dựng kế hoạc định mức tiêu chuẩn nguyên liệu, vật tư, lao động tiến độ giao nộp sản phẩm và phân tích các hoạt động kinh tế theo định kỳ. -Xây dựng các chiến lược, các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển các kế hoạch và mục tiêu chiến lược của nhà máy hiện tại và tương lai . -Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, cải tiến công nghệ kĩ thuật, áp dụng công nghệ tiến bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng . -Bảo vệ nhà máy, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật 3.Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Quy định quy chế tổ chức_ Hoạt động của các phòng ban trực thuộc nhà máy thuốc lá Thăng Long ( kèm theo quyết định số 311 TL/TCBV ngày 18 tháng 7 năm 1997 ) +Giám đốc Nhà máy không có hội đồng quản trị, giám đốc là người có quyền cao nhất điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy , thông qua các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Nhà máy trước cán bộ công nhân viên của Nhà máy. +Phó Giám đốc kỹ thuật Dưới sự chỉ đạo trực tiếp, chuyên phụ trách về kỹ thuật chỉ đạo phòng kỹ thuật cơ điện, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng KCS và chịu trách nhiệm về kỹ thuật trước giám đốc Nhà máy. +Phó Giám đốc kinh doanh Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, chuyên về tiêu thụ sản phẩm và tìm nguyên liệu giúp cho việc đưa ra kế hoạch sản xuất của Nhà máy, chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư, phòng thị trường, phòng tiêu thụ, hành chính +Phòng hành chính Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về tất cả công việc liên quan đến công tác hành chính trong nhà máy Có nhiệm vụ quản lý về văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý về công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống , y tế. +Phòng tổ chức_bảo vệ Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về công tác lao động, tổ chức và an ninh _ quốc phòng Phòng có nhiệm vụ : giúp việc giám đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy , cán bộ, lao động, tiền lương, quản lý về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0006.doc