Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà trong giai đoạn 2002 – 2007 và dự đoán đến năm 2010

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ 4

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 4

1.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 4

1.1.2. Cơ cấu tổ chức 6

1.1.3. Thực trạng của công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà: 9

1.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 9

1.1.3.2. Tình hình về lao động của công ty 11

1.1.3.3. Tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2007 12

1.1.3.4. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty 13

1.1.4. Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty và nhiệm vụ của cán bộ thống kê trong công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 18

1.1.4.1. Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty 18

1.1.4.2. Yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ thống kê công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 19

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ GIAI ĐOẠN 2002-2007 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010 21

2.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực 24

2.1.1. Phân tích nguồn lực lao động 24

2.1.1.1. Phân tích biến động kết cấu lao động của công ty giai đoạn 2002 - 2007 24

2.1.1.2. Phân tích biến động quy mô lao động trực tiếp sản xuất 28

2.1.2. Phân tích chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty 29

2.1.2.1. Phân tích biến động tổng vốn kinh doanh 29

2.1.2.2. Phân tích cơ cấu tổng vốn 31

2.1.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định (TSCĐ) 34

2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 35

2.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu 35

2.2.1.1. Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu 35

2.2.1.2. Phân tích xu thế biến động doanh thu 38

2.2.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 40

2.2.2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh 46

2.2.2.1. Phân tích tình hình tăng trưởng lợi nhuận 46

2.2.2.2. Phân tích xu thế biến động của lợi nhuận 49

2.2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 51

2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 55

2.3.1. Phân tích năng suất lao dộng 55

2.3.2.Phân tích hiệu quả tổng sử dụng tổng vốn 57

2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 59

2.3.4. Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 60

2.4. Dự đoán kết quả sản xuất của công ty đến năm 2010 62

2.4.1. Dự đoán chỉ tiêu doanh thu 62

2.4.1.1. Phương pháp ngoại suy giản đơn 62

2.4.1.2.Dự đoán dựa vào hàm xu thế: 63

2.4.1.3. Dự đoán dựa vào san bằng mũ 64

2.4.2. Dự đoán cho chỉ tiêu lợi nhuận 66

2.4.2.1. Phương pháp ngoại suy giản đơn 66

2.4.2.2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế 67

2.4.2.3. Dự đoán dựa vào san bằng mũ 68

2.4.2.4. Dự đoán dựa vào mô hình ARIMA 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 70

3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi cổ phần hóa 70

3.2. Một số kiến nghị 71

3.3. Giải pháp : 72

KẾT LUẬN 75

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà trong giai đoạn 2002 – 2007 và dự đoán đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng 75 triệu đồng.Qua đây cho thấy năm 2007 Công ty đầu tư ít hơn vào TSCĐ. 2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 2.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu 2.2.1.1. Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ.Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào doanh số các mặt hàng thực tế đã tiêu thụ trong kỳ, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, và được xác định bằng công thức: Trong đó: + pi : là giá bán đơn vị sản phẩm + qi : là lượng sản phẩm i tiêu thụ được trong kỳ Do là một doanh nghiệp kinh doanh rất nhiều lĩnh vực trong đó bao gồm cả lĩnh vực trực tiếp sản xuất và cả lĩnh vực không trực tiếp tham gia sản xuất cho nên kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện trước hết qua chỉ tiêu doanh thu. Dưới đây là số liệu về tổng doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà trong giai đoạn từ 2002-2007: Bảng 2.9: Số liệu về doanh thu của công ty giai đoạn 2002 - 2007 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 DT (trđ) 204450 205271 103145 142734 115000 160408.9 (Nguồn: Từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty) ( DT: doanh thu ) Vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong việc phân tích biến động của tổng doanh thu của công ty ta được các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.10:Biến động doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Năm DT (trđ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) LH ĐG LH ĐG LH ĐG 2002 204450 - - - - - - 2003 205271 821 821 100.402 100.402 0.4016 0.4016 2004 103145 -102126 -101305 50.2482 50.45 -49.752 -49.55 2005 142734 39589 -61716 138.382 69.8136 38.382 -30.19 2006 115000 -27734 -89450 80.5695 56.2485 -19.431 -43.75 2007 160408.90 45408.9 -44041.10 139.486 78.4587 39.486 -21.54 BQ 155168 -8808.22 95.28 -4.72 Phân tích biến động của tổng doanh thu sẽ được biểu diễn qua đồ thị ta được đò thị sau: Hình 2.3: Đồ thị về tổng doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Nhận xét: Thông qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy tổng doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2002-2007 bình quân đạt được là 155168 triệu đồng. Có thể nói, doanh thu của Công ty không cao. Đặc biệt là từ năm 2004 - 2007, doanh thu của công ty rất thấp.Doanh thu năm 2004 so với năm 2003 giảm 49.75% tương ứng giảm 102126 triệu đồng.Và đây là năm mà doanh thu của công ty giảm mạnh nhất trong 6 năm.Cho thấy năm 2004 với nhiều nguyên nhân khác nhau tình hình làm ăn của công ty kém hiệu quả.và trong khoảng thời gian từ 2002 – 2007 thì năm 2002 và năm 2003 cho doanh thu lớn nhất, đặc biệt là năm 2003 công ty cho doanh thu đạt 205271 triệu đồng. Qua đó ta thấy chỉ sau 1 năm doanh thu của công ty từ cao nhất đến thấp nhất.Nguyên nhân là do trong năm 2003 – 2004 có rất nhiều biến động trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.Nhìn chung trong giai đoạn 2002 – 2007 doanh thu của công ty đã giảm lương tuyệt đối bình quân là 8808.22 triệu đồng với tốc đọ giảm bình quân hàng năm là 4.72%.Theo như phân tích ở trên thì tốc độ tăng bình quân của vón tăng nhưng doanh thu lại giảm.Cho thấy trong giai đoạn này công ty làm ăn kém hiệu quả.Điều này sẽ được phân tích đầy đủ hơn trong phần sau. 2.2.1.2. Phân tích xu thế biến động doanh thu Từ só liệu ở bảng 2.6 và đồ thị ở hình 2.4 cho thấy xu hướng biến động của doanh thu thuần không theo một dạng hàm nào nên ta phải đưa biến năm về thứ tự các năm Bảng 2.11: Số liệu doanh thu theo biến t t 1 2 3 4 5 6 DTi (trđ) 204450 205271 103145 142734 115000 160408.9 Thăm dò bằng đồ thị ta có: Hình 2.4 Dự vào đồ thị ta có thể xây dựng hàm bậc 2 hoặc bậc 3 để biểu diễn xu hướng biến động của doanh thu thuần. Để lựa chọn một dạng hàm biểu diễn chính xác nhất xu hướng biến động của doanh thu thuần ta dựa vào sai số chuẩn SE của mô hình.Mô hình nào có sai số chuẩn bé nhất thì mô hình đó được lựa chọn. Bằng phần mềm SPSS cho ta kết quả như sau Hàm SE Quadrati (Hàm bậc 2) 33188.14364 Cubic (Hàm bậc 3) 38391.46602 (Xem phụ lục 1) Từ kết quả trên cho ta hàm tốt nhất biểu hiện xu hướng biến động của doanh thu thuần là hàm bậc 2 với phương trình: ( Vói doanh thu thuần (DT) tính theo đơn vị triệu đồng) 2.2.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu về kết quả sản xuất.Là một trong 2 chỉ tiêu để tính lợi nhuận của công ty.Vì vậy việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doạnh thu sẽ giúp cho ta hiểu được sâu sắc hơn vì sao doanh thu lại có sự tăng hay giảm và biết được nguyên nhân của sự tăng hay giảm đó.Để từ đó có thể đưa ra các giải pháp để làm tăng doanh thu của công ty.Và sau đây là một số mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty giai đoạn 2002 – 2007. Mô hình 1: Biến động doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố: Vòng quay tổng vốn: (trđ/trđ) Mức trang bị tổng vốn cho lao động: (trđ / ng) Tổng số lao động (Người) Ta có: Hệ thống chỉ số phân tích: - Biến động tương đối: - Mức tăng (giảm) tuyệt đối: Kết quả phân tích như sau: So sánh liên hoàn Biến động tương đối (%) Mức tăng (giảm) tuyệt đối (trđ) 2003 / 2002 100.4 100.16 98.613 101.65 821 333.563 -2883 3370.1 2004 / 2003 50.248 50.025 97.803 102.7 -102126 -103043 -4631 5547.9 2005 / 2004 138.38 128.97 100.93 106.32 39589 32060 1014.5 6514.4 2006 / 2005 80.569 80.569 94.836 105.45 -27734 -27734 -7773 7772.6 2007 / 2006 139.49 139.59 92.942 107.51 45408.9 45496.9 -8727 8638.5 Nhận xét: Kết quả phân tích trên cho thấy doanh thu của Công ty giai đoạn 2002 – 2007 biến động khá phức tạp.Năm 2004 là năm mà doanh thu của Công ty giảm mạnh nhất và năm 2007 là năm doanh thu tăng mạnh nhất.Cụ thể: Năm 2004 doanh thu của công ty giảm 49.752% tức là giảm 102126 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do vòng quay tổng vốn giảm 49.975% làm cho doanh thu giảm 103043 triệu đồng. Do mức trang bị tổng vốn cho lao động giảm 2.197% làm cho doanh thu giảm 4631 triệu đồng. Do tổng số lao động tăng 2.7% làm cho doanh thu tăng 5547.9 triệu đồng. Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm doanh thu trong 2 năm 2003 và 2004 là vòng quay tổng vốn. Năm 2007 doanh thu của Công ty tăng 39.49% so với năm 2006 tức là tăng 45408.9 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do vòng quay tổng vốn tăng 39.59% làm cho doanh thu tăng 45496.9 triệu đồng. Do mức trang bị tổng vốn cho lao động giảm 7.058% làm cho doanh thu giảm 8727triệu đồng. Do tổng số lao động tăng 7.51% làm cho doanh thu tăng 8638.5 triệu đồng. Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự tăng doanh thu trong 2 năm 2006 và 2007 là vòng quay tổng vốn. Qua đây cho thấy trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu như đã nêu trên thì nhân tố vông quay tổng vốn là nhân tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của doanh thu và nó biến động cùng chiều với doanh thu, còn 2 nhân tố còn lại là mức trang bị tổng vốn cho lao động và tổng số lao động thì tùy từng năm có thể cho doanh thu tăng hoặc giảm.Qua đây cho thấy tầm quan trọng của tổng vốn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mô hình 2: Biến động doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố: Vòng quay vốn ngắn hạn: (trđ/trđ) Tỷ trọng vốn ngắn hạn trong tổng vốn: (trđ/trđ) Tổng vốn kinh doanh: (trđ) Ta có: Hệ thống chỉ số phân tích: - Biến động tương đối: : - Mức tăng (giảm) tuyệt đối: Kết quả phân tích như sau: So sánh liên hoàn Biến động tương đối (%) Mức tăng (giảm) tuyệt đối (trđ) 2003 / 2002 100.4 99.765 100.4 100.24 821 -483.41 816.97 487.44 2004 / 2003 50.248 49.567 100.92 100.45 -102126 -104946 1902.9 916.68 2005 / 2004 138.38 130.5 98.822 107.3 39589 33363.4 -1303 7529 2006 / 2005 80.569 88.147 91.404 100 -27734 -15464 -12270 0 2007 / 2006 139.49 133.42 104.63 99.923 45408.9 40177.2 5319.7 -88.05 Nhận xét : Kết quả phân tích trên cho thấy doanh thu của Công ty giai đoạn 2002 – 2007 biến động khá phức tạp.Năm 2004 là năm mà doanh thu của Công ty giảm mạnh nhất và năm 2007 là năm doanh thu tăng mạnh nhất.Cụ thể: Năm 2004 doanh thu của công ty giảm 49.752% tức là giảm 102126 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do vòng quay vốn ngắn hạn giảm 50.344% làm cho doanh thu giảm 104946 triệu đồng. Do tỷ trọng vốn ngắn hạn trên tổng vốn tăng 0.92% làm cho doanh thu tăng 1902.9 triệu đồng. Do tổng vốn tăng 0.45% làm cho doanh thu tăng 916.68 triệu đồng. Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm doanh thu trong 2 năm 2003 và 2004 là vòng quay vốn ngắn hạn. Năm 2007 doanh thu của Công ty tăng 39.49% so với năm 2006 tức là tăng 45408.9 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do vòng quay vốn ngắn hạn tăng 33.42% làm cho doanh thu tăng 40177.2 triệu đồng. Do tỷ trọng vốn ngắn hạn trên tổng vốn tăng 4.63% làm cho doanh thu tăng 5319.7 triệu đồng. Do tổng vốn giảm 0.077% làm cho doanh thu giảm 88.05 triệu đồng. Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự tăng doanh thu trong 2 năm 2006 và 2007 là vòng quay tổng vốn. Qua đây cho thấy trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu như đã nêu trên thì nhân tố vông quay tổng vốn là nhân tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của doanh thu và nó biến động cùng chiều với doanh thu, còn 2 nhân tố còn lại là tỷ trọng vốn ngắn hạn trên tổng vốn và tổng vốn thì tùy từng năm có làm cho doanh thu tăng hoặc giảm thất thường.Qua đây cho thấy tầm quan trọng của vốn ngắn hạn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong mỗi một doanh nghiệp lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.. Với một đội ngũ lao động có trình độ và kinh nghiệm, việc tìm kiếm thị trường, đối tác, nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ được tiến hành thuận lợi hơn nhiều. Sau đâylà mô hình phân tích ảnh hưởng của yếu tố năng suất lao động và số lao động hiện có đến tổng doanh thu của công ty bằng phương pháp chỉ số: Mô hình 3: Biến động doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố: - Năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu: (trđ/ng) - Tổng số lao động của công ty: (người) Ta có: Hệ thống chỉ số phân tích: - Biến động tương đối: - Mức tăng (giảm) tuyệt đối: Kết quả phân tích như sau: So sánh liên hoàn Biến động tương đối (%) Mức tăng (giảm) tuyệt đối (trđ) 2003 / 2002 100.4 98.773 101.65 821 -2549.05 3370.05 2004 / 2003 50.248 48.926 102.7 -102126 -107674 5547.86 2005 / 2004 138.38 130.16 106.32 39589 33074.6 6514.42 2006 / 2005 80.569 76.409 105.45 -27734 -35506.6 7772.64 2007 / 2006 139.49 129.74 107.51 45408.9 36770.4 8638.5 Nhận xét: Kết quả phân tích trên cho thấy doanh thu của Công ty giai đoạn 2002 – 2007 biến động khá phức tạp.Năm 2004 là năm mà doanh thu của Công ty giảm mạnh nhất và năm 2007 là năm doanh thu tăng mạnh nhất.Cụ thể: Năm 2004 doanh thu của công ty giảm 49.752% tức là giảm 102126 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu giảm 51.074% làm cho doanh thu giảm 107674 triệu đồng. Do tổng số lao động tăng 2.7% làm cho doanh thu tăng 5547.86triệu đồng. Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm doanh thu trong 2 năm 2003 và 2004 là. năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu Năm 2007 doanh thu của Công ty tăng 39.49% so với năm 2006 tức là tăng 45408.9 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu tăng 29.74% làm cho doanh thu tăng 36770.4 triệu đồng. Do tổng số lao động tăng 7.51% làm cho doanh thu tăng 8638.5 triệu đồng. Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm doanh thu trong 2 năm 2006 và 2007 là. năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu. Qua đây cho thấy trong 2 nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu là: năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu và tổng số lao động thì nhân tố năng suất bình quân 1 lao động theo doanh thu là nhân tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của doanh thu.Vì vậy viêc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2.2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh 2.2.2.1. Phân tích tình hình tăng trưởng lợi nhuận Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện giá trị thặng dư do lao động trong doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sỏ để xác định lãi, lỗ của doanh nghiệp. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng công thức: Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh Đối với mỗi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh là đạt được lợi nhuận cao. Trong doanh nghiệp như công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà mục tiêu này lại càng có ý nghĩa sống còn với sự tồn tại của công ty. Vì thế các công ty luôn tìm hướng phấn đấu nâng cao lợi nhuận dể tiếp tục duy trì sự tồn tại và phát triển của Công ty. Dưới đây là bảng phân tích lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà trong giai đoạn từ 2002-2007: Bảng 2.12: Số liệu về lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà trong giai đoạn từ 2002-2007 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 M (trđ) 102 106 209 21 165.6 450 (Nguồn: Lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty) Vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong việc phân tích biến động của lợi nhuận của công ty ta được các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng sau Bảng 2.13: Biến động lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Năm M (trđ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) LH ĐG LH ĐG LH ĐG 2002 102 - - - - - - 2003 106 4 4 103.92 103.92 3.9216 3.9216 2004 209 103 107 197.17 204.9 97.17 104.9 2005 21 -188 -81 10.048 20.588 -89.95 -79.41 2006 165.6 144.6 63.6 788.57 162.35 688.57 62.353 2007 450 284.4 348 271.74 441.18 171.74 341.18 BQ 175.6 69.6 134.56 34.56 (Vói M: Lợi nhuận ) Bằng đồ thị có thể thấy khái quát biến động của lợi nhuận trong giai đoạn 2002 – 2007: Hình 2.5: Đồ thị về lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Nhận xét: Từ đồ thị và bảng ta thấy lợi nhuận sau thuế bình quân của công ty trong giai đoạn 2002 - 2007 là 175.6 triệu đồng với lương tăng (giảm) tuyệt đối bình quân là 69.6 triệu đồng với tốc độ tăng hàng năm là 34.56%. Tuy nhiên có thể thấy lợi nhuận của công ty trong những năm vừa qua rất thấp và biến động rất lớn:Đặc biệt là năm 2005 khi lợi nhuận của công ty chỉ có 21 triệu đồng giảm 79.46% so với năm 2004 tức là giảm 188 triệu đồng.Năm 2005 là năm mà công ty gặp rất nhiều khó khăn.Trong giai đoạn năm 2002 – 2007 thì năm 2007 là năm có lợi nhuận cao nhất là 450 triệu đồng tăng 171.74% tức là tăng 284.4 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2005 lợi nhuận giảm mạnh là do một số nguyên nhân cơ bản sau: Năm 2005, giá nông sản trên thị trường thế giới có nhiều biến động nên doanh thu thu được từ xuất khẩu nông sản giảm mạnh. Một số hợp đồng thu mua nông sản của công ty thua lỗ trầm trọng; hơn nữa, một số mặt hàng công ty sản xuất như sữa đậu nành, bia không những không mang lại lợi nhuận cho công ty mà còn khiến cho công ty phải bù lỗ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh trong năm 2005. Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, thiếu hợp lý. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ, công nhân viên còn mang nặng tư tưởng của chế độ tập trung bao cấp trước kia nên hầu hết các đơn vị trực thuộc của công ty đều thua lỗ, lợi nhuận nộp cho công ty giảm mạnh. Năm 2006, lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể, từ 21 triệu đồng lên 165,6 triệu đồng. Nguyên nhân là do: công ty xác định đây là năm bản lề cho cổ phần hoá nên cần phải phấn đấu đạt được một kết quả kinh doanh cao để chuẩn bị tốt cho cổ phần; công ty đã có những thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức, đồng thời giảm sản lượng các mặt hàng thua lỗ trong năm 2005 như bia, sữa đậu nànhNhờ có những cố gắng vượt bậc của ban giám đốc, cán bộ công nhân viên, công ty đã cơ bản đạt được kế hoạch năm 2006 và chuẩn bị tốt cho các phương án cổ phần hoá. Năm 2007, năm đầu tiên cổ phần hoá, nhìn chung công ty đã đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra. Trong kinh doanh lương thực, công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch xuất khẩu gạo. Trong kinh doanh lương thực nội địa đã chủ động về thị trường ở miền Nam. Trong quý 3 và 4 đã chủ động khai thác và bước đầu nhập khẩu mặt hàng bã đậu nành ở phía nam, đánh giá ban đầu là có hiệu quả. Về kinh doanh nông sản, năm 2007 do dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng ở gia súc đã tác động đến thị trường làm cho giá cả bất ổn định. Tuy đạt và vượt mức kế hoạch về lượng nhưng cần phải khắc phục các yếu điểm, tránh rủi ro bằng cách lấy đầu ra để xác định phương án kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế. 2.2.2.2. Phân tích xu thế biến động của lợi nhuận Từ só liệu ở bảng 2.12 và đồ thị ở hình 2.4 cho thấy xu hướng biến động của doanh thu thuần không theo một dạng hàm nào nên ta phải đưa biến năm về thứ tự các năm Bảng 2.14: Số liệu lợi nhuận sau thuế theo biến t Năm (t) 1 2 3 4 5 6 M (trđ) 102 106 209 21 165.6 450 Thăm dò bằng đồ thị ta có: Hình 2.6 Dự vào đồ thị ta có thể xây dựng hàm bậc 1, bậc 2 hoặc bậc 3 để biểu diễn xu hướng biến động của lợi nhuận sau thuế. Để lựa chọn một dạng hàm biểu diễn chính xác nhất xu hương biến động của doanh thu thuần ta dựa vào sai số chuẩn SE của mô hình.Mô hình nào có sai số chuẩn bé nhất thì mô hình đó được lựa chọn. Bằng phần mềm SPSS cho ta kết quả như sau Dạng hàm SE Linear ( hàm bậc 1) 130.26697 Quadrati (Hàm bậc 2) 113.472202 Cubic (Hàm bậc 3) 85.66836 (Xem phụ lục 2) Từ kết quả trên cho ta hàm tốt nhất biểu hiện xu hướng biến động của lợi nhuận sau thuế là hàm bậc 3 với phương trình: (Với M là lợi nhuận tính theo đơn vị triệu đồng) 2.2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Cũng giống như chỉ tiêu doanh thu thì chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất.Vì vậy cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận.Dưới đây là một số mô hình nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2007 của công ty,. Mô hình 1: Biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu (trđ / trđ) Vòng quay tổng vốn (trđ / trđ) Mức trang bị tổng vốn cho lao động: (trđ / trđ) Tổng số lao động (Người) Ta có: Hệ thống chỉ số phân tích: - Biến động tương đối: - Mức tăng (giảm) tuyệt đối: Kết quả phân tích như sau: So sánh liên hoàn Biến động tương đối (%) Mức tăng (giảm) tuyệt đối (trđ) 2003 / 2002 103.92 103.51 100.16 98.61 101.65 4 3.5904 0.166 -1.438 1.6813 2004 / 2003 197.17 392.39 50.025 97.8 102.7 103 155.737 -53.21 -2.392 2.8649 2005 / 2004 10.048 7.261 128.97 100.9 106.32 -188 -268.21 64.962 2.0557 13.2 2006 / 2005 788.57 978.75 80.569 94.84 105.45 144.6 148.68 -4.080 -1.144 1.1436 2007 / 2006 271.74 194.81 139.59 92.94 107.51 284.4 219.011 65.515 -12.57 12.439 Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2002 – 2007 biến động rất phức tạp,.tăng mạnh nhất vào năm 2007 và giảm mạnh nhất vào năm 2005.Cụ thể: Lợi nhuận của Công ty năm 2005 so với năm 2004 giảm 89.952% hay giảm 188 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu giảm 92.739% làm cho lợi nhuận giảm 268.21 triệu đồng. Do vòng quay tổng vốn tăng 28.79% làm cho lợi nhuận tăng 64.962 triệu đồng. Do mức trang bị tổng vốn cho 1 lao động giảm 7.06% làm cho lợi nhuận giảm 12.57 triệu đồng. Do tỏng số lao động tăng 6.32% làm cho lợi nhuận tăng 13.2 triệu đồng Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm của lợi nhuận là do tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu. Lợi nhuận của Công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 171.74% hay tăng 284.4 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu tăng 94.81% làm cho lợi nhuận 219.011triệu đồng. Do vòng quay tổng vốn tăng 39.59% làm cho lợi nhuận tăng 65.515 triệu đồng. Do mức trang bị tổng vốn cho 1 lao động tăng 0.9% làm cho lợi nhuận tăng 2.0557 triệu đồng. Do tỏng số lao động tăng 7.51% làm cho lợi nhuận tăng 12.439 triệu đồng Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm của lợi nhuận là do tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu. Qua đây cho thấy trong 4 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như đã phân tích ở trên thì nhân tố tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của lợi nhuận. Mô hình 2: Biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu ` (trđ / trđ) Năng suất lao động tính theo doanh thu (trđ / ng) Tổng số lao động (Người) Ta có: - Biến động tương đối: - Mức tăng (giảm) tuyệt đối: Kết quả phân tích như sau: So sánh liên hoàn Biến động tương đối (%) Mức tăng (giảm) tuyệt đối 2003 / 2002 103.92 103.51 98.773 101.65 4 3.5904 -1.272 1.68132 2004 / 2003 197.17 392.39 48.926 102.7 103 155.737 -55.6 2.86486 2005 / 2004 10.048 7.261 130.16 106.32 -188 -268.22 67.018 13.2 2006 / 2005 788.57 978.75 76.409 105.45 144.6 148.68 -5.224 1.14356 2007 / 2006 271.74 194.81 129.74 107.51 284.4 219.011 52.949 12.4394 Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2002 – 2007 biến động rất phức tạp.tăng mạnh nhất vào năm 2007 và giảm mạnh nhất vào năm 2005.Cụ thể: Lợi nhuận của Công ty năm 2005 so với năm 2004 giảm 89.952% hay giảm 188 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu giảm 92.739% làm cho lợi nhuận giảm 268.21 triệu đồng. Do năng suất lao động tính theo doanh thu tăng 30.16% làm cho lợi nhuận tăng 67.018 triệu đồng. Do tổng số lao động tăng 6.32% làm cho lợi nhuận tăng 13.2triệu đồng. Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm của lợi nhuận là do tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu. Lợi nhuận của Công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 171.74% hay tăng 284.4 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố: Do tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu tăng 94.81% làm cho lợi nhuận 219.011triệu đồng. Do năng suất lao động tính theo doanh thu tăng 29.74% làm cho lợi nhuận tăng 52.949triệu đồng. Do tổng số lao động tăng 7.51% làm cho lợi nhuận tăng 12.4394triệu đồng. Vậy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự giảm của lợi nhuận là do tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu. Qua đây cho thấy trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như đã phân tích ở trên thì nhân tố tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của lợi nhuận. Qua các mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, chúng ta thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hầu hết các nhân tố ảnh hưởng được xem xét đều có tác động tốt đến sản xuất kinh doanh có nghĩa là hầu hết các nhân tố đều tác động làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên cũng có nhân tố ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty như nhân tố mức trang bị tài sản cố định cho lao động trực tiếp sản xuất. Nhưng nhìn chung, Công ty đạt được sự tăng trưởng như vậy mới chỉ nhờ vào việc phát triển theo chiều rộng là chủ yếu. Việc phát triển theo chiều sâu của Công ty chưa có tác động lớn làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty như năng suất lao động bình quân chung tăng lên, hiệu năng của tài sản cố định cũng chưa cao. Tóm lại, Công ty đã tận dụng các nguồn lực, sử dụng tương đối có hiệu quả các trang thiết bị hiện có của Công ty để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh khá cao. Tuy có gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết đầu vào, đầu ra cho sản xuất kinh doanh nhưng Công ty đã vượt qua được những khó khăn và giữ cho mức tăng trưởng về kết quả sản xuất kinh doanh ổn định. Để trong những năm tới Công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao và ổn định thì đòi hỏi Công ty phải có chính sách đầu tư đúng đắn để nâng cao trình độ của lực lượng lao động, nâng cao năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, tài sản hiện có của Công ty. 2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.3.1. Phân tích năng suất lao dộng Sau khi đã có những phân tích đầy đủ về nguồn lực và kết quả kinh doanh, cần có những phân tích về hiệu quả sản xuất kinh doanh đó nghĩa là ta cần phân tích việc sử dụng nguồn lực thế nào.Dưới đây là bảng số liệu và phân t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2133.doc
Tài liệu liên quan