MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 3
1. Nội dung của Phép biện chứng duy vật: 3
1.1- Lịch sử phép biện chứng và phép biện chứng duy vật khoa học? 3
1.2- Phép biện chứng duy vật có cơ sở khoa học và nguồn gốc lịch sử nào? 4
1.3- Xét theo cấu trúc nội dung cơ bản, phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý, quy luật cơ bản nào? 4
2. Ý nghĩa nghiên cứu của Phép biện chứng duy vật: 5
3. Phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu và quản lý kinh tế: 8
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ TRUNG TÂM KINH TẾ CỦA HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÁC TỈNH TRONG VÙNG ĐBSH 9
1. Vị trí của Hà Nội trong vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH): 9
2- Những đóng góp về kinh tế của Hà Nội với các tỉnh vùng ĐBSH 9
2.1- Phát triển các KCN và đô thị hoá: 10
2.2- Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng: 10
2.3- Thương mại: 11
2.4- Dịch vụ, du lịch: 11
2.5- Ngành Nông nghiệp: 11
2.6- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: 11
3- Những hạn chế trong vào trò trung tâm kinh tế của Hà Nội trong vùng ĐBSH 12
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ TRUNG TÂM KINH TẾ CỦA HÀ NỘI 19
1. Giải pháp mới có tính chất đột phá 19
2- Giải pháp phát triển ngành và lĩnh vực chủ đạo 20
2.1. Đối với công nghiệp: 20
2.2. Đối với dịch vụ 21
2.3. Đối với nông, lâm, thuỷ sản 22
2.4. Đối với kết cấu hạ tầng có ý nghĩa then chốt 23
3- Phát triển hệ thống đô thị, khu kinh tế tổng hợp và khu công nghiệp tập trung 24
3.1- Phát triển hệ thống đô thị 24
3.2- Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao 25
3- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. 25
4- Cải tiến cơ chế, chính sách, thu hút thêm nguồn vốn. 25
5 - Xây dựng không gian kinh tế thống nhất 26
6- Hiện đại hoá mạng kết cấu hạ tầng. 27
6.1 -Về giao thông vận tải 27
6.2 -Về bưu chính viễn thông 29
6.3 - Về cấp, thoát nước 29
6.4 -Về hệ thống mạng lưới điện 29
7- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước 30
8- Đầu tư phát triển thủ đô Hà Nội tạo động lực phát triển toàn vùng: 30
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
37 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt đầu phát triển, thúc đẩy sự phát triển chung. Tốc độ tăng giá trị các ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt khoảng 8,5%. Thương mại phát triển mạnh, cả ở thành thị và nông thôn. Du lịch phát triển ngày một đa dạng và có chất lượng.
2.5- Ngành Nông nghiệp:
Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả nông, lâm nghiệp, thủy sản) có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trước, đã và đang chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá hướng về xuất khẩu. Đã xuất hiện một số sản phẩm có chất lượng tương đối tốt, rõ nhất là gạo chất lượng cao, lợn sữa xuất khẩu. Kinh tế thuỷ sản phát triển, xuất hiện một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả. Nổi bật là mô hình nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm nước lợ, nuôi ngọc trai và nuôi hải sản.
2.6- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Tại vùng ĐBSH, bước đầu trong một số lĩnh vực đã hình thành được đội ngũ doanh nhân và lao động kỹ thuật có năng lực tiếp cận trình độ quốc tế trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài như: điện tử, đồ điện dân dụng, công nghệ phần mềm, sản xuất vật liệu, lắp ráp ô tô, xe máy; may mặc, giày dép, nước giải khát. Vùng có khoảng 30 vạn doanh nghiệp công nghiệp (ước khoảng gần 90 vạn các nhà doanh nghiệp), chiếm 39,4% số doanh nghiệp công nghiệp cả nước và hơn 5 nghìn doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ thương mại, du lịch (ước khoảng gần 15-20 nghìn các nhà doanh nghiệp), chiếm 21% số doanh nghiệp thương mại du lịch cả nước.
3- Những hạn chế trong vào trò trung tâm kinh tế của Hà Nội trong vùng ĐBSH
Tuy nhiên, Hà Nội còn nhiều yếu kém: Kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của Thủ đô. Vai trò trung tâm kinh tế của cả nước chưa nổi bật, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh thấp. Công tác quản lý đô thị còn bất cập. Chất lượng hạ tầng kĩ thuật đô thị thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng ùn tắc giao thông, đất công bị lấn chiếm, ô nhiễm môi trường, chưa đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng dân số cơ học đang là những vấn đề bức xúc, một số tệ nạn xã hội gia tăng. Xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị còn nhiều ngổn ngang, bất hợp lý.
Bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực - hiệu quả.. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, quan liêu tham nhũng.
Quản lý hành chính ở một số đơn vị cơ sở cấp phường còn nhiều sách nhiễu, gây khó khăn trở ngại cho nhân dân.
Nguyên nhân của những khuyết điểm:
1. Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội chưa thật chủ động, năng động nghiên cứu, triển khai các giải pháp kiên quyết, các khâu đột phá để phát huy tốt vai trò và vị thế của Thủ đô, chưa khai thác được sự trợ giúp của các Bộ, ban ngành Trung ương, các cơ quan khoa học, các chuyên gia.. trên địa bàn; chưa chủ động phối hợp với các địa phương, trực tiếp là các tỉnh thành lân cận trong khu vực kinh tế đồng bằng sông Hồng và tam giác kinh tế khu vực phía Bắc.
2. Một số bộ, ban, ngành trung ương chưa nhận thức sâu sắc trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô. Việc phân công, phân cấp giữa Trung ương và thủ đô còn chưa rõ ràng, còn chồng chéo chưa khai thác tốt các tiềm năng trên địa bàn.
3. Một số địa phưong, trước hết là lân cận Hà Nội chưa chủ động phối hợp với Hà Nội xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội có hiệu quả.
(1) Các ngành kinh tế của ĐBSH phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng; các mục tiêu quy hoạch đề ra hầu hết chưa thực hiện được. Sau khi quy hoạch vùng ĐBSH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 23/8/1997), các ngành, các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện quy hoạch, bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng chưa tạo được đà bứt phá, mức đạt còn thấp so mục tiêu của quy hoạch.
- Mục tiêu mức tăng GDP thời kỳ 1996 - 2000 chỉ bằng khoảng 80% mục tiêu quy hoạch đã đề ra (9/11,45%/năm), tốc độ tăng GDP của các năm 2001-2004 cũng chỉ đạt mức khoảng 8,5 - 9%/năm. Theo xu thế này, mục tiêu tăng trưởng của quy hoạch (thời kỳ 2001 - 2005: 13% và thời kỳ 2006 - 2010: 14%) khó có khả năng đạt được.
- Chưa tận dụng hết năng lực sản xuất công nghiệp, mức phát huy công suất thiết kế của phần lớn doanh nghiệp còn thấp. Đến nay mức phát huy công suất thiết kế cao nhất chỉ khoảng 60% (một số loại phát huy công suất tương đối cao như xi măng khoảng 70%, gạch ốp lát 62%, ti vi 53%, dệt vải 35%, quần áo may sẵn 58%, chế biến sữa 47%). Một số sản phẩm cao cấp đặc trưng của vùng như lắp ráp ôtô, xe máy, xe đạp, mức huy động công suất cũng không cao .
- Xuất khẩu chỉ đạt được khoảng 78% so với mục tiêu đề ra (năm 2000 đạt khoảng 2,1 tỷ USD, năm 2002 đạt 2, 424 tỷ USD, năm 2004 xấp xỉ 3 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của vùng ĐBSH năm 2004 bằng 88% xuất khẩu bình quân đầu người của cả nước và chỉ bằng khoảng 20-25% của vùng Đông Nam Bộ. Các ngành tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ tuy có tiềm năng song phát triển còn hạn chế.
- Thu ngân sách nhà nước còn thấp so với tiềm năng của vùng. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước năm 2004 đạt khoảng 20 %, thấp hơn mức trung bình của cả nước và chưa có xu hướng tăng một cách ổn định.
- Mục tiêu đảm bảo việc làm cho người lao động không đạt, vùng ĐBSH có tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị vào loại cao nhất cả nước, tới trên 6% (trung bình của cả nước 5,6%).
(2) Cơ cấu kinh tế có bước phát triển song bộc lộ nhiều yếu kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đạt được mức đề ra của quy hoạch. Năm 2004 so với các mục tiêu đề ra cho năm 2000 thì tỷ trọng công nghiệp đã vượt (40,5/33,1%), tỷ trọng nông nghiệp cũng đã vượt mức quy hoạch (11,7/15,9%), tỷ trọng dịch vụ không đạt mục tiêu (47,8/51%). Biểu hiện cơ bản về yếu kém cơ cấu là:
- Các ngành công nghiệp hỗ trợ (bổ trợ) nhằm phát huy thế và lực trong vùng ĐBSH còn rất kém, chính vì vậy dẫn đến giá trị quốc gia trong sản phẩm của vùng còn thấp.
Đến nay các ngành sản xuất phụ trợ đi theo lắp ráp ôtô, xe máy, tivi như công nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô, phụ tùng xe máy, linh kiện điện tử, vỏ ti vi... còn quá non trẻ và không đáng kể nên tỷ lệ nội địa hoá rất thấp, chẳng hạn đối với sản phẩm dệt chỉ đạt 30%, ôtô 6%, hàng điện tử 10%. Đánh giá chung, giá trị quốc gia (thể hiện qua công nghiệp bổ trợ) chỉ khoảng 20-25%. Đây là một khoảng cách rất lớn phải phấn đấu gia tăng.
- Dịch vụ chất lượng cao chưa phát triển.
Kinh nghiệm các nước, để đảm bảo nền kinh tế phát triên vững chắc, thì giá trị gia tăng các ngành sản xuất (công nghiệp-xây dựng và nông lâm, ngư nghiệp) tăng 1% thì giá trị gia tăng ngành dịch vụ phải tăng từ 1,1-1,8%. Như vậy, thời gian qua các ngành sản xuất tăng khoảng 8,8%/năm thì dịch vụ tăng ít nhất là 10%, song thực tế chỉ tăng khoảng 7%/năm.
- Chưa lựa chọn được cơ cấu kinh tế hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Mức thu hút đầu tư nước ngoài còn thấp so với vùng ĐNB. Tính đến hết năm 2004, đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng chỉ bằng khoảng 25% tổng mức của cả nước, và bằng 40% của vùng Đông Nam Bộ.
- Tại vùng ĐBSH, chủ trương phát triển các sản phẩm chủ lực có ưu thế cạnh tranh chưa rõ (chưa rõ cả về chủng loại sản phẩm, khối lượng và chất lượng sản phẩm); do đó đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSH còn ít. Đến nay các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, sản xuất đồ điện... vốn có thế mạnh của vùng, song không được phát triển tương xứng.
Nhìn chung, từ lợi thế của vùng, từ những mô hình làm ăn có hiệu quả cho thấy, nếu hỗ trợ phát triển nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hợp lý từ nguồn bù đắp chi ngân sách hàng năm của vùng, tạo thêm nhiều việc làm, hỗ trợ thúc đẩy phân công lại lao động tại chỗ; chuyển giao và ứng dụng nhanh khoa học công nghệ mới... để tăng nguồn thu cho ngành và địa phương, thì GDP của vùng ĐBSH có thể đạt cao hơn, bằng khoảng 1,4 lần so mức đã đạt được hiện nay và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể đạt mức 12-13%/năm chứ không phải mức 8-9%/năm như hiện nay.
(3) Diện tích đất nông nghiệp không nhiều và có xu hướng giảm dần nhưng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao, 80% dân số nông thôn còn làm nông nghiệp, tiềm lực trong dân cư hạn chế; các đô thị và đất phi nông nghiệp mở rộng, một bộ phận lớn nông dân không có việc làm..., đang đặt ra nhiều vấn đề gay gắt.
(4) Sự phát triển còn mang tính tự phát, không bám sát quy hoạch đề ra, rõ nhất ở các lĩnh vực sau đây:
- Nhiều điểm đô thị phát triển tự phát, bám quá sát vào các trục giao thông lớn như ở đường 5, đường 18, đường 1A, đường 39...; trình độ quản lý đô thị thấp, dẫn đến hạn chế việc mở rộng đường khi có nhu cầu; đặc biệt, làm cản trở gây ùn tắc và tai nạn giao thông.
- Các làng nghề phát triển tự phát, hầu hết chưa có quy hoạch, đặc biệt không có biện pháp chống ô nhiễm môi trường, dẫn đến một số quận, huyện, thành phố và nhiều vùng nông thôn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Hệ thống đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên và dạy nghề ở vùng ĐBSH chưa được quy hoạch phát triển một cách có căn cứ khoa học là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng đào tạo thấp và chưa theo kịp yêu cầu của thị trường.
(5) Vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển giữa các tỉnh của hai tiểu vùng.
Hiện nay các tỉnh phía Nam của vùng ĐBSH vẫn còn khó khăn, kém phát triển so với các tỉnh phía Bắc của vùng ĐBSH.
- Các tỉnh, thành phố ở phía Bắc vùng ĐBSH gồm 7 tỉnh, thành phố là những trung tâm thương mại và giao lưu quốc tế của vùng và cả nước; là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp (cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp) và dịch vụ (chiếm tới 83,6% trong tổng GDP của vùng, trong khi của cả vùng chỉ chiếm 76% so cả nước); tập trung phần lớn cán bộ khoa học, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu của vùng. GDP bình quân đầu người gấp 1,2 lần cả vùng ĐBSH và gấp 2 lần của các tỉnh Nam ĐBSH; thu ngân sách trên 1 đồng GDP gấp 1,8 lần so các tỉnh Nam vùng ĐBSH, xuất khẩu bình quân đầu người gấp 4,8 lần vùng Nam ĐBSH.
- Các tỉnh thuộc phía Nam của ĐBSH, gồm 4 tỉnh chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp; công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển (mới chiếm 53,2% trong GDP); chưa huy động và thu hút được nhiều đầu tư trong nước và nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Lực lượng cán bộ khoa học và lao động kỹ thuật công nghiệp còn ít. Tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 7,3%/năm, bằng 81% tốc độ tăng trưởng của cả vùng ĐBSH và bằng khoảng 71% tốc độ tăng trưởng của các tỉnh KTTĐ Bắc Bộ (Bắc ĐBSH). Mức GDP bình quân đầu người chỉ bằng 60% của cả vùng ĐBSH và 49% của các tỉnh Bắc ĐBSH. Thu ngân sách thấp, thu không đủ chi (hàng năm nhận trợ cấp của Trung ương khoảng 70-80%).
Sự phát triển và mức sống của dân cư ở hai tiểu vùng còn chênh lệch lớn, làm hạn chế sự phát triển chung, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần sớm giải quyết.
(6) Nhìn chung, trình độ công nghệ của vùng ĐBSH vẫn còn thấp và còn thấp nhiều so với nhiều nước trong khu vực.
Thiết bị của một số lĩnh vực như bưu chính viễn thông, sản xuất hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, một số ngành thực phẩm và hàng tiêu dùng đạt trình độ tương đối khá. Việc phát triển khoa học, công nghệ trong các ngành còn lại và trong nông nghiệp, thuỷ sản còn rất hạn chế. Các ngành công nghệ cao, tự động hóa còn ít.
(7) Chưa phát huy hết năng lực của các KCN đã có, tỷ lệ diện tích cho thuê thấp, đóng góp cho xuất khẩu và thu hút lao động chưa cao.
Trừ số ít KCN ở Hà Nội, có tỷ lệ lấp đầy trên 40% diện tích, còn lại hầu hết các KCN khác đạt tỷ lệ thấp, có KCN tỷ lệ đất cho thuê chỉ đạt khoảng 16%. Đến nay chỉ có khoảng 20 trong 32 KCN của vùng đang hoạt động. Nhiều KCN tuy được cấp phép, đã hình thành Ban quản lý KCN, đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng... nhưng phát huy hiệu quả rất thấp, thậm chí chưa phát huy được hiệu quả.
(8) Vùng ĐBSH tập trung số doanh nghiệp Nhà nước nhiều nhất trong cả nước (chiếm khoảng 40% số doanh nghiệp), nhưng nhiều doanh nghiệp hoạt động còn kém hiệu quả, không có lãi; nhiều doanh nghiệp Nhà nước trong diện chậm tiến hành cổ phần hoá, ảnh hưởng không nhỏ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng của vùng.
Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đang gặp khó khăn, đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành dệt, cơ khí... thiếu vốn đầu tư trong việc thay đổi thiết bị, công nghệ. Nhiều sản phẩm sản xuất ra với giá thành cao, khó tiêu thụ, sức cạnh tranh kém. Việc bố trí, sắp xếp, nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước trong vùng vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi phải tập trung sức giải quyết dứt điểm.
(9) Việc hình thành các loại hình thị trường vẫn quá chậm và chưa đồng bộ; tư duy về kinh tế thị trường thua kém các tỉnh phía Nam, vẫn còn nhiều yếu tố tự cung tự cấp; mặt trái của cơ chế thị trường vẫn chi phối không nhỏ.
Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, dẫn đến thất thu lớn ngân sách nhà nước. Đến nay, tình trạng bảo hộ còn quá rộng, đặc biệt đối với một số doanh nghiệp Nhà nước (thông qua chính sách miễn giảm thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất,...) đã tạo ra sự ỷ lại, dựa dẫm vào Nhà nước.
Thị trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường vốn trung hạn, chưa thực sự phát triển mạnh, vốn trong dân còn nhiều chưa huy động được; hiệu quả sử dụng ngoại tệ ở mức thấp, nguồn ngoại tệ huy động được chủ yếu phải đem ra gửi ở nước ngoài. Thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động từ năm 2001, cho đến nay còn quá nhỏ bé.
Thị trường bất động sản còn nhiều bất cập, hiện tượng "sốt" đất do đầu cơ đất vẫn chưa được ngăn chặn kịp thời, gây ra hầu hết các nguyên nhân khiếu kiện, làm hạn chế rất lớn đến khả năng đầu tư. Việc quản lý sử dụng đất ở các địa phương bị buông lỏng; chưa phân công, phân cấp rõ ràng hoặc chồng chéo trong quản lý quy hoạch giữa các ngành địa chính và xây dựng, đặc biệt ở các đô thị trong vùng; chưa có biện pháp, chế tài đủ mạnh để kiểm tra giám sát việc thực hiện.
Thị trường lao động còn nhiều bất cập, người lao động tuy được tự do tìm việc làm ở mọi nơi trong nước, song việc tổ chức, hướng dẫn còn lúng túng, tuy có sôi động hơn nhưng chưa thực sự ổn định và hiệu quả. Xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực trong xuất khẩu lao động, gây thiệt hại và hoang mang trong tầng lớp lao động trẻ nông thôn.
(10) Nhìn chung việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đầu tư phát triển KCHT của các đô thị lớn, mạng lưới đường cao tốc và hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển công nghệ thông tin.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ
TRUNG TÂM KINH TẾ CỦA HÀ NỘI
1. Giải pháp mới có tính chất đột phá
Tập trung vào hiện đại hoá: Phát triển các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như: Công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá và các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành ngành công nghiệp mũi nhọn; Sản xuất các thiết bị tự động hoá, rô bốt; Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo.
Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ (hỗ trợ) mà vùng KTTĐ Bắc Bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, đảm bảo thắng lợi trong hội nhập và hiệu quả: các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phù tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện (nhất là động cơ điện có công suất lớn)
Xây dựng mới khu sinh dưỡng công nghiệp (Khu công nghiệp chuyên nghiên cứu cải tiến các xí nghiệp công nghiệp hiện có) đặt tại Bắc Ninh (ở đây còn đất xây dựng, gần các trung tâm nghiên cứu khoa học, gần các khu công nghiệp tập trung, thuận tiện giao thông)
Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao cho cả vùng đặt tại Hà Tây (ở đây có khu công nghệ cao, gần Hà Nội- trung tâm đào tạo lớn của cả nước).
Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu xây dựng trường đại học đa ngành chất lượng cao đặt tại Hưng Yên.
Nghiên cứu xây dựng trung tâm đào tạo nghề trình độ cao cho cả vùng đặt tại Vĩnh Phúc.
Xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu cho cả vùng dự kiến đặt tại Hà Tây và Hải Dương.
Phát triển mới các tuyến đường cao tốc: Hà Nội- Hải Phòng (theo hướng đường 5 lệch về Nam ĐBSH);
Xây dựng mới tuyến đường sắt từ Yên Viên – Phả Lại; Hạ Long – Cái Lân; đường sắt nối cảng Hải Phòng ra Đình Vũ.
Khẩn chương nghiên cứu và cho xây dựng cảng nước sâu mới tại Hải Phòng (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép)
Xây dựng đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô Hà Nội và nối đường sắt Hà Nội - Hoà Lạc cũng như các tuyến đường sắt nối cảng biển với các kho trung chuyển.
Xây dựng tổng kho trung chuyển ở Hải Dương để tập kết hàng hoá từ các cảng biển rồi giải phóng đi các nơi cho thuận tiện, nhanh chóng và thông suốt vì đây là nơi có khả năng tập trung đầu mối giao thông bộ, sắt, thuỷ phù hợp với trung chuyển hàng hoá đi các nơi trong vùng.
2- Giải pháp phát triển ngành và lĩnh vực chủ đạo
2.1. Đối với công nghiệp:
Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ cao, các sản phẩm có sức cạnh tranh để xuất khẩu. Đồng thời phát triển thế mạnh công nghiệp phụ trợ, phát triển sản phẩm mới đi ngay vào công nghệ hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường. Trước hết ưu tiên phát triển công nghệ phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá; vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới, vật liệu composit, polyme tổng hợp...; sản xuất thép (các sản phẩm thép hợp kim, thép tấm, thép lá, thép chế tạo).
Đồng thời tiếp tục cải tạo, nâng cấp công nghiệp cơ khí chế tạo (máy công cụ, máy xây dựng, động cơ, sản phẩm điện lạnh, máy bơm nước, sản phẩm cơ khí chế tạo vật liệu và thiết bị điện); cơ khí đóng và sửa chữa phương tiện vận tải (công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, tàu, toa tàu hoả hiện đại, xe ô tô chở khách chất lượng cao, sản xuất thiết bị bốc dỡ hàng hoá có sức nâng lớn), thiết bị chế biến nông, thuỷ sản...; công nghiệp sản xuất vật liệu xi măng; sản phẩm gốm sứ các loại; vật liệu nội thất và vật liệu lợp; công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản; công nghiệp dược phẩm, công nghiệp may mặc, dệt và da, giầy.
Đồng thời quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là làng nghề truyền thống và làng có nghề, coi đây là thế mạnh đặc thù của vùng cần phát huy.
Chuyển dịch dần công nghiệp lên dọc tuyến hành lang đường 18 tại những khu vực gò đồi, đất xấu để giảm sử dụng đất tốt dành cho sản xuất nông nghiệp và tránh sự tập trung công nghiệp quá mức vào các đô thị, khu dân cư ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên, cũng cần tính đến phát triển công nghiệp sạch ở các tỉnh trong vùng để bảo đảm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tập trung vào hiện đại hoá trên cơ sở ưu tiên phát triển công nghiệp nặng gắn với cảng, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, chế biến thực phẩm, vật liệu mới, nhưng cũng phải chú ý những ngành sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu. Phấn đấu tăng sản phẩm hoàn chỉnh và giảm gia công.
(1) Phát triển công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
- Hình thành ở Hà Nội trung tâm công nghiệp phần mềm - tin học, có sản phẩm phần mềm xuất khẩu quy mô ngày càng lớn. Hoàn thành khu công nghệ cao Hoà Lạc; phấn đấu hoàn thành về cơ bản tin học hoá các lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp. Thực hiện điện tử hoá, tin học hoá 50-60% các phương tiện đo lường, kiểm tra, điều khiển.
(2) Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ (bổ trợ) trong vùng ĐBSH có lợi thế so sánh
- Cơ khí chế tạo thiết bị, linh kiện phụ tùng thay thế
- Phát triển cơ khí chế tạo máy công cụ. Phấn đấu vào năm 2010 chiếm lĩnh được khoảng 60-65% thị phần trong nước về các sản phẩm cơ khí chế tạo, vật liệu và thiết bị điện; xuất khẩu một số sản phẩm có lợi thế so sánh.
(3) Phát triển mạnh một số lĩnh vực quan trọng:
- Điện: Phát triển nhiệt điện chạy than, nghiên cứu xây dựng nhà máy điện chạy khí để sử dụng nguồn khí ở vùng trũng ĐBSH. Dự kiến công suất các nhà máy nhiệt điện đạt vào khoảng 3.000-4.000 MW.
- Than: Đến năm 2010 sản lượng khai thác khoảng 28-29 triệu tấn, trong đó 60% sản lượng than khai thác hầm lò; xuất khẩu 6-7 triệu tấn. Nghiên cứu dự án khai thác than vùng Thái Bình, Hải Dương. Ngoài than đá, có kế hoạch khai thác than bùn.
2.2. Đối với dịch vụ
Tập trung phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao và toàn diện, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, du lịch, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải hàng hải, phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; phát huy có hiệu quả các tổ chức tài chính.
Xây dựng ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trung tâm khoa học công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế, chuyển giao công nghệ,
Tiếp tục thúc đẩy vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả khu vực phía Bắc và cả nước. Phát triển mạnh du lịch gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khu bảo tồn thiên nhiên. Chú trọng phát triển tuyến du lịch trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng- Hạ Long; Hà Nội – Sa Pa; Hà Nội-Sầm Sơn - Cửa Lò; Hà Nội - Tam Đảo (Vĩnh Phúc); du lịch sông Hồng: Hà Nội và các khu vực phụ cận. Đồng thời chú ý phát triển các tuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế. Tập trung đầu tư phát triển vào khu du lịch tổng hợp quốc gia và khu du lịch chuyên đề như: Khu du lịch tổng hợp biển đảo Hạ Long – Cát Bà - Vân Đồn, khu du lịch văn hoá - lịch sử Cổ Loa, Khu du lịch văn hoá, môi trường Hương Sơn, Khu du lịch sinh thái Ba Vì, Suối Hai làm hạt nhân phát triển du lịch cho cả vùng. Gắn du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với các vùng khác trong nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các loại hình du lịch.
2.3. Đối với nông, lâm, thuỷ sản
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất chất lượng cao tạo nhiều giá trị trên mỗi ha đất nông nghiệp. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quanh các đô thị. Đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, gắn phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát triển công nghiệp chế biến và phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình.
Phát triển rừng nguyên liệu, đặc biệt rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển. Hướng vào khai thác có hiệu quả vùng đồi, hình thành các khu rừng ven biển, bảo tồn danh thắng và các vườn rừng quốc gia. Phát triển mạnh cây xanh trong các đô thị, trong các khu công nghiệp.
Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hướng phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản và trồng rừng ven biển. Xây dựng Hải Phòng, Quảng Ninh thành trung tâm dịch vụ, chế biến xuất khẩu thuỷ sản của cả miền Bắc.
2.4. Đối với kết cấu hạ tầng có ý nghĩa then chốt
Tiếp tục phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không; đặc biệt là hệ thống giao thông Thủ đô Hà Nội.
Phát triển mới các tuyến đường cao tốc: Hà Nội- Hạ Long; Hà Nội- Ninh Bình; Hà Nội - Hoà Lạc; Hà Nội - Việt Trì, Hà Nội - Thái Nguyên. Hoàn thành việc xây dựng và nâng cấp đường vành đai III Hà Nội và cả cầu Thanh Trì, quốc lộ 5, 10, 18, 21, 21B, 39, cầu Yên Lệnh, đoạn đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Hà Tây Triển khai xây dựng vành đai IV Hà Nội và xây dựng mới các cầu qua sông Hồng khu vực Hà Nội như Thượng Cát, Nhật Tân, Long Biên (đường sắt), Mễ Sở Tiếp tục nâng cấp một số trục đương nối từ các tuyến cao tốc, các thành phố, thị xã ra các cảng, cửa khẩu biên giới, các khu công nghiệp.
Tiếp tục đầu tư cải tạo luồng vào cảng Hải Phòng để cho tàu 10.000 DWT ra vào được; xây dựng một số bến mới tại cảng Hải Phòng để tiếp nhận hàng Container. Đẩy nhanh xây dựng cảng Cái Lân, đầu tư trang thiết bị bốc xếp đến 2010 đạt năng lực thông qua 6,5 - 8 triệu tấn/năm (7 bến), có thể tiếp nhận tầu 30.000-50.000 DWT. Cải tạo, nâng cấp cụm cảng chuyên dùng khu vực Quảng Ninh như Cửa Ông, Mũi Chùa, Vạn Gia, cảng du lịch Hòn Gai, cảng chuyển tải Hòn Nét, Con Ong,...đạt tổng công suất 6-7 triệu tấn/năm. Chuyển cảng than Hòn Gai về phía Nam Cầu Trắng.
Cải tạo sông Hồng, bao gồm cả việc cải tạo cửa lạch Giang và cửa Đáy, xây dựng cảng Container tại Phù Đổng- Gia Lâm, cảng Khuyến Lương – Hà Nội, cải tạo nâng cấp tuyến đường sông Quảng Ninh- Hải Phòng- Ninh Bình và một số cảng sông, biển.
Xây dựng sân bay quốc tế tại Miếu Môn (Hà Tây). Mở rộng quy mô công suất sân bay Nội Bài từ 4-6 triệu hành khách/năm hiện nay lên 10 - 12 triệu hành khách /năm 2010. Nâng cấp và hiện đại hoá sân bay Cát Bi; xây dựng mới sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh).
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường: Khi xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp phải xây dựng đồng thời các công trình xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng các khu vực chứa chất thải, các nhà máy xử lý chất thải cho các đô thị.
3- Phát triển hệ thống đô thị, khu kinh tế tổng hợp và khu công nghiệp tập trung
3.1- Phát triển hệ thống đô thị
* Đối với Hà Nội: Chiều 29/5/2008, hơn 92% đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Theo nghị quyết này, với việc hợp nhất toàn bộ diện tích tỉnh Hà Tây, huyện Mê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8984.doc