MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3
1 Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh 3
2. Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu 3
3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh 3
3.1.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật : 4
3.2.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ. 4
CHƯƠNG II LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 10
1. Khái niệm và phân loại chỉ số 10
1.1 Khái niệm 10
1.2 Phân loại 10
1.3 Đặc điểm của phương pháp chỉ số 11
2. Tác dụng của phương pháp chỉ số 12
CHƯƠNG III VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2008-2009 13
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần cao su Đồng Phú 13
2. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2008-2009 14
2.1. Phân tích biến động của GO và Doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân 15
2.1.1 Phân tích biến động của GO do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân 15
2.1.2. Phân tích biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân 16
2.2. Phân tích biến động của tổng quỹ lương do ảnh hưởng của tiền lương bình quân tháng và số lao động bình quân 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang dần chuyển mình trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội to lớn nhưng cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong môi trường cạnh tranh khó khăn như vậy, chỉ có những doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển. Và chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Là một sinh viên của ngành thống kê, với mong muốn được áp dụng những phương pháp thống kê vào thực tiễn và mong muốn hiểu rõ hơn về kết quả sản xuất kinh doanh, em đã chọn đề tài:
“ Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2008-2009”
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Quang đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế không tránh khỏi các thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Lý luận chung về phương pháp chỉ số
Chương III: Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2008-2009
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1 Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ thành quả lao động do những người lao động của đơn vị đó (hoặc lao động làm thuê cho đơn vị ấy) làm ra trong một khoảng thời gian nhất định như một ngày, một tháng, một quý hay một năm. Nó chỉ được xem là kết quả sản xuất của một đơn vị khi:
- Nó là kết quả do lao động hữu ích tạo ta
- Của những người lao động trong đơn vị đó làm ra trong thời gian tính toán
2. Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu
- Nguyên tắc thường trú, tính theo lãnh thổ sản xuất
- Tính theo thời điểm sản xuất: Sản phẩm được sản xuất ở thời kỳ nào thì tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó
- Tính theo giá thị trường
- Tính toàn bộ giá trị sản phẩm: Theo nguyên tắc này cần tính cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng
- Tính toàn bộ kết quả sản xuât: Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất không chỉ thành phẩm mà cả nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang.
3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu thị bằng các chỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu giá trị. Kết quả kinh doanh có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả cùng với phân tích điều kiện sản xuất kinh doanh giúp ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
3.1.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật :
- Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất của một sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm. Nửa thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở công nghệ giai đoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
- Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành ( thành phẩm ) là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình chế tạo công nghệ sản phẩm và đã hoàn thành việc chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
- Chỉ tiêu sản phẩm quy ước (Tính theo sản phẩm tiêu chuẩn) phản ánh lượng sản phẩm tính đổi từ các lượng sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức độ phẩm chất và quy cách. Sản phẩm quy ước được tính theo công thức :
Lượng sản phẩm quy ước = å(Lượng sản phẩm hiện vật loại i x hệ số tính đổi)
3.2.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ.
Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO)
* Khái niệm : Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính cho một năm.
Tổng giá trị sản xuất bao gồm : giá trị những sản phẩm vật chất và giá trị những hoạt động dịch vụ phi vật chất.
Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy để tính tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp, thống kê cần tính ra giá trị sản xuất của từng loại hoạt động của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại mới có chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất.
Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này biểu hiện thành tựu hoặc kết quả của tập thể lao động của một doanh nghiệp. Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), GO được xác định theo phương pháp xí nghiệp, phương pháp ngành, phương pháp nền kinh tế quốc dân. Để xác định GO của một doanh nghiệp, trong thống kê sử dụng phương pháp xí nghiệp, GO của doanh nghiệp công nghiệp làm cơ sở để xác định GO của ngành và của nền kinh tế quốc dân.
* Về mặt giá trị : GO= C+V+M
* Nội dung kinh tế : nhìn chung GO của các ngành bao gồm tổng của 6 nội dung sau
+ Giá trị thành phẩm đã sản xuất được trong kỳ
+ Doanh thu đã tiêu thụ trong kỳ các loại gồm:
Bán thành phẩm
Giá trị phụ, phế phẩm, thứ phẩm, phế liệu đã tiêu thụ được trong kỳ (đối với các hoạt động công nghiệp và xây dựng…)
Giá trị phụ, phế phẩm đã tiêu thụ được trong kỳ (đối với sản xuất nông lâm ngư nghiệp)
+ Chênh lệch giá trị sản xuất dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ
+ Giá trị các công việc được tính theo quy định đặc biệt
+ Tiền thu được do các hoạt động dịch vụ làm cho bên ngoài
+ Tiền thuê máy móc, thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất của đơn vị sơ sở; sửa chữa thường xuyên máy móc, thiết bị cho bên ngoài
* Ý nghĩa :
- Dùng để tính các chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA), giá trị tăng thuần (NVA)
- Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất được sử dụng để tính toán hàng loạt các chỉ tiêu hiệu quả khác như: năng suất lao động giá thành, hiệu năng sử dụng lao động...
Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) :
* Khái niệm : giá trị gia tăng còn gọi là giá trị tăng thêm là toàn bộ kết quả lao động hữu ích của những người lao động trong đơn vị cơ sở mới sáng tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) trong một khoảng thời gian xác định
( 1 tháng, 1 quý, 1 năm). Nó phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của đơn vị cơ sở mới làm ra bao gồm phần giá trị cho mình (V), phần cho đơn vị cơ sở và xã hội (M) và phần cho hoàn vốn cố định (KHTSCĐ=C1)
* Về mặt giá trị VA= V+M+C1
* Nội dung kinh tế : chỉ tiêu giá trị gia tăng xét theo yếu tố bao gồm
+ Thu nhập của người lao động ( TNI của người lao động ) bao gồm các khoản sau :
- Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động (gồm cả những khoản mà người lao động nhận được do phân phối theo số lượng hoặc chất lượng lao động dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật)
- Các khoản thu ngoài lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động như tiền ăn trưa, tiền bồi dưỡng hoặc phụ cấp ca ba, chi lương trong ngày nghỉ việc, tiền thưởng các loại như: thưởng cho phát minh sáng kiến, tiết kiệm vật tư, thưởng năng suất; chi cho học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ… mà đơn vị cơ sở trả trực tiếp cho người lao động.
- Phụ cấp độc hại; phụ cấp đắt đỏ; phụ cấp đi công tác( tiền lưu trú)
- Các khoản thu mà người chủ sử dụng lao động nộp thay cho người lao động như: Bỏa hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt động công đoàn…
+ Thu nhập lần đầu của đơn vị cơ sở
Lợi nhuận trả tiền vay ngân hàng
Lợi nhuận còn lại của đơn vị cơ sở
+ Thu nhập lần đầu của chính phủ
Thuế sản xuất bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào sản xuất như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu...
Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản phải thu, phải nộp nhà nước
+Khấu hao tài sản cố định : giá trị khấu hao tài sản cố định phát sinh trong năm được coi là một bộ phận giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
* Ý nghĩa : Chỉ tiêu giá trị gia tăng phản ánh tổng hợp toàn bộ thành quả của đơn vị trong một thời gian nhất định. Nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động và là cơ sở để tính thuế VAT thay cho thuế doanh thu.
Chỉ tiêu VA được tính theo phương pháp SNA, là một bộ phận của giá trị sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở để tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của nền kinh tế quốc dân. Nó phản ánh phần giá trị mới sáng tạo ra của từng doanh nghiệp đóng góp vào chỉ tiêu chung của nền kinh tế
Ưu điểm của chỉ tiêu VA đã loại trừ được sự tính toán trùng lặp của chỉ tiêu GO, đảm bảo tính chất so sánh tốt hơn
Chỉ tiêu doanh thu:
* Khái niệm : doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và thu tiền về trong một thời kỳ dưới dạng tiền mặt hay thông qua chuyển khoản ở ngân hàng.
* Nội dung kinh tế : chỉ tiêu doanh thu được tính theo giá hiện hành bao gồm:
- Giá trị sản phẩm vật chất và các dịch vụ đã hoàn thành được tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo.
- Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trước tiêu thụ được trong kỳ báo cáo.
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.
- Mức độ khác : doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảm trừ như thuế, thuế sản xuất, giảm giá hàng, các khoản đền bù sửa chữa hàng hư hỏng còn trong thời gian bảo hành.
Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính lãi lỗ kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
* Ý nghĩa : doanh thu là chỉ tiêu dùng để đánh giá quan hệ 5tài chính, xác định lỗ lãi hiệu quả kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xác định số vốn đã thu hồi. Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những ở khâu sản xuất tăng thêm số lượng, chất lượng mà còn cả ở khâu tiêu thụ.
Chỉ tiêu lợi nhuận.
* Khái niệm : lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà đơn vị thu được từ các hoạt động kinh doanh
* Nội dung kinh tế :
a. Lợi nhuận thu được từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ của đơn vị cơ sở
b. Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận gửi tiết kiệm ngân hàng
- Lợi nhuận cho vay vốn
- Lợi nhuận do vốn góp liên doanh
- Lợi nhuận mua chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, ngoại tệ
- Lợi nhuận cho thuê tài sản
- Lợi nhuận kinh doanh bất động sản
c. Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động bất thường như :
- Lợi nhuận do nhượng bán thanh lý tài sản cố định
- Tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng
- Thu được các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ
Trong 3 bộ phận nói trên lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Tổ chức hạch toán doanh nghiệp thường tính các chỉ tiêu lợi nhuận sau :
+ Lợi nhuận gộp (LG) là chỉ tiêu lợi nhuận chưa trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, hay nói cách khác chỉ tiêu lợi nhuận chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.
+ Lợi nhuận thuần trước thuế (LT) là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.
+ Lợi thuần sau thuế (L) là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế thu nhập của doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.
* Ý nghĩa : lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh một trong mục tiêu quan trọng về kinh doanh và dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế như : mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động, mức doanh lợi cả vốn... Lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
CHƯƠNG IILÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ
1. Khái niệm và phân loại chỉ số
1.1 Khái niệm
Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu
1.2 Phân loại
Các chỉ số thống ke được chia thành nhiều loại tùy ý theo những giác độ khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản bao gồm
Căn cứ theo đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, phân biệt:
Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau.
Đặc điểm vận dụng
Chỉ số này cho phép nghiên cứu tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kết quả như GO, doanh thu, lợi nhuận… qua thời gian. Từ đó đánh giá được kết quả qua các năm khác nhau. Biến động qua các năm như thê là do ảnh hưởng của các điều kiện nào, và mức độ ảnh hưởng của các điều kiện đó ra sao.
Chỉ số kế hoạch: biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch.
Đặc điểm vận dụng
Chi tiêu này có thể cho chúng ta biết tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu kết quả như GO, doanh thu, tổng quỹ lương…Từ đó xem đánh giá xem kết quả có đạt được như kế hoạch đã đặt ra hay không, và có thể rút ra nguyên nhân đạt hay không đạt kế hoạch là do các nhân tô nào.
Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau.
Đặc điểm vận dụng:
Cho chúng ta nghiên cứu được sự biên động của hiện tượng tại cùng thời gian nhưng ở các không gian khác nhau. Để thấy rõ được tại điều kiện không gian khác nhau như vậy thì kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào. Ví dụ như chúng ta có thể nghiên cứu doanh thu tại các bộ phận khác nhau của công ty, từ đó có thể rút ra nhận xét về điều kiện nào tạo ra sự khác nhau về doanh thu giữa các bộ phận.
Căn cứ vào phạm vi tính toán chia thành hai loại:
Chỉ số đơn: là chỉ số phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể. Ví dụ như chỉ số giá bán lẻ của một mặt hàng, chỉ số sản lượng của một loại sản phẩm…
Chỉ số tổng hợp: là chỉ số phản ánh biến động chung của một nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
Đặc điểm vận dụng:
Chỉ số tổng hợp có thể cho ta nghiên cứu , phân tích, đánh giá các chi tiêu kết quả. Qua đó nắm được các nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả chung của công ty và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào:nhân tố nào là nhân tố có chính, nhân tố nào là nhân tố phụ. Trên cơ sở đó đề ra cac biện pháp hợp lý nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3 Đặc điểm của phương pháp chỉ số
Khi có nhiều nhân tố tham gia vào tính toán thì trước hết phải chuyển các nhân tố về dạng có thể trực tiếp cộng lại được với nhau
Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi.
2. Tác dụng của phương pháp chỉ số
Như đã nói ở trên chỉ số là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh giũa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Từ đó có thể nghiên cứu biến động của hiện tượng qua thời gian, cũng có thê nghiên cứu biến động của hiện tượng tại những điều kiện thời gian khác nhau. Mặt khác cũng cho phép phân tích vai trò hay ảnh hưởng tác động của từng nhân tố cá biệt tới biến động của nhân tố chung
CHƯƠNG IIIVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2008-2009
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần cao su Đồng Phú
Tiền thân là đồn điền Phú Riềng, kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1927. Là vùng đất đỏ Bazan có khí hậu và địa chất phù hợp với phát triển cây cao su nhưng cũng là nơi có truyền thống Cách mạng, là nơi chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Miền Đông Nam Bộ ra đời ngày 28/10/1929. Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện Hiệp định hợp tác với Liên Xô (cũ) lần thứ nhất, ngày 21/5/1981 Công ty cao su Đồng Phú được thành lập.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, từ một nông trường với diện tích 3.000 ha cây cao su già cỗi bị bom đạn tàn phá, đến nay Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú đã có diện tích trên 10.000 ha cao su, với gần 8.000 ha vườn cây đang cho khai thác.
Diện tích vườn cây cao su thuộc quyền quản lý của 6 nông trường:
1. Nông trường cao su An Bình
2. Nông trường cao su Tân Lập
3. Nông trường cao su Tân Lợi
4. Nông trường cao su Tân Thành
5. Nông trường cao su Thuận Phú
6. Nông trường cao su Tân Hưng
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 từ những năm 1999, năm 2009 đã chuyển đổi sang phiên bản ISO 900:2008; sản phẩm của Công ty luôn có chất lượng tốt và ổn định , thoả mãn được các yêu cầu khắt khe của khách hàng, trong đó có những khách hàng truyền thống là các tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới như Michelin, Mitsubishi, .. và các tập đoàn Safic Alcan, Tea Young…. Với gần 86% tổng sản phẩm của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú được xuất khẩu trực tiếp đi các nước như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản
Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp. Vốn điều lệ của Công ty là 430 tỷ đồng .
Để đạt mục tiêu xây dựng Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú phát triển ổn định và tăng sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Công ty đã và đang triển khai một số dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô và đa dạng hóa ngành nghề sản xuất – kinh doanh.
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú đã niêm yết và chính thức giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2007, với mã giao dịch là DPR, có 43 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu.
2. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2008-2009
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cao su Đồng Phú năm 2008 và 2009
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ lệ (%)
1.GO
Tỷ đ
425,8
630,2
148
2. Doanh thu
Tỷ đ
452,3
683,7
151
3. Lao động bình quân
Người
3935
3969
101
4. Tổng quỹ lương
Tỷ đ
178,2
243,3
136,5
2.1. Phân tích biến động của GO và Doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân
2.1.1 Phân tích biến động của GO do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân
Gọi số lượng lao động bình quân năm 2008 là S T0
Gọi số lượng lao động bình quân năm 2009 là S T1
Năng suất lao động bình quân tính theo GO theo giá so sánh năm 2008 là WGo và năm 2009 là WG1.
Ta có:
WGo x S T0 = GO0 = GO2008
WG1 x S T1 = GO1 = GO2009
Bảng 2. Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng lao động bình quân đến GO
GO (triệu đồng)
S T(người)
W (triệu đồng/người)
WGO x S T1
(Triệu đồng)
GO0
GO1
S T0
S T1
WG0
WG1
425800
630200
3935
3969
108,21
158,78
429485
Trong đó :
WG0 x S T1 là GO năm 2009 tính theo năng suất năm 2008
Từ các số liệu trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của GO do ảnh hưởng của năng suất lao động và lượng lao động bình quân như sau :
Số tương đối GO1 WG1 x S T1 WG0 x S T1
= x
GO0 WG0 x S T1 WG0 x S T0
IG0 = IWG x IST
Thay giá trị :
630200 630200 429485
= x
425800 429485 425800
1,48 = 1,467 x 1,009
+ 48% + 46,7% + 0,9%
Số tuyệt đối
DGO = (GO1 - GO0) = (WG1 x S T1 - WG0 x S T1) + (WG0 x S T1 - WG0 x S T0)
Thay số
DG0 = (630200 - 425800) = (630200 - 429485) + (429485 - 425800)
20440 = 200715 + 3685
Nhận xét:
GO năm 2009 so với GO năm 2008 tăng lên 48% tương ứng tăng 204400 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Do thay đổi năng suất lao động bình quân tăng từ 108,21 triệu đồng/ người lên 158,78 triệu đồng/người làm cho GO tăng lên 46,7% tương ứng tăng 200715 triệu đồng.
+ Do thay đổi của số lao động bình quân tăng từ 3935 người lên 3969 người làm cho GO tăng lên 0,9% tương ứng tăng 3685 triệu đồng.
Vậy năng suất lao động là nhân tố chủ yếu làm GO tăng
2.1.2. Phân tích biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân theo doanh thu, theo giá so sánh năm 2008 là WD0 và năm 2009 là WD1
WD0 x S T0 = DT0 = DT2008
WD1 x S T0 = DT1 = DT2009
Bảng 3 : Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng lao động bình quân đến DT
DT (triệu đồng)
S T(người)
W (triệu đồng/người)
WD0 x S T1
(Triệu đồng)
DT0
DT1
S T0
S T1
WD0
WD1
452300
683700
3935
3969
114,95
172,3
456208
Trong đó :
WD0 x S T1 là DT năm 2009 tính theo năng suất năm 2008
Từ các số liệu trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của DT do ảnh hưởng của năng suất lao động và lượng lao động bình quân như sau :
Số tương đối DT1 WD1 x S T1 WD0 x S T1
= x
DT0 WD0 x S T1 WD0 x S T0
IDT = IWD x IST
Thay giá trị :
683700 683700 456208
= x
452300 456208 452300
1,5116 = 1,4986 x 1,0086
+ 51,16% + 49,86% + 0,86%
Số tuyệt đối
DDT = (DT1 - DT0) = (WD1 x S T1 – WD0 x S T1) + (WD0 x S T1 – WD0 x S T0)
Thay số
DDT = (683700 - 452300) = (683700 - 456208) + (456208 - 452300)
231400 = 227492 + 3908
Nhận xét :
Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 51,16% tương ứng tăng 231400 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố :
+ Do thay đổi năng suất lao động bình quân tăng từ 114,95 triệu đồng/người lên 172,3 triệu đồng/người làm cho doanh thu tăng 49,86% tương ứng tăng 227492 triệu đồng
+ Do ảnh hưởng của số lao động bình quân tăng từ 3935 người lên 3969 người làm cho doanh thu tăng 0,86% tương ứng tăng 3908 triệu đồng
Vậy năng suất lao động là nhân tố làm cho doanh thu tăng lên
2.2. Phân tích biến động của tổng quỹ lương do ảnh hưởng của tiền lương bình quân tháng và số lao động bình quân
Tiền lương bình quân tháng theo giá so sánh năm 2008 là f0 và năm 2009 là f1
f0 x S T0 = F0 = F2008
f1 x S T0 = F1 = F2009
Bảng 4 : Phân tích ảnh hưởng của tiền lương bình quân và số lao động bình quân đến tổng quỹ lương
F (triệu đồng)
S T(người)
f (triệu đồng/người)
f0 x S T1
(Triệu đồng)
F0
F1
S T0
S T1
f0
f1
178200
243300
3935
3969
3,7738
5,108
179739
Trong đó :
f0 x S T1 là tổng quỹ lương năm 2009 tính theo tiền lương bình quân tháng năm 2008
Số tương đối F1 f1 x S T1 f0 x S T1
= x
F0 f0 x S T1 f0 x S T0
IF = If x IST
Thay giá trị :
243300 243300 179739
= x
178200 179739 178200
1,3653 = 1,3536 x 1,0086
+ 36,53% + 35,36% + 0,86%
Số tuyệt đối
DF = (F1 - F0) = (f1 x S T1 – f0 x S T1) + (f0 x S T1 – f0 x S T0)
Thay số
DF = (243300 - 178200) = (243300- 179739) + (179739 - 178200)
65100 = 63561 + 1539
Nhận xét:
Tổng quỹ lương năm 2009 so với năm 2008 tăng 36,53% tương ứng tăng 65100 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Do thay đổi của tiền lương bình quân tháng tăng từ 3,7738 triệu đồng lên 5,108 triệu đồng làm cho tổng quỹ lương tăng 35,36% tương ứng tăng 63561 triệu đồng
+ Do tay đổi của số lao động bình quân tăng từ 3935 người lên 3969 người làm cho tổng quỹ lương tăng 0,86% tương ứng tăng 1539 triệu đồng
Vậy tiền lương bình quân tháng là nhân tố chủ yếu làm tăng tổng quỹ lương
KẾT LUẬN
Qua các phân tích cơ bản biến động của các chỉ tiêu kết quả ta thấy rõ được công ty cổ phần cao su Đồng Phú hoạt động tương đối hiệu quả. Giá trị sản xuất và doanh thu cũng như tổng quỹ lương đều tăng mạnh so với năm 2008. Có được kết quả đó là do công ty đã áp dụng các biện pháp để tăng năng suât lao động và cũng chính vì thế mà tiền lương bình quân tháng của công nhân cũng tăng lên. Công ty cần duy trì và phát triển theo hướng này để đạt các kết quả tốt hơn vào năm sau.
Ngày nay, trong môi trường cạnh trang khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đánh giá các kết quả hoạt động của mình. Việc đánh giá các kết quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là điều kiện giúp cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm giúp cho doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt mạnh để từ đó doanh nghiệp đứng vững và phát triển đi lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lý thuyết thống kê – ĐH Kinh tế quốc dân
Đồng chủ biên: PGS.TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu
2. Giáo trình thống kê kinh doanh – ĐH Kinh tế quốc dân
Đồng chủ biên: GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm – PGS.TS. Nguyễn Công Nhự
3. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú năm 2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112148.doc