Đề tài Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích thực trạng và tình hình biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 và dự đoán đến 2010

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 3

1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

2. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3

3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

4. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5

5. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế của nước tiếp nhận 6

Chương II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN 9

I. Khái niệm, phân loại và tác dụng về dãy số thời gian 9

1. Khái niệm 9

2. Phân loại 9

3. Tác dụng 10

II. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian 10

1. Mức độ bình quân qua thời gian 11

2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối 12

3. Tốc độ phát triển 13

4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: 14

5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn 15

III. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 16

1. Mở rộng khoảng cách thời gian 16

2. Dãy số bình quân trượt 16

3. Xây dựng hàm xu thế 17

4. Biểu hiện biến động thời vụ 18

V. Dự đoán thống kê dựa trên cơ sở dãy số thời gian 19

1. Khái niệm 19

2. Một số phương pháp dự đoán thống kê thường sử dụng 19

Chương III: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998- 2007 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010 21

1. Khái quát chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 21

2. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích biến động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007. 22

2.1. Mức độ bình quân theo thời gian 22

2.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối 23

2.3. Tốc độ phát triển 25

2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) 26

2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn 26

3. Phân tích xu thế biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 28

4. Dự đoán thống kê ngắn hạn tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vao Việt Nam đến 2010 30

4.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân 30

4.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 30

4.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế 31

5. Những đề xuất kiến nghị để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm tiếp theo 32

KẾT LUẬN 34

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích thực trạng và tình hình biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 và dự đoán đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều hành đối tượng đầu tư tùy thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý. - Lợi nhuận từ hoặt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) được xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại tòan bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoặt động hay mua cổ phiếu để thôn tính hay sát nhập các doanh nghiệp với nhau. 4. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo luật đầu tư Việt Nam năm 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có các hình thức: - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hay 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. - Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài - Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh - Đầu tư phát triển kinh doanh. - Mua cổ phần góp vốn để tham gia quản lý hoặt động đầu tư. - Đầu tư thực hiện viếc sát nhập và mua lại doanh nghiệp. - Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác. 5. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế của nước tiếp nhận a. Tác động tích cực - Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế + Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ xung nguồn vốn cho phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao. Vốn đầu tư cho phat triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Vốn đầu tư trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư. Vốn ngoài nước được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoặt động FDI. Đối với các nước nghèo và đang phát triển nói riêng và Việt Nam nói chung, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế.. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình phát triển công nghệ Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, công nghệ giúp nước này theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những nước công nghiệp phát triển dựa trên lợi thế của những nước đi sau (kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại). Hoặt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân loại Trình độ, năng lực và kỹ thuật của người lao động có tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Do vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng lao động trong giai đoạn hiện nay ở mỗi quốc gia đã và đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư cả về số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao đọng ở đây là giải quyết việc làm cho người lao động, ở nước ta tận dụng được nguồn lao động đang dư thừa làm tăng thu nhập và tăng mức sống của lao động. Còn đối với chất lượng lao động, FDI đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua: trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội + Đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu nghành kinh tế; cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Trong đó cơ cấu nghành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu nghành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một nước. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoặt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với các yếu tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý có tác động mạnh đến cơ cấu nghành kinh tế dẫn đến việc thay đổi và dịch chuyển cơ bản cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy xuất khẩu. + Đẩu tư trực tiếp nước ngoài góp phần cải thiện cán cân thanh toán. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động + Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình mở rộng hớp tác kinh tế quốc tế. b. Tác đông tiêu cực Khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Làm lệc lạc cơ cấu kinh tế - Chuyển giao công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường - Gây ra những xung đột về mặt xã hội Chương II MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian. I. Khái niệm, phân loại và tác dụng về dãy số thời gian 1. Khái niệm Theo nghĩa rộng: Dãy số thời gian là một dãy số liệu thống kê về một hiện tượng nào đó được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Theo nghĩa hẹp: Dãy số thời gian là một dãy các chỉ số của các chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Qua khái niệm trên thì một dãy số thời gian được cấu tạo từ hai yếu tố: +) Thời gian (ngày, tuần, tháng, quý). Độ dài hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. +) Chỉ tiêu nghiên cứu: biểu hiện thông qua số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. 2. Phân loại Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. -) Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những con số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. -) Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Trên cơ sỏ các dãy số, số tuyệt đối người ta có thể đi xây dựng các dãy số, số tương đối hoặc dãy số, số bình quân. Các mức độ của nó là những số tương đối và số bình quân. Các yếu tố xây dựng dãy số thời gian: Phải đảm bảo tính chất có so sánh được với nhau của các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh khách quan, đứng đắn biến động của hiện tượng qua thời gian Yêu cầu: +) Nội dung kinh tế xã hội, phương pháp tính các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian phải đảm bảo tính thống nhất. +) Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí các đơn vị của hệ thống quản lý, đơn vị hành chính của địa phương. +) Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ. 3. Tác dụng Qua nghiên cứu dãy số thời gian có tác dụng sau: - Qua dãy số thời gian giúp ta phân tích đặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Nêu lên những quy luật về sự biến động của hiện tượng qua thời gian. - Trên cơ sở đó đi dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển. II. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian Các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng để phân tích những đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian. 1. Mức độ bình quân qua thời gian Chỉ tiêu này nói lên mức độ đại diện hay đại biểu của hiện tượng trong suốt thời gian được nghiên cứu. Tùy theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức tính khác nhau Đối với dãy số thời kỳ: Gọi yi (i = 1, 2,…, n) là các mức độ của dãy số thời kỳ Và mức độ bình quân Đối với dãy số thời điểm +) Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Gọi yi (i = 1, 2 ,…, n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Và mức độ bình quân +) Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau. Gọi yi, hi (i = 1, 2, …,n) là các mức độ và độ dài thời gian có mức độ yi của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau. Và mức độ bình quân 2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối sau đây: - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (thời kỳ): Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức sau: (với i =2,3,…, n) Trong đó: : Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) ở thời gian i so với thời gian đứng liền trước đó là i – 1 Yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i Yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i – 1 Nếu yi > yi-1 thì > 0: Phản ánh quy mô hiện tượng tăng, ngược lại nếu yi < yi-1 thì < o: Phản ánh quy mô hiện tượng giảm. - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau đây: (với i = 2, 3,…, n) Trong đó: : Lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số. Yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i. Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu. - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức sau đây: 3. Tốc độ phát triển Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các tốc độ phát triển sau đây: - Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước đó và được tính theo công thức sau đây: (với i = 2, 3,…, n) Trong đó: ti: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. - Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian những khoảnh thời gian dài và được thực tính theo công thức sau đây: (với i = 2, 3,…,n) Trong đó: : Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. Ta thấy giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển đinh gốc có các mối quan hệ sau đây: Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc, tức là: Thứ hai: thương của tốc độ phat triển định gốc ở thời gian i so với tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i-1 bằng tốc độ phát triển định gốc, tức là: (với i =2, 3,…, n) - Tốc độ phát triển bình quân: phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn. Từ mối liên hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển đình gốc nên tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức số bình quân nhân, tức là: Từ công thức tính tốc độ phát triển bình quân cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định. 4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây: - Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i-1 va được tính theo công thức sau đây: Tức là: Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển liên hoàn biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100). - Tốc độ (tăng hoặc giảm) định gốc: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm ở thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau đây: Tức là: Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc bằng tốc độ phát triển định gốc (biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển định gốc biểu hiện bằng phần trăm) thỉ trừ 100. - Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn và được tính theo công thức sau đây: (nếu biểu hiện bằng lần) Hoặc (nếu biểu hiện bằng %) 5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tức là: Tuy nhiên chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc vì luôn là một số không đổi và bằng . Kết luận: Trên là năm chỉ tiêu thường sử dụng để đi phân tích tình hình biến động của hiện tượng qua thời gian, mỗi chỉ tiêu có nội dung và ý nghĩa riêng đối với việc phân tích. Đồng thời phải thấy năm chỉ tiêu đó có mối quan hệ mật thiết với nhau không những về phương diện tính toán cả những phương diện nhận thức đặc điểm thay đổi của hiện tượng qua thời gian. Trong phân tích thường kết hợp năm chỉ tiêu trên. III. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng Có hai loại yếu tố tác động đến phát triển của hiện tượng: - Những yếu tố cơ bản chủ yếu tác động vào hiện tượng sẽ xác nhận xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Xu hướng phát triển cơ bản thường được hiểu là chiều hướng tiến triển chung kéo dài theo thời gian, phản ánh tính quy luật của sự phát triển. - Những yếu tố ngẫu nhiên tác động vào hiện tượng sẽ làm cho sự biến động về mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản. Vì vậy, cần sử dụng các phương pháp phù hợp nhằm loại bỏ sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Sau đây là một số phương pháp thường được dùng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. 1. Mở rộng khoảng cách thời gian Áp dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng. 2. Dãy số bình quân trượt Dựa trên đặc điểm cơ bản của số bình quân: San bằng mọi chênh lệch do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Giả sử có dãy số thời gian: y1, y2, …, yn Nếu tính số bình quân trượt cho ba mức độ, sẽ có: . . . Từ đó, sẽ có dãy số mới gồm các số bình quân trượt. Tính bình quân trượt từ ba mức độ tùy thuộc vào đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian và tùy thuộc vào số lượng mức độ của dãy số dài hay ngắn. - Nếu sự biến động thay đổi ít và số lượng các mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính bình quân trượt qua ba mức độ. - Ngược lại thay đổi nhiều số lượng mức độ của dãy số nhiều thì có thể tính bình quân trượt qua 3, 4,5, … mức độ. Tuy nhiên các số bình quân trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì khả năng san bằng những sai lệch ngẫu nhiên càng lớn nhưng làm dãy số bình quân trượt ít mức độ ảnh hưởng đến phân tích xu hướng phát triển cơ bản. 3. Xây dựng hàm xu thế Biểu diễn các mức độ của dãy số thời gian bằng một hàm số gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát: t là thứ tự thời gian trong dãy số. Sau đây là một số dạng tuyết tính thường sử dụng: - Hàm xu thế tuyết tính: Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. - Hàm xu thế pa-ra-bôn: Hàm này được sử dụng khi các mức độ trong dãy số tăng dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian, hoặc ngược lại. Dạng tổng quát: - Hàm xu thế hy-per-bôn Hàm này được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm: - Hàm xu thế mũ Hàm nay được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau 4. Biểu hiện biến động thời vụ Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính lặp đi lặp lại trong thời gian nhất định của năm. Nguyên nhân: +) Do điều kiện tự nhiên về thời tiết, khí hậu gây thay đổi thời vụ. +) Do phong tục tập quán của dân cư. +) Phương pháp chỉ số thời vụ có thể dụng tài liệu tháng hoặc quý của ít nhất ba năm. V. Dự đoán thống kê dựa trên cơ sở dãy số thời gian 1. Khái niệm Dự đoán thống kê là dựa vào tài liệu thống kê sử dụng những phương pháp phù hợp để xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai thường nối tiếp với hiện tại 2. Một số phương pháp dự đoán thống kê thường sử dụng a. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân được tính theo công thức: Trong đó: : Mức độ đầu tiên của dãy số. : Mức độ cuối cùng của dãy số. Từ đó ta có mô hình dự đoán: với l =1,2,3,…gọi là tầm dự đoán. Điều kiện để sử dụng mô hình: xấp xỉ bằng nhau. b. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức: Từ đó ta có mô hình dự đoán: với l =1, 2, 3,…gọi là tầm dự đoán. Điều kiện để sử dụng mô hình: xấp xỉ bằng nhau. c. Dự đoán vào hàm xu thế Từ dãy số thời gian xây dựng hàm xu thế phù hợp: Dự đoán: với l =1, 2, 3,… gọi là tầm dự đoán. Trên đây là ba mô hình dự đoán đều dựa vào dãy số thời gian. Trong các mô hình đó thì nên sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt hơn – tức là mức độ dự đoán sát với mức độ thực tế hơn. Để lựa chọn mô hình dự đoán, có thể sử dụng hai chỉ tiêu chuẩn sau đây: - Tổng bình phương sai số dự đoán: min Trong đó: : Mức độ thực tế thời gian t. : Mức độ dự đoán thời gian t. - Sai số chuẩn của mô hình dự đoán: min Trong đó: n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian p: Số lượng các tham số trong mô hình dự đoán. Chương III VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998- 2007 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010 1. Khái quát chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những chỉ tiêu có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Giai đoạn 1998- 2007 thu hút và thực hiện vốn đầu tư được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn FDI trong giai đoạn 1998- 2007 Năm Dự án Vốn FDI ( triệu USD) % tình hình thực hiện vốn Vốn đầu tư cho 1 dự án (triệu USD) Vốn đăng ký Vốn thực hiện Vốn đăng ký Vốn thực hiện 1998 285 5099.9 2367.4 46.42 17.98 8.31 1999 327 2565.4 2334.9 91.02 7.85 7.14 2000 391 2838.9 2450.5 86.32 7.26 6.17 2001 555 3142.8 2450.5 77.97 5.66 4.42 2002 808 2998.8 2591 86.4 3.71 3.21 2003 791 3191.2 2650 83.04 4.03 3.35 2004 811 4547.6 2852.5 62.73 5.61 3.52 2005 970 6839.8 3308.8 48.38 7.05 3.41 2006 987 12004 4100.1 34.16 12.16 4.15 2007 1544 21375 8030 37.57 13.83 5.2 Nguồn: Tổng cục thống kê trong đó vốn đăng ký bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Nhận thức được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng với việc phát triển kinh tế của nước ta. Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm đến việc huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhìn chung qua các năm có lúc tăng lúc giảm nhưng có xu hướng tăng qua các năm cả về quy mô dự án và quy mô vốn đầu tư bao gồm cả vốn đăng ký và vốn thực hiện. Cụ thể trong giai đoạn 10 năm từ 1998- 2007 Việt Nam đã thu hút được 7469 dự án với tổng số vốn đầu tư lên 64576.2 triệu USD theo vốn đăng ký và 33098.7 triệu USD theo vốn thực hiện trong đó trong những năm từ 2005 -2007 có xu hướng tăng mạnh. Nhưng tình hình thực hiện vốn lại thấp hơn những năm trước đó năm cao nhất là năm 1999 tỷ lệ phần trăm thực hiện vốn là 91.02% và năm thấp nhất là năm 2006 là 34.16%. Và trong cả giai đoạn 1998- 2007 tình hình thực hiện vốn chưa cao chỉ bằng 52.25% vốn đăng ký. 2. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích biến động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007. Từ số liệu bảng 1 ta tính các chỉ tiêu sau: 2.1. Mức độ bình quân theo thời gian Đây là dãy số thời kỳ nên mức độ bình quân theo thời gian của vốn FDI là: Theo vốn đăng ký: triệu USD Theo vốn thực hiện: triệu USD Vậy FDI bình quân hàng năm từ 1998 đến 2007 vào nước ta đạt 6457.62 triệu USD theo vốn đăng ký và 3309.87 triệu USD theo vốn thực hiện. 2.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối a. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn Theo vốn đăng ký: (triệu USD) triệu USD Theo vốn thực hiện: triệu USD triệu USD Bằng cách tính tương tự ta có số liệu trong bảng 2. b. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc Theo vốn đăng ký: triệu USD triệu USD Theo vốn thực hiện: triệu USD triệu USD Bằng cách tính tương tự ta có số liệu trong bảng 2. c. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân Theo vốn đăng ký: triệu USD Theo vốn thực hiện: triệu USD Bảng 2: năm ( triệu USD) (triệu USD) Vốn đăng ký Vốn thực hiện Vốn đăng ký Vốn thực hiện 1998 1999 -2534.5 -32.5 -2534.5 -32.5 2000 273.5 78.6 -2261.0 46.1 2001 303.9 37.0 -1975.1 83.1 2002 -144 140.5 -2101.1 223.6 2003 192.4 59 -1908.7 282.6 2004 1356.4 202.5 -552.3 485.1 2005 2292.2 456.3 1739.9 941.4 2006 5164.2 791.3 6904.1 1732.7 2007 9343.8 329.9 16247.9 5662.6 Từ kết quả tính toán trong bảng ta thấy: Vốn đăng ký năm sau so với năm trước có lúc tăng lúc giảm. Cụ thể là năm 1999 so với năm 1998 giảm nhiều nhất là 2534.5 triệu USD, năm 2007 so với năm 2006 tăng nhiều nhất là 9343.8 triệu USD. Vốn thực hiên chỉ có năm 1999 giảm so với năm trước là 32.5 triệu USD còn lại năm sau so với năm trước đều tăng, và tăng nhiều nhất cũng là năm 2007 so với năm 2006 là 329.9 triệu USD. Còn so với năm gốc ở đây là năm 1998 thì Vốn đăng ký qua các năm từ 1999 đến2004 đều có xu hướng giảm và giảm nhiều nhất vào năm 1999 là 2534.5 triệu USD. Nhưng từ năm 2005 đến 2007 có xu hướng tăng và tăng nhiều nhất là năm 2007 là 16247.9 triệu USD. Tuy vốn đăng ký qua các năm hầu hết đền giảm nhưng vốn thực hiện chỉ có năm 1999 là giảm các năm còn lại so với năm gốc đều tăng . Trong giai đoạn 1998- 2007 vốn đăng ký tăng bình quân hàng năm là 105.32 triệu USD, vốn thực hiện tăng bình quân là 629.18 triệu USD. 2.3. Tốc độ phát triển a. Tốc độ phát triển liên hoàn Theo vốn đăng ký: lần hay 50.3% lần hay 110.7% Theo vốn thực hiện: lần hay 98.6% lần hay 103.4% Bằng cách tính toán tương tự ta có số liệu trong bảng 3 b. Tốc độ phát triển định gốc Theo vốn đăng ký: lần hay 50.3% lần hay 55.7% Theo vốn thực hiện: lần hay 98.6% lần hay 101.9% Bằng cách tính tương tự ta có số liệu trong bảng 3. c. Tốc độ phát triển bình quân lần hay 117.2% lần hay 114.5% 2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) a. Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Theo vốn đăng ký: Theo vốn thực hiện: Bằng cách tính tương tự ta có số liệu trong bảng 3. Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc Theo vốn đăng ký: Theo vốn thực hiện: Bằng cánh tính tương tự ta có số liệu trong bảng 3. b. Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân lần hay 17.2% lần hay 14.5% 2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Theo vốn đăng ký: triệu USD Theo vốn thực hiện: triệu USD Bằng cánh tính tương tự ta có số liệu trong bảng 3 Bảng 3: Năm Vốn ĐK Vốn TH Vốn ĐK Vốn TH Vốn ĐK Vốn TH Vốn ĐK Vốn TH Vốn ĐK Vốn TH 1999 50.3 98.6 -49.7 -1.4 50.3 98.6 -49.7 -1.4 25.6 23.4 2000 110.7 103.4 10.7 3.4 55.7 101.9 -44.3 1.9 28.4 24.1 2001 110.7 101.5 10.7 1.5 61.6 103.5 -38.4 3.5 31.4 24.5 2002 95.4 105.7 -4.6 5.7 58.8 109.4 -41.2 9.4 30 25.9 2003 106.4 102.3 6.4 2.3 62.6 111.9 -37.4 11.9 31.9 26.5 2004 142.5 107.6 42.5 7.6 89.2 120.5 -10.8 20.5 45.5 28.5 2005 150.4 116 50.4 16 134.1 139.8 34.1 39.8 68.4 33.1 2006 175.5 123.9 75.5 23.9 235.4 173.2 135.4 73.2 120 41 2007 177.8 195.8 77.8 95.8 418.6 339.2 318.6 739.2 213 80.3 Với vốn ĐK là vốn đăng ký, vốn TH là vốn thực hiện. Từ bảng tính toán ta thấy: Trong giai đoạn 1998- 2007 tốc độ phát triển năm sau của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam so với năm trước đó là không đều có lúc tăng nhanh và giảm nhanh, nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng. Cụ thể: năm 1999 vốn đăng ký giảm nhiều nhất so với năm 1998 là 49.7%, với 1% giảm tương ứng với 25.6 triệu USD cũng trong năm này vốn thực hiện cũng giảm so với năm 1998 là 1.4 %. Và vốn đăng ký vào nước ta trong các năm 1999 đến 2004 đêu giảm so với năm 1998. Nguyên nhân là khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 mà nguồn FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ các nước Châu Á như Hàn Quốc, Hồng Kong,…Nên nhiều dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoặt động do nhà đầu tư gặp khó khăn vể tài chính. Do vậy đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư ở những nước này bị giảm mạnh trong đó có Việt Nam. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác nữa là do môi trường đầu tư của Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực và trên Thế Giới. Từ năm 1999 trở đi đã có dấu hiệu phục hồi, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI và có xu hướng ngày càng tăng. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 cụ thể năm 2007 so với 2006 cả vốn đăng ký và vốn thực hiện đều tăng nhiều nhất. Cụ thể vốn đăng ký tăng 77.8% tương ứng với 1% tăng là 213 triệu USD, vốn đăng ký tăng 95.8% tương ứng với 1% tăng là 80.3 triệu đông. 3. Phân tích xu thế biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 Để phân tích xu thế biến động của tổng vốn FDI vào Việt Nam ta phải đi xây dựng các hàm xu thế. Với số liệu trong bảng 1 sử dụng chương trình phần mền SPSS ta có kết quả sau: Theo vốn đăng ký Theo vốn thực hiện Hàm tuyến tính:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25021.doc
Tài liệu liên quan