Đề tài Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bibica từ năm 2003 - 2007

PHẦN I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN

1. Khái Niệm Về Dãy Số Thời Gian

2. Cấu Tạo Của Dãy Số Thời Gian

3. Yêu Cầu Khi Xây Dựng Một Dãy Số Thời Gian

4. Phân Loại Dãy Số Thời Gian

PHẦN II- VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SÔ THỜI GIAN VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẤN BIBICA TỪ NĂM 2003-2007

I-TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BIBICA

1. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Công Ty

2. Các Chỉ Tiêu Thống Kê

II-VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BIBICA

 1. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG QUA THỜI GIAN

1.1 Mức Bình Quân Theo Thời Gian

1.2 Lượng Tăng (Hoặc Giảm ) Tuyệt Đối

1.3 Tốc Độ Phát Triển

1.4 Tốc Độ Tăng (Hoặc Giảm)

1.5 Giá Trị Tuyệt Đối 1% Của Tốc Độ Tăng( Hoặc Giảm )Liên Hoàn

2. BIỂU HIỆN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG QUA THỜI GIAN

2.1 Mở Rộng Khoảng Cách Thời Gian

2.2 Dãy Số Bình Quân Trượt

2.3 Hàm Xu Thế

2.4 Biểu Hiện Biến Động Thời Vụ

3. PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN

3.1 Phân Tích Các Thành Phần Theo Kết Hợp Cộng

3.2 Phân Tích Các Thành Phần Theo Kết Hợp Nhân

III- DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Dự Báo Dựa Vào Lượng Tăng (hoặc Giảm ) Tuyệt Đối Bình Quân

2. Dự Báo Dựa Vào Tốc Độ Phát Triển Bình Quân

3. Dự Báo Dựa Vào Hàm Xu Thế Và Biến Động Thời Vụ

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bibica từ năm 2003 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, chính sách xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ngắn hạn và dài hạn. Và những con số thống kê cũng là cơ sở để kiểm định tình hình thực hiện các kế hoạch chính sách đó. Những số liệu thống kê chủ yếu được ghi chép và lưu trữ theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội. Có rất nhiều phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu quy luật và bản chất của hiện tượng trong đó có phương pháp phân phân tích dãy số thời gian. Phương pháp phân tích dãy số thời gian là một trong nhưng phương pháp được sử dụng phổ biến,vì phương pháp này chỉ cần một lượng thông tin về số liệu thống kê của một vài năm là có thể phân tích được đặc điểm biến động của hiện tượng ,có thể nhận thức được quy luật của sự biến động và dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai . Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng tốt nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích dãy số thời gian nên đề án này em chọn phương pháp phân tích dãy số thời gian để trình bày. Mục đích của đề án là: Hiểu rõ về các phương pháp phân tích dãy số thời gian trong thống kê Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào thực tế bằng cách dựa vào số liệu theo thời gian về tình hình hoạt động của công ty cổ phân BIBICA để phân tích tình hình hoạt động của công ty Ứng dụng những số liệu tính ra được theo phương pháp phân tích dãy số thời gian để dự đoán kết quả kinh doanh của công ty trong những năm tới Qua đề tài này em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc Sĩ giảng viên khoa Thống Kê – trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề án này VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA TỪ NĂM 2003-2007 PHẦN I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN Khái Niệm Dãy Số Thời Gian Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian Cấu Tạo Của Dãy Số Thời Gian Gồm 2 bộ phận Yếu tố về thời gian: có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài hai thời gian gần nhau gọi là khoảng cách thời gian Chỉ tiêu nghiên cứu: có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số chỉ tiêu gọi là các mức độ của dãy số Các Yêu Cầu Khi Xây Dựng Một Dãy Số Thời Gian Yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh đúng đắn khách quan sự biến động của hiện tượng qua thời gian Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu (đó có thể là phạm vi hành chính của một địa phương và cũng có thể là số đơn vị của một hệ thống quản lý ) qua thời gian phải thống nhất Các khoảng cách thời gian trong dãy số thì nên bằng nhau nhất là dãy số thời kỳ. Trong thực tế thường những yêu cầu này bị vi phạm (đòi hỏi các phương pháp chỉnh lý phù hợp ) 4.Phân Loại Dãy Số Thời Gian Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô (khối lượng )của hiện qua thời gian phân thành : Dãy số thời kỳ: là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định Dãy số thời điểm: Là dãy mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm, phản ánh quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định Các Phương Pháp Phân Tích Dãy Số Thời Gian - Phân tích biến động của hiện tượng qua thời gian - Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng - Phân tích các thành phần của dãy số thời gian PHẦN II- VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BIBICA 1. Qúa Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Vào năm 1993, Công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuất: dây chuyền kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu, dây chuyền bánh Biscuits theo công nghệ APV của Anh, dây chuyền mạch nha với thiết bị đồng bộ dùng công nghệ thủy phân bằng Enzyme và trao đổi ion lần đầu tiên có ở Việt Nam được nhập khẩu từ Đài Loan. Sản phẩm bánh kẹo của Công ty nhanh chóng được phân phối đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước và đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Năm 1996, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với thiết bị và công nghệ của Hoa Kỳ để đa dạng hóa sản phẩm và kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của sản phẩm bánh ngọt trong nước. Năm 1998, Công ty tiếp tục đầu tư thiết bị sản xuất kẹo dẻo được nhập khẩu từ Úc. Năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng carton và khay nhựa để phục vụ sản xuất. Đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được đầu tư mở rộng và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày. Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng : bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà. Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: bánh kẹo, nha, rượu và vốn điều lệ Công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng. Bắt đầu từ năm 2000, Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới. Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được thành lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước. Đồng thời, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất snack với công suất 2 tấn / ngày bằng thiết bị được nhập từ Indonesia. Tháng 2 năm 2000, Công ty vinh dự là Công ty đầu tiên trong ngành hàng bánh kẹo Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức BVQI Anh Quốc. Tháng 9 năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung thu và cookies nhân với công suất 2 tấn / ngày và tổng mức đầu tư 5 tỉ đồng. Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001. Cuối năm 2001, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem cao cấp với công suất 1,500 tấn / năm với tổng mức đầu tư lên đến 19.7 tỷ đồng. Bánh bông lan kem Hura của Bibica có những ưu điểm tuyệt vời trong dòng bánh tươi : thơm ngon, bao bì đẹp và đặc biệt là hạn sử dụng đến 12 tháng. Sản phẩm đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và được người tiêu dùng sử dụng như sản phẩm biếu tặng hay dùng để làm quà thăm viếng người thân. Tháng 4 năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được khánh thành tại khu công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội. Tháng 10 năm 2002, Công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền chocolate với công nghệ hiện đại của Anh Quốc. Sản phẩm Chocobella của Bibica nhanh chóng trở nên thân thiết với người tiêu dùng trong nước và được xuất khẩu sang các thị trường như: Nhật Bản, Bangladesh, Singapore Bước sang năm 2004, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP. Đồng thời, năm này cũng đã đánh dấu một bước chuyển mới cho hệ thống sản phẩm Công ty trong tương lai. Chúng tôi đã kí hợp đồng với viện dinh dưỡng Việt Nam để phối hợp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp mong muốn sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Vào năm đầu năm 2005, Công ty với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam cho ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng : Bánh dinh dưỡng Mumsure dành cho phụ nữ có thai và cho con bú, bột dinh dưỡng dạng bánh Growsure dành cho trẻ em ở độ tuổi ăn dặm. Với sự thấu hiểu tâm lý thèm ăn bánh kẹo ngọt của người ăn kiêng, công ty trở thành nhà sản xuất đầu tiên ở Việt Nam cho ra đời dòng sản phẩm “Light” với nguyên liệu cao cấp có thể sử dụng cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường như: bánh trung thu, bánh bông lan kem, chocolate,mứt tết . Giữa năm 2005, công ty mở rộng đầu tư sang lĩnh vực đồ uống và cho ra đời sản phẩm bột ngũ cốc với thương hiệu Netsure và Netsure “light” (bột ngũ cốc dành cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường). Đồng thời,công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh mì tươi tại nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II, Gia Lâm, Hà Nội. Cũng trong năm 2005, công ty đã thực hiện một số dự án đầu tư tài chính : đầu tư vào cổ phiếu của Công ty Gilimex, hợp tác sản xuất với Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Huế với 27% vốn cổ phần và phối hợp sản xuất nhóm sản phẩm Custard cake với thương hiệu Paloma. Bước vào năm 2006, công ty bắt tay vào xây dựng hệ thống nhà máy mới tại khu công nghiệp Mỹ Phước thuộc tỉnh Bình Dương để sản xuất các sản phẩm chủ lực mà công suất sản xuất hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, công ty cũng đang tập trung đầu tư xây dựng phân xưởng kẹo cao cấp đạt tiêu chuẩn HACCP, đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo cao cấp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu. Với mong muốn ngày càng trở nên gần gũi và năng động hơn trong mắt người tiêu dùng, công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công Ty Cổ Phần Bibica" kể từ ngày 17/1/2007. 2.Các Chỉ Tiêu Thống Kê 2.1. Thống kê tình hình tài chính của công ty Bảng 1 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn chủ sở hữu 79.220 80.730 96.770 182.493 205.372 Tổng tài sản 160.362 159.534 177.860 242.945 379.172 2.2. thống kê kết quả kinh doanh của công ty Bảng 2: hàng tồn kho của công ty năm 2007 Ngày Ngày 1/1/07 ngày 1/4/07 Ngày 1/7/07 Ngày 1/10/07 Ngày 1/1/08 Giá trị hàng tồn kho ( tỷ đồng ) 63.823 56.452 59.953 76.285 86.850 Bảng 3 Kết quả kinh doanh qua các năm Năm 2003 2004 2005 2006 2007 doanh thu (tỷ đồng) 249.602 245.607 287.091 343.061 456.850 ROA 6.61 7.58 6.92 7.9 6.45 ROE 13.5 11.39 12.73 10.51 11.81 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng ) 10.598 9.195 12.318 19.182 24.995 Bảng 4 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo quý Đơn vị: tỷ đồng Năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 2004 63.211 45.015 61.046 76.335 2005 70.516 50.565 70.868 95.142 2006 84.448 62.554 88.395 107.664 2007 94.105 73.132 126.908 162.704 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 1.Phân Tích Đặc Điểm Biến Động Của Hiện Tượng Qua Thời Gian 1.1. Mức độ bình quân qua thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian Đối với dãy số thời kỳ Công thức tính: Trong đó: yi (i=1,2..n) là các mức độ của dãy số thời kỳ Từ bảng 3 ta có : Doanh thu cung cấp hàng hoá và dịch vụ của công ty từ năm 2003-2007 tỷ đồng Doanh thu cung cấp hàng hoá và dich vụ bình quân của công ty từ 2003 đến 2007 đạt 316.4422 tỷ đồng 1.1.2 Đối với dãy số thời điểm ● Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau Công thức tính: Với yi(i=1..n) là các mức độ thời điểm mà có khoảng cách thời gian bằng nhau Dữ liệu bảng 2 ta có hàng tồn kho bình quân một quý của công ty năm 2007 tỷ đồng ● Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau Công thức tính: Trong đó: hi (i=1..n) là khoảng cách thời gian có mức độ yi 1.2 Lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức tuyệt đối giữa 2 thời gian 1.2.1 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn Công thức tính: (với i=2n) Trong đó: : Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian i so với thời gian liền trước nó i-1 Yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i Yi-1 : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i-1 Từ số liệu bảng 1 ta có: lương tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Năm 2003 2004 2005 2006 2007 ( tỷ đồng ) _ 1.51 16.04 85.723 22.879 Từ số liệu bảng 3 ta có : lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn lợi nhuận của công ty Năm 2003 2004 2005 2006 2007 (tỷ đồng) _ -1.403 3.123 6.864 5.813 ♦ Như vậy năm sau so với năm trước nguồn vốn chủ sở hữu của công ty BIBICA đều tăng lên. Về lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 là 1.403 tỷ đồng ,Còn ở các năm tiếp theo thì năm sau so với năm trước lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng lên 1.2.2 Lượng tăng (hoặc giảm ) định gốc Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài Công thức tính: ( Với i=1..n) Trong đó: : Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số Yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1 : Mức độ tuyệt đôi ở thời gian đầu Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Năm 2003 2004 2005 2006 2007 ( tỷ đồng ) _ 1.51 17.55 103.273 126.152 ♦ Như vậy Nguồn vốn chủ sở hữu của công tyBIBICA trong khoảng thời gian năm 2003 đến năm 2007 đều tăng Lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối định gốc lợi nhuận sau thuế của công ty Năm 2003 2004 2005 2006 2007 ( tỷ đồng ) _ -1.403 1.72 8.584 14.397 ♦Như vậy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 .Còn ở những năm tiếp theo lợi nhuận sau thuế của công ty đều lớn hơn năm 2003 phản ánh lợi nhuận của công ty không ngừng tăng nên ►Mối quan hệ : =126.152 tỷ đồng 1.2.3. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn Công thức tính: Từ bảng 1 ta có lượng tăng tuyệt đối bình quân nguồn vốn chủ sở hữu của công ty BIBICA là : tỷ đồng Từ bảng 3 ta có lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân của lợi nhuận sau thuế của công ty là tỷ đồng ♦ Như vậy trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty BIBICA đã tăng bình quân hàng năm là 31.538 tỷ đồng 1.3.Tốc Độ Phát Triển Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian 1.3.1.Tốc độ phát triển liên hoàn Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước Công thức tính: ( lần hoặc %) (với i=2n) ti : tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc % Từ bảng 3 ta có tốc độ phát triển lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm từ 2003 đến 2007 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 ti ( lần ) _ 0.867617 1.339641 1.557233 1.303045 ♦ Như vậy tốc độ phát triển lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 của công ty là 86.7617% (hay 0.867617 lần ) .Còn ở các năm từ 2005 đến 2007 thì tốc độ phát triển liên hoàn lợi nhuận sau thuế của công ty đều đạt lớn hơn 100% 1.3.2. Tốc độ phát triển định gốc Phản ánh tốc độ phát triển và xu hướng biến động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài Công thức tính: ( lần hoặc %) Dựa vào bảng 3 ta có : Tốc độ phát triển lợi nhuận sau thuế của công ty BIBICA các năm so vói năm 2003 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Ti (lần) _ 0.867617 1.1623 1.81 2.3585 ♦ Như vậy lợi nhuận của công ty từ 2005 đến 2007 đều có tốc độ phát triển định gốc lớn hơn 100% phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty từ 2005 đến 2007 so với 2003 là tốt 1.3.3 Tốc độ phát triển bình quân Phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn Công thức tính: (lần hoặc %) Từ bảng 3 ta có : 1.239 lần ♦ Như vậy : tốc độ phát triển bình quân hàng năm về lợi nhuận sau thuế của công ty bằng 1.329 lần hay 123.9% ►Quan hệ : ▪ Quan hệ tích : (lần hoặc %) Cụ thể tốc độ phát triển về lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 so với năm 2003 Tn =0.867617*1.339641*1.557233*1.303045=2.3528 lần ▪ Quan hệ thương : (lần hoặc %) Cụ thể tốc độ phát triển liên hoàn của lợi nhuận năm 2007 lần 1.4. Tốc Độ Tăng (hoặc Giảm) Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian hiện tượng đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần hay bao nhiêu phần trăm 1.4.1. Tốc độ tăng (hoặc giảm )liên hoàn Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm ) ở thời gian i so với thời gian i-1 Công thức tính: (lần hoặc %) Qua bảng 3 ta có : Năm 2003 2004 2005 2006 2007 ai(lần) _ -0.132383 0.339641 0.557233 0.303045 ♦ Như vậy năm 2004 tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế so với năm 2003 là 13.2383% phản ánh lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 giảm so với năm 2003. Còn ở năm 2005 đến năm 2007 năm sau so với năm trước đều có tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty đều dương cho thấy lợi nhuận của công ty đạt được đều tăng qua các năm 1.4.2 Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số Công thức tính: (lần hoặc %) Qua bảng 3 ta có : Năm 2003 2004 2005 2006 2007 (lần) _ -0.132383 0.1623 0.81 1.3585 ♦ Như vậy : từ năm 2005 công ty đều có tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuết so với năm 2003 là dương, phản ánh lợi nhuận từ 2005 đến 2007 đều lớn hơn lợi nhuận sau thuế năm 2003 1.4.3 Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Công thức tính: (lần hoặc %) Từ bảng 3 ta có 1.239-1=0.239 lần Tốc độ tăng bình quân hàng năm về lợi nhuận sau thuế của công ty BIBICA là 0.239 lần hay 23.9% 1.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với quy mô cụ thể là bao nhiêu Với bảng 3 ta có Năm 2003 2004 2005 2006 2007 gi (tỷ đồng) _ 0.10598 0.09195 0.12398 0.19182 ♦Như vậy : Cứ 1% giảm lợi nhuận sau thuế của năm 2004 so với năm 2003 thì tương ứng giảm 0.10598 tỷ đồng Cứ 1% tăng lợi nhuận sau thuế của năm 2005 so với năm 2004 thì tương ứng tăng 0.09195 tỷ đồng Cứ 1% tăng lợi nhuận sau thuế của năm 2006 so với năm 2005 thì tương ứng tăng 0.12398 tỷ đồng Cứ 1% tăng lợi nhuận sau thuế của năm 2007 so với năm 2006 thì tương ứng tăng 0.19182 tỷ đồng BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA HIỆN TƯỢNG Mở Rộng Khoảng Cách Thời Gian Phương pháp này được sử dụng với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng Từ bảng 4 doanh thu của các quý khi tăng, khi giảm không phản ánh rõ xu hướng biến động. Có thể mở rộng khoảng cách từ quý sang năm Ta có bảng sau Năm Doanh thu ( tỷ đồng ) 2004 245.607 2005 287.091 2006 343.061 2007 456.850 ♦Từ bảng trên ta thấy doanh thu của công ty BIBICA tăng dần từ năm 2004 đến năm 2007 Dãy Số Bình Quân Trượt Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động ) là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ dãy số thời gian tính được bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho các mức độ của số bình quân không thay đổi Vì dãy số liệu về doanh thu của công ty theo quý có tài liệu của 4 năm nên ta ta sử dụng bình quân trượt với 3 mức độ Công thức tính: . Ta có doanh thu bình quân các quý như sau Năm Quý yi Năm Quý yi 2004 1 63.211 _ 2006 1 84.448 80.715 2 45.015 56.242 2 62.554 78.465 3 61.046 60.799 3 88.395 86.2 4 76.335 69.299 4 107.664 96.72 2005 1 70.516 65.805 2007 1 94.105 91.634 2 50.565 63.983 2 73.132 98.048 3 70.868 72.192 3 126.908 120.915 4 95.142 83.486 4 162.704 _ So sánh đồ thị ta thấy đồ thị bình quân trượt “phẳng “ hơn đồ thị của dãy số thực tế vì ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên qua tính bình quân trượt phần nào bị san bằng 2.3 Hàm Xu Thế Các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện bằng một hàm số gọi là hàm xu thế Với tài liệu bảng 4 ta có doanh thu theo quý được biểu hiện bằng hàm xu thế Dựa vào đồ thị ta xây dựng 3 hàm xu thế là: hàm tuyến tính , hàm panabol, hàm bậc 3, hàm mũ Ta thu được kết quả về hàm xu thế như sau : Chỉ tiêu Hàm tuyến tính Hàm bậc 2 Hàm bậc 3 Hàm mũ Tỷ số tương quan 0.76386 0.81791 0.85070 0.77832 Sai số chuẩn mô hình 19.98178 18.48581 17.57872 0.21507 Kiểm định hệ số hồi quy 0.012 0.006 0.5212 0.0899 0.012 0.2592 0.2439 0.1491 0.1093 0.000 0.000 Dạng hàm xu thế Nhìn vào các chỉ tiêu của mỗi hàm xu thế ta thấy doanh thu bình quân các quý năm 2004 đến năm 2007 biến động theo hàm mũ 2.4.Biến Động Thời Vụ Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm Nguyên nhân gây nên biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục, tập quán sinh hoạt Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biện pháp phù hợp, kịp thời hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội Với tài liệu trên ta phân tích biến động thời vụ theo quý Doanh thu bình quân quý I tỷ đồng Doanh thu bình quân quý II tỷ đồng Doanh thu bình quân quý III tỷ đồng Doanh thu bình quân quý IV tỷ đồng Doanh thu bình quân một quý tính chung cho 4 năm tỷ đồng ♦ CHỈ SỐ THỜI VỤ CỦA TỪNG QUÝ Công thức tính: lần hoặc % Quý I II III IV (lần ) 0.93735 0.6942 1.0422 1.3662 ♦Như vậy doanh thu của công ty BIBICA giảm mạnh ở quý II , rồi đến quý I và tăng nhanh ở quý III,IV nhưng nhanh nhất ở quý IV do gần dáp tết nguyên đán nên nhu cầu bánh kẹo trong dân cư tăng nhanh . Vì vậy mà công ty cân có nhưng giải pháp như tăng sản lượng cung cấp cho quý IV PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN Thành Phần Tạo Nên Các Mức Độ Của Dãy Số Thời Gian Gồm 3 thành phần: Thành phần xu thế : phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng kéo dài theo thời gian Thành phần thời vụ: Phản ánh sự biến động có tính chất lặp đi lặp lại trong những khoảng thời gian nhất định của năm Thành phần xu thế : phản ánh sự biến động do các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ở những thời gian khác nhau Phân Tích Các Thành Phân Theo Kết Hợp Cộng Giả thuyết rằng hàm xu thế là hàm tuyến tính : Từ bảng 4 ta có Hàm xu thế : Các thành phần thời vụ Công thức tính: Quý I II III IV Chỉ số thời vụ -6.8014 -27.0553 1.9336 25.589 Thành phần ngẫu nhiên được xác định Bảng kết quả phân tích các thành phần theo kết hợp cộng yt ft st zt 63.211 52.617 -6.8014 17.395 45.015 55.542 -27.0553 16.528 61.046 58.629 1.9336 0.4834 76.335 61.888 25.589 -11.142 70.516 65.329 -6.8014 11.988 50.565 68.96 -27.0553 8.6603 70.868 72.794 1.9336 -3.8596 95.142 76.84 25.589 -7.287 84.448 81.112 -6.8014 10.137 62.554 85.621 -27.0553 3.9883 88.395 90.381 1.9336 -3.9196 107.664 95.405 25.589 -13.33 94.105 100.709 -6.8014 0.1974 73.132 106.307 -27.0553 -6.1197 126.908 112.217 1.9336 12.757 162.701 118.455 25.589 18.657 Phân tích thành phần của dãy số thời gian cho thấy tính chất cũng như vai trò của mỗi thành phần trong quá trình biến động của hiện tượng ♦ Qua phân tích thành phần ảnh hưởng tới doanh thu theo quý của công ty ta thấy vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng tới doanh thu theo quý của công ty chủ yếu do hàm xu thế Phân Tích Các Thành Phần Theo Kết Hợp Nhân Dạng : Hàm xu thế sử dụng là hàm mũ có dạng : Thành phần thời vụ được xác định theo công thức: ( với m=4 với tài liệu quý ) H: là hệ số điều chỉnh st: chỉ số thời vụ st = sj *H Xác định dãy số y’t là dãy số đã loại bỏ thành phần thời vụ Ta có dãy số : yt st ft zt 63.211 _ _ 1.0483 60.298 55.2784 1.091 45.015 _ _ 0.732 61.496 58.0976 1.058 61.046 61.40175 0.994 1.011 60.382 61.0605 0.989 76.335 63.228 1.207 1.2073 63.228 64.175 0.985 70.516 64.6155 1.091 1.0483 67.267 67.447 0.997 50.565 67.071 0.754 0.732 69.078 70.887 0.974 70.868 71.773 0.987 1.011 70.097 74.502 0.941 95.142 75.255 1.264 1.2073 78.805 78.302 1.006 84.448 78.253 1.079 1.0483 80.557 82.296 0.979 62.554 82.635 0.757 0.732 85.456 86.493 0.988 88.395 85.765 1.030 1.011 87.433 90.904 0.962 107.664 88.1795 1.221 1.2073 89.178 95.54 0.933 94.105 90.824 1.036 1.0483 89.77 100.412 0.894 73.132 100.452 0.728 0.732 99.91 105.534 0.946 126.908 114.2115 1.111 1.011 125.527 110.916 1.131 162.701 _ _ 1.2073 134.764 116.572 1.15 Ta có bảng sau : I II III IV 2004 _ _ 0.994 1.207 2005 1.091 0.754 0.987 1.264 2006 1.079 0.757 1.030 1.221 2007 1.036 0.728 1.111 _ Bình quân sj 1.0686 0.746 1.0305 1.2307 Hệ số điều chỉnh Chỉ số thời vụ các quý Quý I II III IV Chỉ số thời vụ 1.0483 0.732 1.011 1.2073 Ta xây dựng hàm xu thế từ dãy số y’t Dựa vào đồ thị ta chọn hàm xu thế Ta xây dựng hàm xu thế từ dãy số y’t Dựa vào đồ thị ta xây dựng 4 hàm xu thế là: hàm tuyến tính, hàm bậc 2, hàm bậc 3, hàm mũ Dựa vào một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Hàm tuyến tính Hàm panabol Hàm bậc 3 Hàm mũ tỷ số tương quan 0.91957 0.96904 0.98006 0.9585 Sai số chuẩn mô hình 9.0298 5.88793 4.93171 0.07286 kiểm định hệ số hồi quy b0 b1 b2 b3 0.000 0.000 0.000 0.000 0.2546 0.000 0.087 0.1145 0.0252 0.000 0.000 Dạng mô hình Nhìn vào chỉ tiêu của từng hàm xu thế ta thây y’ biểu hiện theo hàm mũ Hàm mũ : t Như vậy từ bảng trên ta thấy thành phần chủ yếu có ảnh hưởng đến doanh thu theo quý của công ty cổ phần BIBICA là thành phần xu thế. IV-DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BIBICA ­ Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp. 1. Dự Đoán Dựa Vào Lượng Tăng (Hoặc Giảm ) Tuyệt Đối Bình Quân Công thức tính : Với l=1,2 Dự đoán lợi nhuận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6210.doc
Tài liệu liên quan