Đề tài Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1998 - 2001

Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp ,công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển khoa học công nghệ ,ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ đó vào sản xuất ,có khả năng và tạo điều kiện sản xuất hoàn thiện .Nhờ đó mà lực lưọng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác .Do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển của lực lượng sản xuất ,trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến .Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất ,sự hoàn thiện nhanh về các mô hình tổ chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức sản xuất đi lên nền sản xuất lớn theo hình mẫu, theo kiểu của công nghiệp .

 -Cũng do đặc điểm của sản xuất công nghiệp ,đặc biệt là đặc điểm về công nghệ sản xuất, đặc đIểm về công dụng sản phẩm công nghiệp , công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế , từ đó mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào dể xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

 

doc106 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1998 - 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên .Trước hết cần xác định xem cần phân tổ theo tiêu thức nào .Muốn chọn các tiêu thức phân tổ phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu ,vào bản chất của hiện tượng ,vào mối liên hệ giữa các tiêu thức ,có thể phân tổ theo 2,3,4 hay nhiều tieu thức .Sau khi xác định các tiêu thức phân tổ ,phải xác định xem mỗi tiêu thức sẽ phân thành bao nhiêu tổ .Khi đã xác định được số tổ của mỗi tiêu thức ,ta tiến hành phân chia tổng thể tài liệu theo tiêu thức thứ nhất ,sau đó mỗi tổ lạiphân chia thành các tiểu tổ theo tiêu thức thứ hai và cứ thế cho đến tiêu thức cuối cùng . Trong phân tổ kết hợp các tiêu thức nguyên nhân cũng là các tiêu thức phân tổ vì vậy phải đưa ra các tiêu thức phân tổ về một tiêu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức tổng hợp này đẻ tiến hành phân tổ theo một tiêu thức. Trong thống kê công nghiệp, phân tổ được sử dụng chủ yếu là phân tổ theo thành phần kinh tế, phân tổ theo ngành công nghiệp cấp I hoặc cấp II,hoặc kết hợp phân tổ theo ngành và theo thành phần kinh tế .Ngoài ra phân tổ theo vùng cũng được sử dụng . Như vậy ,có thể thấy phân tổ kết hợp có tác dụng phân tích lớn hơn .Trong thống kê công nghiệp phân tổ kết hợp được sử dụng khá phổ biến ,vì vậy đòi hỏi người làm công tác thống kê phải am hiểu và vận dụng nó một cách linh hoạt ,tuỳ theo mục đích nghiên cứu. 3.2Phương pháp phân tích so sánh : Các sự vật được chúng ta nhận thức đúng đắn nhất đều thông qua so sánh . Đó là một chân lý cổ xưa không phải là trừu tượng mà rất cụ thể .Bất kỳ một thông tin kinh tế nào biẻu hiện bằng số mà đứng riêng rẽ tự nó không so sánh với những con số khác về thông tin kinh tế cùng loại thì vẫn không có tính chất tiêu biểu ,nghèo nàn về nội dung ,Nhưng nếu đem nó so sánh với với những con số cùng loại ,nó trở nên sáng rõ hơn ,tiêu biểu hơn ,nội dung của nó phản ánh phong phú hơn. Tuy nhiên ,việc so sánh ,đánh giá , nhận định tình hình phải đảm bảo theo những nguyên tắc sau : -Các đại lượng đối chiếu phải cùng loại . - Các đại lượng đem so sánh phải cùng phạm vi ,cùng đơn vị tính ,cùng phương pháp tính .Phạm vi đối tượng đem so sánh trước sau phải thống nhất . -Thời gian so sánh trong không gian phải đảm bảo thống nhất giữa các đối tượng đem so sánh với cùng một đại lượng thời gian. Để tiến hành đánh giá, so sánh ,ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc nêu trên ,cần thiết và bao giờ cũng biết đầu tư việc sắp xếp ,hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu so sánh mhư chỉ tiêu số tương đối ,số tuỵet đối ,số bình quân và ccs chỉ tiêu phân tích dãy số .Trên nền đó ,ta có thể áp dụng các cách so sánh sau đây : -So sánh kết quả thực hiện với các nhiện vụ ,mục tiêu trong kỳ (đánh giá mức độ đạt được trong kỳ ). - So sánh giữa các đơn vị ,các đơn vị ,các bộ phận trong cùng một tổng thể ,cùng một thời gian nhằm đánh giá tình hình diễn biến của hiện tượng đem so sánh tiên tiến hay lạc hậu ,phát hiện khả năng tiềm tàng của các bộ phận ,các bộ phận trong cùng một đơn vị tổng thể . -So sánh giữa các chỉ tiêu có liên quan như so sánh giữa kết quả sản xuất với số lao động bình quân trong kỳ ,so sánh kết quả sản xuất với giá trị máy móc thiết bị Nhằm đánh giá mức độ phổ biến của kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp nhiều hay ít . 2.3.Phương pháp dãy số thời gian . Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp thường xuyên biến động qua các năm và qua các thời kỳ cả về quy mô và cơ cấu . Vì vậy ,để nghiên cứu sự biến động này thường sử dụng phương pháp dãy số thời gian .Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ rự thời gian . Một dãy số thời gian gồm hai thành phần : Thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu . Thời gian có thể là ngày ,tháng, quý, năm .Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu .Các chỉ số của nó có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số số tương đối hoặc số bình quân . Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy sô thời gian thành :Dãy số thời điểm và dãy sô thời kỳ .Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượng )của hiện tượng tại những thời điểm nhất định .Dãy số thời kỳ biểu hiện thời kỳ (khối lượng )của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Khi vận dụng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số .Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất ,các khoảng cách trong dãy sô nên bằng nhau . Nhiệm vụ của dãy số thời gian khi phân tích các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh là phải nêu rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển. Đồng thời để dự báo các mức độ của chùng trong thời gian tới . Với dặc điểm của ngành công nghiệp và đặc điểm vận dụng dãy sô thời gian cũng như nguyên tắc lựa chọn phương pháp dãy số thời gian để phân tích ta thấy được tác dụng khi dùng phương pháp này là nêu nên đặc điểm biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp qua các năm .Sự thay đổi quy mô ,kết cấu của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp qua các năm hoặc trong một thời kỳ dài ,xem xét các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành nghiên cứu đã tăng ,giảm như thế nào ,bao nhiêu (%)... 2.3.1.Một số phương pháp phân tích xu thế các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh . a. dãy số tuyệt đối về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào các đặc điểm tồn tại và quy mô của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh qua thời gian ta thấy quy mô của các chỉ tiêu naỳ là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ biểu hiện quy mô (khối lượng ) của chúng trong từng khoảng thời gian nhất định (thường là một năm ). Sự biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố :Nhân tố biểu hiện xu thế và nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng .Vì vậy ,việc xác định xu hướng biến động cơ bản của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh và để loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên ,làm rõ xu hướng biến động ta sử dụng các phương pháp sau : +Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian . Vì dãy số về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp là dãy số thời kỳ vì vậy có thể áp dụng phương pháp này .Khi dãy số về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp có khoảng cách tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà chưa phản ánh được xu hướng phát triển của chúng ,khi đó ta có thể áp dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian . Phương pháp này được thực hiện như sau: Ghép một số thời gian liền nhau thành một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như ghép 3 tháng liền nhau thành một quý...Nhược điểm của phương pháp này là số lượng các mức độ dãy số mất đi quá nhiều . +Phương pháp dãy số bình quân trượt . Số bình quân trượt là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp được tính bằng cách loại trừ dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân không đổi .Giả sử ta có dãy số thời kỳ của giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm y1,y2,...,yn nếu tính trung bình trượt cho nhóm 3 mức độ ta có dãy số mới nhưng dãy số mới sẽ mất đi 2 mức độ đầu và cuối (y1,yn). Dãy số được hình thành bởi các số bình quân trượt gọi là dãy số bình quân trượt .Phương pháp dãy số bình quân trượt có tác dụng loại bỏ các nhân tố ngẫu nhiên và qua đó thấy rõ xu hướng phát triển của giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp. Ta tính trung bình trượt từ bao nhiêu mức độ phu thuộc vào tính chất của giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp qua thời gian và tuỳ thuộc vào số lượng của dãy số giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp ban đầu . +Phương pháp hàm xu thế . Biểu diễn sự biến động của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp theo các năm băng mô hình hồi quy tương quan với biến độc lập là thứ tự thời gian ,biến phụ thuộc là các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh như giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm... Qua dãy số thời gian ta tìm một hàm biểu hiện xu thế biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp qua thời gian có dạng Trong đó: là các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp như giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ...được tính toán theo mẫu cụ thể . là các tham số. t:làthứ tự thời gian . Các tham số ( i=1,2,...,n)được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất :tức là . Để lựa chọn đúng đắn dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào : Đặt thì Xu hướng phi tuyến: Quy mô của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp phát triển theo xu hướng phi tuyến thường biểu diễn qua hàm bậc 2 (Parabol)có dạng :phương trình này được áp dụng khi sai phân bậc 2 (tức sai phân của sai phân bậc 1) của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh xấp xỉ nhau .áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để xác định các tham số a0,a1,a2 qua hệ phương trình sau: Các phương pháp trên vận dụng cho các dãy số của các chỉ tiêu nghiên cứu biến động ngẫu nhiên không mang tính chất thơì vụ .Nếu dãy số có biến động thời vụ thì thì ta phải sử dụng chỉ số thờ vụ . +Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ . Sự biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp cũng mang tính chất thời vụ ,nguyên nhân gây ra sự biến động thời vụ là do ảnh hưởng của diều kiện tự nhiên và phomg tục tập quán sinh hoạt . Nghiên cứu sự biến động thời vụ để đề ra biện pháp phù hợp kịp thời hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất công nghiệp . Nếu các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp biến động thời vụ nhưng không có xu hướng ổn định thì có chỉ số thời vụ là : .100 Trong đó : :chỉ thời vụ của thời gian i :Bình quân chung của các giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ,hoặc doanh thu ...của ác thời gian cùng tên i . :Bình quân chung của các giá trị sản xuất .giá trị tăng thêm hoặc doanh thu ... - Nếu chưa biết hiện tượng có biến động thời vụ ta áp dụng chỉ số thời vụ là : hoặc khi đó Trong đó : :Chỉ số thời vụ của thời gian i . :là mức độ tính toán của các mức độ trong dãy số . : Mức độ thực tế ở thời gian i của năm j . Nếu >100: Ngành công nghiệp mở rộng quy mô sản xuất . Nếu : Ngành công nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất . Do các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp vẫn chưa thể tổng hợp theo quý ,tháng một cách đầy đủ ,thường xuyên ,vì thế khó có thể áp dụng phương pháp này để phân tích về ảnh hưởng của biến động thời vụ của ác chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp . b.Các chỉ tiêu biểu hiện sự biến động *Để phản ánh biến động của ác chỉ tiêu như giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ,doanh thu của ngành công nghiệp qua các năm theo phương pháp dãy số thời gian thường sử dụng các chỉ tiêu: + Lượng tăng giảm tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi mức độ tuyệt đối về quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp giữa hai thời gian ta nghiên cứu (thường là giữa các năm ).Nếu các mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của các chỉ tiêu mang dấu (+)và ngược lại thì mang dấu (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ,ta có các chỉ tiêu sau : Lượng tăng (giảm )tuyệt đối liên hoàn :Là chênh lệch giữa quy mô các chỉ tiêu các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp năm nghiên cứu (và quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp năm đứng liền trước đó () nhằm phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau: Công thức tính : (i=2,3,,n) Trong đó ::là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của các chỉ tiêu nghiên cứu . - Lượng tăng (giảm )tuyệt đối định gốc (hay tính dồn )của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp :Là chênh lệch giữa quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành năm nghiên cứu (Yi)và quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành năm được chọn làm năm gốc (Y1)nhằm phản ánh mức độ tăng (giảm)trong một thời gian dài : Công thức tính : (i=2,3,,n) Trong đó là lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp . Giữa lượng tăng(giảm )tuyệt đối định gốc và lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn có mối liên hoàn có mối liên hệ với nhau:Tổng các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn bằng lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc . hay +Lượng tăng (giảm tuyệt đối bình quân quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp: Là trung bình cộng của các lượng tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn . Công thức tính : hay Trong đó ::Là lượng tăng (giảm )tuyệt đối bình quân quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp . + Tốc độ phát triển của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp . Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp là một số tương đối (biểu hiện băng lần hoặc %) phản ánh xu hướng biến động của các chỉ tiêu qua các năm .Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp như sau : .Tốc độ phát triển liên hoàn quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp :Là tỷ số giữa quy mô các chỉ tiêu như giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ,doanh thu, lợi nhuận của ngàh công nghiệp năm nghiên cứu với quy mô các chỉ tiêu đó của ngành công nghiệp ở năm liền trước nó .Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của ngành công nghiệp giữa hai thời kỳ liền nhau . Công thức tính : (i=2,3,...,n) Trong đó:: Là tốc độ phát triển liên hoàn của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp năm i so với quy mô của các chỉ tiêu đo năm i-1. :Là các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp năm i-1 :Là các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp năm i . Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong một thời gian dàI (i=2,3,...,n) Trong đó : :Là tốc độ phát triển định gốc của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối liên hệ với nhau : -Thương của tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển gữa hai năm . (i=2,3,,n) Tích của các tốc độ phát triển liên hoàn băng tốc độ phát triển định gốc . hay (i=2,3,,n) .Tốc độ phát triển trung bình các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn vì tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân ,người ta sử dụng công thức số trung bình nhân . :Là tốc độ phát triển trung bình quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp . Tốc độ phát triển bình quân chỉ nên áp dụng khi dãy số các chỉ tiêu nghiên cứu phát triển theo một xu hướng nhất định . +Tốc độ tăng (giảm) quy môcác chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp . Chỉ tiêu này phản ánh quy mô các chỉ tiêu giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ,doanh thu ,lợi nhuận của ngành công nghiệp giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %) .Tương ứng với các tốc đố phát triển ,ta có các tốc độ tăng (giảm )sau : .Tốc độ tăng (giảm)liên hoàn (hay từng kỳ )của quy mô các chỉ tiêu nghiên cứu là tỷ số giữa lượng tăng (giảm ) liên hoàn quy mô các chỉ tiêu nghiên cứu đó với quy mô của nó với kỳ gốc liên hoàn . công thức tính : hay (lần ) hay (i=2,3,,n) Trong đó : :Là tốc độ tăng giảm liên hoàn quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành nghiên cứu . .Tốc độ tăng (giảm) định gốc quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc các chỉ tiêu như :Giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ,doanh thu ,lợi nhuận với quy mô của các chỉ tiêu đó ở kỳ gốc cố định . = hay (lần) hoặc (%) .Tốc độ tang( giảm )trung bình quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp :Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu hoặc +Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm ) :Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm)của tốc độ tăng (giảm ) liên hoàn thì tương ứng với số tuyệt đối là boa nhiêu . Nếu ký hiệu (i=2,3,...,n) là giá trị tuyệt đối của 1%tăng (giảm ) thì : hoặc Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (giảm) liên hoàn .Đối với tốc độ tăng (giảm )định gốc thì không tính vì nó luôn là một số không đổi và băng c.nhóm dãy số tương đối về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh . Đối với các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp khi vận dụng dãy số tương đối thì bao gồm các dãy số về cơ cấu và dãy số về tốc độ phát triển của từng chỉ tiêu như: -Dãy số cơ cấu của giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm chung cho toàn ngành -Dãy số cơ cấu của giá trị sản xuất ,giá trị tăng tthêm theo các thành phần kinh tế . -Dãy số tốc độ phát triển của giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm chung cho toàn ngành -Dãy số tốc độ phát triển giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm của các thành phần kinh tế . * Vận dụng dãy số cơ cấu: +Tìm quy luật xu thế: Để biểu hiện xu thế phát triển của cơ cấu các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh chung cho toàn ngành cũng như theo thành phần kinh tế có thể sử dung các phương pháp sau: -Mở rộng khoảng cách thời gian : Cơ cấu các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp như giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ...là chỉ tiêu tương đối kết cấu biểu hiện biến động kết cấu của chúng được thay đổi và chuyển dịch hư thế nào .Vì vậy khi một dãy số có nhiều mức độ mà chưa phản ánh được hết sự biến động kết cấu của chúng thì ta có thể đưa các mức độ đó về khoảng thời gian dài hơn để phân tích .Để mở rộng khoảng cách thời gian đối với các dãy số cơ cấu ta áp dụng trung bình cộng . -Phương pháp trung bình trượt: Đối với dãy số cũng tương tự như khi áp dụng cho phương pháp mở rộng khoản cách thời gian khi lấy bình quân theo mức độ ta lấy trung bình cộng như sau: *Các chỉ tiêu biểu hiện biến động kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp : Cơ cấu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm ,doanh thu ,lợi nhuận ...là chỉ tiêu tương đối ,do đó ta có thể tính được các chỉ tiêu lượng tăng (giảm )tuyệt đối (bình quân,định gốc ,liên hoàn ) ,còn các chỉ tiêu tốc độ phát triển ,tốc độ tăng giảm ,giá trị của 1%tăng giảm thì ta không thể tính được vì bản thân nó đã là chỉ tiêu kết cấu vì thế không có tính chất so sánh . +Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn :Là lấy tỷ trọng năm trước trừ đi tỷ trọng năm sau Từ đó thấy rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tăng hay giảm qua các năm và chuyển dịch theo hướng nào . +Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Được tính bằng cách lấy tỷ trọng năm nghiên cứu trừ đi tỷ trọng năm lấy làm gốc (thường là năm đầu tiên ) : +Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân : *Vận dụng dãy số tốc độ . Dãy số tốc độ của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp bao gồm : Dãy số tốc độ phát triển của các chỉ tiêu như giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ...chung cho từng ngành và riêng cho từng +thành phần kinh tế . -Tìm quy luật xu thế . +Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian . Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp là cà chỉ tiêu tương đối động thái .Vì vậy khi dãy số có nhiều mức độ chưa phản ánh hết sự biến động của hiện tượng thì ta có thể đưa các mức độ đó về khoảng thời gian dài hơn để phân tích .Nhưng đây là dãy số tương đối nên ta không thể cộng giản đơn được mà phải dựa vào tốc độ phát triển định gốc đặc đIểmể mở rộng khoảng cách thời gian . Với +Phương pháp trung bình trượt . tương tự như khi áp dụng cho phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian khi lấy số bình quân theo mức độ ta không lấy trung bình cộng giản đơn mà phải sử dụng trung bình nhân . -Các chỉ tiêu biểu hiện mức độ biến động + Tốc độ tăng giảm liên hoàn : +Tốc độ tăng giảm định gốc : +Tốc độ tăng giảm bình quân : 2.3.3.Dự báo dựa vào dãy số thời gian . Để dự báo tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp ta có rất nhiều phương pháp để dự báo nhưng ta thường sử dụng hai phương pháp là :phương pháp lượng dựa vào tăng giảm tuyệt đối bình quân và phương pháp dựa vào tốc độ phát triển bình quân . a.Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân . Phương pháp này áp dụng khi lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn của quy mô các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh qua thời gian xấp xỉ nhau. Ta có lượng tăng gỏảm tuyệt đối bình quân là . Từ đó ta có mô hình dự đoán là : Trong đó :l là tầm xa của dự đoán() :Mức độ cuối cùng của dãy số các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. :Mức độ dự báo của các chỉ tiêu . b.Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Phương pháp này áp dụng khi tốc độ phát triển liên hoàn của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp xấp xỉ nhau.Tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh được tính theo công thức sau: Từ đó ta có mô hình dự đoán là: (l:là tầm xa của dự đoán). 3.4.Phương pháp chỉ số. Chỉ số là chỉ tiêu kinh tế,được xây dựng trên cơ sở lý luận kinh tế .Chỉ số là chỉ tiêu tương đối (biểu hiệ số lần hay số %) biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng. Chỉ số là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu thống kê .Để so sánh hai đại lượng nào đó ,dùng phương pháp chỉ số là đơn giản nhất .Tuy vậy ,Khi áp dụng phương pháp này phải chú ý :Các đại lượng đo lường và đơn vị đo lường phải được thống nhất .Có nhiều loại chỉ số khác nhau như : Chỉ số giản đơn ,chỉ số bình quân ,chỉ số tổng hợp +Chỉ số giản đơn : Được áp dụng khi so sánh trị số của các hiện tượng nào đó ở một kỳ với một kỳ nào đó được chon làm gốc : công thức tính : trong đó : :chỉ số giản đơn . :các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp kỳ báo cáo. :Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp kỳ gốc . +chỉ số bình quân :Là loại chỉ số dùng để xác định và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phát triển và mức độ hoanf thành kế hoạch về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp .Ví dụ khi so sánh năng suất lao động trong công nghiệp giữa hai thời kỳ ta phải sử dụng chỉ số bình quân đẻe tính toán . công thức tính : Trong đó ::lần lượt là năng suất lao động công nghiệp của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc . :Giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ngành công nghiệp kỳ nghiên cứu .. :Giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm kỳ gốc nhưng tính cho số công nhân kỳ nghiên cứu . : Giá trị sản xuất giá trị tăng thêm kỳ gốc . :Tổng số lao động công nghiệp kỳ nghiên cứu . :Tổng số lao đông trong ngành công nghiệp kỳ gốc . +Chỉ số tổng hợp : Đây là một loại chỉ số phổ biến trong công tác thống kê .Sử dụng loại chỉ số này để phân tích sẽ đem lại hiệu quả cao hơn .Chỉ số này được vận dụng để phân tích ,nghiên cứu sự biến động của một hiện tượng nào đó giữa hai thời kỳ khác nhau ,mà hiện tượng này lại mang tính tổng hợp và do nhiều nhân tố tác động . Công tác tổng quát ta có các mô hình phân tích sau : Mô hình 1: Mô hình 2: I= Mô hình 3: hay Trong đó Là chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ gốc . Là chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ báo cáo . :Là giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ở kỳ gốc . :Là giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ở kỳ nghiên cứu . Tác dụng của phương pháp chỉ số trong phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp . -Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp qua thời gian . -Dùng chỉ số để nêu nên sự biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp qua không gian (chỉ số không gian ).Ví dụ chỉ số biến động của giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp giữa các vùng . -Dùng chỉ số đê phân tích biến động của từng nhân tố đối với sự ảnh hưởng của giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp để từ đó vạch ra nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và lớn đến sự biến động này . -Dùng chỉ số để nêu nên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình hoàn thành kế hoạch (chỉ số kế hoạch ). Chương III Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê đã đề xuất để phân tích Một Số CHỉ TIÊU kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp việt nam giai đoạn 1998 - 2001 I. Tổng quan về ngành công nghiệp việt nam. 1. Những đặc điểm về quá trình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam. Quá trình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam kể từ 1945 đến nay đã chiếm hơn một nửa thế kỉ. Qua trình phát triển đó đã trải qua nhiều thời kỳ với những đặc điểm và điều kiện rất khác nhau. Song những đặc điểm chung nhất của cả quá trình đó là: Công nghiệp Việt Nam được phát triển từ một điểm xuất phát quá thấp lạc hậu so với các nước phát triển. Trong thời kỳ từ 1945 đến 1954, nền công nghiệp Việt Nam được phát triển trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT140.doc
Tài liệu liên quan