Đề tài Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hữu hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2008 và dự đoán cho các năm 2009 – 2010

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC 3

I. Một số vấn đề chung v ề kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 3

1. Khái niệm và đặt điển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 4

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật 5

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 5

2.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, của bộ máy Quản lý Công ty Hữu Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 6

2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty 7

2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 11

2.3.1. Đặc điển hoạt động sản xuất của Công ty. 11

2.3.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thị trường của Công ty. 11

3. Khái niệm và hệ thống chỉ tiêu do lường quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp 12

3.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp 12

II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 15

1.Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 15

1.1.Đảm bảo tính hướng đích 15

1.2.Đảm bảo tính hệ thống 16

1.3.Đảm bảo tính khả thi 17

1.4.Đảm bảo tính hiệu quả 18

2.Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 18

2.1.Tổng giá trị sản xuất GO 18

2.1.1. Khái niệm Tổng giá trị sản xuất 18

2.1.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) trong hoạt động sản xuất Công nghiệp 19

2.1.3. Nội dung của tổng giá trị sản xuất (GO) 19

2.1.4. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ( GO) 20

2.1.5. Phương pháp xác định tổng giá trị sản xuất (GO) 21

2.2 .Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay Doanh thu ( DT) 22

2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu (DT) 22

2.2.2. Công thức tính. 22

2.2.3. Nội dung của Doanh thu 22

2.3.2. Công thức tính 23

2.3.3. Nội dung, phương pháp xác định doanh thu thuần (DT’) 23

2.4. Lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp (M) 24

2.4.1. Khái niệm về lợi nhuận kinh doanh 24

2.4.2. Công thức xác định lợi nhuận kinh doanh 24

2.4.3. Nội dung và phương pháp xác định lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp 24

3.Thống kê nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 25

3.1. Khái niệm về nguồn lực của Công ty Hữu Hạn Công nghiệp Chính Xác Ngọc Đức 25

3.2.Phân loại nguồn lực của Công ty 25

3.2.1. Theo tính chất của lao động 26

3.2.2.Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. 26

3.2.3. Theo giới tính 26

3.2.4. Theo trình độ lao động. 26

3.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 26

3.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh Doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 27

3.4.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ( H) 27

3.4.2.Công thức và phương pháp xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp 27

Chương II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC 30

I.Lựa chọn phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 30

1.Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê. 30

1.1.Đảm bảo tính hướng đích 30

1.2.Đảm bảo tính hệ thống 31

1.3.Đảm bảo tính khả thi 31

1.4.Đảm bảo tính hiệu quả 31

2.Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 32

2.1.Nhu cầu và tính cần thiết cần phải lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 32

2.2.Một số phương pháp thống kê vận dụng thích hợp để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 32

II.Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 33

1.Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 33

1.1. Khái niệm về dãy số thời gian. 33

1.1.1. Dãy số số tuyệt đối: 34

1.1.2. Dãy số số tương đối 34

1.1.3.Dãy số bình quân 34

1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 35

1.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian 35

1.2.2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối 36

1.2.3. Tốc độ phát triển 37

1.2.4. Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kỳ) 37

1.2.5. Tốc độ phát triển định gốc 37

1.2.6. Tốc độ phát triển bình quân 37

1.2.7. Tốc độ tăng (hoặc giảm) 38

1.2.8. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn ) 38

2. Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy theo thời gian vào phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 39

3.Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 41

3.1. Vận dụng hệ thống chỉ số vào phân tích tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 41

3.2.Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích doanh thu của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 43

3.3.Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích Lợi nhuận (M) của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 44

III.Lựa chọn một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn dự doán kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 45

1.Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 45

2.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 46

3.Dựa báo dựa vào phương pháp ngoại suy hàm xu thế 46

Chương III: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC GIAI ĐOẠN 2005-2007 47

VÀ DỰ BÁO CHO CÁC NĂM 2008-2010 47

I.Tổng quan về Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 47

1.Thực trạng, đặc điểm hoạt động và kết quả Công ty đạt được trong các năm 2005-2008 47

1.1.Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị của Công ty 47

1.2.Đặc điểm về lao động 50

1.3. Đặc điểm về vốn của công ty 50

1.4.Đặc điểm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 52

1.4.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 52

1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty 53

1.5.Đặc điểm về thị trường 54

2.Phương hướng nhiệm vụ trong năm tới 54

II.Đặc điểm nguồn dữ liệu và cơ sở vận dụng các phương pháp phân tích thống kê kết quá sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 55

II.Phân tích biến động của kết quá sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức theo thời gian - Dự báo dựa vcào lượng tăng (giảm) bình quân và tốc độ phát triển bình quân. 56

2. Biến động của Doanh thu bán hàng của Công ty theo thời gian 60

III.Hồi quy theo thời gian các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật Chính Xác Ngọc Đức và dự báo dựa vào ngoại suy hàm xu thế 64

1.Hồi quy theo thời gian chỉ tiêu tổng giá trị sán xuất GO 64

2.Hồi quy theo thời gian chỉ tiêu doanh thu của Công ty 66

III.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 68

1.Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất GO 69

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 74

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác ngọc Đức 77

IV.Một số kiến nghị và giải pháp 80

KẾT LUẬN 85

PHỤ LỤC 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hữu hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2008 và dự đoán cho các năm 2009 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của các nhân tố, vai trò các nhân tố và tiến hành dự báo. Đảm bảo tính hướng đích là hướng tới nhiệm vụ cần nghiên cứu. Các phương pháp được lựa chọn phải xoay quanh nhiệm vụ nghiên cứu. . Từ nhiệm vụ phân tích để tìm ra đối tượng phân tích, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích, công cụ phân tích… Xác định rõ nhiệm vụ phân tích thì mới giải quyết được các vấn đề cần thiết liên quan tới đề tài. Vì vậy, đảm bảo tính hướng đích trong lựa chọn phương pháp sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu thống kê đạt hiệu quả cao. 1.2.Đảm bảo tính hệ thống Việc phân tích nghiên cứu càng đi sâu càng phong phú nên thường muốn phân tích kỹ một vấn đề nào đó cần phải sử dụng một số phương pháp khác nhau. Các phương pháp thống kê được lựa chọnkhi đã đảm bảo tính hướng đích thì phải đảm bảo tính hệ thống. Như ta thấy một phương pháp phân tích thống kê đưa ra không thể một lúc có thể giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu. Mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng và chỉ giải quyết được những nhiệm vụ tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê phải đảm bảo tính hệ thống tức là phương pháp này bổ xung cho phương pháp kia để cùng giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu. 1.3.Đảm bảo tính khả thi Căn cứ vào nguồn tài liệu, số liệu kết hợp với phương pháp phân tích đã lựa chọn phải làm sao để đảm bảo rằng phân tích theo các phương pháp đó là thực hiện được khả năng đi đúng hướng. 1.4.Đảm bảo tính hiệu quả Ngiã là các phương pháp phân tích đã được lựa chọn phải làm sao cho kết quả chính xác mà đạt mục đích nghiên cứu. 2.Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 2.1.Nhu cầu và tính cần thiết cần phải lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hiện nay, Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính xác Ngọc Đức cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ phận quản lý của đơn vị có thể kiểm soát được tính hình sản xuất kinh doanh đang phát triển với tiến độ như thế nào, từ đó để đề ra những chính sách phù hợp kịp thời. Để có thể hoạch định được phương hướng, chiến lược phát triển cho công ty trong thời gian tiếp theo thì doanh nghiệp cần phải biết được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp mình hiện nay như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng tới biến động đó?Trong đó những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít. Từ đó doanh nghiệp có thể đi sâu vào phân tích và có thể dự đoán được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp cũng như kế hoạch hoạt động của Doanh nghiệp trong các năm tiếp theo. Con số thống kê là những con số biết nói vì vậy với những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh được báo cáo và phân tích bằng các phương pháp thống kê một cách rõ ràng thì kế hoạch đưa ra sẽ có sức thuyết phục hơn, có độ tin cậy cao hơn. 2.2.Một số phương pháp thống kê vận dụng thích hợp để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức Xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý của Công ty, chúng ta cần vận dụngnhững phương pháp thống kê để phân tích biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian và theo xu thế phát triển, cần phân tích lý giải những nhân tố ảnh hưởng đền kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự đoán cho những năm tiếp theo. Cụ thể: Phương pháp phân tích dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tượng theo thời gian, từ đó rút ra xu hướng biến độngchung và có thể dự đoán sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.Vận dụng phương pháp này cho phép chúng ta biết được xu hướng biến động và tíhn quy luật phát triển của kết quả sản xuất kinh doanhtheo thời gian đồng thời dự đoán cho những năm tiếp theo. Phương pháp hồi quy theo thời gian là một phương pháp dùng để biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượngcòn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng này được biểu hiện là một sự tiến triển nào đó kéo dài theo thời gian. Phương pháp hồi quy theo thời gian dựa trên cơ sở dãy số thời gian từ đó tìm ra một hàm số ( gọi là phương trình hồi quy )phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian , qua hàm xu thế đó có thể dự báo cho thời gian tới. Vận dụng phương pháp này chúng ta có thể tìm ra hàm xu thế của kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự báo kết quả cho những năm tiếp theo. Phương pháp chỉ số cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng biến động từng nhân tố đến biến động chung của toàn bộ hệ thống phức tạp. Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng giá trị sản xuất ( GO), Doanh thu (G)và lợi nhuận (M). Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp, chính sách thích hợp để phát huy những nhân tố tích cực và đẩy lùi những nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý. II.Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 1.Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 1.1. Khái niệm về dãy số thời gian. Dãy số thời gian là một dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu.Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm…Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số bình quân.Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi là mức độ của dãy số. Căn cứ vào mật độ của dãy số có thể chia dãy số thời gian ra các loại sau: - Dãy số số tuyệt đối - Dãy số số tương đối. - Dãy số số bình quân. 1.1.1. Dãy số số tuyệt đối: Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tuyệt đối. Dãy số tuyệt đối chia làm hai loại: - Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô của hiện tượng trong một độ dài (khoảng) thời kỳ nhất định.Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn. - Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước. Vì vậy việc cộng các trị số của các chỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng. 1.1.2. Dãy số số tương đối Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tương đối. Ví dụ: Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của một địa phương từ năm 2000 đến 2005.Hay cơ cấu sản xuất công nghiệp của địa phương qua các năm. 1.1.3.Dãy số bình quân Là dãy số mà các mức độ của nó là những số bình quân. Ví dụ: Năng suất lúa bình quân của địa phương A qua các năm từ 2000 đến 2005. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian.Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (đặc biệt đối với dãy số thời kỳ). 1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 1.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian cần nghiên cứu. 1.2.1.1. Đối với dãy số thời kỳ. Gọi yi (i=1,2,3…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau: = Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời kỳ. Những số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là dãy số thời kỳ, vì vậy áp dụng công thức trên ta có thể tính mức độ bình quân theo thời gian đối với các chỉ tiêu GO, DT, LN. Kết quả trên sẽ cho ta biết mức độ đại biếu của tất cả các mức độ GO, DT, LN trong giai đoạn mà chúng ta nghiên cứu. 1.2.1.2. Đối với dãy số thời điểm. - Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Ta giả thiết là các lượng biến biến động tương đối đều đặn trong khoảng thời gian của dãy số có công thức để tính mức độ trung bình theo thời gian là một dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau là: = Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. - Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây: = Vì dãy số thời gian về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức mà chúng ta thu thập được là dãy số thời kỳ nên với các công thức trên chúng ta không áp dụng tính toán và phân tích. 1.2.2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có: - Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn: là chênh lệch giữa mức độ của một thời kỳ nào đó với mức độ của thời kỳ liền trước nó. ∂i = yi – yi-1 - Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài, hay là chênh lệch giữa mức độ đầu của một thời kỳ nào đó và mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định. ∆i = yi – y1 ( i = 1,2 …, n) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Đại diện cho các lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối từng kỳ . = = Ta vận dụng các công thức trên để tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối, định gốc, lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân cho các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức và từ đó có thể thấy được mức độ tăng giảm tuyệt đối của kết quả sản xuất kinh doanh giữa các năm với nhau, cụ thể ở đây chúng ta sẽ thấy mức chênh lệch của GO, DT, LN giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu. 1.2.3. Tốc độ phát triển Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã phát triển với tốc độ cụ thể là bao nhiêu ( nhanh hay chậm và xu hướng sự phát triển như thế nào?). 1.2.4. Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kỳ) Phản ánh sự phát triển của hiện tượng ở thời gian i so với thời gian i-1. ti = yi / yi-1 1.2.5. Tốc độ phát triển định gốc Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian dài. Ti = yi /y1 Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và phát triển định gốc có mối liên hệ sau đây : Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. t2t3…tn = Tn hay = Ti Thứ hai: Thương của các tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó Ti / Ti-1 = ti 1.2.6. Tốc độ phát triển bình quân Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn hay nhịp điệu phát triển điển hình của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Xuất phát từ quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân thì phải dùng bình quân nhân: t = = = Chú ý: Chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng qua thời gian phát triển theo xu hướng nhất định. Khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta vận dụng các công thức trên để tính tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc, tốc độ phát triển bình quân cho các chỉ tiêu GO, DT, LN…Từ đó có thể thấy được tốc độ và xu hướng phát triển của kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian nghiên cứu. 1.2.7. Tốc độ tăng (hoặc giảm) Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã tăng (giảm ) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. - Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn): Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. ai = = Tốc độ tăng ( giảm) định gốc: Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm ) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Ai = = = Ti - 1 (i = 2,3,…,n) - Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình: Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. = ( lần ) -1 hoặc = (%) -100 Vận dụng các công thức trên trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta tính tốc độ tăng (giảm) định gốc và bình quân, từ đó có thể thấy được GO, DT, LN… giữa các thời kỳ tăng hay giảm và tăng hay giảm bao nhiêu lần. 1.2.8. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn ) Tức là cứ 1 % tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn) tương ứng với nó một quy mô cụ thể là bao nhiêu. gi = i / ai = yi-1/100 Chú ý: - Chỉ tính chỉ tiêu này cho tốc độ tăng (giảm) từng kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng (giảm ) định gốc vì nó luôn là một số không đổi. - Xét về dấu: Trong trường hợp giảm chú ý về dấu của gi. Dãy số thời gian về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức thường nói về tổng giá trị sản xuất (GO), doanh thu (DT),và lợi nhuận (M)… Vận dụng phương pháp dãy số thời gian khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bằng các chỉ tiêu đã nêu trên cùng với số liệu thu thập được trong thời gian thực tập cho phép chúng ta phân tích mức động biến động của Go, DT, M của công ty giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu. 2. Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy theo thời gian vào phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trên cơ sở dãy số thời gian người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau : = f(t, b0, b1,…bn) Trong đó: : Mức độ lý thuyết b0, b1,…bn : các tham số t: Thứ tự thời gian. Dựa vào tăng (giảm )tuyệt đối để lụa chọn đúng đắn các dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời phải kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như: Dựa vào đồ thị, dựa vào tốc độ phát triển… Các tham số bi (i =1,2,3…n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ∑(yt –) = min Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng: - Phương trình đường thẳng: = b0 + b1t Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn ( còn gọi là sai phân bậc 1 ) xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau dây để xác định giá trị của tham số b0 và b1: ∑y = nb0 + b1∑ t ∑ty = b0∑t + b1∑t2 - Phương trình parabol bậc 2 = b0 + b1t +b2t2 Phương trình parabol được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian , đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian.Các tham số b0 ,b1 , b2 được xác định bởi hệ phương trình sau: ∑y = nb0 + b1∑t +b2∑t2 ∑ty = b0∑t + b1∑t2 + b2∑t3 ∑t2y = b0∑t2 + b1∑t3 + b2∑t4 -Phương trình mũ: yt^ = b0.b1t Được sử dụng khi các tốc dộ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây bể tìm các giá trị của hệ số b0 và b1: lgy = n. lgb0 + lgb1∑t ∑t. lgy =lgb0.∑+ lgb1.∑t2 Giải hệ phương trình trên ta sẽ được lnb0, lnb1 tứ đó ta sẽ suy ra được giá trị của b0 và b1. Vận dụng phương pháp này vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức cho phép chúng ta tìm được hàm xu thế tốt nhất qua thời gian của tổng giá trị sản xuất GO,daonh thu (DT), lợi nhuận (M)…Sử dụng hàm xu thể vừa tìm được để dự báo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo. 3.Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh Phương pháp dãy số thời gian mà ta vừa nghiên cứu chỉ cho ta thấy được xu thế biến động của hiện tượng và đo lường mức độ biến động của hiện tượng trong thời gian nhất định. Còn phương pháp chỉ số không chỉ cho phép biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian mà còn cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng của biến động của từng nhân tố đến biến động toàn bộ của hệ thống phức tạp. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích tổng giá trị sản xuất GO, doanh thu DT, lợi nhuận M. Thực hiện việc phân tích nhân tố theo phương phápnày cầm phải tuân thủ hai điều kiện mang tính giả định như sau: Một là, phải xác định được phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Trong đó, thứ tự sắp xếp các nhân tố phải theo trính tự: từ nhân tố chất lượng đến nhân tố số lượng, hoạc ngược lại. Hai là, khi xác địng mức độ ảnh hưởng của một nhân tố ảnh hưởng nào đó đến sự biến động ( tương đối và tuyệt đối) của chỉ tiêu phân tích thì ta cho nhân tố cần nghiên cứu biến động và cố định các nhân tố còn lại: nhân tố số lượng đối với nhân tố đang nghiên cứu được cố định ở kỳ báo cáo (theo cách của Paasche), còn nhân tố chất lượng đối với nhân tố đang được nghiên cứu được cố định ở kỳ gốc ( theo cách của Laspeyres). 3.1. Vận dụng hệ thống chỉ số vào phân tích tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức Trong phân tích tổng giá trị sản xuất (GO), tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà có thể áp dụng các mô hình nghiên cứu khác nhau. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới GO của doanh nghiệp Công nghiệp ta có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau. Với công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác ngọc Đứcchúng ta có thể vận dụng được một số mô hình sau: Ký hiệu : 0 - Kỳ gốc 1 - Kỳ nghiên cứu W – Năng suất lao động L - Số lao động Mô hình 1: Biến động của GO do ảnh hưởng của hai nhân tố là năng suất lao động bình quân và tống số lao động của Công ty. IGO = =* Mô hình 2 : Biến động của GO do ảnh hưởng của hai nhân tố : Năng suất lao động cá biệt (W) và số lao động (L) IGO = =* Mô hình 3: Biến động của GO do ảnh hưởng của ba nhân tố :năng suất lao động cá biệt(W), kết cấu lao động(dT), tổng số lao động () IGO ==** Mô hình 4: Biến động GO do ảnh hưởng của hai nhân tố : Hiệu năng tài sản cố định (HK) và nguyên giá tài sản cố định có bình quân trong kỳ () IGO = = Mô hình 5: Biến động của GO do ảnh hưởng của ba nhân tố: Năng suất dử dụng phân phối lần đầu của lao động theo GO (Hv = GO/V) , Thu nhập bình quân một lao động (=V/) và số lao động có trung bình () IGO = = ** Với V là tổng quỹ phân phối lần đầu của lao động. Với số liệu về GO thu thập được từ Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007, áp dụng một trong các mô hình trên để tính toán, kết quả tính toán sẽ cho phép chúng ta thấy đâu là nhân tố có ảnh hưởng tích cực làm tăng GO và đâu là nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt làm giảm GO trong kỳ nghiên cứu để từ đó có phương hướng thích hợp nhằm phát huy những nhân tố tích cực hạn chế những nhân tố tiêu cực. Đây là một việc làm không thể thiếu đối với mọi Doanh nghiệp nói chung và Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức nói riêng. 3.2.Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích doanh thu của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu của một Doanh nghiệp, do đó mà có nhiều hệ thống chỉ số để phân tích biến động doanh thu của doanh nghiệp Công nghiệp. Tuy nhiên, với những số liệu thu thập được ở công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta có thể áp dụng một trong những hệ thống chỉ số sau để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu của Công ty. Mô hình 1: Biến động của doanh thu do ảnh hưởng của hai yếu tố là năng suất lao động bình quân ()và tổng số lao động của Công ty () IDT = = * Mô hình 2: Biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của hai nhân tố là hiệu suất của Tổng vốn ( HV = DT/) và tổng vốn bình quân () IDT = =* Mô hình 3: Biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân tố là năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động theo Doanh thu, thu nhập bình quân một lao động và số lao động có bình quân. IDT = = ** Cũng như phân tích GO, việc phân tích Doanh thu bằng phương pháp chỉ số theo các mô hình trên cũng cho ta thấy được các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến Doanh thu của Công ty từ đó giúp cho Công ty có những biện pháp cụ thể để điều chỉnh cho hợp lý. 3.3.Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích Lợi nhuận (M) của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức Việc phân tích lợi nhuận của Công ty theo phương pháp chỉ số cũng cần phải được lựa chọn mô hình phân tích phù hợp. Đối với Công ty Ngọc Đức việc tìm hiểu rõ những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận lại càng quan trọng vì trong những năm đầu Công ty chưa đạt được lợi nhuận. Bước sang năm 2007 Công ty bắt đầu mới thu được lợi nhuận.Ta sẽ đi phân tích một số mô hình kinh tế sau: Mô hình 1: Biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của hai nhân tố là tỷ suất lợi nhuận tổng vốn (RTV =M/) và tổng vốn bình quân trong kỳ (). IM = =* Mô hình 2: Biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của 3 nhân tố là tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu cảu lao động (RV = M/V), thu nhập bình quân một lao động (), số lao động bình quân () IM = =** Mô hình 3: Biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của ba nhân tố là tỷ suất lợi nhuận ( hay mức doanh lợi) (RDT = M/DT), vòng quay của tổng vốn (LTV = DT/), tổng vốn bình quân () IM = ** III.Lựa chọn một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn dự doán kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay, dự đoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc ra quyết định cả trong thời gian dài lẫn trong một khoảng thời gian ngắn, nó được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp dự báo ngắn hạn, nó giúp chúng ta có cơ sở để lập các kế hoạch ngắn hạn cung cấp những thông tin để từ đó có thể điều chỉnh và ra các quyết định đúng đắn. Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, các nhân tố ít có sự thay đổi do đó người ta thường sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong việc dự báo thống kê ngắn hạn. Sau đây là một vài phương pháp đơn giản nhất của dự đoán thống kê ngắn hạn. 1.Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Phương pháp này được áp dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Ta có mô hình dự đoán: = yn +.h Trong đó : : lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân = yn: mức dộ cuối cùng của dãy số thời gian y1: mức độ đầu tiên của dãy số thời gian h: tầm xa của dự đoán 2.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Phương pháp này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Mô hình của dự đoán: = yn .()h Trong đó: = : Tốc độ phát triển bình quân. 3.Dựa báo dựa vào phương pháp ngoại suy hàm xu thế Nội dung phương pháp này chính là dựa vào hàm xu thế tốt nhấttheo thời gian,phản ánh sự biến động của hiện tượng theo thời gian và trên cơ sở đó chúng ta thực hiện dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. Đối với công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức dod iều kiện mới thành lập ta không thể tiến hành dự báo dựa vào số liệu các năm vi kết quả dự báo cho ra sẽ không chính xác do đó ta sẽ tiến hành dự đoán kết quả hoạt động sản xuất của công ty theo phương pháp này nhưng dựa vào số lượng theo các tháng của các năm. Mô hình dự đoán: = f (t+h) Trong đó : h =1,2,3…,n t = 1,2,3…,m - là mức độ dự đoán ở thời gian t Dựa vào sai số chuẩn của hàm xu thế: SE = Trong đó : p là số lượng tham số của mô hình n-p : Bậc tự do của mô hình Chương III VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC GIAI ĐOẠN 2005-2007 VÀ DỰ BÁO CHO CÁC NĂM 2008-2010 I.Tổng quan về Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 1.Thực trạng, đặc điểm hoạt động và kết quả Công ty đạt được trong các năm 2005-2008 Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là Công ty được xây dựng trên cở sở vốn đầu tư nước ngoài, lớn lên trong cơ chế kinh tế thời mở cửa.Vì vậy, bên cạnh những khó khăn thử thách mà Công ty phải đương đầu như cơ sở hạ tầng mời bc đầu đi vào ổn định, trang thiết bị phải nhập khẩu tử bên ngoài vào…nhưng Công ty cũng có nhiều thuận lợi và có những thánh quả đáng kể. Trong 4 năm đi vài hoạt động ( 2005 -2008) Công ty đã có rất nhiều thay đổi lớn. 1.1.Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị của Công ty Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là đơn vị xản xuất linh kiện, máy móc, thiết bị ôtô, xe máy nên máy móc, thiết bị của Công ty chủ yếu là máy tiện máy mài máy làm răng, máy nén khí, máy cưa, máy ép, máy đóng dấu… nhiều máy có giá trị lớn. Thời gian đăng ký khấu hao của máy móc lớn (96 tháng), cụ thể: Bảng2: Một số máy móc của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức STT Tên máy móc Nguyên giá (VNĐ) Số đã khấu hao (VNĐ) Năm sử dụng 1 Máy tiện CNC vi tính (Ex - 106) 1.316.135.146 419.118.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng phương phâp thống kí phđn tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2008 vă.doc
Tài liệu liên quan