MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: Khái quát chung về thương hiệu và Văn hoá doanh nghiệp. 3
I. Các quan điểm về vấn đề thương hiệu. 3
1. Các khái niệm về thương hiệu dưới góc độ marketing. 3
2. Thương hiệu dưới góc độ văn hoá doanh nghiệp. 5
II. Ảnh hưởng của Văn hoá doanh nghiệp Tới việc xây dựng thương hiệu. 7
1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp. 7
2. Các dạng văn hoá doanh nghiệp 10
3. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu. 17
Phần hai: Xây dựng và phát triển thương hiệu 21
I. VHDN định hình thương hiệu 21
1. Tính chất mạnh , yếu của văn hoá DN 21
2. Ảnh hưởng của biểu trưng Văn hoá doanh nghiệp đến thương hiệu. 22
2.1. Các biểu trưng trực quan của văn hoá doanh nghiệp. 22
2.2. Những biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp 27
II. Xây dưng hệ thống tổ chức. 29
1. Hệ thống tác nghiệp trong doanh nghiệp. 29
2. Xây dựng hệ thống chính thức 33
3. Xây dựng các chương trình đạo đức. 40
Phần 3: Thương hiệu trong quá trình hội nhập. 44
I. Tầm quan trọng của thương hiệu trong quá trình hội nhập 44
II. Thực trạng thương hiệu ở Việt Nam. 47
1. Nhận thức về vấn đề thương hiệu. 47
2. Đầu tư cho xây dựng thương hiệu. 50
3. Nguyên nhân cơ bản thương hiệu Việt Nam không thành công. 53
III. Kinh đô_bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng một thương hiệu thành công. 53
IV.Giải pháp và kiến nghị . 57
Kết luận. 60
danh mục tài liệu tham khảo 61
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hoá doanh nghiệp - Công cụ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Để tạo ra sự khác biệt với pepsi, coca-cola đã tạo cho mình phong cách trẻ trung năng động phù hợp với giới trẻ với màu đỏ dặc trưng.
Ngôn ngữ khẩu hiệu
Một biểu trưng khác quan trọng khác thường được sử dụng để gây ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp là ngôn ngữ. Nhiều tổ chức, doanh ngiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan.
Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác luôn nhác đến. Muốn khẩu hiệu dễ đi vào lòng người nghe thì khẩu hiệu phải rất ngắn gọn, sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ , Nhưng đôi khi nó tạo ra tác dụng phụ đó là gây cảm giác sáo rỗng và hình thức. Khẩu hiệu là cánh diễn đạt cô đọng nhát của triết lí hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty. Vì vậy, chúng cần được doanh nghiệp liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.
Khẩu hiệu của một số công ty :
P rudential:luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.
Omo:chuyên gia giặt tẩy vết bẩn.
Sunlight: thêm thật nhiều chén đĩa, sạch bóng kin kít.
Comfort:mềm mại.
Downy: thơm lâu.
Lavi:một phần tất yếu của cuộc sống.
Thuốc lào V ĩnh Bảo tuỵêt hảo thơm ngon.
Triết lí kinh doanh của Prudential là quan tâm tới khách hàng, là người bạn đồng hành, cảm thông, chia sẻ với khách hàng một cách kịp thời nhất, tạo cho khách hàng sự tin tưởng. Trong khi đó triết lí kinh doanh của Omo lại nhấn mạnh tới chất lượng sản phẩm của hãng vượt qua các đối thủ khác...hoặc như comfort và downy lại nhấn mạnh đến đặc tính của sản phẩm- giá trị mà khách hàng mong đợi.
Việc dùng các biểu tượng, ngôn ngữ khẩu hiệu từ lâu đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá cho thương hiệu sản phẩm của mình. Thuật ngữ PR _quan hệ công chúng ngày nay không còn xa lạ với các doanh nghiệp, nó được doanh nghiệp sử dụng triệt để trong các chiến dịch marketing. Nhưng việc dùng ngôn từ và hình ảnh cho các thông điệp phải được doanh nghiệp cân nhắc kỹ càng, tránh gây ra sự thất vọng đối với người tiêu dùng, để lại tiếng xấu cho doanh nghiệp là lừa gạt người tiêu dùng. Sự lừa gạt không chỉ thể hiện ở những thông tin không chính xác, mà còn là sự ảnh hưởng của nó đến những người tiếp nhận chúng, có ý thức hay vô thức.
Nghi lễ
Nghi lễ là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chẩn bị kỹ kưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hoá-xã hội, chính thức nghiêm trang, tình cảm được thưc hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự. Những người quản kí có thể sử dụng lễ nghi như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị được tổ chức coi trọng. Đó cũng là dịp đặc biệt để nhấn mạnh những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách thức về những sự kiện trọng đại, để nêu gương và khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu cho những niềm tin và các thức hành động cần tôn trọng của tổ chức.
Có bốn loại lễ nghi cơ bản là: chuyển giao củng cố, nhắc nhở, và liên kết.
Một sự kiện quan trọng hàng năm được McDonal tiến hành là việc bình chọn nhóm làm hamburger ngon nhất trên toàn quốc. Việc bình c họn đã khích lệ tất cả các cửa hàng của mcdonald kiểm tra lại chi tiết làm món bánh hamburger. Buổi lễ làm rõ thêm và chuyển đến tất cả các nhân viên của hãng thông điệp về giá trị mà công ty muốn nhấn mạnh, đó là chất lượng của món hamburger.
Giai thoại
Giai thoại thường thêu dệt từ những sự kiện có thực đựơc mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới. Các mẩu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên.
Mẩu chuyện về hình tượng phong cách HP của hewlen-packard nóivề hai nhân vật anh hùng đavid parkard và bill hewlen. Sau nhiều ngày đêm tìm tòi vất vả, một đem khi đang đi dạo quanh phòng thí nghiệm palo alto đã phát minh ra mẫu san phẩm mới có thể được làm từ những nguyên liệu rẻ tiền. Thế nhưng ông đã lập tức huỷ mẫu sản phẩm mới này và tự nhủ rằng đó không phải là phong cách của Hp.
ấn phẩm điển hình
Những ấn phẩm điển hình là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc của một tổ chức. Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh , báo cáo thường niên, “brochures”, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm thường kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm vả công ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dấn sử dụng bảo hành...
Những tài liệu này có thể giúp làm rõ những mục tiêu của phương châm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ với người lao động, công ty, người tiêu dùng, xã hội. Chúng cũng giúp những người nghiên cứu so sánh đối chiếu sự đồng nhất giữa những biện pháp đươc áp dụng với những triết lý kinh doanh tổ chức quan trọng. Đối với những đối tượng hữu quan bên ngoài đây chính là những căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu lưc của văn hoá doanh nghiệp; đối với những người hữu quan bên trong đây là những căn cứ để nhận biết và thực thi văn hoá doanh nghiệp.
Các biểu trưng trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà tổ chức, doanh nghiệp muốn truyền đạt cho những người hữu quan bên trong và bên ngoài. Những biểu trưng này cố làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn trong việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên. Nó có vai trò quan trọng trong việc truyền tải những giá trị tiềm ẩn tới các đối tượng hữu quan.
Thương hiệu của doanh nghiệp mạnh hay yếu cũng phụ thuộc một phần vào hiệu quả truyền tải đó.
2.2. Những biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp
Những biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp về cơ bản có thể chia thành 3 nhóm:
Lý tưởng
Là động lực, ỹ nghĩa, giá trị cao cả, căn bản, sâu sắc giúp con người cảm nhận và xúc động trước sự vật hiện tượng. Lý tưởng của doanh nghiệp thể hiện nhận thức của doanh nghiệp với môi trường, bản chất thực sự của lẽ phải, bản chất con người, bản chất hành vi con người, và mối quan hệ con người.
Quan hệ mang tính nhân văn đối với môi trường nói đến nhận thức của doanh nghiệp về khả năng làm chủ của doanh nghiệp với môi trường. Từ đó nó cho biết cách thức hành động của doanh nghiệp : sẽ hoà nhập vào môi trường hay tìm cách luồn lách vào những khoảng trống an toàn.
Mỗi doanh nghiệp có quan điểm khác nhau về lẽ phải. Lẽ phải có thể được xác định bởi niềm tin truyền thống hay sự tin tưởng đối với người lãnh đạo. Có một số tổ chức lại cho rằng lẽ phải lànhững gì có thể đứng vững được sau những xung đột, cọ sát, tranh luận. Có những tổ chức lại đặt ra nguyên tắc rất thực dụng rằng '' những gì tồn tại đều là đúng đắn-lẽ phải ''
Thái độ của doanh nghiệp với môi trường, quan điểm về lẽ phải, về bản chất với con người thể hiện nhân cách của doanh nghiệp. Mà nhân cách chính là thương hiệu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhân cách tốt ( quan điểm đúng đắn, phù hợp với giá trị đạo đức xã hội thì sẽ gây được thiện cảm của người tiêu dùng, tạo lòng tin.
Giá trị, niềm tin và thái độ
Giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì.
Thái độ của doanh nghiệp với môi trường, quan điểm về lẽ phải, về bản chất với con người thể hiện nhân cách của doanh nghiệp. Mà nhân cách chính là thương hiệu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhân cách tốt ( quan điểm đúng đắn, phù hợp với giá trị đạo đức xã hội thì sẽ gây được thiện cảm của người tiêu dùng, tạo lòng tin
Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai.
Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm. Thái độ được định nghĩa là là một thói quen tư duy theo kinhnghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn với sự vật hiện tượng.
Giá trị, niềm tin, thái độ của doanh nghiệp được thể hiện trong triết lý kinh doanh. Nó phản ánh những niềm tin, giá trị cơ bản, khát vọng và những ưu tiên mà các nhà quản trị chiến lược cam kết và định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá
Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá không phải là nhân tố cấu thành của văn hoá doanh nghiệp, bởi lẽ chúng có trước và tồn tại bất chấp mong muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hiện nay nhưng chúng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng của chúng đến việc xay dựng , điều chỉnh và phát triển những đặc trưng của truyền thống văn hoá doanh nghiệp mới của một tổ chức. Nó cho chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng văn hoá, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đến quá trình vận động và thay đổi về văn hoá tổ chức. Vì vậy giữ gìn lịch sử phát triển và trruyền thống văn hoá của công ty sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc, là cơ sở cho doanh nghiệp phát triển nền văn hoá sau này.
Những biểu trưng phi trực quan chính là giá trị cốt lõi bên trong , là kim chỉ nam cho doanh nghiệp để xây dựng những biểu trưng bên ngoài.
Các biểu trưng của văn hoá doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhưng nó chỉ là sự thể hiện rõ ràng của văn hoá doanh nghiệp. Muốn có được nền tảng văn hoá doanh nghiệp mạnh thì không thể xây dựng dựa trên việc xây dựng các biểu trưng của nó. Để có được một thương hiệu thực sự mạnh đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng thì các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống tổ chức vững mạnh, xây dựng được quản lý, và vai trò của người lãnh đạo.
II. Xây dưng hệ thống tổ chức.
1. Hệ thống tác nghiệp trong doanh nghiệp.
Đối với các hệ thống trong tổ chức, doanh nghiệp, hay bất kì tổ chức nào cũng có thể phân chia thành 5 hệ cơ bản đó là cơ cấu tổ chức, nhân lực, tài chính , sản xuất và bán hàng, và hệ thống thông tin quản lý. Các phân hệ này có chức năng khác nhau nhưng đều thực hiện một nhiệm vụ chung nhất là thực hiện mục tiêu của tổ chức. Vì vậy chúng có mối liên hệ trực tiếp vừa thông nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
Nguồn sức mạnh tác nghiệp chính cho mọi tổ chức là con người- nguồn nhân lực.Tuy nhiên nhân lực trong tổ chức chỉ có thể hành động và phát huy được hết năng lực nếu họ biết cụ thể họ cần làm gì? ( công việc của họ là gi?) và để làm gì? (mục đích). Nhưng nhân lực chỉ có thể hoàn thành được mục đích nếu cung cấp cho họ đầy đủ những điều kiện tác nghiệp cần thiết như thù lao lao động,các biện pháp khuyến khích vật chất. Mặt khác nguyên vật liệu và phương tiện cho hoạt động tác nghiệp( máy móc thiết bị…)là yếu tố cần thiết khác đối với người lao động.
Sơ đồ tổ chức sẽ cho biết cấu trúc về công việc, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ chính thức giữa các vị trí công tác trong tổ chức, doanh nghiệp. Cấu trúc tổ chức chính là chỗ dựa cho việc xây dựng mối quan hệ chuyên môn và con người trong tổ chức. Không chỉ vậy nó là “khung xương’’ cho các hệ thống khác gắn kết với nhau trong tổ chức.
Nguồn tài chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất và hiệu lực của hệ thống tài chính và kế toán chính là điều kiện cần thiết để sự vận động trong tổ chức trơn chu trôi chảy. Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ mua nguyên vật liệu đầu vào, mua máy móc thiết bị, cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh( marketing và bán hàng…) đều cần nguồn tài chính. Để huy động nguồn lực tài chính, có thể huy động từ bên trong hoặc từ bên ngoài. Nguồn tài chính bên trong có được là do DN tự cung ứng, hoặc huy động từ quỹ tích luỹ táI đầu tư, quỹ đầu tư và phát triển… Nguồn tự tài trợ phải có được từ chính hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức và nó có vai trò quan trọng tăng cường tiềm lực tài chính doanh nghiệp . Nguồn tài chính bên ngoài được huy động từ ngân sach nhà nước, phát hành cổ phiếu, tráI phiếu, vay vốn…Các nguồn vốn từ bên ngoài là có hạn và ràng buộc mục tiêu và hoạt động của tổ chức.
Khi đó, đối với các tổ chức kinh doanh, các hoạt động tạo ra nguồn tài chính chính là các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp, trong đó sản xuất và tiêu thụ có thể được ví như quá trình ‘’ tiêu hoá’’ các nguyên liệu, vật liệu, thành sản phẩm hàng hoá, để biến chúng thành ‘’các chất dinh dưỡng’’ bổ sung cho nguồn tài chính, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuát và tiêu thụ cũng chính là cầu nối giữa DN, tổ chức với khách hàng thông qua sản phẩm. Hoạt động sản xuất là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nếu chất luợng sản phẩm tốt sẽ tạo ra tiền đề tốt cho hoạt động tiêu thụ diễn ra một cách có hiệu quả. Đồng thời các hoạt động Marketting và bán hàng cung cấp thông tin về nhu cầu của khác hàng đối với sản phẩm cho hệ thống sản xuất có hiệu quả.
Sự vận động của từng hệ thống và sự phối hợp giũa các hệ thống được điều hành bằng hệ thống quản lý. Các chính sách quản lý, mệnh lệnh điều hành được đưa ra và phổ biến đến các bộ phận liên quan trong tổ chức thông qua hệ thống thông tin quản lý( MIS). Kết quả được dự đoán, phản hồi qua các kênh khác nhau đến người quản lý để ra quyết định và điều chỉnh khi cần thiết. Đây có thể được coi là hệ thần kinh của tổ chức, doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa các bộ phận trên trong tổ chức được thể hiện thông qua sơ đồ xương cá:
Men materials
Methods Machines Measurement
Khi một sản phẩm của doanh nghiệp được tung ra thị trường, nó có thể được người tiêu dùng chấp nhận hay không. Bộ phận bán hàng sẽ phản hồi các thông tin đó cho bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất sẽ xem xét xem lỗi đó thuộc về chất lượng hay về mẫu mã sản phẩm, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Có thể tìm ra nguyên nhân sai lỗi hay giao cho bộ phận thiết kế thiết kế lại từ đầu. Khi sản phẩm được coi là hoàn chỉnh sẽ được giao cho bộ phận marketing đi giới thiệu và tiêu thụ. Bộ phận tài chính sẽ cung cấp tài chính cần thiết cho cả quá trình.
Sự mạnh yếu của doanh nghiệp như thế nào là do sự liên kết chặt chẽ hay không chặt chẽ của các phân hệ khác nhau trong tổ chức. Khi các phân hệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì sẽ bổ sung cho nhau, tạo điều kiện thúc đẩy nhau phát triển. Ngược lại khi các bộ phận không liên kết được với nhau thì cả tổ chức sẽ hoạt động rời rạc và không hiệu quả. Và hệ thống truyền tin cố vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho tổ chức hoạt động một cách trôi chảy. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như các chương trình sản xuất ngắn hạn. Nếu không có hệ thống thông tin cập nhật thưỡng xuyên và liên tục giữa các bộ phận thì không thể xử lý một cách kịp thời, không có cơ sở để ban hành các quyết định kinh doanh dễ dẫn đến thất bại.
Nhưng một tổ chức chỉ vững mạnh khi tất cả các bộ phận đều vững mạnh. Chỉ cần một bộ phận yếu kém thì sẽ dẫn tới ảnh hưởng của cả tổ chức. Để làm tăng hiệu quả cho hoạt động của tổ chức thì cần phải : xác định mục tiêu, thiết kế lại công việc, làm rõ vai trò, các quá trình nhóm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm một cách hiệu quả
Yêu cầu đối với bộ phận tài chính:
+) Đưa ra một ngân sách hợp lý cho đầu tư và xây dựng thương hiệu, tránh nhầm lẫn với ngân sách dành cho marketing.
+) Cần có cái nhìn về xu hướng phát triển ngành, thị phần trong tương lai, cơ cấu chi cho các hoạt động thương hiệu so với các hoạt động khác, mục tiêu phát triển trong tương lai để có cái nhìn chính xác.
+) Lập một khoản ngân sách dự phòng hợp lýcho toàn bộ chương trình để trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh ngân sách theo biến động của thị trường
+) Đầu tư cho tài chính thương hiệu phải thấu hiểu được mục tiêu dài hạn, chiến lược dài hạn, các điều chỉnh chiến lược, mối quan hệ với các chiến lược, mối quan hệ với các chiến lược khác và thứ tự ưu tiên để từ đó đưa ra các chi tiêu hợp lý cho các hoạt động truyền thông thươ
Yêu cầu đối với bộ phận marketing.
Giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà doanh nghiệp phải tận tuỵ phục vụ và thông qua đó doanh nghiệp mới có cơ hội thu đựơc lợi nhuận. Điều quan trọng nhất đối với bộ phận Marketing là phải biết khai thác tốt thị trường cũng như các quan hệ bạn hàng mà doanh nghiệp có cơ hội phát triển kinh doanh. Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao thì phải biết tận dụng các cơ hội, hạn chế khó khăn, tránh các cạm bẫy…
Cung cấp thông tin phản hồi từ phía khách hàng một cách nhanh chóng cho doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có chiến lược điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động quảng cáo của bộ phận Marketing cần được đi liền với văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp đó là văn hoá quảng cáo. Doanh nghiệp cần tránh những hình thức quảng cáo lừa gạt, các mánh khoé bán hàng “ nhử và chuyển kênh”, ép giá bán phá giá, cố định giá phân biệt giá, ràng buộc bằng hàng đối lưu… gây mất lòng tin đối với khách hàng, ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Như vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo vận dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành tới cải thiện hoạt động, làm thích ứng môi trường…Các biên pháp này rất đa dạng phù hợpp với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp nhưng tựu chung lại các doang nghiệp nên tăng cường các hoạt động quản trị sau: quản trị chiến lược kinh doanh, phát triển đội ngũ lao động, quản trị và tổ chức sản xuất, phát triển kỹ thuật công nghệ, mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội.
2. Xây dựng hệ thống chính thức
Trong mọi doanh nghiệp, việc xây dựng một hệ thống chính thức bao gồm: Giám đốc hệ thống phòng ban... là không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt. Những nhà quản trị cấp cao ( lãnh đạo), cấp trung gian và cấp cơ sở mà người đứng đầu là tổng giám đốc doanh nghiệp, cơ quan đầu não cuả doanh nghiệp trực tiếp ban bố các chính sách, xây dựng các chương trình đạo đức tạo ra bản sắc riêng văn hoá doanh nghiệp. Định hướng phát triển doang nghiệp, xây dựng các chiến lược kinh doanh vì những mục tiêu lâu dài và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Các quan điểm chủ đạo của ngưòi lãnh đạo thường thể hiện trong triết lý kinh doanh của DN. Thông thường khi nói đến triết lý kinh doanh, người ta thường nói đến sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp cũng như giá trị cần đạt được của doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại, vận động và phát triển của nó.ở đây, giá trị cần đạt được của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với nhưũng sở hữu, các nhà quản trị, đối tượng hữu quan, đội ngũ người lao động và khách hàng. Những người cụ thể dù là người lãnh đạo hay người lao động, dù là người sáng lập hay kế tục sự phát triưển đều có nghĩa vụ thựuc hiện một cách đầy đủ, triệt để các giá trị đã xác định.
Triết lý kinh doanh như một kim chỉ nam hướng doanh nghiệp, các bộ phận cũng như mọi cá nhân hoạt động trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của nó. Tuy nhiên trong quá trình tồn tại và phát triển, tuỳ theo sự thay đổi củ môi trường kinh doanh nhưũng người lãnh dạo doanh nghiệp có thể nghiên cứu, xem xét va điều chỉnh triết lý kinh doanh cho phù hợp. Các quan điểm của người lãnh đạo thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, các giá trị đạo đức, chuẩn mực hành vi mà người lãnh đạo tác động và có ảnh hưởng đến hành vi của mọi cá nhân trong doanh nghiệp, các quan điểm chủ đạo, giá trị đạo đức và các chuẩn mực hành vi nó thể hiện phong cách lãnh đạo của người quản lý.
Phong cách lãnh đạo là tổng thể các phương pháp ứng xử (cử chỉ, hành động, lời nói thái độ, hoạt động ổn định của chủ thể quản trị với một cá nhân hoặc nhóm người (đối tượng quản trị, khách hàng...) trong quá trình quản trị. Việc lựa chọn một phong cách lãnh đạo không chỉ thuần tuý là lựa chọn cách thể hiện tư tưởng, quan điểm, hay cách thứuc gây ảnh hưởng đến người khác của người quản lý. Đó còn là cách thức điều hành một tô chức phức tạp gồm nhiều hệ thống giá trị, cơ cấu quyền lực và lọi ích. Như vậy phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng mà người quản lý có thẻ sử dụng trong việc định hình và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Một thực tế là người lãnh đạo giỏi không chỉ áp dụng một phong cách lãnh đạo mà phải biết vận dụng khéo léo và linh hoạt nhiều phong cách lãnh đạo vào các hoàn cảnh cụ thể. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh luôn biến động vì vậy càng cần sự linh hoạt và chủ động.
Phong cách lãnh đạo thể hiện thông qua những hành động cụ thể của người lãnh đạo. Hành động đó phải được cụ thể hoá vào trong thực tế bằng những việc làm tạo sự khích lệ, khuyến khích và là tấm gương cho các nhân viên trong công ty. Nó ảnh hưởng tích cực đến hành vi của mỗi cá nhân trong công ty. Trong nhiều công ty, giám đốc hay các nhà lãnh đạo trực tiếp xuống cơ sở sản xuất, chủ động trao đổi với nhân viên trong công ty. Họ còn thường xuyên đi thăm khách hàng. Cụ thể như trường hợp của công ty IBM , các giám đốc thường xuyên đi thăm khách hàng. Họ cho rằng nếu không có khách hàng thì làm sao có thể hoạch định được những chính sách mà khách hàng hoan nghênh. Thế mạnh chủ yếu tạo nên sự thành công của IBM là sách lược phục vụ khách hàng không biết mệt mỏi. Phục vụ khách hàng một cách chu đáo, chất lượng hàng hoá tốt, đáng tin cậy là sách lược đảm bảo cho doanh số công ty tăng lên.
Phong cách lãnh đạo thể hiện ở cách ứng xử với các nhân viên trong công ty. Các công ty giỏi cho rằng công nhân viên trong công ty dù ở địa vị của họ cao hay thấp đều là nguồn lực của sản xuất. Do đó phải đối xử với họ theo cách đối xử như một cá nhân, tôn trọng họ. Nhưu vậy mới phát huy hết năng lực thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất cảu xí nghiệp. Những nhân viên trong công ty luôn muốn thể hiện năng lực làm việc, lòng nhiệt huyết, khả năng sáng tạo, vì vậy công ty nên tạo cho họ những điều kiện đầy đủ về vật chất và tinh thần , thể hiện ở sự quan tâm, chia sẻ các thông tin, thường xuyên gặp gỡ để cổ vũ họ, đánh giá thành tích và đưa ra chế độ thưởng phạt thích hợp.
Một điều quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo giỏi phải làm được là xây dựng quan niệm đúng đắn về giá trị, hơn thế nứa phải truyền thụ được những giá trị đó đến toàn thể nhân viên trong công ty, khích lệ được khả năng làm việc của họ khiến họ cảm thấy làm việc là một niềm vui.
Ví dụ: công ty hành khônh Tan- ta đã khắc phục được khó khăn để quán triệt tư tưởng phục vụ khách hàng. Một lần, một phụ nữ mỹ đã gửi thư than phiền rằng do phải dọn nhà nên tấm vé máy bay ưu đãi được giảm giá mà bà đã dặt mua từ trứoc đã hết hiẹu lực. Ông tổng giám đốc công ty đã ra tận sân bay để trao cho bà một tấm vé ưu đãi khác.
Người lãnh đạo doanh nghiệp không quan tâm đến lợi nhuận mà cần chú trọng đến hiệu quả và quan niệm về giá trị, cổ vũ mọi ngưòi đồng tăm hiệp lực, làm việc một cách nhiệt tình, khiến mọi người trong công ty đều có ý thức lập công.
Thí dụ phong cách làm việc của Matsushita
Phong cách làm việc của matsushita bắt nguồn từ phong cách của ngưòi sáng lập công ty và một người bạn thân của ông. Phong cách của hai ngưòi này có dặc điểm sau đây:
Một là : Phương pháp “ tạo người kế nghiệp” có nghĩa là truyền thụ tinh thần của doanh nghiệp cho người quản lý của thế hệ sau. Cách làm của họ nlà thân chinh giả quyết những vấn đề phức tạp, nhưng phương pháp tham gia giải quyết không làm cho cấp dưới khó chịu, tức là không làm cho cấp dưới cảm thấy bị truy cứu trách nhiệm mà cảm thấy là họ đang đuợc bồi dưỡng.
Hai là: đi sâu vào thực tế, đi sát cơ sở. Hai ông thường xuyên đi đến hiện trường sản xuất, trực tiếp gặp gỡ khách hàng.
Ba là: xử lý công việc nảy sinh một cách tực sự cầu thị. Trong lúc thảo kuận công việc, giám đốc và nhân viên trong công ty thảo luận rất sôi nổi và tập trung vào các vấn đề trọng tâm. Nhưng quá trình thảo luận ít khi dẫn đến xung đột công khai giữa người này và người khác. Công ty này còn có một thói quen là đối với những ngưòi đưa ra ý kiến sai lầm, tổ chức không bắt buộc họ phải lập tực thu những ý kiến bất đồng mà giành cho họ thời gian để họ từng bứơc vứt bỏ những suy nghĩ sai lầm.
Tóm lại: Hệ thông chính thức trong tổ chức có vai trò quan trọng và là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong đó các quan điểm chủ đạo, tư tưởng và các chuẩn mực đạo đức của ngưòi quản lý trong công ty được thể hiện thông qua phong cách lãnh đạo của họ và có ảnh hưởng sâu sắc và chi phối đến các thành viên trong công ty. Một mặt phong cách đó thể hiện sự điều hành quản lý hoạt động quản lý của công ty, mạt khác nó phải tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, sôi nổi , cảm giác hứng thú làm việc, trên dưới đồng thuận với các thành viên trong công ty. Do đó cần xây dựng được một hệ thống chính thức hợp lý, phong cách lãnh đạo thể hiện đậm nét văn hoá doanh nghiệp tạo ra cái riêng cho cả doanh nghiệp và khách hàng biết đến công ty thông qua nhận thức của họ về những cái riêng đó. Thông qua đó, khách hàng có lòng tin, lòng trung thành với công ty. Và quan trọng hơn là doanh nghiệp lựa chọn riêng cho mình một nền văn hoá bền vững, nó sẽ thúc đẩy hình thành nên hình ảnh đẹp với khách h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35785.doc