Đề tài Văn hoá doanh nghiệp hiện nay nhìn từ góc độ triết học

MỤC LỤC

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU 2

B. PHẦN NỘI DUNG 3

I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 3

1. Môi trường văn hoá doanh nghiệp 3

2. Các thành tố bao gồm: 7

3. Tìm hiểu về quan niêm Chân - Thiện - Mĩ trong doanh nghiệp: 8

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 8

1. Cơ sở triíet học để phân tích đánh giá: 8

2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam 9

III. NGUYÊN NHÂN BẤT CẬP VÀ CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP - ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG THẾ KỈ 21 10

1. Nguyên nhân: 10

2. Biện pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp 10

3. Định hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nước ta 12

IV. LIÊN HỆ THỰC TẾ 15

1. Chủ trương của nhà nước 15

2. Liên hệ 15

C. KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hoá doanh nghiệp hiện nay nhìn từ góc độ triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c độ triết học. B. PHẦN NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Có rất nhiều quan niệm về văn hoá doanh nghiệp nhưng chung chỉ khác nhau về từ ngữ thôi. Đây là một trong những khái niệm về văn hoá doanh nghiệp của tiến sĩ Đỗ Minh Cường – trường đại học Thương Mại: “ Văn hoá doanh nghiệp ( Văn hoá công ty là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo nên bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm lí trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó.” Văn hoá doanh nghiệp gắn với từng dân tộc, từng giai đoạn phát triển cho dến từng doanh nhân, nhười lao độngnên nó phong phú và đa dạng. Mỗi doanh nghiệp đều có một nền văn hoá đặc thù riêng. Do đó văn hoá doanh nghiệp chính là cái phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Văn hoá doanh nghiệp bao gồm: 1. Môi trường văn hoá doanh nghiệp 1.1. Môi trường văn hoá bên trong: Mục tiêu của môi trường văn hoá bên trong là hành vi ứng xử của chủ thể quản lý, người bị quản lý, giữa các thành viên với nhau. Thước đo của nó là sự đồng thuận nhất trí cao trrong một doanh nghiệp. 1.2. Môi trường văn hoá bên ngoài: Đó chính là cách ứng xử của chủ thể quản lý( giám đốc) với khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, thị trường, luật pháp, môi trường và các yếu tố văn hoá dân tộc. Có thể thấy rõ: văn hoá doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. Văn hoá doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp. Xin nêu lên một số điểm về thể chế cần được quan tâm để hình thành và ngày càng hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm nước ta. Trước hết, đó là khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giầu cho mình và cho đất nước. Xoá bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kỵ doanh nhân. Xoá bỏ tâm lý ỉ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng xuất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tôn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng rỡ thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, bằng thể nghiệm của bản thân cũng như của mỗi gia đình, ngày nay, nhân dân ta đã thấy rõ việc chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường là tất yếu; thái độ của dân chúng đối với kinh tế thị trường là thái độ thiện cảm. Vấn đề còn lại là các cơ quan Nhà nước phải tiếp tục thay đổi tư duy quản lý, đề xuất những chủ trương, chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân, xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với kinh tế tư nhân kể cả trong tư duy cũng như trong các chủ trương, chính sách cụ thể. Hai là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm nước ta. Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình thành văn hoá doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hoá trong kinh doanh của cha ông, bổ sung những nhân tố mới trong văn hoá doanh nghiệp của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm cho kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hoá doanh nghiệp được hình thành với những đặc điểm của nước ta. Thể chế đó phải chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài nâng cao sức cạnh tranh, có chương trình làm ăn căn cơ theo định hướng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nước mà còn vươn ra thế giới, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lý kinh doanh cò con, manh mún, không đầu tư lớn, làm ăn lâu dài. Thế chế đó cũng phải khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hợp pháp trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân, đạt lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và doanh nhân, đương nhiên có sự kết hợp hài hoà với lợi ích toàn xã hội nhưng không vì thế mà đi đến triệt tiêu lợi ích cá nhân cũng tức là triệt tiêu dộng lực kinh doanh. Đồng thời, phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, gian lạn thương mại, những kiểu làm ăn phi văn hoá, chạy chat cvửa sau, lợi dụng các quan hệkhông lành mạnhk để kiếm lời. Doanh nghiệp phải tôn trọng, đặc biệt là giữ chữ tín đối với khách hàng và đối tác kinh doanh. Thể chế đó phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế, khắc phục phân biệt đối xử, bảo đảm cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong khuôn khổ luật pháp; khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, tạo ra cạnh tranh không bình đẳng, tạo ra cạnh tranh không bình đẳn, những khoản lợi nhuận không do tài năng kinh doanh của doanh nghiệp mà do vị thế độc quyền mang lại, những điểm dẫn đến triệt tiêu văn hoá doanh nghiệp. Điều cấp bách là Nhà nước phải có các qui phạm pháp luật về khuyến khích cạnh tranh hợp pháp, kiểm soát và hạn chế độc quyền. Thể chế đó cũng phải chú trọng nhân tố con người, phát triển con người, đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, đãi ngộ xứng đáng, tôn vinh doanh nhân giỏi. Trong doanh nghiệp, đó là đảm bảo thu nhập hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân, là tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đối xử bình đẳng, tạo ra môi trường hoà thuận, sự cố kết, chung sứ chung lòng tập trung vào việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và lợi ích của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Ba là, việc hình thành văn hoá doanh nghiệp cũng đòi hỏi đẩy mạnh cuộc cải cách hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá. Đây là một yêu cầu hết sức bức xúc đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế đất nước ũng như đối với việc hình thành văn hoá doanh nghiệp nước ta hiện nay. Điều cần nhấn mạnh hiện nay là tiếp tục xoá bỏ cơ chế "xin-cho", xoá bỏ những thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư và giảm năng lực cạnh tranh của hàng hó. Phải sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, khắc phục chồng chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính trong quản lý điều hành. Việc lành mạnh hoá cán bộ, công chức là rất cần thiết để khắc phục tình trạng một số công chức do kém năng lực và phẩm chất không những đã làm sai lệch những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước gây trở ngại, phiền hà dối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mà trong không ít trường hợp đã câu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, làm xấu văn hoá doanh nghiệp. Rất cần phát triển một cáh thường xuyên, định kỳ các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, để cùng trao đổi ý kiến về việc thực hiện các cơ chế, chính sách, qua đó doanh nghiệp hiểu thêm nội dung các cơ chế, chính sách và cơ quan Nhà nước cũng nghe được tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, nắm thêm thực tế giúp cho việc hoạch định chính sách được sát thực tế hơn. Các cơ quan Nhà nước cần tạo thói quen làm việc với hiệp hội doanh nghiệp, tôn trọng vcác quyền của Hiệp hội, lắng nghe và giải quyết đúng pháp luật những kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong văn hoá quản lý. Như vậy, văn hoá doanh nghiệp chỉ có thể được xây dựng và hình thành trong môi trường văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý được đổi mới, nâng cao, đúng tầm, có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với văn hoá doanh nghiệp.( Vũ Quốc Tuấn). Chuyên gia cao cấp Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ) 2. Các thành tố bao gồm: 2.1. Các hoạt động sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật như : ca, nhạc của doanh nghiệp. 2.2. Phong tục tập quán, thói quen, tâm lý chung của doanh nghiệp 2.3. Các truyền thuyết, huyền thoại chung của doanh nghiệp. 2.4. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp. Từ đó ta thấy rằng văn hoá doanh nghiệp chính là một nguồn lực vô cùng quan trọng. Nó tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp trên thị trường. Nó tạo cho doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững. Để có những nguồn lực đó không ai khác chính là các chủ thể(giám đốc) và ứng với mỗi trình độ bản lĩnh của các giám đốc đó sẽ có một văn hoá doanh nghiệp tương ứng.Nhưng thương trường chỉ chấp nhận văn hoá ở những doanh nghiệp mang tính chất Chân - Thiện - Mĩ . Vậy Chân - Thiện - Mĩ ở trong các doanh nghiệp là gì? 3. Tìm hiểu về quan niêm Chân - Thiện - Mĩ trong doanh nghiệp: 3.1. Chân: là quan niêm về cái đúng cái cần làm ...Đồng thời phân biệt cái sai sót không được phép làm, hành vi đáng lên án. 3.2. Thiện: Là quan niện về cái tôt, cái thiện- những chuẩn mực đạo đức quy phạm hướng dẫn cho các hành vi hành động phù hợp. Đồng thời nó nhận ra được cái ác, cái xấu trái lương tâm của doanh nghiệp. 3.3. Mĩ: là quan niệm về cái đẹp, sự hoàn thiện, cao cả anh hùng mà mọi thành viên của doanh nghiệp cần vươn tới duy trì, bảo vệ. Tóm lại văn hoá doanh nghiệp là sự kết hợp giữa môi trường doanh nghiệp, hệ thống các giá trị của doanh nghiệp và các nhân tố văn hoá trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1. Cơ sở triíet học để phân tích đánh giá: Đối với một doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất đồng tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp bằng hệ thống các giá trị chuẩn mực chung. Từ đó tạo nên một nguồn lực chung của doanh nghiệp. Tính đồng nhất thống nhất của doanh nghiệp chỉ có khi mọi thành viên của nó có ý thức đạo đức. Vậy ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người thông qua dư luận xã hội. Doanh nghiệp là tập hợp rất nhiều cá nhân. Do vậy xây dựng văn hoá doanh nghiệp chính là xây dựng ý thức đạo đức trong mỗi cá nhân. Họ phải vận dụng văn hoá của mình vào công cuộc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. ý thức đạo đức là một cấu trúc phức tạp bao gồm hệ thống tri thức về giá trị định hướng giá trị đạo đức, tình cảm, lí tưởng đạo đức, sự tự ý thức về lương tâm, danh dự... phản ánh khả năng tự chủ của con người và biểu hiện tố chất nhân văn của con người. Trong đó tình cảm đạo đức là căn bản nhất, nếu thiếu nó thì mọi khái niệm đạo đức, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận được bằng con đường lí tính không thể chuyển hoá thành động cơ, hành vi cá nhân. Do đó ý thức đạo đức là nhân tố quan trọng của tiến bộ xã hội, của sự nhân đạo hoá xã hội. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra một lực cộng hưởng động lực chung bằng hợp lực từ các cá nhân bộ phận đơn vị. 2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Theo ông Trần Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận xét: Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cũng theo ông Bảo, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. (Hoang Trang) ( III. NGUYÊN NHÂN BẤT CẬP VÀ CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP - ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG THẾ KỈ 21 1. Nguyên nhân: Quan niệm cho rằng kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng nghề công chức không coi trọng thậm trí đố kị doanh nhân, tâm lý ỷ lại dựa vào sự bao cấp của nhà nước của một số doanh nghiệp, sự phân biệt đối xử giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tư nhân của nhà nước 2. Biện pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp Những năm gần đây, xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đã mời công ty nước ngoài xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình – đây là tín hiệu đáng mừng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung làm tốt những vấn đề sau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam: a. Phải đặt biệt coi trọng và lấy con người làm gốc. Nó bao gồm: - Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ. - Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là “tổ ấm” của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát triển cho doanh nghiệp. - Có cơ chế quản trị hợp lý cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, chế độ thưởng, phạt hợp lý. b. Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. Việc các doanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường năng động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất luợng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hut khách hàng. Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp. c . Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp hướng ra thị truờng nói cho cùng là hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung tâm, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sau đó mới nghĩ tới doanh lợi. d . Hướng tới vấn đề an sinh xã hội. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi hiện nay các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Do đó, các doanh nghiệp cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì lợi ích con người và cho các đời sau. e . Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là bộ phận làm nên quá trình phát triển của nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh doanh nghiệp sẽ đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ. TS. Lê Minh Phụng     ... 3. Định hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nước ta Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy cạnh tranh trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp của ta đang ngày càng tiếp cận thị trường thế giới, nên chúng ta phải đối mặt với một môi trường nhiều rủi ro và cạnh tranh gay gắt khốc liệt. Khi đó, mục tiêu của các doanh nghiệp đó là đạt được những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đổi mới thích ứng với môi trường kinh doanh, giành được phần thắng trong kinh doanh. Theo Thạc sĩ Bùi Quốc Thắng -Trưởng khoa quản lí kinh tế đã nói “ Điều kiện đẻ hội nhập là văn hoá doanh nghiệp”. Do đó văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc giúp các doanh ngiệp đạt được mục tiêu hội nhập quốc tế. Định hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nước ta trong thế kỉ 21 là rất cần thiết. Nó bao gồm: 3.1. Doanh ngiệp phải tạo dựng khả năng và thói quen tư duy chiến lược: Tư duy chiến lược của doanh nghiệp thể hiện ở tầm nhìn dài hạn của người lãnh đạo và sự cam kết với tầm nhìn đó. Tầm nhìn đóng vai trò định hướng cho việc lựa chọn chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Nó do lãnh đạo cấp cao xác định nhưng nó không năm trong ban lãnh đạo mà nó phải được chia sẽ rộng rãi đến từng thành viên. Nhờ đó nó tạo động lực lan toả xuống từng thành viên và tạo sự gắn bó lâu dài với tổ chức. Để thực hiện hoá tầm nhìn đó, doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu dài hạn rõ ràng và chiến lược để thức hiện các mục tiêu đó.Chiến lược của doanh nghiệp phải xác định được những ưu tiên về hoạt động của doanh nghiệp, năng lực và nguồn lực cần phát triển, khách hàng mục tiêu và sản phẩm doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng đó,trên cơ sở tạo dựng vị thế cạnh tranh thành công trong ngành và thực hiện mục tiêu đã xác định. Tư duy chiến lược còn thể hiện ở việc doanh nghiệp phải có một sự cam kết lâu dài với các chiến lược và không để các quyết định ngắn hạn ảnh hưởng. Để đảm bảo khả năng thực hiện thành công các chiến lược từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc cũng như từng cá nhân cần hiểu rõ mình phải làm gì để đóng góp vào việc thực hiện chiến lược đó. 3.2. Các giá trị văn hoá phải giúp cho việc tạo dựng một khả năng thích ứng tốt với các điều kiện thay đổi của môi trường kinh doanh: Khả năng thích ứng của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào khả năng sáng tạo và đổi mới – bao gồm việc chủ động thay đổi và liên tục cải tiến hoặc áp dụng các phương pháp để thực hiện công việc, phản ứng nhanh chóng với đối thủ cạnh tranh và loại trừ cản trở với sự đổi mới. Học hỏi lẫn nhau và học hỏi từ bên ngoài cũng tạo khả năng thích ứng của tổ chức. Sự biến đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ và phương pháp thực hiện công việc là rất nhanh, đa dạng và phức tạp,do đó học hỏi sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì sự đổi mới. Muốn vậy, bên trong mỗi doanh nghiệp các thành viên phải coi học tập là một mục tiêu quan trọng hàng ngày, tinh thần chấp nhận rủi ro được khuyến khích, kiến thức thông tin được chia sẻ rộng rãi. Bên cạnh đó các hoạt động đổi mới , phải luôn hướng theo khách hàng. Lợi ích của khách hàng luôn được tính đến trong các quyết định của doanh nghiệp. Tất cả các thành viên từ lãnh đạo cấp cao cho đến công nhân sản xuất, phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích các thành viên trong doanh nghiệp có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đó là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể bám sát và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi nhu câu khách hàng. 3.3. Ưu tiên phát triển nguồn lực con người và thực hiện việc chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm xuống các cấp quản lý thấp nhất trong tổ chức: Phát triển nguồn lực con người sẽ giúp giải quyết tốt hơn các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp, khơi nguồn sáng tạo nội bộ và tăng cường năng lực đổi mới của doanh nghiệp. Do đó các cấp lãnh đạo cần khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình quyết định các chiến lược và tiến hành uỷ quyền mạnh mẽ và triệt để các cấp quản lý. Phát triên nguồn nhân lực và uỷ quyền là hai hoạt động bổ trợ cho nhau. Việc uỷ quyền chỉ có có hiệu quả khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý có năng lực để giải quyết các vấn đề trong chuyên môn của họvà phạm vi lớn hơn. Đó là kết quả của trình phát triển nguồn nhân lực. Ngược lại, uỷ quyền làm tăng mức độ tự chủ trong công việc và trách nhiệm của cấp dưới, do đó giúp cho nhà quản lý ở cấp tháp hơn tích luỹ kinh nghiệm và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định. Việc uỷ quyền sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi doanh nghiệp phát triển theo mô hình nhóm công tác hoặc nhóm ra quyết định và các nhóm này sẽ được uỷ quyền một cách rộng rãi để đảm bảo cho nhóm có đủ thẩm quyền và nguồn lực để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi của nhóm. IV. LIÊN HỆ THỰC TẾ 1. Chủ trương của nhà nước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng(1996) đã khẳng định “Văn hoá vừa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” Tại hội nghị lần 5 ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII có chủ trương : yêu cầu các cấp các ngành cũng như từng người dân cần tích cực đưa yếu tố văn hoá thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống, xã hội đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường kinh doanh trong thế kỉ 21 của nước ta đã và đang diễn ra sự thay đổi lớn lao. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang mở ra những cơ hội mới đồng thời cũng là nhũng thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Công việc kinh doanh đòi hỏi các chủ doanh nghiệp nước ta không những nâng cao trình độ văn minh mà còn thể hiện được cái riêng bản sắc dân tộc trong quan hệ cạnh tranh và hợp tác. Do vậy, doanh nghiệp của ta đã và đang nỗ lực nâng cao văn hoá doanh nghiệp mình. 2. Liên hệ Văn hóa doanh nghiệp Viettel Ngày 1/6 vừa qua, Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập và đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: Huân chương Lao động hạng Nhất. 15 năm, thời gian chưa phải là dài cho hành trình xây dựng thương hiệu và khẳng định nó trên một thị trường cao cấp và đầy thách thức như thị trường viễn thông, nhưng cũng đã đủ để Viettel ghi dấu ấn của mình. Đó chính là vị thế của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ 2 trên thị trường, sau VNPT, là một trong 3 doanh nghiệp được xây dựng mạng đường trục quốc gia và trên thực tế là một trong 2 doanh nghiệp đang kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông. Còn nhớ thời điểm năm 2000, sự kiện Viettel chính thức cung cấp dịch vụ VoIP (điện thoại 178) với giá cước lúc đó chỉ bằng 1/2 giá cước điện thoại truyền thống của VNPT có thể coi là “phát súng mở màn” cho thời đại cạnh tranh trên thị trường viễn thông, dù mới chỉ ở cái nghĩa sơ khai và chưa đầy đủ nhất của khái niệm này. Chỉ ít ngày nữa, dịch vụ điện thoại di động mang nhãn hiệu Viettel với mã số 098xxxxxxx sẽ chính thức có mặt trên thị trường, đánh dấu một cái mốc quan trọng trong hành trình đi lên của Viettel, đồng thời cũng tạo nên bước phát triển đáng ghi nhận của thị trường viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên trên những sự kiện, những con số là nỗ lực của Viettel trên con đường tìm tòi và khẳng định triết lý kinh doanh, và cao hơn là xây dựng bản sắc văn hoá doanh nghiệp mang tên: Văn hoá Viettel. Bản sắc đó thể hiện trước hết ở phong cách riêng của một doanh nghiệp quân đội, của những người lính làm kinh doanh. Đó tính kỷ luật và tinh thần đồng đội, là sự thống nhất cao về ý chí và hành động, là khả năng vượt qua mọi khó khăn và thách thức để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, người lính làm kinh doanh không chỉ bằng ý chí và tinh thần. Nội dung cốt lõi của Văn hoá Viettel, đó là tính sáng tạo, một yêu cầu không thể thiếu của kinh doanh nói chung, càng không thể thiếu đối vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24912.doc
Tài liệu liên quan