Nếu hỏi 10 người FPT cùng một câu “STC là gì?”, bạn sẽ nhận được 10 câu trả lời chả giống gì nhau; còn nếu hỏi thủ lĩnh STC Nguyễn Thành Nam câu hỏi này 10 lần khác nhau, cũng đừng hi vọng là sẽ có một câu trả lời nào đó được lặp lại.
PTGĐ Hoàng Minh Châu kể chuyện, “trong một lần ra Huế, nhân lúc thăm quan cung Vua, tôi hỏi một em hướng dẫn viên du lịch “Cổng Ngọ Môn là gì?” thì em trả lời “Là cổng Con Ngựa anh à”. Thấy tôi mỉm cười, em bên cạnh nhanh trí đính chính “Là cổng Giữa Trưa anh à”. Tôi không dám cười nữa vì sợ 100 em khác đang vây quanh sẽ đưa ra 100 đáp án mới”.
Khi ai đó công bố những số liệu thống kê 39% dân Việt Nam không biết ông Hùng Vương là ai, 64% học sinh phổ thông không biết ông Trần Quốc Toản là ai (có em còn cho ông của Trần Phú). thì tất cả chúng ta đều giật mình. Nhưng chúng ta lại rất thản nhiên khi 95% dân FPT không biết đến Lê Vũ Kỳ mặc dù hàng ngày vẫn thường hát “Cô gái Hà Tây”, 75% dân FPT không biết đến Hùng Râu mặc dù hắn vẫn đang còn sống và làm việc ở Công ty.
Đến Hùng Râu không biết thì làm sao biết cuội nguồn của STC.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa doanh nghiệp trong Công ty TNHH Tiến Đại Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp cho khách hàng từng câu hỏi. Chúng ta thường xuyên đánh giá khách hàng có thực sự hài lòng với dịch vụ và sản phẩm của chúng ta không ở tất cả các đơn vị kinh doanh, phân tích mong muốn của khách hàng và có các hành động nhằm ngày càng nâng cao mức độ hài lòng của họ.
Để phục vụ tốt khách hàng, một trong những bí quyết của FPT là chọn lựa các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới và từng bước thiết lập các quan hệ chiến lược với họ. Song song với việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hợp tác, để đối tác tin tưởng, chúng ta cần chia sẻ kịp thời các thông tin cần thiết cho họ, cùng họ tìm cách đem đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng cao hơn.
Cùng với phát triển của mình, chúng ta mong muốn ngày càng đóng góp nhiều hơn cho xã hội, cho cộng đồng. Chúng ta mong muốn mỗi khách hàng, mỗi đối tác của chúng ta ngày càng phát triển, muốn sự hợp tác giữa họ với chúng ta có khả năng tạo nhiều giá trị hơn nữa.
Chúng ta đã làm được nhiều việc trong 15 năm qua. Tuy nhiên, hệ thống quản lý khách hàng và đối tác của FPT còn ở mức ban đầu. Thông tin hiện nay chủ yếu do các bộ phận quản lý. Rất nhiều thông tin có giá trị chung không được chia sẻ giữa các đơn vị gây nên sự lãng phí lớn trong nguồn lực và thời gian.
2. Tham gia của mỗi thành viên
Mỗi người ở từng vị trí phát huy cao nhất năng lực và sáng tạo của mình cho sự lớn mạnh của tập đoàn FPT.
Triết lý Hiền tài của FPT thể hiện mong muốn phát huy cao nhất tài năng của mỗi người FPT. Nhiều cán bộ FPT đã được bổ nhiệm vào những cương vị cao của tổ chức từ khi rất trẻ như Hoàng Nam Tiến, Trương Đình Anh, Nguyễn Điệp Tùng. Nhiều dự án lớn của FPT đã thành công với sự tham gia tích cực và sáng tạo của đông đảo thành viên FPT như EU, Cổng kết nối Internet, VAT, ISO, TTVN.
FPT đòi hỏi mức độ cam kết cao của từng người đối với sự nghiệp của mình. Chương trình LB được xây dựng và triển khai để từng bước chuẩn hóa đội ngũ lãnh đạo FPT. Về phần mình, lãnh đạo FPT, khi giao nhiệm vụ cho cán bộ, phải cung cấp đủ nguồn lực và điều kiện cần thiết cho họ, phải đào tạo và cho họ tự do hành động theo mục tiêu, trách nhiệm và quyền hạn đã xác định. Bên cạnh đó phải luôn khuyến khích cán bộ nỗ lực lao động sáng tạo, đưa ra nhiều hình thức để động viên và ghi nhận sự đóng góp của mỗi người, tạo môi trường để mọi người tự do thảo luận về các vấn đề chung của FPT.
Chúng ta luôn tìm cách giảm thiểu sự phân cách giữa các cấp và các thế hệ. Tầm nhìn FPT được khắc trên đá khẳng định sự thống nhất trong nguyện vọng chung của chúng ta. Quy trình FPT hiện nay là sự chắt lọc những kinh nghiệm quí báu của thế hệ đàn anh. Chương trình LB được xây dựng và triển khai theo triết lý Fractal là cầu nối quan trọng giữa các cấp lãnh đạo FPT. Tuy nhiên chúng ta còn cần phải tiếp tục xây dựng các giá trị chung và các qui tắc đạo đức nghề nghiệp của FPT và nỗ lực gìn giữ chúng.
Chúng ta mong muốn mỗi người FPT tiếp cận sáng tạo đến các mục tiêu và kế hoạch của FPT nói chung, chúng như các đơn vị nói riêng. Lãnh đạo FPT, một mặt phải đảm bảo tất cả cán bộ hiểu rõ từng bước đi của họ trong từng giai đoạn phát triển của tổ chức, mặt khác phải luôn tạo các mục tiêu có tính thách thức của mỗi đơn vị và mỗi cá nhân cấp dưới. Mỗi người đều được tự do kiếm cơ hội sử dụng tốt nhất khả năng của mình cho sự thành công của FPT.
3. Nhất quán và đa dạng:
FPT là một thực thể thống nhất trong mục tiêu nhưng đa dạng trong hành động.
FPT xây dựng và duy trì một hệ thống quá trình xuyên suốt các cấp. Các quá trình cấp công ty xác định các nội dung thống nhất trong toàn Công ty. Mỗi quá trình ở từng công ty con hoặc bộ phận có những thay đổi nhất định, phù hợp với các đặc thù của công ty con hoặc bộ phận đó. Chúng ta chấp nhận sự khác nhau về chính thức hoạt động nhưng không rời bỏ các mục tiêu chung. Chỉ như vậy mỗi người mới nắm vững vai trò và trách nhiệm của mình trong sự vận hành của hệ thống.
Một yêu cầu cực kỳ quan trọng của Quy trình FPT là đảm bảo sự hài hòa và tính liên thông của các quá trình, đặc biệt là các quá trình liên công ty hoặc liên bộ phận. Mỗi người, mỗi đơn vị khi thực hiện một công việc phải chủ động đánh giá tác động của công việc mình thực hiện đến những người và đơn vị liên quan. Làm được điều này chúng ta sẽ giảm thiểu được các khó khăn trong hợp tác giữa các đơn vị, loại bỏ được xu hướng mạnh ai nấy lo thường xuất hiện khi qui mô của tổ chức to.
Với một hệ thống quá trình được kiểm soát chặt chẽ và đánh giá được mức độ hiệu quả, nhờ hiểu rõ năng lực và hạn chế của chúng, chúng ta có khả năng sử dụng hữu hiệu các nguồn lực của mình. Đồng thời có thể mạnh dạn tập trung nguồn lực cho các khu vực, dự án trọng điểm, có độ ưu tiên cao trên cơ sở xác định và quản lý được các mạo hiểm có thể.
4. Thước đo thực tiễn:
Các quyết định và đánh giá dựa trên việc phân tích các dữ liệu và thông tin.
Qua 15 năm, FPT đã đạt được một số thành công nhất định nhờ các quyết định kịp thời, táo bạo. Những quyết định này phần lớn dựa trên sự nhạy cảm của người FPT. Tuy nhiên những năm tới đây tỷ trọng các quyết định được đưa ra dựa trên việc phân tích các dữ liệu được tổ chức một cách có hệ thống chắc chắn sẽ chiếm vị trí áp đảo. Thu thập dữ liệu và thông tin đầy đủ, chính xác và có độ tin cậy cao trở thành nhiệm vụ cực kỳ quan trong đối với tất cả mọi người.
Chúng ta phấn đấu dự báo và kiểm soát được kết quả của các quyết định. Để làm được điều đó chúng ta đang từng bước số hóa các mục tiêu ở mọi cấp và cho mỗi người. Với các cơ sở dữ liệu được tổ chức thống nhất, không chỉ thế, chúng ta có thể thay đổi kịp thời các quyết định cũng như tìm kiếm các cơ hội mới.
Để đánh giá đúng và khách quan hiệu quả của công việc chúng ta tiến hành việc đo lường, theo dõi và đánh giá năng lực của tất cả các quá trình. Những ngày đầu triển khai ISO các chỉ tiêu được đưa ra chỉ để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đến nay hệ thống chỉ tiêu FPT được theo dõi hàng tháng ở cấp công ty và hàng tuần ở một số bộ phận. Một số bộ phận như FAF, FOX, Fsoft, FSS,... đã bắt đầu áp dụng các công cụ trợ giúp cho việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu phục vụ quản lý và kinh doanh. Các chỉ tiêu đang ngày càng có ý nghĩa thực tế hơn.
5. Cải tiến, đổi mới và sáng tạo liên tục:
FPT không ngừng nâng cao năng lực tổ chức và cá nhân, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua các hoạt động cải tiến, đổi mới và sáng tạo liên tục.
Với mục tiêu ngày càng hoàn thiện, các hoạt động cải tiến và đổi mới liên tục được thực hiện trong toàn bộ FPT. Không chỉ thế mỗi người FPT coi cải tiến và đổi mới là trách nhiệm và quyền lợi của mình. Lãnh đạo công ty luôn cổ vũ, ghi nhận và đánh giá đúng mức các nỗ lực cải tiến và đổi mới của từng cán bộ, từ đơn vị.
Để triển khai các hoạt động cải tiến và đổi mới một cách hệ thống và hiệu quả, chúng ta cần thiết lập các mục tiêu cải tiến và đổi mới ở tất cả các quá trình. Mỗi cấp cần có kế hoạch cải tiến và đổi mới, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá định kỳ, ít nhất là hàng năm. Bên cạnh đó mỗi người đều phải có kế hoạch phát triển cá nhân để ngày nâng cao năng lực của mình, góp phần nâng cao năng lực của công ty.
Cuộc sống luôn thay đổi và ngày càng thay đổi nhanh. Điều mà ngay hôm nay chúng ta cho là đúng có thể trở thành không chắc chắn ngày mai. Niềm tin vào sự hài hòa của cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải không ngừng các nỗ lực tìm kiếm và sáng tạo, có những thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
IV. Văn hóa STC
Toàn bộ các hoạt động của FPT đã diễn ra trong một môi trường sống phong phú và đặc sắc - môi trường văn hóa STC. Tập lệnh này trong bộ Gen FPT còn đồ sộ hơn cả quy trình FPT. Nó bao gồm sách đỏ, sử ký, các tuyển tập, báo Chúng ta, phim ảnh, đĩa CD, các tác phẩm văn thơ, hội họa, điêu khắc, các lễ hội truyền thống, phong trào văn hóa, thể thao, các hoạt động của Đoàn... Trong phạm vi bài này chỉ trình bày những nét chính, tinh túy nhất của văn hóa STC.
1. Nguồn gốc văn hóa STC
1.1. Tiểu dẫn
Nếu hỏi 10 người FPT cùng một câu “STC là gì?”, bạn sẽ nhận được 10 câu trả lời chả giống gì nhau; còn nếu hỏi thủ lĩnh STC Nguyễn Thành Nam câu hỏi này 10 lần khác nhau, cũng đừng hi vọng là sẽ có một câu trả lời nào đó được lặp lại.
PTGĐ Hoàng Minh Châu kể chuyện, “trong một lần ra Huế, nhân lúc thăm quan cung Vua, tôi hỏi một em hướng dẫn viên du lịch “Cổng Ngọ Môn là gì?” thì em trả lời “Là cổng Con Ngựa anh à”. Thấy tôi mỉm cười, em bên cạnh nhanh trí đính chính “Là cổng Giữa Trưa anh à”. Tôi không dám cười nữa vì sợ 100 em khác đang vây quanh sẽ đưa ra 100 đáp án mới”.
Khi ai đó công bố những số liệu thống kê 39% dân Việt Nam không biết ông Hùng Vương là ai, 64% học sinh phổ thông không biết ông Trần Quốc Toản là ai (có em còn cho ông của Trần Phú).... thì tất cả chúng ta đều giật mình. Nhưng chúng ta lại rất thản nhiên khi 95% dân FPT không biết đến Lê Vũ Kỳ mặc dù hàng ngày vẫn thường hát “Cô gái Hà Tây”, 75% dân FPT không biết đến Hùng Râu mặc dù hắn vẫn đang còn sống và làm việc ở Công ty.
Đến Hùng Râu không biết thì làm sao biết cuội nguồn của STC.
1.2. Đại dẫn
Vậy SIC là gì? Phó TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc thì khẳng định “STC là bóng đá chứ còn đếch gì nữa”. Ai mà chả thích bóng đá. Nghe có vẻ hơi gượng ép, nhưng rõ ràng là dễ hiểu. Nghe đâu anh Ngọc có phàn nàn với mấy cô thư ký là “anh hay đứng ra tổ chức đá bóng thế mà chúng nó đếch bầu anh làm viện sĩ”.
Phó TGĐ FPT Lê Quang Tiến thì trích dẫn Freud để giải thích, STC là cái có thể làm cho mọi người FPT sung sướng mà không cần đến thù dâm. TGĐ FIS Đỗ Cao Bảo cũng có cùng chính kiến khi đưa ra ý tưởng, lẽ ra nên trang bị kiến thức văn hóa STC cho các nhà du hành sống dài ngày trên vũ trụ.
Tổng Giám đốc FPT Trương Gia Bình thì cho rằng STC là một thành phần cùng với 4 thành phần khác bao gồm Triết lý, LB, Quy trình, Hệ thống thông tin, tạo thành một bộ Gen FPT và về phần mình, bộ Gen này hình chiếu của Văn hóa từ không gian Xã hội sang không gian Sinh học. Còn Văn hóa là gì thì hãy tìm đọc công trình nghiên cứu của tiến sĩ Trần Ngọc Thêm có tên “Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam”. Theo chỉ dẫn của anh Bình, chỉ cần bạn có ý định tìm hiểu STC là gì, ngay lập tức bạn sẽ trở thành một nhà văn hóa uyên bác, có khả năng nhìn thế giới sinh học bằng con mắt của Khổng Tử và nhìn văn hóa phương Đông bằng con mắt của Đác-Uyn.
1.3. Khái niệm văn hóa
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa, là một trong những từ được sử dụng tùy tiện nhất trên đời. Thông thường, nó được ghép với tiết đầu ngữ “thiếu”, dùng để mắng mấy cô cậu mới lớn, hay đua đòi kệch cỡm, ăn mặc hở hang, đi đứng dềnh dàng, không chỉ nói bậy mà còn nhổ bậy, tè bậy, ị bậy... Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, “văn hóa” không phải là một từ độc lập trong tiếng Việt, mà chỉ là một phần của từ “thiếu văn hóa” mà thôi.
Tất nhiên đó là nhà nghiên cứu “thiếu văn hóa”
Theo Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu về văn hóa từng được TGĐ Trương Gia Bình mời về giảng dạy tại HSB, khái niệm văn hóa quả thật là rắc rối. Theo nghĩa chuyên biệt, nó chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn như văn hóa Ai-Cập, văn hóa Đông Sơn. “Đề cương về văn hóa Việt Nam” của Đảng cộng sản Đông Dương năm 1943 xếp văn hóa bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng học thuật. UNESCO thì xếp văn hóa bên cạnh khoa học và giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài văn hóa. Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong lĩnh vực tư duy và sáng tạo, đối với người khác nó bao gồm cả phong tục tập quán lối sống, làm cho dân tộc này khác với các dân tộc khác.
Ngay trong các công trình nghiên cứu, định nghĩa về văn hóa cũng hết sức lủng củng. Thông thường, do phải trình bầy ngắn gọn, nền văn hóa được định nghĩa thông qua các khái niệm khác, mà những khái niệm này cũng chẳng rõ ràng gì hơn bản thân khái niệm văn hóa.
Chính vì vậy, thay vì đưa ra một định nghĩa nữa để cãi nhau, chúng ta hãy tìm hiểu xem văn hóa có đặc trưng gì hay ho mà người ta lại tốn nhiều giấy mực để viết về nó như thế.
Đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa là Tính Hệ thống. Trong các từ điển, từ văn hóa thường được định nghĩa là “tập hợp các giá trị...”. Nhờ tính Hệ thống mà Văn hóa có thể thực hiện chức năng Tổ chức xã hội.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là Tính Giá trị. Chữ “văn” trong từ “văn hóa” có nghĩa là vẻ đẹp (= giá trị). Văn hóa có nghĩa ở hành đẹp, trở thành có giá trị. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa cái có giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của một xã hội và con người. Nhờ có đặc tính này, văn hóa thực hiện chức năng Điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội cân bằng giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là Tính Nhân sinh. Văn hóa là một sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường thiên nhiên. Do con người gắn liền với nhau trong xã hội, văn hóa trở thành một công cụ Giao tiếp quan trọng. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.
Đặc trưng thứ tư là văn hóa có Tính Lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng được tích lũy và hình thành qua nhiều thế hệ. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định và truyền thống này tồn tại thông qua giáo dục. Chức năng Giáo dục là chức năng quan trong thứ tư của văn hóa. Nó không chỉ giáo dục những giá trị đã ổn định mà còn giáo dục cả những giá trị đang hình thành.
1.4. STC là một loại hình văn hóa mới
Có nhiều cách phân loại hình văn hóa. Các nhà nhân chúng học thì phân theo nhóm người. Các nhà địa lý học thì phân theo vùng đất. Các nhà xã hội học thì phân theo phương thức sản xuất trồng trọt hay chăn nuôi. Một số khác thì phân theo tín ngưỡng... Cuối cùng, các nhà địa lý to mồm nhất thắng thế, vì vậy ngày nay người tay hay nói đến loại hình văn hóa “Đông” và “Tây”, một kiểu phân chia thuần túy dựa vào địa lý, chẳng liên quan gì đến văn hóa lúa nước hay du mục như nhiều người lầm tưởng. Chẳng hạn, dân Mông Cổ, ngàn đời chỉ biết chăn cừu, nhưng vẫn nằm trong vùng quy hoạch văn hóa phương Đông chỉ vì đất nước này không nằm ở phương Tây.
Những nghiên cứu ban đầu cho thấy, xếp STC vào văn hóa “Đông” hay “Tây” đều không ổn. Chúng ta hãy cũng xem xét bảng so sánh sau đây:
STT
Văn hóa phương Đông
Văn hóa phương Tây
Văn hóa STC
1
Nằm ở Đông bán cầu
Nằm ở Tây bán cầu
Toàn cầu
2
Phụ thuộc vào môi trường
Không phụ thuộc vào môi trường
Phụ thuộc vào thị trường
3
Hòa hợp với môi trường
Thích cải tạo môi trường
Đục nước béo cò
4
Nặng về tăng gia
Chú trọng sản xuất
Chú trọng đến ăn chơi
5
Thụ động
Tích cực
Tùy lúc
6
Trọng tình
Trọng sức mạnh
Trọng cái gì đó (?) và tiền
7
Trọng Nữ
Trọng Nam
Trọng Sếp
8
Tự ti
Tự tin
Kiêu căng
9
Mục tiêu không rõ ràng
Mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu viển vông
10
Không chấp nhận mạo hiểm
Chấp nhận mạo hiểm
Chỉ thích dẫn đầu
11
Khó thay đổi
Dễ thay đổi
Chỉ khó thay đổi đổi Sếp
12
Chú trọng mua
Chú trọng bán
Chú trọng cả mua lẫn bán
13
Chú trọng truyền thống
Chú trọng ý tưởng mới
Cả tin người ngoài
Như vậy, STC thực sự là một loại hình văn hóa mới.
Cũng giống như các loại hình văn hóa khác, văn hóa STC cũng có 4 đặc trưng tương ứng với 4 chức năng. Những đặc trưng cơ bản của các loại hình văn hóa Đông Tây khi sang đến STC đã bị biến dạng thành con la, tuy không giống mẹ và cũng chẳng giống bố cho lắm nhưng vẫn có chỗ hữu ích.
Thứ nhất, STC tuy không có tính hệ thống như một phức hợp văn hóa theo định nghĩa của E.B.Taylor bao gồm “tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục”, nhưng nó cũng có một sự nhất quán nào đó khiến cho những ai muốn đứng vào vị trị cao trong tổ chức FPT thì không máu đều phải có chất STC ở nồng độ cao.
Thứ hai, tuy STC không đồng nghĩa với “vẻ đẹp” truyền thống, không đồng nghĩa với Chân - Thiện - Mỹ của Nho giáo, nhưng chức năng điều chỉnh trầm uất do những sai lệch trong cuộc sống của STC là không thể phủ nhận. Và nếu coi nụ cười là vẻ đẹp hữu ích nhất mà con người có được trên thế gian, thì tính giá trị của STC cao hoan hẳn các loại hình văn hóa thông thường.
Đặc trưng tiếp theo là tính nhân sinh. Mặc dù khía cạnh giao tiếp với thiên nhiên trong văn hóa STC chưa thật rõ nét, nhưng có thể nói STC thực hiện một cách xuất sắc chức năng giao tiếp giữa con người với nhau. Thành công của FPT phần nhiều xuất phát từ thành công trong giao tiếp và chúng ta có được thành công trong giáo tiếp chủ yếu dựa vào tính nhân sinh đặc sắc của STC.
Đặc trưng cuối cùng là tính lịch sử và chức năng giáo dục của STC. Tuy chưa có bề dầy ngàn năm lịch sử, nhưng STC được sinh ra từ lịch sử ngàn năm. Nó không chối bỏ mà còn biết kế thừa truyền thống ca hát ba miền Bắc Trung Nam. Không chỉ truyền miệng, STC còn được ghi chép thành sách, thành các cuốn sử ký và những tài liệu này đã trở thành những cuốn sách giáo khoa cơ sở cho việc đào tạo và huấn luyện nhân viên FPT trong suốt nhiều năm qua.
1.5. Nguồn gốc văn hóa STC
STC khôgn phải là cục “sét hòn” từ trên trời rơi xuống. Trong sâu thẳm, nó được bắt nguồn từ kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những chàng sinh viên khoa Toán Cơ thuộc trường Đại học tổng hợp Lomonoxop Matscova rất thông minh và rỗi rãi, đã chắt lọc những ý tưởng của thời đại, biến nó thành ý tưởng của mình, hà hơi cho các giai điệu và không ngờ đã mang lại sức sống mới cho các làn điệu dân ca. Một số tác phẩm theo giai điệu chèo, quan họ hay có lẽ ngày nay chúng ta vẫn hát thực ra đã được sáng tác từ trước, chỉ có lời được thay đổi vài chỗ cho phù hợp với môi trường mới trong công ty.
Không hiểu ngẫu nhiên hay do tạo hóa sắp đặt, những chàng sinh viên này lại hội tụ trong Công ty FPT, để rồi cái mầm văn hóa STC của cái khoa Toán Cơ ngày đó có môi trường để phát triển thành cây STC ngày hôm nay. Như vậy có thể nói, ít nhất, văn hóa STC có từ ngày đầu thành lập công ty và cái ý định tách bạch STC ra khỏi FPT cũng vô nghĩa như tách linh hồn ra khỏi thể xác.
2. Vai trò của văn hóa STC đối với FPT
STC là cơm tinh thần: Nó mang lại một cuộc sống tinh thần lành mạnh, phong phú với những giây phút thật sảng khoái, hồn nhiên.
STC là keo đoàn kết: Nó gắn kết mọi người với nhau qua các buổi sinh hoạt chung, làm cho chúng ta gần gũi nhau hơn, yêu thương nhau hơn.
STC là một sân chơi tuyệt vời: STC thật giản dị và gần gũi với mọi người. Nó giúp cho ta tự tin ca hát, tự tin biểu diễn, tự tin thuyết trình. Nhờ STC mà Công ty đã phát hiện được nhiều tài năng mới, và những tài năng này cũng nhờ STC mà tự tin vững bước trưởng thành.
STC là người động viên cổ vũ: Mỗi lần ngã là một lần bớt dại. Chính STC đã giúp chúng ta biết mỉm cười mỗi khi thất bại, biết nhìn thấy cái tốt trong cái xấu, biết tìm ánh đèn trong đêm đông.
STC là niềm tự hào của FPT: Không một công ty nào ở Việt Nam có một thứ văn hóa đặc sắc như STC. Nó thực sự là niềm tự hào vô bờ bến của những ai yêu mến công ty, gắn bó với công ty và nguyện suốt đời cống hiến cho Công ty.
3. Thực tiễn văn hóa STC
3.1. Đặc sắc phong cách quản trị STC
Ở FPT, có những người mua ôtô không phải chỉ để khoe mà còn để đi.
STC cũng thế. Nó không chỉ là thứ để vui chơi. Trên thực tế, STC ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách quản trị của người FPT.
- Tính Dân chủ: Ai cúng biết dân chủ là tốt, nhưng tạo ra môi trường dân chủ thực sự là một việc vô cùng khó khăn. Mặc dù giai thoại “các chú cứ tự do thảo luận, anh quyết rồi” là để châm biếm TGĐ Trương Gia Bình, nhưng chính anh là người đã có công tạo ra môi trường dân chủ nhờ đức tính trọng hiền tài và không thù dai thù ẩu.
- Tính Tập trung: FPT không phải là một tổ chức tập trung quyền lực, nhưng lại là tổ chức có khả năng tập trung nguồn lực cao. Mặc dù người ta vẫn kể cho nhau nghe giai thoại “Nước Ý bao gồm cả đảo Sicile, nhưng không người dân Sicile nào coi mình là người Ý” để ám chỉ các tướng lĩnh có xu hướng “các anh cứ quyết, việc em em làm”, nhưng ngay cả những viên tướng độc lập nhất FPT cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện ly khai.
- Tính Tuân thủ: Từ ngày áp dụng ISO, phong cách quản trị của FPT được bổ sung thêm một nét đặc sắc mới: ai cũng có quyền yêu cầu người khác tuân thủ những quy trình công việc. Việc tuân thủ quy trình được đặt cao hơn tuân thủ lệnh sếp. Nhờ có ISO mà không phải bao giờ cấp dưới cũng thua cấp trên trong các cuộc tranh cãi tay đôi.
- Tính Bình đẳng: Theo Phó TGĐ Lê Quang Tiến, nhờ có ăn chơi mà sự bình đẳng trong công việc tại FPT mới được hình thành: Phạm Minh Hải bóp chết tươi anh Sáu trên sân tenis, Đình Anh đá vỡ cả mặt lẫn kính của anh Ba. Qua ăn chơi mới biết sếp cũng có nhiều thứ dốt, tại sao ta không dám ngang hàng! Việc bình đẳng trong phong cách quản trị của FPT còn thể hiện ở chỗ ai cũng bị đánh giá: hình ảnh Ban TGĐ mỗi năm một lần ngồi trước vành móng ngựa nhận tội là một minh chứng hùng hồn cho tính bình đẳng “hình thức” trong FPT.
- Tính Thách thức: Những người mới vào vào FPT đều cảm thấy nghẹt thở với các loại thách thức: thách thức chuyên môn, thách thức ngoại ngữ, thách thức doanh số, thách thức lợi nhuận... Ở FPT, mỗi khi bạn làm Business Plan, người ta luôn yêu cầu bạn làm Plan To Be Number One. Nếu bạn đang ở vị trí ngon thì nên nhớ, luôn luôn có sẵn mấy thằng trong đội ngũ kế cận đang dòm ngó, chờ bạn hụt hơi để sẵn sàng thay thế.
- Tính Kỳ mục: Nếu bạn đã lên được cấp quản trị cao trong FPT, bạn không cần phải quá lo lắng về tương lại. Ví dụ, chẳng may bạy không thành công và bị thay thế, bạn sẽ được bổ sung làm trợ lý TGĐ, một chức vụ vừa nhàn hạ vừa oai hùng.
3.2. Đặc sắc lời hát STC
Dù STC có nhiều kiệt tác trong đủ lĩnh vực như văn, thơ, nhạc, kịch, hội họa... nhưng đặc sắc nhất trong STC vẫn là lời các bài hát. Mấy vở kịch ý bậy lời hay cùng lắm cũng chỉ gây được vài trận cười, sau vài tuần bà con quên gần hết, nếu có ai đó còn nhớ dăm ba lời thoại thì chắc hẳn chính là tác giả, hoặc chí ít cũng là diễn viên thủ vai. Nhưng lời bài hát thì khác. Ai cũng nhớ. Ai cũng thích nghe. Ai cũng thích hát. Hát chỗ nào cũng được, miễn là có khán giả. Hát lúc nào cũng được, miễn là có rượu bia. Mấy em chê bậy, cứ nghe qua là thuộc. Em nào mới về FPT cũng bị sốc, chưa đầy một tuần đã thấy quen, cuối tháng liên hoan đã kịp đòi nghe rock nặng. Mấy anh bạn của FPT, là những soạn giả ca khúc chuyên nghiệp, tức lắm, đấm đến vỡ ngực vẫn chưa hết tức, chẳng hiểu vì sao lời bài hát mình sáng tác hay thế mà chúng cứ phải có màn hình karaoke mới nhớ lời, còn cái lời nhí nhố hổ lốn của FPT thì chúng thuộc nhanh thế, hát hai ba lần là thuộc mà mấy năm không hát vẫn chưa quên.
STC cũng có nhiều lời hát trữ tình, cũng có nhiều lời hát giầu chất thơ. Nhưng chính tính sáng tạo và trào lộng trong các lời hát đã mang lại sức sống tươi đẹp và dữ dội cho các giai điệu STC ngày hôm nay.
STC có quá nhiều giai điệu được mọi người yêu thích, vì vậy chúng tôi xin chỉ liệt kê một số giai điện hay được hát trong các buổi liên hoan của FPT như một các ví dụ minh họa.
Bài Đoàn FPT
Dù STC có rất nhiều bài hát hay, nhưng không bài nào có thể vượt qua bài Đoàn FPT về sự hùng tráng của âm nhạc, sự sáng tạo của lời ca.
Đoàn FPT một lần ra đi
Dù có ra đi nhưng lòng không sờn.
Tính hài hước cộng với nghệ thuật lái từ xuất sắc đã tạo ra hiệu ứng thích thú đặc biệt của bất kỳ khán giả khó tính nào trong mấy câu sau đây:
Thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi
Thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền.
Đầy túi mới thôi
Năm 2000, TGĐ Trương Gia Bình đưa ra định hướng chiến lược “toàn cầu hóa FPT”. Để cụ thể hóa định hướng này, bên cạnh hai văn phòng công ty được mở tại Silicon Valey và Bangalore, phiên bản tiếng Anh của bài Đoàn FPT ra đời có tên là The FPT. Vào thời điểm bài sử này đang được viết, hai văn phòng trên đã đóng cửa, còn bài The FPT hầu như chẳng còn ai nhớ. Nhưng bài Đoàn FPT vẫn tiếp tục là bài hát được yêu thích nhất, xứng đáng là bài Công ty ra.
Bài Địch và Ta
Bài hát này được TGĐ Trương Gia Bình phổ biến lần đầu tiên ở FPT, sau đó trở thành một trong những bài hát được hát nhiều nhất, đặc biệt trong các tiệc rượu:
Bây chừ Mỹ bỏ cấm vận, bọn nhậu Mỹ nó qua
Vì lợi ích Quốc gia, ta lại đi chiến dịch
Ta cụng ly với địch, mà địch là địch mà ta là ta.
Bài cùng đi marketing
Bài hát này có lời rất gần gũi với công việc hàng ngày của các Công ty tin học, nên được nhiều người yêu thích, kể cả bên ngoài FPT. Lúc đầu lời bài này có mấy câu rất tục nên chỉ hát trong nội bộ, nhưng sau sửa lại để có thể biểu diễn rộng rãi ở ngoài công chúng, nhưng sự hấp dẫn không vì thế mà mất đi:
Mắc-kẹt ta phải thông, càng tinh càng thắng
Cho thế giới đại đồng lúc cứng lúc mềm
Bài người FPT
Người FPT chúng ta làm ít ăn nhiều lại hay nói phét
Mỗi khi liên hoan là ta chén và hát vang bài ca
Bài Liên khúc tình yêu
Một con vịt xòe ra hai cái cánh
Nó kêu rằng I love you, I love you
Gặp vịt cái nó liền đòi được kiss
Lúc xong rồi vẫy cái đít bye bye.
Điệu hò dô
Bồ đen thì mặc bồ đen (dô ta)
Nếu mà đen quá, thì ta tắt đèn.
(dô ta ấy hò dô ta)
3.3. Thể thao FPT
Đối với mọi tổ chức đông người, sau công việc thì chả có gì quan trọng hơn thể thao. Tuy nhiên, FPT làm cái gì cũng khác người và thể thao cũng không phải là ngoại lệ.
3.3.1. Tại sao người FPT thích chơi thể thao.
Một số người sẽ trả lời ngay là “để nâng cao thể lực của nhân vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kilo22 .doc