Đề tài Văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng

MỤC LUC

Chương 1. Một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp 1

1.1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? 2

1.2. Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 3

1.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh 7

1.4. Yêu cầu về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng 8

1.4. Vài nét về văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn trên thế giới ( học tập kinh nghiệm của Nhật Bản) 11

Chương 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 13

2.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 13

2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 14

Xem xét việc kinh doanh tại các nhà hàng khách sạn 14

Cơ sở để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn 15

3. Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế 20

4. Thực trạng văn hóa kinh doanh tại các khách sạn nhà hàng hiện nay 21

5. Đánh giá về dịch vụ mua sắm phục vụ du khách ở Hà Nội 22

6. Đề xuất nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 23

Kết luận 26

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8150 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội hàm khả năng cạnh tranh, nhưng bên cạnh nó còn có các yếu tố quan trọng khác là năng lực tài chính, năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực marketing… Tất cả đều quan trọng và cùng tồn tại trong mối quan hệ tượng tác lẫn nhau. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh Với một môi trường hiện đại và tích cực, văn hóa doanh nghiệp có vai trò tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, tác động đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá doanh nghiệp. Nói cách khác văn hóa doanh nghiệp: ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp. tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năng phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nề nếp, tập tục) của doanh nghiệp. bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức. Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp như một chất keo kết dính các thành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì, văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong tổ chức”. 1.4. Yêu cầu về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng Vì nhà hang khách sạn là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên văn hóa kinh doanh là một yêu cầu nhất định phải có. Văn hóa kinh doanh tại các nhà hàng khách sạn được thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua các tiêu chí. Không gian, khung cảnh Đối với các doanh nghiệp nói chung việc bài trí không gian lịch sự, đẹp mắt là rất quan trọng trong việc giành được thiện cảm từ phía nhân viên, đối tác, khách hàng v v. Một khung cảnh, không gian môi trường làm việc đảm bảo được tính thẩm mỹ sẽ kích thích sự hăng say làm việc và mong muốn cống hiến của nhân viên... Đối với loại hình doanh nghiệp là nhà hàng khách sạn, yếu tố này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà hàng, khách sạn là những điểm dừng chân trong hệ thống dịch vụ nghri dưỡng giải trí cao cấp, vì vậy yêu cầu về tính thẩm mỹ là rất cao. Mỗi điểm đến không chỉ là những chốn nghỉ dưỡng ấn tượng mà còn mang theo những nét văn hóa rất riêng thể hiện trong từng đường nét kiến trúc và bài trí. Một vài ví dụ về văn hóa bài trí, lựa chọn kiến trúc cho khách sạn trên thề giới ta có thể kể đến: khách sạn Hotel de Paris có vị trí đặc biệt (nằm chính tại khu Place du Casino, sát cạnh khu Casino de Monte Carlo nổi tiếng) mang phong cách thượng lưu, xa hoa nhưng lại có ấu ấn khoáng đạt của miền Địa Trung Hải. Những phòng nghỉ sang trọng, vị trí lí tưởng đã tạo nên danh tiếng cho khách sạn. Tuơng tự như vậy, khung cảnh tuơi đẹp đã mang lại cho khách sạn Villa d’ Este nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn khách đến với mình. Cảnh thiên nhiên lãng mạn, xanh mướt của hồ nước và khu công viên đã làm Villa d’Este luôn nằm trong cẩm nang của không ít khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Hay một ví dụ về khách sạn tại Trung Quốc: Puli Hotel and Spa tọa lạc tại trung tâm thành phố Thượng Hải. Những căn phòng trong khách sạn Puli nhìn ra toàn cảnh thành phố, được trang bị nội thất trang nhã mang thiết kế đương đại kết hợp với phong cách phương Đông cổ điển. Thái độ ứng xử của nhân viên Thường nội quy khách sạn nào cũng có quy định về thái độ ứng xử trong nội bộ khách sạn và với tất cả các bên liên quan. Thái độ ứng xử của các khách sạn, nhà hàng cần phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của quốc gia, dân tộc. Một số tiêu chí về thái độ ứng xử được coi là chuẩn mực cho nhiều nền văn hóa chung trên thế giới: luôn vui vẻ khi tới nơi làm việc, nghiêm túc trong công việc, thân thiện trong cuộc sống, lãnh đạo dân chủ, nhân viên tích cực, không có thù hằn, nói xấu lẫn nhau … Tất cả các yếu tố này tạo nên không khí làm việc và hợp tác trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khách sạn nhà hàng nói riêng. Khách sạn Villa d’Este (Italy) nằm trong khu vực vốn dành cho giới quý tộc châu Âu vào thế kỉ 16. Năm 1873, khách sạn chính thức mở cửa đón khách và nhanh chóng xây dựng thương hiệu của mình như một biểu tượng của sự thanh lịch. Các du khách đến đây đều hài lòng với dịch vụ tiêu chuẩn từ các phòng nghỉ chất lượng hàng đầu thế giới, đầy đủ tiện nghi, và nhất là sự thân thiện của các nhân viên phục vụ. Hành vi giao tiếp của các thành viên trong doanh nghiệp Lời chào hỏi chân thành, cái bắt tay lịch sự, ánh mắt tôn trọng… là các hành vi giao tiếp quan trọng thể hiện văn hóa của các cá nhân trong khách sạn, nhà hàng. Đối với các doanh nghiệp thông thuờng các điều kiện này đã quan trọng nhưng đối với các doanh nghiệp nhà hang khách sạn thì điều này còn mang yếu tố quyết định. Bởi lẽ với các khách sạn nhà hàng thì thái độ phục vụ của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc khách hàng có quay trở lại hay không. Các hành vi giao tiếp này có ý nghĩa quan trọng vì nó luôn để lại ấn tượng quan trọng về lần gặp đầu tiên và nó thể hiện các hành động mang tính văn hóa của khách sạn hay nhà hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần có quy định thống nhất về các hành vi giao tiếp trong nội bộ đặc biệt là các khách hàng (khách lẻ hay khách đoàn). Trong quy chế văn hóa công sở của chính phủ có các hành vi bị cấm như: Cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc, cấm sử dụng đồ uống có cồn tại công sở trừ các trường hợp ngoại giao, cấm quảng cáo thương mại… Khách sạn nhà hàng cũng là doanh nghiệp, vì vậy cũng cần có nội quy nêu rõ các hành vi bị cấm như trên Sự tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên Các hoạt động âm nhạc, thể thao, nghệ thuật… thể hiện trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa của các thành viên trong doanh nghiệp, nhưng không vì thế mà đánh giá quá cao chỉ số này trong nhóm yếu tố nội hàm của trình độ văn hóa doanh nghiệp. Có nhiều đơn vị không có điều kiện để tổ chức các sự kiện như thi hát, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao thường xuyên, không có đội bóng lớn… nhưng lại có các giá trị văn hóa rất cao ở các chỉ số khác. Có doanh nghiệp tốn nhiều tiền của và thời gian cho các hoạt động nhằm quảng bá văn hóa và thương hiệu cho doanh nghiệp nhưng lại không nắm chắc các nội dung thể hiện, các quy ước về thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhân loại, lại thiếu quản lý chặt chẽ, cho nên đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc, làm tổn hại uy tín của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp nói chung và nhà hàng khách sạn nói riêng như chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc điều hành. nếu không tham gia dẫn dắt các hoạt động văn hóa trong doanh nghiệp, không gương mẫu trong cả cuộc sống lẫn công việc, thì khó duy trì và phát triển được các giá trị nền tảng của văn hóa tại doanh nghiệp đó. Chẳng hạn tại một số khách sạn lớn, ban quản lý thường thể hiện sự quan tâm của mình đến nhân viên mọi bộ phận bằng cách tổ chức các bữa tiệc sinh nhật theo chủ đề nhân các ngày lễ, kỳ nghỉ hoặc vào dịp sinh nhật của nhân viên...Điều này cũng thể hiện rất rõ văn hóa doanh nghiệp tại các nhà hàng khách sạn, và điều này đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay bởi nó là sợi dây kết nối ban quản lý doanh nghiệp với các nhân viên. Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo của chủ doanh nghiệp là rất quan trọng trong mọi vấn đề của quản trị doanh nghiệp, kể cả việc quản lý văn hóa doanh nghiệp tại nhà hang khách sạn Vài nét về văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn trên thế giới ( học tập kinh nghiệm của Nhật Bản) Trong một xã hội hiện đại phát triển, mà điều đọng lại trong người sử dụng dịch vụ là phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Khi văn hóa ứng xử truyền thống được vận dụng khéo léo nhịp sống hiện đại đã tạo nên phong cách phục vụ của người Nhật: ân cần, nhanh chóng và đúng hẹn. Một nụ cười, lời cảm ơn, sự quan tâm lắng nghe ý kiến và chu đáo đáp ứng yêu cầu của khách đã mang đến cho khách hàng nhiều thiện cảm. Điều này có thể dễ nhận thấy ở hình ảnh vội vã, đôi khi phải chạy thay vì đi bộ thong thả, để kịp giờ hẹn của nhân viên giao hàng; thối tiền lẻ rất nhanh tại các tiệm trong nhà ga xe điện để khách kịp đón tàu; thủ tục tại khách sạn nhanh chóng và nhất là không cần kiểm tra lại phòng khi check out mang lại cho khách cảm giác dễ chịu vì được tin tưởng. Cách cúi chào gập người truyền thống Nhật Bản: không chỉ trong nghi thức truyền thống như trà đạo mà trong cuộc sống thường nhật, kiểu chào này vẫn thường được thấy khi chào đón khách hàng, thể hiện sự chân thành và tôn trọng. Các nhân viên khách sạn vô cùng than thiện và chuyên nghiệp trong khi ứng xử và phục vụ khách hàng. Tại Nhật Bản cũng có thể thấy các khách hàng khi đến dung bữa tại các nhà hàng không bao giờ phải phàn nàn về chất lượng đồ ăn hay thái độ phục vụ của nhân viên. Để có đuợc kết quả này các doanh nghiệp này đều áp dụng tuyệt vời văn hoá doanh nghiệp với những triết lý, văn hoá kinh doanh đuợc các nhân viên thấm nhuần triệt để. Có thể nói, phong cách phục vụ tại các nhà hang khách sạn đã góp phần củng cố thêm “thương hiệu” của đất nước Nhật Bản, vì vậy Nhật Bản đuợc xem là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Chương 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 2.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp, chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo nhân sự quản lý do nguồn gốc đào tạo, chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Khi làm việc với một doanh nghiệp các đối tác ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam Là một lĩnh vực kinh doanh tuơng đối mới mẻ tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hang khách sạn đều phải học tập kinh nghiệm quản lý từ nuớc ngoài, đặc biệt là các từ các quốc gia có phát triển mạnh về du lịch. Hầu hết các khách sạn lớn (có xếp hạng sao) tại Việt Nam hiện nay đều là các cơ sở có vồn đầu tư nuớc ngoài, vì vậy các doanh nghiệp này đều có phong cách quản lý theo chuẩn quốc tế, văn hoá doanh nghiệp cũng vì vậy mà đuợc vận dụng khá thành công. Xem xét việc kinh doanh tại các nhà hàng khách sạn Tạp chí Travel & Leisure (Mỹ) đã vinh danh 500 khách sạn hàng đầu thế giới, trong đó có bốn khách sạn của Việt Nam: Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Caravelle Thành phố Hồ Chí Minh, Park Hyatt Sài Gòn và Hilton Hanoi Opera. Điều này là minh chứng cho việc các khách sạn này đã vận dụng và triển khai rất thành công văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình tuy nhiên đây vẫn là con số quá nhỏ trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn ở Việt Nam. Vậy đâu là lý do của việc các khách sạn của Việt Nam chưa tạo dựng đuợc uy tín đối với du khách quốc tế? Ta có thể kể đến các lý do: Việc đầu tư của các khách sạn thiếu đồng bộ, chắp vá, chưa khoa học. Trang thiết bị là mắt xích quan trọng mang lại hiệu quả kinh doanh cho các khách sạn nhưng chưa được đầu tư xứng đáng. Quản lý và điều hành khách sạn ở Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệp là nhận định chung của hầu hết chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch đưa ra trong Hội thảo quốc tế “Giải pháp toàn diện cho khách sạn và resort Việt Nam” tại Hà Nội. Những năm gần đây, ngành du lịch phát triển kéo theo nhu cầu về lưu trú tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu hàng loạt các khách sạn được nâng cấp và xây dựng đã tạo cho du khách có nhiều sự lựa chọn nơi cư trú ngắn hạn cho mình. Sự phát triển của nền kinh tế làm cho đời sống của con người ngày càng cao. Họ sẵn sàng bỏ qua những sản phẩm dịch vụ với giá rẻ nhưng chất lượng kém để lựa chọn những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao dù giá cao.hiện đại thì điểm tạo nét khác biệt và tạo ấn tượng thu hút khách chính là chất lượng phục vụ khách. Quan tâm đến chất lượng phục vụ và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ là một vấn đề rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn du lịchViệt Nam hội nhập vào du lịch thế giới và khu vực. Kinh doanh lưu trú là lĩnh vực kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh khách sạn và chất lượng phục vụ phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên hình ảnh của khách sạn trong tâm trí khách hàng. Nếu coi cơ sở vật chất của bộ phận kinh doanh lưu trú là phần cứng khó thay đổi thì chất lượng phục vụ phòng là phần mềm thay đổi được vì nó phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: Khách hàng và nhân viên phục vụ. Chất lượng phục vụ phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên hình ảnh của khách sạn trong tâm trí khách hàng, từ việc các khách sạn chỉ chú trọng đến cơ sở vật chất thì bây giờ họ đã rất quan tâm đến phong cách phục vụ, yêu cầu của khách hàng. Có thể nói khách sạn có được một đội ngũ nhân viên phục vụ với chuyên môn cao là đã góp phần vào việc tăng uy tín cho khách sạn. Việc có đuợc đội ngũ với nhan viên phục vụ chuyên nghiệp truớc tiên yêu cầu các nhân viên phải ý thức đuợc về công việc của mình và mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này sẽ đuợc giải quyết tốt nếu nhà hang khách sạn đó xây dựng và áp dụng thành công văn hoá doanh nghiệp. Cơ sở để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hoá doanh nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người. Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp. Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt. Văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh nghiệp liên doanh hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đình. Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị. Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại. Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các doanh nghiệp thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi người khi vào làm việc cho doanh nghiệp phải tuân theo. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp. Trong trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết. Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh. Trước hết văn hóa doanh nghiệp trong khách sạn thể hiện ở hệ thống các quan điểm (hay định hướng) phát triển doanh nghiệp về lâu dài đã thấm sâu vào thực tiễn doanh nghiệp để làm ra các dịch vụ có chất lượng cao. Đây là tư tưởng chiến lược, là nền móng văn hóa danh nghiệp mà từ giám đốc đến các nhân viên đều coi là mục tiêu sự nghiệp của mình. Ví dụ: Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi thể hiện chiến lược phát triển của mình thông qua việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tuyệt đối với khách hàng. Khách sạn thể hiện qua câu slogan “Great hotel, guess love” – “Khách sạn tuyệt vời, khách hàng yêu mến”, hay slogan của khách sạn Hanoi Emotion Hotel là “Your satisfy, our happiness” – “Các bạn hài lòng, chúng tôi hạnh phúc” Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn hệ thống các quan điểm kinh doanh có một vai trò quan trọng. Hệ thống các quan điểm này cũng nằm trong văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp Quan điểm tất cả vì sự uy tín và sự tăng trưởng của doanh nghiệp; Quan điểm đoàn kết cộng đồng; Công việc một người liên quan mật thiết đến nhiều người; Quan điểm luôn luôn sáng tạo, đổi mới; Tư tưởng hướng về cơ sở, phục vụ tối đa cho sản xuất kinh doanh; Quan điểm lấy thực tế làm thước đo công việc; Tư tưởng công bằng trong phân phối thành quả lao động, sòng phẳng, rõ ràng về tài chính. Văn hóa doanh nghiệp của các khách sạn nhà hàng còn thể hiện ở thương hiệu của doanh nghiệp. Thương hiệu đó phải được chăm lo xây dựng và quảng bá không ngừng để in đậm dấu ấn vào tâm trí người tiêu dùng. Làm sao cứ nghĩ đến dịch vụ đó là người ta nghĩ ngay đến thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ nói đến dịch vụ hội nghị hội thảo tại Hà Nội người ta tìm ngay đến khách sạn Melia, bánh ngọt của khách sạn Hilton có một thương hiệu nổi tiếng, các set ăn Buffet của Sheraton được nhiều người đánh giá cao. Cốt lõi của thương hiệu nhà hàng khách sạn là chất lượng hàng hóa và phải được đăng ký sở hữu bản quyền ở trong nước cũng như nước ngoài. Văn hóa doanh nghiệp tại các nhà hàng khách sạn còn thể hiện qua hệ thống các ký hiệu, biểu trưng cho nhà hang khách sạn đó như: Hình ảnh biểu tượng chung của hãng thể hiện ở khắp mọi nơi có liên quan đến doanh nghiệp, ngày truyền thống doanh nghiệp. Những quy định về áo quần, giày mũ, găng tay, áo mưa…đồng phục giống nhau từ giám đốc đến nhân viên, và giống nhãn hiệu hàng hóa, không ai được phép thay đổi. Các khách sạn nhà hàng cũng yêu cầu nhân viên của mình đeo biển tên, số hiệu nhân viên, ký hiệu công việc từng người; phong bì, giấy viết thư hay các ấn phẩm khác buộc phải theo mẫu thương hiệu quy định và được sử dụng rộng rãi liên tục, không thay đổi, tạo thành ấn tượng xã hội, thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp và gia đình họ từ đời này qua đời khác. Văn hóa doanh nghiệp hiện đại hiện nay còn là nghiệp vụ giao dịch đối ngoại nhằm xây dựng và nâng cao hình ảnh và tên tuổi của doanh nghiệp trong xã hội và trên thị trường. Nghiệp vụ đối ngoại còn tìm mọi cách để quảng bá sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp, tổ chức tiếp tân, diễn thuyết, tạo lập các thông cáo báo chí trung thực và có tính chất định hướng để cung cấp cho các nhà báo. Nghiệp vụ này còn rất mới lạ ở Việt Nam, nhưng cũng đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hệ thống tập tục về thái độ và hành vi ứng xử hàng ngày cho mỗi thành viên trong khách sạn hoặc nhà hàng là một bộ phận tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Các nguyên tắc đó gồm: Quy định về bảo mật, về giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi; quy định về trang phục, đồng phục, phù hiệu, tư thế, tác phong khi làm việc; các nguyên tắc về giao dịch, tiếp khách; nguyên tắc và hình thức tuyên dương khen thưởng; nguyên tắc về ghi chép chứng từ, báo cáo ghi nhật ký; nội quy sử dụng bảo quản máy móc, thiết bị, về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, sử dụng điện, nước…Tất cả các quy định này phải rõ ràng, tránh chung chung, có kèm theo thưởng phạt trở thành quy tắc văn hóa, thành nếp sống tự thân của mỗi thành viên doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp còn là hệ thống nền nếp tài chính doanh nghiệp như: kỷ luật về chấp hành định mức khoán; cách thức tính tiền lương tiền thưởng, các quy định về tạm ứng thanh toán, vay vốn; nguyên tắc hạch toán, kiểm toán, những quy định về xử lý rủi ro…Các nguyên tắc tài chính muốn trở thành văn hóa phải luôn hướng về sự cần kiệm và công bằng, công khai, chia sẻ trách nhiệm trong tập thể vì sự thịnh vượng chung của nhà hang khách sạn củ mình. Văn hóa doanh nghiệp tại nhà hàng khách sạn còn bao gồm những tập tục không thành văn, do các thành viên trong khách sạn, nhà hàng tự nguyện lập nên vì lợi ích chung. Doanh nghiệp phải tạo ra được những tập quán tốt đẹp như: trung thực trong công việc, cởi mở, đấu tranh thẳng thắn với tiêu cực, thói quen mừng sinh nhật, mừng năm mới, mừng ngày cưới, khen thưởng con em công nhân viên học giỏi, hay tục chia buồn, thăm ốm đau viếng tang người trong đơn vị, giúp đỡ gia đình có hoàn cành khó khăn...Hiện nay hầu hết các khách sạn chứ không riêng các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quan tâm đến vấn đề này. Tập quán đẹp này sẽ gắn bó mọi người trong nhà hàng, khách sạn, biến thành chính cuộc sống của họ, biến thành năng suất và chất lượng công nghiệp trong văn hoá phục vụ. Để biến một doanh nghiệp thành một thực thể văn hóa, không phải cứ định ra vô số những quy tắc này nọ, mà cốt yếu là làm sao biến các quy tắc đó thành hơi thở cuộc sống, biến thành sức mạnh cạnh tranh và trường tồn của doanh nghiệp. Quá trình tạo dựng nền văn hóa doanh nghiệp này, vai trò chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc có tính quyết định. Một hành vi nhỏ của người giám đốc như xin lỗi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng.doc
Tài liệu liên quan