Đề tài Văn hóa, lễ hội của các dân tộc và khu du lịch nghỉ dưỡng Sapa

Ở Tả Phìn, làng nghề được khôi phục mạnh mẽ bằng sự ra đời của HTX thêu dệt thổ cẩm của đồng bào Mông, Dao do Hội phụ nữ xã đứng ra đảm nhận, hoạt động ban đầu bằng quỹ hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông qua chương trình giảm nghèo của Tỉnh hội Phụ nữ, sau này có sự quan tâm đào tạo nghề và hỗ trợ của công tác khuyên công. Sản phẩm thổ cẩm của người Dao Tả Phìn hiện nay khá đa dạng, với nhiều kiểu dáng và sắc màu. Những sản phẩm chính có thể nhắc đến là túi, khăn, ví đựng tiền, mũ, áo choàng, thắt lưng, vỏ gối ghế sofa, khăn trải bàn v.v. Quy trình sản xuất của sản phẩm thổ cẩm được đồng bào làm cây bông se sợ, dệt vải và nhuộm màu. Phương tiện chính là những khung cửi, nay được cải tiến cách điệu và có phần tự động hoá nhờ đầu tư của công tác khuyến công. Khi hình thành tấm vải rồi, họ thêu thêm nhiều hoạ tiết, hoa văn để cuối cùng tô điểm cho sản phẩm của mình bằng nhiệu vật liệu như bạc, nhôm, hạt cườm có tác dụng phát sáng và làm tôn lên vẻ đẹp rực rỡ sang trọng cho bộ y phục đầy bản sắc của dân tộc mình. Khi du lịch phát triển, cũng là lúc nghề thủ công của người Dao được du khách đánh giá cao bởi sức hấp dẫn rất riêng với những đường nét hoa văn, hoạ tiết vừa đơn giản, vừa giàu ý nghĩa và sức biểu cảm. Sức hấp dẫn của nó còn theo chân du khách đến với nhiều đất nước xa xôi, tạo nên một “thương hiệu”, một sản phẩm được ưu tiên lựa chọn, tìm mua của du khách nước ngoài khi có dịp đặt chân đến Sa Pa.

docx36 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa, lễ hội của các dân tộc và khu du lịch nghỉ dưỡng Sapa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thung lũng Mường Hoa. Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. Ở nơi đây cũng có vườn lan với nhiều loại hoa quý hiếm. Dãy núi Hoàng Liên Sơn Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời". Gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều loài gỗ quý như thông dầu, chim thú: như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương, và có hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc. Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30km, chạy dài 180km theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía Tây Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao, đoạn tận cùng phía Đông Nam của dãy núi Himalaya. Phần Tây Bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800m, trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao 3.142m), cao nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090m, Pú Luông cao 2.938m. Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh cao nhất ở Việt Nam được xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là Thị trấn Sapa là nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển nơi đây trong 01 ngày có 04 mùa. Là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch Thác Bạc – Cầu Mây Thác Bạc từ lâu đã nổi tiếng là một thắng cảnh của đất Sa Pa. Ngọn thác này đổ từ độ cao hơn 100 m từ đỉnh núi xuống.Đứng dưới chân thác Bạc, nhìn ngắm đất trời bao la và những rặng núi hoành tráng xa xa, ta bỗng có cảm giác mình thật nhỏ bé trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Du khách có thể bắt xe đi thăm Cầu Mây - Giàng Tà Chải. Cây cầu nổi tiếng bằng dây mây này bắc qua con sông Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn.Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, khách thấy mình như đang bồng bềnh trong mây. Thung lũng Hoa Hồng Khu du lịch ATI thuộc xóm 1, đường Mường Hoa, thị trấn Sa Pa, có diện tích khoảng 22 ha, nằm trong thung lũng được tạo bởi hai dãy núi Hàm Rồng và Phan Xi Păng. Đây là một khu du lịch sinh thái được đầu tư suốt 3 năm, được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Hoa Kỳ, hạnh nhân Đài Loan... Huyền thoại núi Hàm Rồng Sự tích núi Hàm Rồng được người dân khắp vùng kể lại rằng: Cách đây đã lâu, khi lãnh địa mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào một thời lập địa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn lầy hãy tự lập lấy địa phận của mình. Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau chỗ ngụ cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được tin này nhìn sang hướng đông đã chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy nhanh hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìn thấy hai anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giành nhau địa phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình, co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn, thân hình người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm há, nhe răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫn còn cho tới ngày nay. Núi Tả Phìn Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H’mông cư trú. Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía Bắc có dãy núi đá vôi, một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất. Đi theo đường của vách lớn, ta có cảm giác như xuyên lên vách núi, đường đi ngoằn ngoèo, khi lên lúc xuống, chỗ phình to, chỗ giống người thiếu phụ đang bồng con, chỗ giống các nàng tiên khoa thân đang tắm, chỗ giống mâm xôi khổng lồ với những mảng nham thạch xù xì phớt trắng, hệt những mảng san hô bám viền xung quanh, có chỗ giống như những dãy cột nhà trắng mịn buông từ trên nóc xuống, đan thành dãy “đăng ten” uốn lượn, nhấp nhô, long lanh màu ngọc bích. Những giọt nước từ đỉnh núi thấm dần rồi đọng lại nơi chóp của nhũ đá, thánh thót nhỏ giọt như điểm từng nhịp trong không gian mờ ảo. Làng Cát Cát Từ trung tâm thị xã Sa Pa đến Cát Cát chỉ 2km. Đó là bản lâu đời của người Mông còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải chế tác đồ trang sức. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc. Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong. Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công đoạn. Trước hết, họ cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn... Sản vật địa phương Tại chợ Sa Pa, du khách có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm thóc xã Thanh Kim, rượu táo mèo, rượu san lùng; các lâm sản và dược liệu như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu v.v. Đến Bắc Hà, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt. Bạn sẽ không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Chiều đến, chợ bắt đầu vãn khách; người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưỡng trên lưng ngựa, người phụ nữ dắt ngựa về bản là một hình ảnh đọng lại trong tâm trí du khách. Ngay bên cây cầu treo bắc qua dòng sông Chảy là chợ Cốc Ly. Chợ không lớn nhưng lại rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc ở phía tây huyện Bắc Hà (Lào Cai). Mỗi tuần họp một lần vào thứ ba, Cốc Ly là nơi họp mặt, trao đổi hàng hóa của người Mông hoa, người Dao khuyển (còn gọi là Dao đen) và người Nùng. Cũng giống như các phiên chợ vùng cao khác, ở Cốc Ly người ta bán đủ thứ, từ sản vật địa phương cho đến đồ dùng được mang từ dưới xuôi lên hay từ Trung Quốc về. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để chơi, ăn uống gặp gỡ giao lưu và tìm bạn. Ở đây có từng khu riêng biệt; như khu bán trâu, bán ngựa, khu bán hoa quả, đồ sinh hoạt và ăn uống. Ngành nghề tiểu thủ công Có thể ở đâu đó vẫn còn những làng nghề "hữu danh, vô thực" nhưng ở SaPa, 5 năm trở lạ đây, đã xuất hiện những làng nghề gắn với du lịch như Cát Cát, Tả Phìn. Tuy số lượng còn khiêm tốn, nhưng đây thực sự là những làng nghề "hữu danh, hữu thực” Làng Cát Cát các trung tâm Thị trấn Sa Pa 2 km, nơi đây còn lưu giữ được nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có hoặc không còn tồn tại nguyên gốc. Năm 2007, Công ty du lịch Lào Cai đã đầu tư xây dựng Cát Cát thành điểm du lịch của huyện. Ở đây ngoài các nghệ nhân được cấp vốn khôi phục ngành nghề khảm bạc, dệt vải, chế tác đồ trang sức, thêu thổ cẩm… còn có nhiều con em của đồng bào Mông được theo học các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch dịch vụ, kết hợp với công tác khuyến công dần đưa nghề này vào thành nghề chính có thu nhập, mở ra hướng đi mới cho ngành du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Một du khách đến từ nước Anh khi xem các nghệ nhân ở làng nghề Cát Cát chế tác đồ trang sức bằng bạc đã thốt lên rằng: "Tôi thấy sản phầm này bày bán ở nhiều nơi, nhưng để tận mắt nhìn quy trình sản xuất ra nó thì đây là lần đầu. Thật thú vị, tôi sẽ mua sản phẩm và chụp ảnh, quay phim về nước cho các bạn xem, chắc là người thân của tôi thích lắm. Họ sẽ "bắt" tôi dẫn trở lại Sa Pa cho mà xem". Quả thật, nghề đúc bạc hay đồng, nhôm là một trong những nghề thủ công truyền thống đã có từ lâu trên thế giới, nhưng làm bằng thủ công thì ở Sa Pa (Lào Cai) mới có. Quy trình chế tác bạc khá phức tạp gồm nhiều công đoạn: Trước hết họ cho nguyên liệu (bạc hoặc nhôm) vào nồi trên bễ đun đến khi bạc nóng chảy thì dát mỏng, dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ hợp với ý định sản phẩm định chế tác, chạm khắc, tạo hoa văn và uốn tạo hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát khá phong phú và đa dạng, gồm nhiều chủng loại khác nhau, nhưng chủ yếu là đồ trang sức của phụ nữ: Vòng cổ, vòng tay, nhẫn… Ở Tả Phìn, làng nghề được khôi phục mạnh mẽ bằng sự ra đời của HTX thêu dệt thổ cẩm của đồng bào Mông, Dao do Hội phụ nữ xã đứng ra đảm nhận, hoạt động ban đầu bằng quỹ hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông qua chương trình giảm nghèo của Tỉnh hội Phụ nữ, sau này có sự quan tâm đào tạo nghề và hỗ trợ của công tác khuyên công. Sản phẩm thổ cẩm của người Dao Tả Phìn hiện nay khá đa dạng, với nhiều kiểu dáng và sắc màu. Những sản phẩm chính có thể nhắc đến là túi, khăn, ví đựng tiền, mũ, áo choàng, thắt lưng, vỏ gối ghế sofa, khăn trải bàn v.v... Quy trình sản xuất của sản phẩm thổ cẩm được đồng bào làm cây bông se sợ, dệt vải và nhuộm màu. Phương tiện chính là những khung cửi, nay được cải tiến cách điệu và có phần tự động hoá nhờ đầu tư của công tác khuyến công. Khi hình thành tấm vải rồi, họ thêu thêm nhiều hoạ tiết, hoa văn để cuối cùng tô điểm cho sản phẩm của mình bằng nhiệu vật liệu như bạc, nhôm, hạt cườm có tác dụng phát sáng và làm tôn lên vẻ đẹp rực rỡ sang trọng cho bộ y phục đầy bản sắc của dân tộc mình. Khi du lịch phát triển, cũng là lúc nghề thủ công của người Dao được du khách đánh giá cao bởi sức hấp dẫn rất riêng với những đường nét hoa văn, hoạ tiết vừa đơn giản, vừa giàu ý nghĩa và sức biểu cảm. Sức hấp dẫn của nó còn theo chân du khách đến với nhiều đất nước xa xôi, tạo nên một “thương hiệu”, một sản phẩm được ưu tiên lựa chọn, tìm mua của du khách nước ngoài khi có dịp đặt chân đến Sa Pa. Cùng với sản phẩm bạc, đồng chạm khắc được bày bán ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại ở Sa Pa và các điểm du lịch, sản phẩm thổ cẩm, mây tre đan và đồ gỗ lưu niệm, cao hơn nữa là hàng xuất khẩu không thể thiếu đối với khách du lịch và người tiêu dùng mỗi lần đặt chân đến Lào Cai. Hy vọng với chính sách khuyến công mạnh mẽ, trong thời gian tới SaPa sẽ có thêm những làng nghề gắn với du lịch và đồng bào có thể sống, làm giàu bằng chính nghề thủ công truyền thống dân tộc mình. Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch Khi đến bất kỳ địa điểm du lịch nào, nơi lưu trú, nghỉ chân cũng là mối quan tâm hàng đầu của du khách. Dưới đây là một số khách sạn nổi tiếng sẽ làm cho bạn yên tâm hơn khi đến với Sapa: Khách sạn Victoria Sapa Khách sạn bao quanh bởi khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, tạo cảm giác rất khác biệt và cảm giác hài hòa với thiên nhiên và con người nơi đây. Địa chỉ: Phố Xuân Diệu, Sapa, Lào Cai. Tel: (020) 871522 Fax: (020) 871539 Email: sapa@vitoriahotels-assia.com Giá phòng: 110$ - 185$ Khách sạn Bamboo Sapa Khách sạn Bamboo SaPa, nép mình giữa trung tâm thị trấn Sapa tỉnh Lào Cai, giữa đỉnh núi Hoàng Liên, vị trí gần trung tâm du lịch và chợ tình Sapa. Địa chỉ: Phố Mường Hoa, Cầu Mây, Sapa, Lào Cai Tel: (020) 871075/ 871214 Fax: (020) 871945 Hotline: 0913-091349 Email: trekkingsapa@hn.vnn.vn Website: www.sapatravel.com Giá phòng: 37$ - 59$ Khách sạn Châu Long Khách sạn Châu Long nép mình giữa Sapa, với phòng ốc được trang trí rất sang trọng và ấm cúng. Địa chỉ: 24 Đồng Lợi, Sapa, Lào Cai. Tel: (020) 871245 Fax: (020) 871844 Email: chaulongsapa@hn.vnn.vn Website: www.chaulonghotel.com.vn Giá phòng: 65$ - 174$. Khách sạn Royal Khách sạn Royal Sapa, với vị trí nằm ngay trung tâm du lịch của Sapa, được biết đến như là một khách sạn và trung tâm dịch vụ du lịch tốt nhất trong vùng. Địa chỉ: Đường Cầu Mây, Sapa, Lào Cai. Tel: (020) 871313/ 871684 Fax: (020) 871313/ 871788 Email: royalhotel_sapa@yahoo.com Giá phòng: 15$ - 20$ Khách sạn Gold Sea Sapa Là khách sạn 3 sao với phòng ốc được thiết kế khá hài hòa và ấm cúng. Từ khách sạn bạn có thể ngắm toàn bộ khung cảnh của thung lũng Mường Hoa. Địa chỉ: 58 Đường Phanxipăng, Sapa, Lào Cai. Tel: (020) 872180/ 871869 Fax: (020) 872185 Giá phòng: 28$ - 53$ Đặc trưng văn hóa các dân tộc Dân tộc Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có 23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6.763 người, dân tộc Hà Nhì có 3.099 người, dân tộc Lào có 2.134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1.691 người, dân tộc LaHa có 1.572 người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân tộc La Chí có 446 người , và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm, Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc. Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá... tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc lên trời hùng vĩ. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể. Riêng về trang phục có 34 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau. mới khảo sát sơ bộ Lào Cai có gần 100 điệu múa, có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau của các nhạc khí. Đặc biệt, kho tàng lễ hội ở lào Cai rất đặc sắc. Loại hình lễ hội phong phú. Có hội cầu mùa, hội gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thần nước, phồn thực, bảo vệ rừng. Có hội có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, đề cao bản sắc văn hoá người Việt cổ. Quy mô các lễ hội cũng đa dạng, có hội có quy mô của cộng đồng làng, bản; có hội có quy mô vùng (hội Gầu Tào ở Pha Long Mường Khương, hội Roóng PoỌc người Giáy ở Tả Van, Sa Pa...) nhưng có hội có quy mô toàn tỉnh như hội xuân Đền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà... thời gian lễ hội cũng trải dài cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đặc biệt, khác với các tỉnh đồng bằng, mùa hè ở các làng bản vùng cao của Lào Cai cũng là mùa của lễ hội. Đặc điểm này rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hoá. Phong tục tập quán Các dân tộc ở Sa Pa luôn tuân thủ và giữ gìn những phong tục tập quán lâu đời. Giữa các dân tộc có sự tôn trọng tập quán của dân tộc khác. Mỗi dân tộc có những kiêng kỵ riêng. Ví dụ, người Dao nam nữ tìm hiểu, tình yêu đôi lứa là một phần rất quan trọng trong đời sống của làng bản, được mọi người trân trọng. Thanh niên tìm bạn tại các phiên chợ, đi đến các bản xa vào các đêm trăng sáng để hát hò, thổi kèn, sáo, ca múa. Đám cưới được mọi người tham dự như một ngày hội. Ma chay của mỗi dân tộc có quy cách riêng đã có từ lâu đời. Đồng bào các dân tộc Lào Cai rất hiếu khách, nhưng du khách khi đến thăm làng bản nên chú ý lắng nghe những chỉ dẫn của hướng dẫn viên để không phạm phải các điều kiêng kị của đồng bào các dân tộc như nơi ngủ, chỗ ngồi uống nước, ngồi ăn cơm, vị trí để đồ dùng, cách đi lại, sử dụng các đồ vật trong nhà....bởi mỗi dân tộc có những kiêng kị riêng. Lễ hội, văn hóa Lễ quét làng của người Xá Phó Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Khi đi, mọi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. Tới ngày đã định, tất cả đàn ông trong làng mang tất cả lễ vật ra một bãi trống đầu làng.Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh nhanh nhẹn cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ chia nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Vào nhà dân, thầy cúng rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình, lầm rầm đọc tên tuổi tất cả những người trong nhà đó. Đọc xong, thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, gia đình cử một người đi sau dùng ngô (ngô để cả bắp nướng sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng. Lễ hội "Nào Cống" Từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống. Lễ Tết nhảy Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van. Trước Tết, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết. Tết nhảy diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đó là nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc. Đó là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Đó là nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ... sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn. Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước đây, vào những ngày tốt của tháng đầu năm hàng năm, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ “Nhặn Sồng” (1) ở khu rừng cấm của làng. Từ đầu thập kỷ 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy cũng phát triển, nên chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Đồ cúng lễ là một con lợn (to hay nhỏ tuỳ thuộc số người đến dự nhiều hay ít). Con lợn này luân phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt. Địa điểm cúng thường tổ chức ở khu rừng cấm của cả làng – nơi thờ thần thổ địa, thần thường ngự ở một gốc cây to hoặc một hòn đá lớn trong rừng cấm. Sau khi ông “Chứ lồng” - người chủ lễ dâng cúng thần, đọc lời quy ước. Người dân đến dự đều có quyền tự do thảo luận, bàn bạc. Hội Gầu Tào của người Mông Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ta nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong có con - đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tệt, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào - đó là hội cầu mệnh. Ở Sa Pa, sáng ngày mồng một tết làm lễ mở hội. Ở Mường Khương mở hội vào ngày mồng ba tết. Sau phần cúng khai hội của thầy cúng, mọi người cùng tham gia các cuộc thi trò chơi. Hội Roóng Poọc của người Giáy Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyên SaPa) lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người tíu tít nói cười trong mây, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người. 2.2 Tuyến du lịch nước ngoài: Xuất nhập cảnh qua biên giới bằng thẻ du lịch. Công dân Trung Quốc có giấy thông hành xuất nhập cảnh hợp lệ do Trung Quốc cấp xin vào Việt Nam với mục đích tham quan, du lịch đi theo chương trình trọn gói được các công ty du lịch Việt Nam và các công ty du lịch Trung Quốc tổ chức, đoàn từ 5 người trở lên được cấp"Thẻ du lịch” sử dụng vào Việt Nam tham quan, du lịch. Biên giới Việt Trung "Thẻ du lịch” là loại giấy tờ riêng cấp cho người Trung Quốc có giấy thông hành xuất nhập cảnh vào Việt Nam. "Thẻ du lịch” chỉ sử dụng một lần, thời hạn không quá 30 ngày, không gia hạn. Khách du lịch dùng"Thẻ du lịch” phải trả lệ phí cấp"Thẻ du lịch” bằng mức thấp nhất dành cho khách du lịch vào Việt Nam bằng đường biển. Khách du lịch Trung Quốc sử dụng"Thẻ du lịch” vào Việt Nam tại các cửa khẩu, cảng: Móng Cái, cảng Hòn Gai (Quảng Ninh), Hữu Nghị và Đồng Đăng , Hà Khẩu (Lào Cai), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thuỷ (Hà Giang) và cảng Hải Phòng. Các tỉnh, thành phố được phép đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng “Thẻ du lịch” là Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Các công ty du lịch ở các địa phương nói trên nếu có đủ điều kiện đưa đón khách du lịch nước ngoài sẽ được Tổng cục Du lịch cấp phép đón khách du lịch sử dụng thẻ trên cơ sở hợp đồng với các công ty du lịch Trung Quốc. Trước khi khách vào phải thông báo trước cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Tổng quan về Hà Khẩu Huyện tự trị người Dao Hà Khẩu (chữ Hán: 河口, bính âm: hékǒu) là huyện cửa khẩu của Trung Quốc, thuộc Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, phía nam của tỉnh Vân Nam, giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Huyện có diện tích 1.313 km² và có 80.000 dân (thống kê năm 2002), được biết đến nhiều nhất như là huyện có đường xe lửa từ Côn Minh đến Hà Nội. Huyện lị là thị trấn Hà Khẩu (Hà Khẩu trấn), nhìn sang thành phố Lào Cai của Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên:   diện tích đất đai toàn huyện là 1332 km², dân số 9,5 vạn người, nằm ở khu vực khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều,  lượng mưa dồi dào, có nhiệt độ cao và độ ẩm cao, quanh năm không có sương mù, đất đai màu mỡ; nhiệt độ bình quân trong năm là 22,6°C, độ ẩm tương đối là 85%, lượng mưa trong năm đạt 1784,7mm. Khí hậu đặc biệt của Hà Khẩu thích hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới sinh trưởng, diện tích rừng đạt 52726 héc-ta, trong đó diện tích rừng tre nứa đạt 11726,6 héc-ta, tài nguyên khoáng sản phong phú gồm vàng, đồng ,sắt, chì, kẽm, stibi, titan, graphit, quặng silic, mica v.v. Khu hợp tác kinh tế biên giới:   được sự phê chuẩn của Quốc Vụ viện  Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Khẩu đã thành lập vào tháng 9 năm 1992, diện tích khu hợp tác đạt 4,02 km², được hưởng quyền quản lý kinh tế cấp tỉnh, trong khu hợp tác thi hành một loạt chính sách ưu tiên về thu thuế, đất đai, phê duyệt dự án v.v.., thi hành dịch vụ cả gói. Có đầy đủ điện, nước, giao thông và thông tin, môi trường đầu tư đang ngày càng hoàn thiện, được chính quyền nhân dân tỉnh phê chuẩn thiết lập Khu kinh tế mậu dịch biên giới Hà Khẩu trên cơ sở của Khu hợp tác kinh tế biên giới. Thi hành càng tích cực  hơn các chính sách về đầu tư mậu dịch, tài chính kim dung, thu thuế, quản lý xuất nhập cảnh v.v.., cung cấp dịch vụ và môi trường đầu tư càng tốt hơn cho các nhà đầu tư mậu dịch. Tài nguyên du lịch:   Hà Khẩu có khí hậu lập thể đặc biệt, địa mạo đá vôi và phong tục tập quán dân tộc đã hình thành cảnh sắc hang kỳ, núi lạ, người đẹp ở huyện Hà Khẩu. Các nội dung du lịch phong phú đa dạng đã khai thác như vườn phong cảnh mưa rừng nhiệt đới Qua Hạo, thị trường chợ dân biên giới, bơi xuồng trên sông Nam Khê, du lịch xuyên biên giới v.v.. thu hút biết bao khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2002 tổng cộng tiếp đón khách du lịch trong và ngoài nước đạt 431352 lượt người, tăng 44,2% so với năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 7,6%, tổng thu nhập của ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKhảo sát tuyến du lịch trọng điểm quốc gia- Sapa.docx
Tài liệu liên quan