MỤC LỤC
PHẦN ĐỀ CƯƠNG
1. Tính cấp thiết của đề tài .3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .5
2.1. Mục đích nghiên cứu .5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .6
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu .6
3.2. Khách thể nghiên cứu .6
3.3. Phạm vi nghiên cứu .6
4. Phương pháp nghiên cứu .6
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .6
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .7
4.3. Phương pháp quan sát 7
PHẦN NỘI DUNG
1. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong truyền thống .8
2. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu hiện nay .11
2.1. Thực trạng về mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay . 11
2.2. Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình
nông thôn hiện nay 17
2.3. Giải pháp để điều hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu 22
2.3.1. Từ phía những người mẹ chồng 22
2.3.2. Từ phía những nàng dâu 23
3. Những nhân tố tác động đến mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông
thôn hiện nay 24
3.1. Biến đổi gia đình .25
3.2. Toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa 28
PHẦN KẾT LUẬN
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho khéo léo đúng mực. Là con, đôi lúc nàng dâu phải chịu “thiệt thòi”, có thể
phải làm những việc bản thân không thích lắm để chiều lòng mẹ chồng, bởi lẽ không
có mẹ chồng thì sẽ không có chồng bạn-người mà các nàng dâu luôn yêu thương. Và
như vậy, người chồng sẽ thấy hạnh phúc khi hai người phụ nữ mà anh ấy yêu thương
nhất sống hòa thuận và thương yêu nhau.
11
Trong gia đình có rất nhiều mối quan hệ, tuy nhiên phức tạp nhất vẫn là mối
quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Họ xem như những người giữ lửa trong gia đình,
là nền tảng cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Cùng là những người phụ nữ
trong gia đình, cùng một mối quan tâm chung nhưng đối với mỗi người, họ lại có
những cách cư xử khác nhau. Do đó, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu có phần
phức tạp và khó hiểu hơn so với các mối quan hệ khác. Có người nói, trong mối quan
hệ gia đình, khó xử nhất chính là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Bất kỳ là ở
nước nào, bất kỳ là thời cổ đại hay thời hiện đại, quan hệ mẹ chồng nàng dâu đều là
những vấn đề nan giải nhất. Cuốn vào cuộc tranh cãi giữa mẹ chồng và nàng dâu,
không chỉ có con cái khó xử, mà còn các cháu cũng không biết làm thế nào và các
thành viên khác trong gia đình nữa. Sự bất hòa giữa mẹ chồng và nàng dâu đem lại
một bóng đen không tan được cho toàn bộ cuộc sống của gia đình. Đơn cử như bài
viết: “ Về quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội hiện đại” trong cuốn gia đình học
của tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Qúy (2007) đã đề cập đến vấn đề này. Hai
tác giả cho rằng “ Tất cả mọi sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình đều không
phải ngẫu nhiên mà bao giờ cũng dựa trên cơ sở: một là quan hệ huyết thống, hai là sự
lựa chọn nhau. Thế nhưng quan hệ mẹ chồng nàng dâu lại không dựa trên hai cơ sở
đó. Họ không cùng huyết thống cũng chẳng được lựa chọn nhau. Song họ vẫn phải
gắn bó với nhau vì một người ở giữa là con trai của người này là chồng của người
kia”. Hơn thế nữa, do chịu tác động của nhiều yếu tố nên mối quan hệ giữa mẹ chồng,
nàng dâu càng trở nên phức tạp hơn. Trong xã hội nói chung và xã hội nông thôn hiện
nay nói riêng, với mẹ chồng, người con trai thường là người gần gũi với mẹ, là người
dành nhiều tình cảm cho mẹ, chăm sóc mẹ, là người nối dõi tông đường, là người mà
cả gia đình đặt mọi niềm tin và cả sự hy vọng. Cho nên, tâm lý của người mẹ thường
sợ con dâu lấn lướt con trai hoặc anh ta sẽ yêu thương dành hết tình cảm cho vợ. Vì
vậy ban đầu họ thường có thái độ dò xét để đo tình cảm, sự khéo léo của con dâu. Mẹ
chồng cũng là một người phụ nữ, cũng làm dâu, làm vợ, làm mẹ, nên họ rất hiểu tâm
12
tư tình cảm và mong muốn của người con dâu. Tuy nhiên để có được sự yêu thương
chân thật từ phía mẹ chồng thì quả thực là không dễ dàng chút nào. Còn về phía
những người con dâu, sống đúng mực với nhà chồng là điều quan trọng, nhưng
chuyện cố gắng để vừa lòng mẹ chồng lại là điều khác. Nhiều nàng dâu cứ nghĩ mình
cần mẫn làm việc nhà, ăn nói lễ độ, mua biếu quà cáp thường xuyên, nói tốt về nhà
chồng nhiều… thì sẽ được mẹ chồng yêu như con gái. Tuy nhiên, không phải lúc nào
cũng được như vậy. Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng giống nhiều mối quan hệ
khác, tức là làm sao để hài hòa giữa việc cho và nhận. Con dâu dù có tốt đến mấy
nhưng nếu bị nhà chồng hờ hững thì cũng không tránh khỏi tổn thương. Nhất là khi
cứ hết lòng vì nhà chồng nhưng lại không nhận được những điều như mong đợi thì
càng thất vọng. Khi đó, sẽ nảy sinh tâm trạng u uất với nhà chồng. Để tránh tình cảnh
đó, nên lấy lòng nhà chồng đúng cách. Nghĩa là có thể chia sẻ việc nhà cùng chồng và
các thành viên trong gia đình chồng. Không cần thiết phải ôm đồm hết để cố lấy
“thành tích”. Nếu mệt mỏi thì cần biết nghỉ ngơi và thư giãn. Khi tâm trạng và sức
khỏe không tốt thì càng nảy sinh tâm lý chán nản nhà chồng hơn. Việc khen ngợi
hoặc mua quà biếu nhà chồng cũng cần thật lòng và có chừng mực. Nếu quá đà, dễ bị
đánh giá là “giả tạo” hoặc mang tiếng “nịnh bợ”. Cũng không nên quá kỳ vọng vào sự
đền đáp lại từ nhà chồng. Rất khó để có thể cân đo xem con dâu tốt với mẹ chồng thế
này thì mẹ chồng phải tốt lại bao nhiêu là đủ. Không nên quan niệm nặng nề, con dâu
phải thế này, phải thế kia mà cần biết điều tiết cuộc sống. Có thể trò chuyện với mẹ
chồng để đôi bên hiểu nhau hơn. Mỗi người nhường nhịn và giúp đỡ nhau thì cuộc
sống bên nhà chồng sẽ không còn ngột ngạt. Do không cùng quan điểm, cùng lối sống
mà mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội ngày càng khó cải thiện.
Bài viết “ Kẹt giữa cuộc chiến mẹ và vợ” của nhà báo Vương Linh đã đề cập
đến sự bất đồng về quan điểm của mẹ chồng và nàng dâu và trong đó, cách ứng xử
của người chồng có ảnh hưởng lớn đối với việc điều hòa các mối quan hệ đó: “ Vừa
mở cửa vào nhà, anh Tùng đã nghe mẹ kể tội vợ một tràng dài. Mệt mỏi lê bước lên
13
gác với vợ, anh lại thấy chị thút thít than khó sống vì mẹ chồng quá đáng”. Anh cho
biết “ mâu thuẫn giữa mẹ và vợ anh thật ra chỉ xoay quanh những vấn đề nhỏ nhặt.
Mẹ anh là người rất tiết kiệm, lại khá khắt khe. Vợ anh từ hồi có thai hay mệt, ăn ít,
lại không hợp với cách nấu của mẹ chồng nên thường xuyên không ăn cơm nhà, xin
phép ăn luôn bên nhà ngoại, gần chỗ làm cho tiện. Mẹ chồng không đồng ý nhưng
chẳng nói thẳng, cứ làm mặt lạnh rồi kể với cô em chồng, hàng xóm. Con dâu biết
vậy bực bội, lại thêm tủi thân vì không có chồng bên cạnh nên về đến nhà là mặt mũi
bí rồi chui ngay vào phòng riêng” .
Rõ ràng, “cuộc chiến” giữa mẹ chồng và nàng dâu thường nảy sinh là do bất
đồng quan điểm, ai cũng bảo vệ ý kiến riêng của mình mà không chịu nhìn nhận từ
phía người khác.
Con dâu tôi thì khỏi nói luôn. Nó nói với tôi như người ở ở nhà nó. Nó thế nên
nhiều khi tôi nói nó như vậy là láo thì nó nói là mẹ ở nhà thì mẹ làm cố cũng chẳng
sao cả. Tôi bực thế không biết. Chẳng biết con trai tôi thấy như thế nào khi vợ nó như
thế. (PVS nữ, 58 tuổi, H.Thanh Trì, Hà Nội).
Xã hội hiện nay luôn có hai cách suy nghĩ và hai lối sống tương đối khác nhau.
Hai thế hệ khác nhau nên tư duy và lối sống có phần khác nhau. Có những vấn đề mẹ
chồng không thích nhưng con dâu lại thấy thích hợp và ngược lại. Do đó, mâu thuẫn
giữa mẹ chồng và nàng dâu càng phát sinh và khó có thể giải quyết nếu như không
thông cảm, chia sẻ.
Gia đình tôi cũng hay căng thẳng lắm. Mẹ chồng tôi và tôi không hợp tính nhau
nên thường hay xảy ra xích mích. Nhiều lúc tôi nghĩ cũng thấy tủi thân, tôi chẳng làm
gì sai trái để mẹ chồng tôi phải đối xử với tôi như thế. Bà hay dò xét tôi, tôi làm gì bà
cũng thấy khó chịu, nhiều khi tôi chẳng muốn làm gì cả, chỉ muốn buông xuôi, mắc kệ
thôi.(PVS nữ, 32 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội ).
Thật ra tôi lập gia đình cũng đã mười mấy năm nhưng tôi vẫn không thể hiểu
được tính khí của mẹ chồng tôi. Bà lúc thì thế này, lúc thì thế kia, nên tôi chẳng biết
14
phải cư xử như thế nào cho đúng. Như hôm vừa rồi, tôi đi chợ, mua món ăn mà mẹ tôi
thích để về nấu, nhưng khi mang về thì bà lại thế này thế kia, bà bảo là tôi chẳng
thích ăn cái này, cô toàn chọn theo ý cô, thế là mẹ chồng tôi nhất định không ăn.
Chồng tôi đâm ra cũng khó xử. (PVS nữ, 37 tuổi, H. Gia Lâm, Hà Nội ).
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đúng là hai cực thái khó có thể dung hòa. Mỗi
người một ý kiến riêng, một chủ quyền riêng nên mối quan hệ này càng trở nên phức
tạp hơn. Do đó, để xoá bỏ mâu thuẫn, theo chuyên gia tâm lý Mã Ngọc Thể, Giám
đốc Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân thì quan hệ mẹ chồng nàng dâu nên là
mối quan hệ “cộng cảm”, chia sẻ với nhau mối quan tâm trong gia đình. Nếu xác định
được ranh giới, mức độ cần thiết thì sẽ tạo ra được sự cộng hưởng tình cảm.
Thực trạng về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong xã hội hiện nay
luôn tồn tại hai mặt. Nếu như trước đây, mẹ chồng luôn là cụm từ khiến các cô gái sắp
về nhà chồng phải đắn đo, khúm núm. Thì thời nay, có vẻ như trong nhiều gia đình
đang tồn tại hiện tượng: mẹ chồng phải “đi nhẹ nói khẽ” trước mặt con dâu. Trong bài
viết: “ Quan hệ mẹ chồng-nàng dâu. Gió đã đổi chiều?” đăng tải trên báo dân trí đã
đề cập đến vấn đề này. Mẹ chồng phải đi “nhẹ nói khẽ trước” mặt con dâu khi con
dâu cậy mình kiếm tiền giỏi “Buổi trưa nhưng tiệm cắt tóc nổi tiếng trên đường Bà
Triệu, Hà Nội vẫn đông khách. Một phụ nữ trẻ tên Vân Anh đi ôtô xịn, khoác đồ hiệu
bước vào. Chủ và khách niềm nở vì Vân Anh là khách quen, mới ngồi xuống ghế chị
đã làm một “bài ca” nói xấu mẹ chồng. Chị kể: “Cháu vừa đi công tác về, mua 2 con
tôm hùm hơn 2 triệu bạc gọi mẹ chồng tới lấy về ăn. Cháu mải nói điện thoại nên
không chào bà được, bà ấy ngồi một lúc rồi dỗi bỏ về, không thèm lấy tôm. Trên
đường về lại gọi cho chồng cháu để lão ấy mắng “cô làm gì mà mẹ tôi phải khóc”.
Cháu có làm gì đâu cơ chứ, đã có lòng biếu tôm đắt tiền, thi thoảng quà cáp thường
xuyên, còn đòi hỏi gì? Cháu nói thật, thích thì cháu tử tế còn để cháu bực mình là chả
được miếng nào sất! Già rồi còn làm trò. Bà ấy là phó giáo sư, tiến sĩ đấy. Thế
mà...”. Bàn về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Lê Thu Hiền- giám đốc trung tâm tư vấn
15
Người bạn tri kỷ Hà Nội cho biết: Hầu hết những mối quan hệ “nàng dâu, mẹ chồng”
dạng này thường xảy ra ở những gia đình mà người con dâu nắm chủ quyền kinh tế.
Họ thường là trụ cột kinh tế hoặc kiếm nhiều tiền hơn chồng. Thái độ thiếu tôn trọng
mẹ chồng đôi khi là một cách phản ánh gián tiếp rằng: Họ không tôn trọng chồng.
Hay như tiến sĩ Lê Tiến Hùng (Nguyên Giảng viên Đại học Sư phạm I) cho rằng: Xã
hội ngày càng phát triển, phụ nữ càng ngày càng độc lập hơn về kinh tế, nên đa số đều
muốn ra ở riêng. Mối quan hệ “mẹ chồng - nàng dâu” hay ngược lại là “nàng dâu - mẹ
chồng” từ xưa đến nay thường được coi là phức tạp.
Mình già rồi nên nín nhịn tụi nó một tí, không nó lại về hành con mình. Lúc đó
mình biết làm sao. Thôi thì thương con nên đành nhịn. Nhiều lúc nghĩ có con dâu thì
mình sẽ nhàn, nhưng đằng này thì…..(PVS nữ, 63 tuổi, H. Quốc Oai, Hà Nội).
Con trai tôi lấy vợ được 2 năm. Trong 2 năm đó, nhiều khi tôi tức đến nghẹn
cổ. Con dâu tôi, cứ đi làm thì không sao, nó về nhà là kiểu gì cũng có chuyện. Nó vốn
là con út trong một gia đình khá giả ở huyện nên nó quen được nuông chiều rồi. Đến
khi lập gia đình thì nó không làm được việc gì. Nhiều khi tôi thấy khó chịu lắm nhưng
nghĩ nó đi làm vất vả nên mình cố gắng làm cho xong. Không chỉ dừng ở đó, nó
không làm thì thôi, lại còn nói này nói nọ làm tôi bực mình. Tôi là mẹ chồng nó, nhiều
khi không muốn con trai phải khó xử nên tôi cho qua, nhưng nó được thể càng lấn
lướt. Nhiều lần tôi cũng nói với nó nhưng nó mặt nặng mày nhẹ. Khó chịu lắm. (PVS
nữ, 53 tuổi, H. Gia Lâm, Hà Nội).
Trái chiều với ý kiến của các bà mẹ chồng, các nàng dâu cũng vẫn giữ ý kiến
của riêng mình. Họ luôn đề cao quan niệm sống của mình mà ít nhìn thấy tâm trạng
của những người mẹ chồng. Chính vì lẽ đó, mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn, quan hệ
mẹ chồng nàng dâu càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Tuy nhiên không phải
nàng dâu nào cũng có cách cư xử không tốt, lấn át mẹ chồng, đó chỉ là những “ con
sâu làm giàu nồi canh”. Nhưng trên thực tế, nhìn chung muốn cải thiện quan hệ mẹ
chồng nàng dâu một cách tốt đẹp thì hầu hết các nàng dâu thường là những người
16
luôn cố gắng điều chỉnh mình để làm vừa lòng mẹ chồng của họ. Bởi cho dù trong
thời đại nào thì mẹ vẫn là mẹ, phận mình là con thì nên tôn trọng mẹ và làm mẹ vui.
Đó là mới là truyền thống của Việt Nam xưa và nay.
Theo tôi, đã là con thì phải nghe lời cha mẹ. Mẹ chồng không sinh ra mình
nhưng mẹ là đấng sinh thành của chồng mình-người mà mình yêu thương nhất. Cho
dù mình có kiếm được kinh tế đi chăng nữa nhưng thái độ này nọ với mẹ chồng là
không ổn. Theo tôi như thế là không được. Cho dù mẹ chồng có khắt khe hay dễ tính
đi chăng nữa thì mình là phận con dâu, nên nín nhịn một tí. (PVS nữ, 41 tuổi,
H.Thanh Trì, Hà Nội).
Là phận đàn bà trong gia đình, tôi chỉ muốn nhà cửa được yên ổn. Nhà tôi thì
nói chung, thu nhập của tôi là chính. Tôi đi làm công sở nên lương cũng ổn định.
Nhưng không vì thế mà tôi lấn át mọi người trong gia đình.Ttôi xuất thân từ nghèo
khó nên tính tình tôi cũng có phần điềm đạm, chịu đựng hơn. Tôi rất yên tâm vì gia
đình tôi hiếm khi xảy ra chuyện cãi cọ giữa mẹ chồng tôi và tôi. (PVS nữ, 45 tuổi, H.
Gia Lâm, Hà Nội).
Rõ ràng, dù ở thời nào cũng vậy, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thuộc về đạo
lý và nhiều người quan niệm đó là cái nợ đồng lần. Tôn trọng mẹ chồng chính là tôn
trọng chồng, tôn trọng chính mình và là tấm gương để con cái soi vào.
2.2. Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia
đình nông thôn hiện nay.
Mẹ chồng nàng dâu, chuyện xưa như trái đất, nhưng đến nay vẫn luôn là vấn đề
thời sự, là nỗi bức xúc của những ai đang là nhân vật chính của câu chuyện này. Với
cả hai, xung đột, mâu thuẫn dường như là điều không thể tránh khỏi. Nếu điểm mặt
các câu chuyện về mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu thì có thể thấy ngòi nổ của những
mâu thuẫn này là những chuyện khá vặt vãnh trong đời sống thường ngày. Thế nhưng,
vốn lúc nào cũng đặt mình ở hai đầu chiến tuyến, nên chuyện nhỏ giữa họ đôi khi lại
thành chuyện lớn.
17
Mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu xảy ra từ cách yêu thương khác nhau. Với
mẹ chồng thì bà luôn muốn con dâu ở nhà chăm sóc con trai bà thật tốt, thật chu đáo
và không nhất thiết phải thể hiện mình ở những việc ngoài xã hội. Khi nhìn thấy con
dâu bận bịu, không thể nấu được cho chồng bữa cơm ngon đàng hoàng thì có người
mẹ nào lại không thấy xót xa. Có thể chồng bạn thông cảm cho vợ được những điều
đó nhưng với mẹ chồng, điều đó có nghĩa là con dâu không làm tròn bổn phận của
người vợ, người phụ nữ trong gia đình. Nhưng với những người con dâu thì họ luôn
cho rằng nam nữ bình đẳng. Người đàn ông có quyền tham gia các công việc ngoài xã
hội thì người phụ nữ cũng có những quyền đó. Họ có thể vừa kiếm tiền, khẳng định vị
thế xã hội, lại vừa có thể chăm sóc chồng con, giữ gìn hạnh phúc gia đình, chu toàn
mọi công việc cả trong gia đình và ngoài xã hội. Người phụ nữ cũng tin tưởng bản
thân mình hơn, họ có thể tham gia vào công việc ngoài xã hội nhưng họ cũng có cách
quan tâm tới chồng của mình một cách chu đáo.
Tôi không ở cùng với con trai và con dâu nên tôi ít nắm được tình hình của các
con ra sao. Một lần tôi bất chợt đến nhà vợ chồng nó thì tôi thấy con trai tôi đang
phải ăn mỳ tôm với lý do vợ bận quá nên về muộn. Thế là con trai tôi tự nấu mỳ và ăn
tạm như thế. Nhìn con tôi gầy xạm mà tôi xót hết cả ruột. Càng nghĩ càng thương con.
Trước đây, tôi có để cho con tôi phải thế bao giờ đâu. Thế mà bây giờ lại thế
này.(PVS nữ, 57 tuổi, H. Quốc Oai, Hà Nội).
Mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu còn bắt nguồn từ cách dạy dỗ và chỉ bảo
con cháu. Vấn đề giáo dục con cháu trong gia đình là một nhân tố kích động mối quan
hệ mẹ chồng nàng dâu thêm phức tạp. Ông bà nội thường quan tâm, yêu thương cháu
hơn cả con trai đẻ của mình. Tất cả mọi hy vọng và tình yêu thương, ông bà đều gửi
gắm vào đứa trẻ. Trong mắt của ông bà, con trai còn bé bỏng nên các cháu càng cần
sự che chở, chăm sóc, và ông bà có thể làm thay cho cháu mọi việc. Còn về phía cha
mẹ, thì cha mẹ ít có thời gian hơn, phải chăm lo chi phí cho cuộc sống nhiều hơn nên
18
ít có thời gian kề cận với con hơn. Họ mong muốn giáo dục con tự lập, biết cách tự
chăm sóc và bảo vệ mình, đòi hỏi đứa trẻ phải trở thành người lớn sớm.
Tôi muốn con tôi phải tự lập từ bé, để sau này cháu có thể đứng vững trên đôi
chân của mình. Vợ chồng tôi cũng phải làm ăn để đảm bảo cuộc sống gia đình, nên
chúng tôi muốn rèn luyện bé. Nhưng mẹ chồng tôi thì lại thấy khó chịu với cách làm
đó của tôi. Lúc nào cũng cưng nựng cháu như thế, tôi sợ cháu sẽ sinh hư. Tôi nói thì
bà lại bảo là như thế thì bé mới phát triển được bình thường rồi quay sang trách móc
tôi.(PVS nữ, 34 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội).
Mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu còn trở nên phức tạp là do tính đặc thù của
mối quan hệ và bất đồng về lợi ích. Để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa
mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình, chúng ta cần phải tìm hiểu lý do từ hai phía: mẹ
chồng và nàng dâu. Đó là “ Vì sao mẹ chồng ghét nàng dâu?” và “ Vì sao nàng dâu lại
không thích mẹ chồng?” để từ đó có thể tìm ra các giải pháp hóa giải mâu thuẫn giữa
mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nói chung và các gia đình nông thôn nói
riêng.
2.2.1. Vì sao mẹ chồng ghét nàng dâu?
Có những người mẹ rất hiền từ nhưng từ khi có con dâu thì trở nên đáo để, xét
nét, bắt lỗi nàng dâu đủ điều. Đó không phải do bản tính quá khắt khe hay “ khác máu
tanh lòng” mà vì họ bị sự ghen tuông thúc đẩy.
Đã là tình yêu thì ắt sẽ có sự ghen tuông. Tấm lòng người mẹ dành cho con trai
cũng là tình yêu và cũng có ghen tuông. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới
những xung đột gay gắt giữa mẹ chồng và nàng dâu. Xung đột giữa mẹ chồng và nàng
dâu diễn ra gay gắt nhất trong thời gian đầu con trai lấy vợ. Trai yêu vợ mới, đó là
những ngày nồng nàn nhất. Anh ta nói với vợ những lời ngọt ngào nhất, luôn mua quà
cho vợ, luôn tranh thủ đỡ đần vợ. Tất cả những hành động đó đều không lọt qua mắt
của người mẹ. Và ngứa ghẻ hờn ghen, người chịu đòn là cô con dâu. Tình trạng này
sẽ giảm dần theo thời gian nếu như nàng dâu biết nhịn và biết quan tâm đến mẹ
19
chồng. Nếu không sự ghen tuông sẽ ngày càng nặng nề hơn, mâu thuẫn giữa nàng dâu
mẹ chồng sẽ ngày càng quyết liệt hơn.
Con trai tôi từ khi có vợ nó ít về tham nhà hẳn. Thi thoảng tụi nó mới về thăm
nhà được một lần. Trước đây nó có thế đâu. Không biết là nó bận rộn công việc hay
do vợ nó không muốn về nên nó chiều vợ. Nói chung tôi thấy thật thất vọng. (PVS nữ,
54 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội).
Rõ ràng, trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, người con trai-người chồng đứng ở
vị trí trung gian là vô cùng quan trọng. Nếu họ phát huy được hết vai trò của mình thì
có thể tăng cường sự bền chặt tình cảm giữa mẹ và vợ. Ngược lại, nếu mất thăng bằng
thì mối quan hệ sẽ rơi vào tình trạng phức tạp. Người mẹ xuất hiện trạng thái tâm lý
sợ con trai mình lấy vợ rồi quên mẹ, cũng như cho rằng tình cảm con trai dành cho
mình bị con dâu cướp mất. Còn người vợ thì dễ tủi thân vì mẹ anh ấy là nhất, anh ấy
không coi trọng ý kiến của mình nữa. Do đó, người chồng đứng ở vị trí trung tâm thì
nên biết cách dung hòa các mối quan hệ.
2.2.2. Vì sao con dâu không thích mẹ chồng?
Hàng ngàn năm qua, vấn đề quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã làm cho nhiều
người phụ nữ sợ hãi, nhiều người đàn ông đau đầu khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
Trước khi về nhà chồng, các nàng dâu đã có cuộc sống và thói quen của riêng mình.
Lấy chồng là bắt đầu một cuộc sống mới, theo nếp sống của gia đình chồng, cần có
thời gian, quá trình để tìm hiểu cũng như sự giúp đỡ đến từ các thành viên trong gia
đình nhà chồng. Nếu như các nàng dâu không thích ứng kịp với sự thay đổi đó hoặc
các thành viên trong gia đình nhà chồng không tiếp nhận thì mối quan hệ sẽ càng trở
nên căng thẳng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu là con do yếu tố
tâm lý. Trước khi lập gia đình, các nàng dâu thường kỳ vọng vào cuộc sống sao hôn
nhân, mẹ chồng sẽ gánh vác nhiều nghĩa vụ hơn. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu
phần nhiều là vì cảm thấy những việc đáng làm mà không làm gây ra. Con dâu
20
thường cảm thấy mẹ chồng nên gánh vác công việc trong nhà, khi con dâu mua những
thứ đắt tiền về nhà thì mẹ chồng đáng lẽ phải giúp một phần tiền….
Về lợi ích kinh tế, về mặt tiền bạc, mẹ chồng thường đóng vai trò là người ban
phát, con dâu đóng vai trò tiếp nhận. Phía tiếp nhận thì cho rằng tiền chi không đủ,
hoặc chê trách là cho không công bằng. Giữa mẹ chồng và nàng dâu nếu lấy tiền tài
làm sợi dây níu kéo thì gia đình sẽ biến thành thị trường, quan hệ giữa mẹ chồng và
nàng dâu sẽ khó có thể cải thiện.
Hay như sự cách biệt về thói quen sinh hoạt, hai môi trường khác nhau, thời đại
khác nhau, bối cảnh cuộc sống khác nhau, những người trưởng thành trong thói quen
cuộc sống ấy có những sự chênh lệch là điều rất tự nhiên, nhưng khi hai thế hệ sống
chung với nhau thì sẽ sinh ra nhiều vấn đề. Cả hai lớp người đều muốn cải biến đối
phương thì sẽ dẫn đến quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên phức tạp.
Mẹ chồng tôi rất nhạy cảm. Bà luôn giữ những quan điểm lạc hậu từ xa xưa là
đàn ông con trai chỉ làm những việc lớn trong gia đình, còn những công việc vặt, nội
trợ thì thuộc bổn phận của người phụ nữ. Chúng tôi không ở cùng mẹ chồng nhưng
thi thoảng bà lên chơi, vậy mà bà cũng hay bắt lỗi của tôi. Có hôm tôi nhờ chồng rửa
hộ tôi bộ ấm chén, thế mà bà nói tôi là toàn sai vặt chồng, rồi bà mang ấm chén đi
rửa. Lúc đó tôi thật chẳng biết phải làm sao, tôi lại mang tiếng mẹ chồng ra chơi mà
con dâu sai việc. (PVS nữ, 36 tuổi, H. Quốc Oai, Hà Nội).
Bàn về vấn đề này, tiến sỹ Apter, nhà tâm lý tại đại học Newnham, Cambridge
ở Anh cho rằng: cả hai người phụ nữ đều tự cho rằng người kia đang ngầm phá hoại
cuộc sống của mình. “ Sự bất an này thực ra không bắt nguồn từ những cư xử thực tế,
mà chủ yếu liên quan tới những định kiến đã tồn tại từ quá lâu. Cả bà mẹ và người vợ
đều tìm cách tranh giàng vị trí người chủ trong gia đình. Cả hai cùng cảm thấy rằng
người kia đang đe dọa vị trí của mình”.
Để khắc phục nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu là cả
một quá trình. Nhưng để cải thiện được thì trước hết mẹ chồng nên có cái nhìn thiện
21
cảm với con dâu, biết lắng nghe và thông cảm với con dâu… Về phái các nàng dâu thì
việc tôn trọng mẹ chồng là điều cần thiết. Các nàng dâu có thể chia sẻ, lắng nghe, tôn
trọng và thông cảm cho mẹ chồng. Được như thế thì quan hệ giữa mẹ chồng và nàng
dâu của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
2.3. Giải pháp để điều hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu.
2.3.1. Từ phía những người mẹ chồng.
Nếu sinh hoạt gia đình bỗng dưng bị đảo lộn vì mẹ chồng, con dâu cũng không
nên vì thế mà gia tăng khoảng cách. Tuy nhiên, sự cố gắng từ một phía (con dâu) sẽ
không đạt hiệu quả nêu không có sự hợp tác từ phía mẹ chồng. Có một phụ nữ đã kể
lại nỗi đau khổ của mình trong quan hệ giữa cô với mẹ chồng.
Tôi vẫn coi mẹ chồng như mẹ đẻ của tôi, trong nhà tôi giúp bà làm mọi việc lớn,
việc nhỏ, suy nghĩ giúp bà. Tôi hao tổn công sức như vậy với hy vọng là bà sẽ coi tôi
như con đẻ. Nhưng khi tôi và cô em chồng cùng sinh con, bà chỉ tất bật chăm nom
đứa con của cô em mà không hề đoái hoài đến con tôi, việc đó làm cho tôi hết sức
đau lòng. Tôi đối xử với bà như mẹ, tại sao bà không đối xử với tôi như con? (PVS
nữ, 34 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội).
Tuy nhiên nhìn từ góc độ nào đi chăng nữa thì những người mẹ chồng cũng nên
tạo cơ hội và thời gian cho con dâu để con dâu có thể bắt được nhịp sống của gia đình
nhà chồng. Xử lý mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt hay xấu, có ý nghĩa đặc biệt với
quan hệ gia đình. Trong các gia đình nông thôn, vai trò của người phụ nữ nặng hơn
nam giới rất nhiều. Cho nên trạng thái quan hệ mẹ chồng nàng dâu phản ánh trạng
thái quan hệ tổng thể của một gia đình. Vì thế, để khắc phục được tình trạng xung đột,
mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu thì các bà mẹ chồng cần có cái nhìn thiện cảm
với con dâu của mình hơn, cần thông cảm và chia sẻ với con dâu để mẹ con có thể
hiểu nhau.
22
Tôi rất thông cảm với con dâu tôi, nó cũng chịu thương chịu khó, đặc biệt nó
chu đáo với chồng nó và gia đình tôi lắm. Thế mà lúc đầu, tôi ngăn cản hai đứa nó
đến với nhau. (PVS nữ, 58 tuổi, H. Quốc Oai).
2.3.2. Từ phía những nàng dâu.
Người ta hay cho rằng mẹ chồng thường không tốt với người con dâu, nhưng đó
là người đã nuôi nấng chồng của bạn. Vì thế có một mối quan hệ thật tốt với mẹ
chồng thực sự là một điều quan trọng. Quan hệ tốt với mẹ chồng điều đó cũng có hàm
ý rằng bạn quan tâm đến gia đình chồng đồng thời cũng dạy cho con trẻ phải biết kính
trọng ông bà chúng. Trước hết để cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng, các nàng dâu
cần có ý thức, thái độ tôn trọng mẹ chồng, bởi mẹ chồng là người từng trải và có rất
nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Không phải lúc nào các nàng dâu cũng đồng tình
với quan điểm của mẹ chồng, tuy nhiên trong những trường hợp như thế thì các nàng
dâu vẫn cần phải có thái độ tôn trọng mẹ chồng. Vì thế các nàng dâu hãy bắt đầu mối
quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng bởi mẹ chồng là người tác động trực tiếp đến chồng
bạn.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ được cải thiện đáng kể nếu như các nàng
dâu biết san sẻ giúp đỡ mẹ chồng, phải quan tâm đến sức khỏe của mẹ chồng, phải
biết phương thức tính cách, hứng thú, sinh hoạt của mẹ chồng, không thể ép mẹ chồng
thay đổi thói quen đã nhiều năm. Các nàng dâu hãy đề nghị đưa mẹ chồng đến những
nơi mà mẹ chồng muốn, hãy làm giúp mẹ chồng những công việc trong gia đình, bởi
như thế độ thân mật giữa mẹ chồng nàng dâu sẽ ngày càng được cải thiện tốt đẹp hơn.
Thường xuyên nói chuyện với mẹ chồng cũng là bí quyết cải thiện mối quan hệ
giữa mẹ chồng và nàng dâu. Hãy để cho mẹ chồng hòa nhập vào với cuộc sống của
bạn. Các nàng dâu hãy tâm sự với mẹ chồng từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống
để mẹ chồng và bạn có thể hiểu được nhau hơn, từ đó mẹ chồng có thể thông cảm
được cho su
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xhh 002 - văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay.pdf