Đề tài Về quyền giám sát tối cao của quốc hội

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

Chương I: Cơ sở lý luận quyền giám sát tối cao của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I.Vị trí pháp lý của Quốc hội,bản chất,nội dung và phương thức thực hiện.

1.Vị trí pháp lý của Quốc hội

2.Bản chất,nội dung quyền giám sát tối cao của Quốc hội

3.Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội

II.Quan hệ quyền giám sát tối cao của Quốc hội với những quyền khác của Quốc hội,sự khác nhau quyền giám sát tối cao với kiểm tra việc thi hành Hiến pháp,pháp luật của cơ quan Nhà nước khác

1.Quan hệ quyền giám sát tối cao với những quyền khác của Quốc hội

2.Sự khác nhau giữa quyền giám sát tối cao với kiểm tra việc thi hành Hiến pháp,pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác

Chương II:Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

I. Những quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong Hiến pháp 1992

II.Thực trạng tình hình hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta nhiệm kỳ X từ năm 1997 đến năm 2002 ,những nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và bài học

1.Thực trạng tình hình hoạt động của Quốc hội nước ta nhiệm kỳ X từ năm 1997 đến năm 2002

2.Những nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chương III: Những phương pháp tăng cường hiệu quả giám sát của Quốc hội

1.Đổi mới tổ chức và phương pháp giám sát của Quốc hội

2.Đổi mới tiêu chuẩn đại biểu và điều kiện làm việc của đại biểu trong công tác giám sát

3.Xây dựng luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và những điều kiện làm cho Quốc hội thực hiện đúng và đầy đủ quyền giám sát tối cao của mình theo luật định

Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Trang

 

1

 

1

1

2

9

11

 

 

11

14

 

18

 

 

 

18

 

22

 

 

22

 

51

 

56

 

57

65

 

67

 

 

69

72

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Về quyền giám sát tối cao của quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng còn một số hạn chế như : - Hoạt động giám sát vẫn còn dàn trải về nội dung,chậm đổi mới về phương thức tiến hành,chưa xây dựng được chương trình khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc;chưa chỉ đạo công tác tham mưu,phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ ; - Việc chỉ đạo,điều hoà,phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát chưa thực hiện tốt;chưa phân định rõ phạm vi nội dung giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội ; - Chưa thực hiện tốt vai trò chuẩn bị và giúp Quốc hội tăng cường,nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động giám sát.Chưa kịp thời sơ kết,tổng kết để rút kinh nghiệm và tìm biện pháp khắc phục hữu hiệu,còn để cho những yếu kém trong hoạt động giám sát kéo dài,ảnh hưởng đến chất lượng,hiệu quả hoạt động chung của Quốc hội;Việc xây dựng và ban hành luật về hoạt động giám sát còn chậm " . C . Về hoạt động giám sát của Uỷ ban pháp luật . I . " Về tình hình thực hiện công tác giám sát . Mặc dù công tác xây dựng pháp luật chiếm phần lớn thời gian,song Uỷ ban pháp luật cũng đã cố gắng thực hiện công tác giám sát của mình theo quy định của pháp luật . Trong nhiệm kỳ vừa qua,Uỷ ban đã tổ chức các hoạt động giám sát sau đây : - Tổ chức các phiên họp toàn thể,phiên họp thường trực Uỷ ban mở rộng hoặc họp thường trực để thẩm tra 18 báo cáo công tác hàng năm, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Chánh án Toà án nhân dân tối cao và báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức và công tác thi hành án ; - Tổ chức các Đoàn giám sát do đồng chí Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm Uỷ ban làm Trưởng Đoàn để tiến hành khảo sát,giám sát việc triển khai thực hiện một số luật, pháp lệnh như Luật đất đai,Luật tổ chức Toà án nhân dân,Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân,Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, vv tại một số địa phương ; - Tổ chức một số Đoàn của Uỷ ban và tham gia Đoàn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đi giám sát hoạt động của Toà án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân,cơ quan Công an trong việc bắt,giam,giữ,xét xử và thi hành án phạt tù tại một số địa phương ; - Thực hiện nhiệm vụ giám sát việc ban hành Nghị quyết,nghị định của Chính phủ, quyết định,chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,các văn bản của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Uỷ ban đã yêu cầu các cơ quan,tổ chức hữu quan báo cáo tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định các chi tiết thi hành luật, pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá X đến nay;trên cơ sở đó nắm tình hình ban hành văn bản dưới luật,pháp lệnh . Từ năm 1999 đến năm 2001,thực hiện kết luận số 168 và 169 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải quyết và phân công việc giải quyết các đơn thư khiếu nại,tố cáo của công dân về lĩnh vực tư pháp gửi tới Quốc hội,các cơ quan của Quốc hội,Uỷ ban pháp luật đã tiếp nhận và xử lý 13478 đơn thư khiếu nại,tố cáo về 10.577 vụ việc, trong số đó có : - 4103 vụ việc thuộc lĩnh vực hình sự ( chiếm 37,56% ) ; - 4773 vụ việc thuộc lĩnh vực dân sự ( chiếm 44,1% ); - 456 vụ việc thuộc lĩnh vực hành chính,kinh tế,lao động (chiếm 4,74% ); - 398 vụ việc thuộc lĩnh vực thi hành án ( chiếm 3,87% ); - 373 vụ việc thuộc lĩnh vực xâm phạm hoạt động tư pháp (chiếm 0,6% ); - Còn lại là khiếu nại về các vụ việc khác ( chiếm tỉ lệ 5,39% ). Uỷ ban pháp luật đã tổ chức các đoàn giám sát và tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với một số vụ án cụ thể . Năm 1999 :Tiến hành 6 cuộc giám sát gồm:5 vụ án về lĩnh vực dân sự,1vụ án thuộc lĩnh vực hình sự ; Năm 2000 :Tiến hành 5 cuộc giám sát gồm:2 vụ án thuộc lĩnh vực hình sự,1vụ án thuộc lĩnh vực kinh tế,1 vụ án thuộc lĩnh vực lao động,1 vụ án thuộc lĩnh vực dân sự ; Năm 2001:Tiến hành 3 cuộc giám sát gồm :1 vụ án thuộc lĩnh vực thi hành án,2 vụ án thuộc lĩnh vực dân sự II . Đánh giá về công tác giám sát 1. Kết quả đạt được Ngay từ đầu nhiệm kỳ,Uỷ ban pháp luật đã xác định rõ trách nhiệm đối với công tác giám sát,coi đây là một trong những nhiệm vụ chính của Uỷ ban.Do đó tuy chưa đáp ứng được yêu cầu,nhưng Uỷ ban cũng đã thực hiện nhiều cuộc giám sát có kết quả đáng ghi nhận.Nhiều đồng chí trong Uỷ ban đã cố gắng bố trí thời gian tham gia vào hoạt động này.Thông qua hoạt động giám sát,Uỷ ban pháp luật có thêm những căn cứ thực tiễn phục vụ cho việc xem xét,thẩm tra các dự án luật,pháp lệnh,nhất là việc thẩm tra các báo cáo của Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao,báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án và quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức;đồng thời kiến nghị với Quốc hội,Uỷ ban Thường vụ Quốc hội những vấn đề cần tập trung giám sát . Điều đáng quan tâm là thông qua các cuộc giám sát đối với những vụ án cụ thể,Uỷ ban pháp luật đã phát hiện kịp thời để kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan ban hành mới hoặc sửa đổi,bổ sung một số quy định quan trọng và cấp thiết liên quan đến hoạt động tố tụng như :Quy định về công tác giám định pháp y;về thời hiệu kháng nghị đối với các vụ tranh chấp về dân sự,kinh tế;về trình tự,thủ tục cưỡng chế thi hành án,quyết định của Toà án về các loại tranh chấp này.Thông qua việc thẩm tra báo cáo hoạt động của Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban pháp luật cũng đã có nhiều kiến nghị để các cơ quan này chấn chỉnh kịp thời và khắc phục có hiệu quả tình trạng oan,sai trong việc bắt,giam,giữ,khám xét . Trên thực tế,về các lĩnh vực này trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ rõ rệt đáng được hoan nghênh . Uỷ ban pháp luật cũng đã kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện công tác nghiên cứu về tình hình tội phạm,vi phạm pháp luật và có các giải pháp quản lý công tác tốt hơn để báo cáo thống nhất và chính xác vơí Quốc hội về tình hình này, nhằm thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các vi phạm pháp luật.Mặt khác,qua hoạt động,Uỷ ban pháp luật đã có những kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng những biện pháp nhằm bảo đảm việc điều tra,truy tố,xét xử đúng người, đúng tội,đúng pháp luật,không bỏ lọt tội phạm,không làm oan người vô tội;bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,bảo vệ tài sản Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân . Việc tổ chức các đoàn giám sát của Uỷ ban hoặc theo ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan Công an,Viện kiểm sát,Toà án,Cơ quan thi hành án trong nhiệm kỳ vừa qua tuy không nhiều,nhưng đã đạt được những kết quả tích cực.Trong quá trình giám sát đối với một số vụ án,trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, xem xét tại chỗ các tài liệu và những tình tiết liên quan đến vụ án,Uỷ ban đã có những đánh giá đúng đắn,toàn diện,đồng thời đề xuất,kiến nghị được những giải pháp hữu hiệu,góp phần bảo đảm để hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ theo quy định của pháp luật,được các cơ quan hữu quan thừa nhận và đồng tình ủng hộ, được quần chúng nhân dân hoan nghênh . 2. Một số tồn tại , nguyên nhân và bài học kinh nghiệm - Mặc dù đã có nhiều cố gắng,song nhìn chung công tác giám sát của Uỷ ban pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do có những khó khăn khách quan và chủ quan. Việc thực hiện công tác giám sát đối với hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tối cao và hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa làm được nhiều và chưa bao quát hết các lĩnh vực,các giai đoạn tố tụng ; - Chưa thu hút được nhiều thành viên Uỷ ban đang công tác tại các cơ quan ở Trung ương và địa phương tham gia hoạt động giám sát;việc đôn đốc các cơ quan,tổ chức hữu quan thực hiện những kiến nghị của Đoàn giám sát chưa thường xuyên ; Công tác giám sát việc ban hành văn bản dưới luật còn yếu ; - Công tác nghiên cứu,phân loại,xử lý đơn thư để giám sát hoặc chuyển đến các cơ quan hữu quan,đôn đốc và theo dõi việc giải quyết các đơn thư đó còn nhiều hạn chế và chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu cho công tác này.Trong nhiều trường hợp mới chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét mà chưa thường xuyên đôn đốc,yêu cầu thông báo kết quả . - Những thiếu sót,khuyết điểm và hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân,có nguyên nhân về mặt tổ chức của Uỷ ban,nhưng chủ yếu là do quy định của pháp luật về giám sát vẫn chưa cụ thể,nhất là về phương thức,cơ chế,nội dung giám sát và hậu quả pháp lý của cuộc giám sát để làm căn cứ pháp luật cho Uỷ ban hoạt động giám sát có kết quả và hiệu quả hơn”. D. Hoạt động giám sát của Uỷ ban Đối ngoại “ Trong nhiệm kỳ X , song song với việc giám sát công tác Đối ngoại nói chung, theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội Uỷ ban Đối ngoại đã tiến hành giám sát các hoạt động trên lĩnh vực kinh tế Đối ngoại ,nhất là việc sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA và NGO.Các đợt giám sát trong thời gian qua tập trung vào những nội dung sau đây : - Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đầu năm 1998 ; - An ninh biên giới có liên quan tới Đối ngoại và kinh tế Đối ngoại biên giới,năm 1998 và 1999; - Hiệu quả thu hút và sử dụng viện trợ phát triển chính thức ( ODA ) , năm 1999 ; Công tác Đối ngoại địa phương và công tác quản lý,sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài NGO,năm 2000 và năm 2001 ; - Việc thực hiện pháp lệnh về cơ quan đại diện ngoại giao của CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài . 1. Về hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này là cơ sở pháp lý quan trọng,góp phần khuyến khích các nhà đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam.Trong hoàn cảnh kinh tế khu vực đang phải đương đầu với những khó khăn , những biện pháp mới đây của Nhà nước ta nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư đã được dư luận và doanh nhân nước ngoài đánh giá cao . Tuy nhiên,tại các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hoạt động kinh tế Đối ngoại còn những điều thiếu ổn định,một số văn bản dưới luật được ban hành quá chậm và nhiều chỗ chồng chéo,thậm chí mâu thuẫn nhau,có những nơi còn giải thích luật một cách tuỳ tiện.Sự thiếu cụ thể của luật và có nhiều cách diễn giải đã dẫn đến sự thi hành thiếu thống nhất một số điêù khoản giữa các ngành,giữa các địa phương,tạo khe hở tiêu cực . Công tác quản lý đầu tư với nước ngoài,thuế nhập khẩu,giá nguyên vật liệu,trang thiết bị,giá chuyển giao công nghệ,giá hàng xuất,kê khai chi phí và khấu hao tài sản cố định còn nhiều sơ hở,gây thất thu ngân sách cho Nhà nước làm thiệt thòi cho bên Việt Nam trong liên doanh . 2. Về an ninh biên giới có liên quan tới Đối ngoại và hoạt động kinh tế Đối ngoại biên giới Hoạt động kinh tế Đối ngoại biên giới đã góp phần tăng trưởng kinh tế của một số địa phương,tạo việc làm cho một bộ phận dân cư và phát triển sản xuất.Mặt khác những hiện tượng tiêu cực cũng gia tăng như buôn lậu,tình trạng phạm tội và các tệ nạn xã hội khác,ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội,đời sống tinh thần của nhân dân.Các tỉnh biên giới,tuy còn đương đầu với nhiều khó khăn,đã nỗ lực huy động và tổ chức nhân dân và các lực lượng hữu quan bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển sản xuất và thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các tỉnh của nước bạn có chung đường biên giới.Nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ,giúp đỡ các tỉnh biên giới Để giữ vững an ninh biên giới,một trong các biện pháp quan trọng hiện nay là đưa dân ra sinh sống và làm ăn lâu dài tại khu vực này.Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt như xây dựng cơ sở hạ tầng,y tế,trường học,tạo cuộc sống ổn định cho nhân dân.Các tỉnh biên giới cần tận dụng sự phát triển về thương mại và dịch vụ ở khu kinh tế biên giới để thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý,đổi mới và nâng cao công nghệ,đảm bảo kinh tế của tỉnh phát triển bền vững . Trong đợt giám sát lần thứ 2 ở các địa phương có biên giới với Lào và Cam Pu Chia . Đoàn có một số ý kiến sau(đã gửi cho các cơ quan hữu quan) - Việc buôn lậu,đặc biệt là buôn lậu ma tuý,thuốc lá,xe máy,đường mía,việc gian lận thương mại qua biên giới vẫn còn là một vấn đề hết sức nóng bỏng mặc dù Chính phủ đã triển khai rất tích cực chỉ thị 853 về chống buôn lậu và cho dán tem một số mặt hàng thường bị nhập lậu . - Đoàn giám sát thấy cần có một chính sách biên mậu tích cực và chủ động nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng biên giới và thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam–Lào, mối quan hệ láng giềng tốt Việt Nam–Cam Pu Chia , qua đó củng cố an ninh biên giới,đồng thời tiếp tục tìm những nguyên nhân sâu xa hơn để có thêm những biện pháp trên cả hai mặt chống và xây tại biên giới và trong nội địa - Đặc biệt trong báo cáo về giám sát năm 1999,Uỷ ban Đối ngoại đã nêu kiến nghị về việc nâng cao công tác quản lý những nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao kể cả tuỳ viên quân sự và những chuyên gia nước ngoài đến Tây Nguyên.Sự kiện Tây Nguyên vừa qua cho thấy rằng cần có cơ chế và quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan mà trước hết là cơ quan hành pháp ở TƯ và địa phương trong việc thực hiện yêu cầu,kiến nghị của đại biểu Quốc hội . 3. Về thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) Trong đợt giám sát năm 1999,Uỷ ban Đối ngoại đã nghe báo cáo của các Bộ, ngành và tiến hành giám sát tại Thủ đô Hà Nội,TP.Hồ Chí Minh,các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An,Quảng Bình,Cần Thơ,Vĩnh Long,Khánh Hoà,Phú Yên,Bình Thuận và Ninh Thuận(tháng 9 – 10 / 1999) Trọng tâm đợt giám sát là xem xét tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, những kết quả đạt được,những yếu tố hạn chế cần tháo gỡ để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.Một số nội dung đáng chú ý rút ra qua đợt giám sát như sau : - Nguồn vốn ODA cam kết từ năm 1993 đến tháng 6/1999 là 13,04 tỷ USD,ta đã ký kết được Hiệp định vay với tổng giá trị 9,2 tỷ USD.Trong cơ cấu sử dụng nguồn vốn ngành điện chiếm 29,3%;giao thông vận tải chiếm 27,4%;nông lâm thuỷ sản 13%;tín dụng và điều chỉnh cơ cấu 16%;y tế,giáo dục,xã hội 11%;cấp thoát nước 7% Tuy nhiên việc quản lý Nhà nước về ODA đòi hỏi sớm giải quyết một số vấn đề như sự thống nhất quản lý nguồn vốn ODA,cung cấp thông tin đầy đủ để các Bộ, ngành và các địa phương qua mạng máy tính của Văn phòng Chính phủ . Tốc độ giải ngân còn chậm do các bước thực hiện dự án còn nặng nề,mất nhều thời gian ở mỗi khâu về phía ta,đặc biệt là khâu thẩm định,do vốn đối ứng thiếu và không kịp thời;do chính sách đền bù,giải toả và tái định cư luôn thay đổi và không thống nhất . Vốn ODA khi đã ký thành Hiệp định cũng là một nguồn vốn mà Nhà nước phải cân đối vốn đối ứng và kế hoạch trả lãi từ ngân sách Nhà nước.Việc phân bổ,quản lý và sử dụng cần tuân theo quy định của luật ngân sách và cần có ý kiến của Quốc hội. Đã đến lúc xem xét việc ban hành luật hoặc pháp lệnh về ODA để công tác thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA mà hơn 80% là vốn vay từ bên ngoài được tốt hơn nữa . 4 . Về công tác Đối ngoại địa phương và viện trợ phi Chính phủ ( NGO )nước ngoài Đoàn giám sát của Uỷ ban Đối ngoại đã tiến hành nhiều đợt giám sát về nội dung trên tại các địa phương Lào Cai,Nghệ An,Hà Nội,Ninh Thuận,Lâm Đồng,Đắc Lắc,Kon –tum,Gia Lai,Cần Thơ,Sóc Trăng,Cà Mau,Trà Vinh và Bến Tre.Những kiến nghị sau đợt giám sát này đã được gửi tới Chính phủ và các cơ quan hữu trách.Chính phủ cũng đã điều chỉnh một số văn bản pháp quy có liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA,GNO và vấn đề trồng cây thảo quả ở Lào Cai trên cơ sở xem xét và tiếp thu các kiến nghị trực tiếp của đoàn giám sát . 4 . 1 . Công tác Đối ngoại địa phương Các địa phương thực hiện tốt đường lối,quan điểm và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta,đảm bảo tốt các chức năng quản lý hành chính Đối ngoại và lễ tân Đối ngoại,chưa có sai sót đáng kể.Tuy nhiên,hầu hết các cơ quan tham mưu Đối ngoại ở địa phương còn nặng về sự vụ và do đó chưa giúp được lãnh đạo tỉnh Uỷ và Uỷ ban về chính trị Đối ngoại,thu thập và xử lý thông tin Đối ngoại cũng như chủ động xúc tiến quan hệ quốc tế . Về mô hình tổ chức,Uỷ ban Đối ngoại đã kiến nghị các cơ quan của Chính phủ tổng kết kinh nghiệm xây dựng bộ phận tham mưu Đối ngoại cho lãnh đạo địa phương để đáp ứng được nhiệm vụ chính trrị Đối ngoại cũng như phát triển kinh tế của tỉnh . Đồng thời,cần có sự phối hợp giữa Trung Ương và địa phương, tăng cường công tác thông tin và đào tạo cán bộ đối ngoại ở địa phương . 4. 2 . Về hoạt động của tổ chức phi Chính phủ ( NGO ) Theo thống kê của Liên hiệp các tổ chức hoà bình hữu nghị,hiện nay tại nước ta có khoảng 500 tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động với khoảng 200 Văn phòng đại diện,với tổng số vốn đầu tư khoảng 50–70 triệu USD.Nguồn đầu tư này tuy nhỏ so với ODA,nhưng hoạt động khá hiệu quả,nếu tính đến tác động trực tiếp tới đối tượng hưởng lợi ở cơ sở và cách làm sát dân,sát thực tiễn,sát nhu cầu.Các dự án do các tổ chức phi Chính phủ giúp hoặc các Chính phủ nước ngoài giúp thông qua con đường phi Chính phủ đã có tác dụng ở hầu hết địa phương trong toàn quốc,hỗ trợ các chương trình kinh tế hơn(bản tin,tạp chí,sách chuyên đề,chương trìnhVTV4),Tuy nhiên,công tác này nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu.Nguyên nhân chủ yếu là chưa quan tâm đúng mức về cơ sở vật chất,ngân sách và cán bộ thiếu cơ chế phối hợp trong và ngoài nước trên lĩnh vực này - Hiện nay , một số lượng đáng kể người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở nước sở tại,nên việc bảo hộ quyền lợi của họ gặp nhiều khó khăn.Trong thời gian tới ta cần tiếp tục đàm phán để cải thiện tình trạng này,một mặt nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài,mặt khác để khai thông những vướng mắc trong quan hệ song phương về kiểu dân,cũng như ngăn chặn ảnh hưởng xấu của mọt số phần tử phản động và tội phạm . Các Đoàn đại biểu Quốc hội ta cũng đã kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cần thiết về phương tiện kỹ thuật,bảo hiểm y tế cho cán bộ ngoại giao,thương vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại .” E. Hoạt động giám sát của Uỷ ban Quốc phòng và An ninh “ Uỷ ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức 33 Đoàn công tác của Uỷ ban đến làm việc với 55 lượt tỉnh,thành phố trực thuộc TƯ về thực hiện luật,pháp lệnh,nhiệm vụ QPAN của địa phương.Tổ chức trên 60 cuộc họp làm việc với Bộ Quốc phòng,Bộ Công an và một số Bộ,ngành hữu quan về thực hiện nhiệm vụ QPAN,việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách trong lĩnh vực này;về an ninh,TTATXH,an toàn giao thông; về diễn biến âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch và đối sách của ta trong tình hình mới.Đã tổ chức đi sâu nghiên cứu 05 chuyên đề về:công tác nhà trường quân đội,công an,quản lý trại giam,trại tạm giam;tăng cường quản lý Nhà nước về an ninh biên giới,biển đảo;quản lý Nhà nước về TTATGT;và về tình hình an ninh chính trị một số địa bàn tại các khu vực Tây Nguyên,Tây Bắc,Tây Nam Bộ.Trong 05 chuyên đề trên có 02 chuyên đề:công tác nhà trường quân đội,công an và tăng cường quản lý Nhà nước về an ninh biên giới,biển đảo đã tổ chức hội nghị,hội thảo quy mô toàn quốc.Ngoài ra giữa năm 1998,Uỷ ban đã tổ chức hội nghị chuyên đề về tình hình an ninh chính trị,TTATXH ở nông thôn đây là chủ đề tiếp theo công việc đang nghiên cứu của UBQPAN nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX,khái quát kết quả từng chuyên đề là: + Chuyên đề tăng cường quản lý Nhà nước về an ninh biên giới , biển đảo Xét thấy tình hình an ninh biên giới,biển đảo thường xuyên có diễn biến phức tạp và cũng để phục vụ thẩm tra luật biên giới quốc gia,ngay từ đầu khoá họp Quốc hội , Uỷ ban đã xác định đây là một chủ đề cần tập trung đi sâu,nghiên cứu.Đã tổ chức 14 đoàn công tác đến nghiên cứu tại 22 tỉnh biên giới,biển đảo trong cả nước,làm việc với BQP,BCA,và Ban biên giới Chính phủ về đánh giá tình hình,đề xuất kiến nghị với Đảng,Nhà nước những giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước,giữ vững an ninh biên giới,biển đảo.Sau đó,(tháng 8/ 2000)Uỷ ban đã tổ chức hội nghị toàn quốc về chuyên đề này,21 báo cáo tham luận đã được trình bày tại hội nghị,tập trung nêu bật diễn biến tình hình,đề xuất giải pháp và kiến nghị.Những kiến nghị tập trung là: sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về biên giới,biển đảobổ sung,sửa đổi các văn bản dưới luật cho phù hợp thực tế;sớm có quy hoạch và chiến lược cụ thể tổng thể xây dựng và củng cố khu vực biên giới,kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố Quốc phòng ,an ninh..; xây dựng địa bàn trong sạch,cơ sở chính trị vững mạnh.Coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc,đầu tư nâng cấp các trường dân tộc nội trú;sớm xác định các cơ quan giúp Chính phủ chủ trì quản lý Nhà nước về biên giới,đồng thời xác định rõ nhiệm vụ ,quyền hạn của các Bộ,ngành TƯ và địa phương trong quản lý Nhà nước về biên giới,biển đảo và một số kiến nghị khác . Những đề xuất kiến nghị tại hội nghị chuyên đề tăng cường quản lý Nhà nước về an ninh biên giới,biển đảo đã được Chính phủ chỉ đạo các Bộ,ngành nghiên cứu. Nhiều đề án đã được triển khai thực hiện trên biên giới,hải đảo nhất là các công trình hạ tầng cơ sở(điện,đường,trường,trạm...)kè mũi Tràng Vĩ.Hệ thống đồn biên phòng được xây dựng khang trang,cuộc sống đồng bào dân tộc có bước cải thiệnĐến nay, những kiến nghị nói trên vẫn còn nguyên giá trị,nhất là qua diễn biến phức tạp trên địa bàn Tây Nguyên,Tây Bắc,Tây Nam vừa qua . + Chuyên đề công tác nhà trường quân đội,công an Trước yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang đáp ứng hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới–thời kỳ CNH–HĐH đất nước,mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ–sĩ quan quân đội,công an,năm 1999 Uỷ ban đã đi sâu nghiên cứu,khảo sát 4 học viện,17 trường của hệ thống nhà trường quân đội,công an trong phạm vi toàn quốc,sau đó tổ chức hội nghị chuyên đề,tập trung đánh giá trên các mặt:hệ thống tổ chức nhà trường,quy trình đào tạo đội ngũ giáo viên,cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy và học,công tác tuyển sinh và đề xuất,kiến nghị.Trong phần kiến nghị đã tập trung 4 điểm sau : Một là:Chính phủ sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện luật giáo dục trong nhà trường,lực lượng vũ trang bao gồm cả việc đưa kiến thức giáo dục quốc phòng,an ninh vào nội dung chương trình giảng dạy tại các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và các trường thuộc hệ thống chính trị Hai là:ưu tiên ngân sách cho công tác nhà trường,tăng cường cơ sở vật chất dạy và học Ba là:sắp xếp hệ thống nhà trường cho phù hợp tình hình mới,chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và công tác tuyển sinh . Bốn là:nghiên cứu để đội ngũ giáo viên trong trường quân đội,công an được hưởng chế độ quyền lợi chung của ngành giáo dục . + Chuyên đề quản lý Nhà nước về TTATGT ( tháng 8 / 2000 ) Thực hiện tinh thần nghị quyết Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 về vấn đề này,nhằm phản ánh tình hình,tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ,góp phần giải quyết tình trạng ách tắc giao thông,tai nạn giao thông đang xảy ra nghiêm trọng và ngày càng gia tăng,Uỷ ban đã tập trung nghiên cứu,làm việc với UBATGT quốc gia,các Bộ GTVT,CA,một số tỉnh,thành phố như Hà Nội,Hải Phòng,khảo sát sâu các tuyến trọng điểm:đường bộ,đường sắt,đường thuỷ nội địa, một số cơ sở đào tạo lái xe,dạy nghề.vv Báo cáo của Uỷ ban trình Quốc hội,UBTVQH và các cơ quan hữu quan đã nói rõ thực trạng tình hình,xác định những nguyên nhân chính và đề xuất giải pháp,kiến nghị . Trong xác định nguyên nhân của tình hình đã chỉ rõ:ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông chưa cao,vi phạm của người tham gia giao thông còn phổ biến; phương tiện cơ giới đường bộ tăng quá nhanh;kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn giao thông chưa thật coi trọng. Nguyên nhân sâu xa là Nhà nước chưa có chiến lược và quy hoạch tổng thể về giao thông vận tải.Từ đó kiến nghị cần phải tập trung giải quyết vấn đề ý thức,trách nhiệm của con người tham gia giao thông(trong đó đặc biệt chú ý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông)và công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo TTATGT.Tại phiên họp thứ 34 của UBTVQH tháng 9 năm 2000,Uỷ ban đã có báo cáo về vấn đề này.Trong phần kiến nghị của Uỷ ban với Quốc hội,Chính phủ đã nêu rõ:Cần sớm có luật giao thông,trước mắt là luật giao thông đường bộ;đảm bảo tốt công tác đào tạo, sát hạch,cấp giấy phép lái xe và tăng cường quản lý Nhà nước trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe;về chất lượng phương tiện và việc chỉ đạo nhập phương tiện; Với chuyên đề này,trong phạm việc chức năng đảm nhận Uỷ ban đã có tiếng nói kịp thời và hiệu quả,góp phần để Quốc hội sớm ban hành luật giao thông đường bộ đầu năm 2001 . + Chuyên đề nghiên cứu an ninh tại một số khu vực Tây Nguyên,Tây Bắc,Tây Nam Bộ . Đây là chuyên đề được đặt ra từ đầu năm 2001 khi tình hình an ninh tại khu vực này có diễn biến phức tạp,các thế lực thù địch đẩy mạnh âm mưu“Diễn biến hoà bình”bạo loạn lật đổ,núp dưới chiêu bài dân tộc,tôn giáo,dân chủ nhân quyền,kích động,gây chia rẽ,lập khu tự trịUỷ ban đã tổ chức 3 đoàn công tác đến nghiên cứu tại 8 tỉnh,8 huyện,8 xã.Làm việc với lãnh đạo địa phương,quân khu công an,quân đội, biên giới,trực tiếp khảo sát tình hình tại cơ sở thôn,ấp,bản và tiếp xúc với dân để nắm tâm tư,nguyện vọng.Trước khi Đoàn đi khảo sát đã làm việc với BQP,BCA,Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng về các vấn đề mà Đoàn quan tâm.Qua mỗi đợt khảo sát đều có bá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0119.doc
Tài liệu liên quan