Đề tài VHDN và xây dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận 3

 I-Các khái niệm cơ bản 3

 1.Văn hoá 3

 2.Văn hoá doanh nghiệp 3

 II-Tính tất yếu phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp 5

 1.Vai trò của văn hoá doanh nghiệp 5

 2.Đòi hỏi khách quan của việc xây dựng VHDN 7

 III-Các bộ phận cấu thành VHDN 8

 1.Triết lý kinh doanh 8

 2.Đạo đức kinh doanh 10

 3.Hệ thống sản phẩm 11

 4.Phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp 14

 5.Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội 17

 IV-Kinh nghiệm nước ngoài 17

 1.Nhật bản với doanh nghiệp 17

 2.Một số thí dụ về VHDN Nhật bản 19

Chương II:Thực trạng 23

 I-Khái quát thành tựu 23

 1.Công ty taxi Mai Linh 25

 2.Công ty Traphaco 30

 II-Hạn chế 32

 1.Lý do khách quan 32

 2.Lý do chủ quan 33

 

Chương III: Kiến nghị và giải pháp 41

 I-Giải pháp 41

 1.Giảm thiểu cấp phép, xin phép 41

 2.Tổ chức các hiệp hội kinh doanh 44

 3.Tổ chức các hiệp hội người tiêu dùng 45

 4.Phát huy tốt vai trò của các cơ quan công luận 47

 5.Giám sát đối với một số ngành nghề đặc biệt 47

 6.Phát triển các hàng hoá mang bản sắc dân tộc 49

 7.Giao lưu kinh tế đi đôi với giao lưu văn hoá 49

 8.Giáo dục văn hoá cho những người làm kinh tế 50

 II-Kiến nghị 50

 III-Kết luận 51

Tài liệu tham khảo 53

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài VHDN và xây dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ và bán hàng. Sự chân thành khơi dậy niềm tin rằng xã hội đang đặt lên vai chúng ta niềm tin. Tinh thần tiên phong Cách tiếp cận có mục đích đối với mỗi công việc đều dựa trên sáng kiến cá nhân nhằm tạo ra những cơ hội kinh doanh mới bằng cách theo đuổi các mục đích mới và đầy thử thách. Tinh thần này được thể hiện trong nỗ lực trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và mục tiêu của công ty đạt được bằng cách phát huy khả năng hữu hạn của mỗi thành viên của Hitachi. Chương ii: Thực trạng tình hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay. Khái quát thành tựu. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. ở nước ta, nếu chỉ tính trong 100 năm qua, thì trong những năm đất nước bị đô hộ, nhiều doanh nhân đã khởi xướng các ý tưởng rất mới trong việc phát triển công thương nghiệp, hình thành những nền móng đầu tiên của văn hoá doanh nghiệp nước ta, đó là tinh thần dân tộc trong kinh doanh, dũng cảm cạnh tranh với tư bản Pháp, Hoa lúc đó đang làm chủ trên thị trường. Lịch sử đã ghi lại tên tuổi những doanh nhân-thời đó gọi là những “tư sản dân tộc” như Bạch Thái Bưởi, được gọi là “Vua vận tải Bắc Việt đầu thế kỷ”, “bậc anh hùng trong kinh tế nước nhà”, như Nguyễn Sơn Hà, chủ hãng sơn Resistanco dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều hãng sơn đương thời, như Trần Chánh Chiếu, đã chủ trì nhiều cơ sở kinh doanh và ra báo, là một trong những nhân vật chủ chốt của phong trào MinhTân đất Nam Kỳ vào những năm đầu thế kỷ XX, như Trương Văn Bền với nhãn hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng cả nước. Thời đó, phong trào Duy tân dấy lên rầm rộ từ miền Trung đến miền Bắc, ngoài việc khuyến khích nâng cao dân trí, canh tân đất nước, đã kích thích nhiều doanh nhân người Việt lập ra các hội buôn, đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Như vậy, có thể khẳng định là: trên khắp đất nước ta, trong những năm bị đế quốc thống trị, đã không ít doanh nhân ý thức được nỗi đau mất nước, luôn luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh- một nội dung cơ bản của văn hoá doanh nghiệp. Trong những năm thực hiện kế hoạch hoá tập trung, do thị trường và các quy luật của thị trường không được công nhận, các doanh nghiệp nước ta tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh được ban hành từ trên, sản phẩm làm ra được giao nộp lên trên, không tính đến những nhu cầu thị trường, không hạch toán đúng đắn giá cả, cộng với tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp không gắn với kết quả sản xuất Thể chế kế hoạch hoá tập trung cũng không bảo đảm trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh doanh, hạn chế tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp. Tình trạng đó đã làm sai lệch bản chất của kinh doanh, cũng có thể gọi đó là “sản xuất mà không kinh doanh”. Tuy vậy, cũng trong thời kỳ này, có những cán bộ quản lý doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, tạo ra một số mô hình kinh doanh có hiệu quả. Những mô hình này đã nêu lên một số nét đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp thời kỳ đó: tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn. Truyền thống văn hoá đó đã có ảnh hưởng tốt đối với thế hệ kinh doanh ngày nay. Công cuộc đổi mới được khẳng định từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) và thể chế kinh tế thị trường được công nhận đã mở ra cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta những đIều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng bước hình thành văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội nước ta, đó là văn hoá doanh nghiệp. Công cuộc đổi mới đã đem lại sự giảI phóng các lực lượng sản xuất, quyền tự do kinh doanh của mọi công dân trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đó cũng là phát huy sức mạnh của toàn dân tộc cho công cuộc chấn hứng đất nước; mọi người được tự do phát huy tàI nưng, trí tuệ trong kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước, như Đại hội IX của Đảng đã quyết định. Có thể nói đây là sự thể hiện nổi bật nhất của vănhoá lãnh đạo, văn hoá quản lý: là sự lãnh đạo phù hợp quy luật phát triển của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của cả dân tộc, một dân tộc đã gan góc chống ngoại xâm trong hàng thế kỷ, nay không cam tâm chịu mãi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Chính công cuộc đổi mới đã mở đường cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp dân doanh và đội ngũ doanh nhân mới mở đường cho sư hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và giao tiếp. Không những bánh phồng tôm Sa Giang, cá kho tộ, kẹo dừa Bến Tre, chè Tân Cương và chè Tuyết Sơn đã chiếm lĩnh thị trường mà món phở, tranh sơn mài, đồ gốm Bát Tràng và chiếc áo dài Việt Nam đã được xuất khẩu ưa chuộng trên thế giới. Cà phê Trung Nguyên mở ra ở Tôkyô do một doanh nhân Nhật Bản làm chủ đã trở thành một trung tâm văn hoá Việt Nam với âm nhạc Trịnh Công Sơn, tranh thêu và sơn mài Việt Nam đem lại hương vị văn hoá Việt Nam. Hãng hàng không Việt Nam, du lịch Việt nam đã có những thành công trong giữ gìn và quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài. Đó là những thành công ban đầu rất đáng trân trọng. Đã có doanh nghiệp Việt nam học được cách muối dưa chuột, ớt, gừng, tỏi để xuất khẩu sang Nhật bản theo đúng quy trình và khẩu vị người Nhật bản. Dưới đây em xin đưa ra một số doanh nghiệp điển hình đã có những thành công trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Công ty taxi Mai Linh Truyền thống của Mai Linh là hình ảnh bộ đội cụ Hồ giản dị, trung thực, dũng cảm, dám làm, dám chịu trách nhiệm – lấy cái chung làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển – cá nhân là mũi xung kích đi đầu trong mọi lúc, mọi nơi. Với chính sách chất lượng mà Công ty Mai Linh cam kết với khách hàng và cộng đồng xã hội: “luôn luôn ân cần phục vụ bà con cô bác” luôn tôn trọng khách hàng, yêu quý khách hàng như người thân bà con của mình: (1) với khách hàng : tôn trọng lễ phép (2) với đồng nghiệp : thân tình giúp đỡ (3) với công việc : tận tụy sáng tạo (4) với gia đình : thương yêu tránh nhiệm (5) với công ty : tuyệt đối trung thành Những điều cam kết trên mang tính nhân văn – mang nặng nghĩa tình và tăng thêm trách nhiệm bằng khẩu hiệu: “An toàn, chất lượng, mọi lúc, mọi nơi” Đó là những gì mà Mai Linh trưởng thành và tâm niệm tự giác thực hiện đầy đủ và không hề đòi hỏi ai bất cứ gì hơn, chỉ mong sao có sự công bằng xã hội, cạnh tranh lành mạnh đúng luật pháp. Mỗi thành viên Mai Linh làm việc với tình cảm chân thành, trái tim trung thực và hơn nữa làm việc theo nhu cầu cuộc sống văn hoà cao hơn. “Thắng không kiêu – Bại không nản” để phấn đấu vươn lên. Đầu tầu – gương mẫu – mọi lúc mọi nơi: vui là vui chung tập thể gia đình Mai Linh – nói điều hay, làm việc tốt cho Gia đình, bản thân, Công ty và cộng đồng xã hội. Với nhận thức như: Mai Linh là mái nhà chung của mỗi thành viên. Mai Linh là ngày mai của nhiều thế hệ con cháu của mình. Mai Linh là niềm tự hào của mỗi chúng ta hôm nay và ngày mai. Mai Linh là Người Việt Nam biết vận dụng tinh thần tự lực, tự cường, phát huy nội lực, noi gương sáng bộ đội cụ Hồ Mỗi chúng ta hãy làm một điều gì tốt đẹp cho Mai Linh như cho chính bản thân, Gia đình mình. Với lái xe: yêu xe Công ty như xe nhà mình, quý tình đồng nghiệp như anh chị em ruột thịt cuả mình, sẵn sàng nhường nhịn cho nhau, bảo vệ nhau mọi lúc mọi nơi. Không hút thuốc lá, nghiện không uống rượu bia trong giờ làm việc Mai Linh trung thực dễ thương là nét văn hoá đặc trưng của người lái xe Mai Linh và mọi thành viên gia đình Mai Linh cũng sẽ thấm nhuần nét văn hoá này và là thành viên đặc trưng của Mai Linh – Tinh thần – Trí tuệ Mai Linh. ISO 9002: 1994 – Uy tín – Chất lượng - An toàn – Nhanh chóng – Mọi lúc – Mọi nơi. Là phương châm trong chính sách chất lượng của công ty Mai Linh, là cơ sở để xây dựng văn hoá doanh nghiệp theo ISO hay nói cách khác là văn minh chất lượng. Trả lại tài sản cho khách hàng tại văn phòng – nơi giao dịch và đi xe taxi là một cử chỉ trung thực của người nhân viên, cán bộ, lái xe khi kinh doanh bán vé máy bay, xe cho thuê, du lịch – thương mại và taxi. Trong lĩnh vực lái xe taxi hiện nay, khi điều này thành thói quen sẽ trở thành một nét văn hoá trong kinh doanh taxi – du lịch- thương mại – dạy nghề. Chú trọng giáo dục, đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cần được biến thành thói quen trong doanh nghiệp, là văn hoá trong khi làm việc – xử sự hài lòng khách hàng và phù hợp với ngành nghề kinh doanh Mai Linh. Thăm dò ý kiến khách hàng để thoả mãn họ là một nét văn hoá trong chất lượng dịch vụ thời kỳ kinh doanh hoà nhập thị trường thế giới. Trong tương lai không thể thiếu nét văn hoá này, điều này giúp cho mối quan hệ trong doanh nghiệp ngày càng thân mật và vui vẻ tạo hưng phấn cho người lao động nâng cao năng suất. Bắt đầu của văn minh chất lượng là được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Không để khách hàng quên tài sản trên xe taxi là nét văn hoá trong dịch vụ taxi mà chúng ta đã và đang theo đuổi. Thoả mãn nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng Du lịch – Thương mại – Bảo dưỡng sửa chữa – Taxi (Nhận biết khách hàng, nhận xét đánh gia khách hàng, biến họ thành khách hàng trung thành và thường xuyên). Đào tạo và phát huy được khả năng chuyên môn của nhân viên cần trở thành nét văn hoá của cán bộ quản lý. Không có kỷ luật những vi phạm trong quan hệ đã chứng minh nhận thức của cán bộ nhân viên trong tổ chức đã được nâng lên do đào tạo tốt. SA 8000:2001 Hệ thống trách nhiệm xã hội làm thoả mãn những yêu cầu thiết yếu ngày càng tăng lên của người lao động. ISO 14000: Hệ thống quản lý môi trường giúp cho môi trường sống và làm việc ngày càng tốt hơn cũng góp phần nâng cao năng suất lao động. OHSAS 18001: Hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp Quá trình hình thành một số nét văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần Mai Linh 1.Quá trình hình thành 1.1ý tưởng ban đầu của người sáng lập công ty -Tạo công ăn việc làm cho người lao động -Ưu tiên cho những người lính trở về -Cùng lớn mạnh và phát triển trong sự phát triển của đất nước 1.2 xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên -Thành lập trung tâm dạy nghề Mai Linh -Chú trọng công tác huấn luyện cho đội ngũ kế cận -Trang bị đồng phục cho cán bộ nhân viên -Các chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ nhân viên như tặng cổ phiếu ưu đãi 1.3 hệ thống phương tiện kinh doanh đồng nhất -Màu sắc trên phương tiện kinh doanh -Trang bị đầy đủ thiết bị kinh doanh theo quy định của nhà nước -Chú trọng nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu Mai Linh trên thương trường 1.4 ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh -Thống nhất ngôn ngữ trong giao tiếp với khách hàng -Sử dụng ngôn ngữ văn minh lịch sự trong giao tiếp nội bộ và giao tiếp với khách hàng 1.5 nghiệp vụ kinh doanh chuyên nghiệp -Xây dựng phong cách bán hàng hiện đại -Xây dựng hệ thống quản lý theo ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, 5S và đã được tổ chức BVQI của Anh cấp chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002:1994 ngày 01/06/2001 và sẽ chuyển đổi phiên bản ISO 9001:2000 vào tháng 6/2003. 1.6 giáo dục văn hoá truyền thống trong kinh doanh -Huấn luyện văn hoá truyền thống cho cán bộ nhân viên. Đã mở hai đợt huấn luyện văn hoá doanh nghiệp cho khoảng 400 cán bộ quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2002 và tại Hà nội tháng 10/2002 -Huấn luyện văn hoá giao tiếp trong kinh doanh cho cán bộ nhân viên -Phát huy chủ đề “Nụ cười Mai Linh” trong toàn hệ thống Mai Linh 1.7 thành lập các tổ chức xã hội trong công ty -Thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động -Thành lập hội cựu chiến binh để phát triển bản chất bộ đội cụ Hồ -Thành lập chi bộ đảng để chỉ đạo công ty đi đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. -Thành lập hội chữ thập đỏ để tham gia công tác xã hội từ thiện một cách có tổ chức. -Thành lập đoàn thanh niên để xây dựng đội ngũ kế cận của Đảng trong công ty 2.một số kết quả thể hiện văn hoá trong kinh doanh 2.1những gương sáng giữa đời thường -Anh Dương Mạnh Đồng, lái xe trả lại 18800 USD và 49.5 triệu đồng cho khách hàng Mỹ để quên trên xe tháng 3/2002. -Anh Trịnh Văn Bảy, lái xe, trả lại 10000 USD và 2 triệu đồng cho khách để quên trên xe ngày 13/9/2002. -Anh Hùng Kiệt, lái xe, trả lại 75000 USD cho khách Đài Loan ngày 2/6/1999. -Anh Bùi Văn Hà, lái xe, trả lại 10000 USD cho chị Ngô Thị Lê Mai nhân viên quỹ tài trợ FORD ngày 20/01/1998. -Anh Võ Tam Bình, lái xe HTX 30, trả lại cho khách Hàn quốc 6000 USD, khách hàng tặng 60 USD anh đã gửi tặng lại gia đình cựu chiến binh có con gái duy nhất đã chết trong vụ hoả hoạn cháy toà nhà ITC ngày 15/11/2002. -Anh Nguyễn Văn Quang, lái xe xí nghiệp CLTX lao theo đánh cướp bảo vệ khách hàng và cùng công an bắt được thủ phạm trao trả lại tài sản cho chị Nguyễn Thị Tâm tháng 6/2000. -Anh Nguyễn Văn Dũng, lái xe GDTX ép xe bọn cướp bảo vệ tài sản của dân ngày 24/03/1998. -Anh Lê Chí Công, lái xe CLTX đuổi bắt cướp đã giật giỏ xách của người đi đường ngày 13/06/1999. -Ang Nguyễn Phi Long, lái xe công ty Mai Linh dùng xe taxi húc vào xe honđa của tên cướp và bắt được tên cướp giao cho công an. 2.2 tôn vinh người lao động -Ngày 19/4/2003 công ty cổ phần Mai Linh đã tổ chức lễ hội: “Gia đình Mai Linh” nhằm tuyên dương người lao động, trong đó có tổ chức tặng anh Dương Mạnh Đồng một chiếc xe taxi trị giá 70 triệu đồng, là chiếc xe mà anh đã dùng kinh doanh và trả lại cho khách hàng Mỹ trên 340 triệu đồng. 2.3 nghĩa vụ đối với nhà nước -Năm 2002 công ty Mai Linh đã được tổng cục thuế tặng bằng khen hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. -Từ năm 1993-2002 công ty Mai Linh đã nộp cho nhà nước 22.936.851.874 triệu đồng Việt Nam. 2.4 chấp hành tốt luật lệ giao thông -Tỷ lệ va quẹt so với số chuyến taxi năm 2002 là 0.83% (3200 lần va quẹt/3.5 triệu chuyến trong năm) là tỉ lệ rất thấp so với số liệu va quẹt tai nạn của phòng CSGT thành phố Hồ Chí Minh. -Mục tiêu an toàn được đặt lên hàng đầu trong chính sách chất lượng của Mai Linh. 2.5 xây dựng nhà, cầu tình nghĩa, tình thương -Trong gần 10 năm qua đã xây dựng 10 căn nhà tình nghĩa, tình thương trị giá gần 100 triệu đồng, cầu Ong Rô cho bà con ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh trị giá 40 triệu đồng. -Tham gia quỹ xóa đói giảm nghèo:trên 100 triệu cho các loại quỹ xoá đói giảm nghèo và học bổng. -Tham gia hỗ trợ đồng bào bị thiên tai hoả hoạn, lũ lụt khoảng 100 triệu đồng. 2.6hình thành tập quán tốt đẹp trong doanh nghiệp Mai Linh -Lái xe Mai Linh trung thực dễ thương là nhận xét của hầu hết khách hàng sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh. -Luôn ân cần phục vụ bà con cô bác trở thành truyền thống phục vụ khách hàng trong tất cả các sản phẩm dịch vụ của Mai Linh. -Trong thời gian tới, việc chuyên nghiệp hoá trong kinh doanh sẽ được chú trọng. Trên nền tảng của hệ thống quản lý theo ISO 9000 công ty sẽ quyết tẫm xây dựng phong cách văn hoá Mai Linh mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 2.7thành tích nổi bật -Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm 2001. -Thủ tướng tặng cở thi đua năm 2002. Công ty Traphaco a.Một doanh nghiệp có văn hoá khi các thành viên của doanh nghiệp là những người có văn hoá: -Các thành viên trong công ty cổ phần Traphaco đều tôn trọng các truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt Nam. Thông qua cách ứng xử giao tiếp, thông qua các tiêu chí về đạo đức, quan niệm về lẽ sống, về tình yêu, tình bạn, về hạnh phúc gia đình, đoàn kết, tôn trọng các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc: tương thân tương ái, kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, hiếu học, hiếu nghĩa, tôn trọng những giá trị lao động chân chính, những giá trị tinh thần, tình cảm lành mạnh trong sáng; -Mỗi một thành viên trong công ty Traphaco luôn hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của nhà nước, lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong ngành y tế. -Traphaco tôn trọng những thành viên có hiểu biết về sứ mệnh của công ty, say mê sáng tạo, không thoả mãn với các thành quả hiện tại, luôn vươn tới cái mới tốt đẹp hơn tạo cho doanh nghiệp luôn có sự độc đáo, có các sản phẩm có chất lượng cao với các dịch vụ ngày càng hoàn thiện, tăng trưởng không ngừng về chất lượng. -Đoàn kết là sự gắn kết suy nghĩ và hành động của mỗi thành viên vì mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp và vì sự phát triển của mỗi thành viên, doanh nghiệp luôn đề cao và khích lệ các thành viên thiết lập tinh thần cộng đồng, hợp tác và chia sẻ vì mục tiêu chung không phân biệt xuất xứ, tuổi tác, trình độ, người cũ, người mới. -Để có thể gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, công ty luôn tổ chức các hoạt động tập thể: văn nghệ, TDTT, viết và học hát các ca khúc về doanh nghiệp, diễn đàn giao lưu giáo dục truyền thống doanh nghiệp, tổ chức câu lạc bộ như câu lạc bộ tri thức trẻ. Qua đó mọi người xây dựng được những niềm tin, niềm tự hào và tình yêu với công ty. b.Bất cứ thành viên nào trong doanh nghiệp luôn luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng thương hiệu công ty. Với những cố gắng nỗ lực trong nhiều lĩnh vực: Đảm bảo chất lượng, xây dựng uy tín cho sản phẩm và doanh nghiệp bằng việc cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. -Quảng bá thương hiệu bằng nhiều kỹ thuật marketing hiện đại lấy nhu cầu thị trường làm định hướng sản xuất kinh doanh, lấy nghiên cứu phát triển làm động lực tăng trưởng với sự tăng cường chất xám trong kết cấu sản phẩm tạo nên sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm. Nhiều năm gần đây chúng tôi tự hào về thương hiệu của mình đã được xã hội biết đến, người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm mang thương hiệu Traphaco. í thức được giá trị của thương hiệu tạo nên sự nổi tiếng cho doanh nghiệp tạo nên các niềm tin cho các thành viên Traphaco ở hiện tại và tương lai. Chúng tôi đã dăng ký bảo hộ độc quyền ở trong nước và nhiều nước trên thế giới. Thương hiệu là một nét văn hoá công ty. -Một hình thức nữa mà không có hình ảnh quảng cáo nào, kỹ thuật marketing nào có thể thuyết phục được khách hàng đó là niềm tin của hơn 500 CBCNV trong công ty vào chính những sản phẩm do họ góp công tạo dựng được thông tin tới những người họ hàng, bạn bè gần xa trên mọi miền tổ quốc. c. Thứ ba là xây dựng phương châm hoạt động của doanh nghiệp “Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền” là phương châm hoạt động của công ty, là quan điểm chi phối mọi suy nghĩ và hoạt động của mỗi thành viên trong công ty dù ở bất cứ lĩnh vực công tác nào: nghiên cứu phát triển, chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường và trong điều hành công việc hàng ngày. Phương châm đã tạo nên sự độc đáo trong sản phẩm: tính hiện đại và truyền thống. Chính công nghệ mới và bản sắc cổ truyền tạo ra những thế mạnh cho doanh nghiệp khi hội nhập quốc tế. Những hạn chế Như chúng ta đã biết, Việt nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường non trẻ, các doanh nghiệp phải vật lộn trên thị trường để tồn tại với số vốn tự có hạn hẹp, chính vì thế việc xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp hầu như chưa được những nhà quản lý quan tâm. Những hạn chế trong văn hoá của doanh nghiệp Việt Nam xuất phát từ hai lý do: Lý do khách quan Việt Nam là một xã hội làm ruộng và làm vườn, nền văn hoá truyền thống có sự phát triển ưu tiên của các quan hệ đạo đức; Dư luận xã hội trọng thị người làm ruộng và người làm quan. Trong cơ cấu xã hội truyền thống, cả nhà doanh nghiệp và tầng lớp trí thức sản xuất đều bị coi nhẹ. Hậu quả của nó là không những khoa học tự nhiên không được phát triển, các năng lực cá nhân không được giải phóng mà cả hành lang pháp luật cũng chưa sâu, chủ nghĩa kinh nghiệm và sự tuỳ tiện ăn rất sâu vào hệ thống quản lý xã hội. Sau năm 1986, chúng ta bắt đầu đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế; Chế độ hai thị trường trở thành một thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết, phải nói rằng về mặt yếu tố, năng lực kinh doanh của người Việt có rất nhiều tiềm ẩn bởi sự thông minh, nhanh nhậy, cần cù, dũng cảm do nền văn hoá truyền thống tạo nên. Song về mặt cơ chế, nền văn hoá truyền thống không trọng thương nghiệp, không có khả năng giải phống cá nhân, cố gắng gìn giữ tính thống nhất của cộng đồng, do đó các yếu tố doanh nghiệp tiềm ẩn không phát triển được. Và thời kỳ áp dụng nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp là thời kỳ có khoảng trống lớn về kinh doanh đã diễn ra trong xã hội. Hiện nay, công cuộc đổi mới về kinh tế đang ở tình huống thị trường sơ khai. So với mô hình kinh tế cũ, đó là bước tiến. Song với tình huống thị trường sơ khai, tức là tình huống nền kinh tế thị trường chưa phát triển đầy đủ và còn rất rối- là tình huống khó hoàn toàn tránh khỏi, nhưng cần phải vượt qua . Dừng lại ở tình huống này là rất nguy hiểm.Xin lưu ý, trong truyền thống văn hoá Việt Nam thì truyền thống văn hoá kinh doanh vốn không phải là điểm mạnh, lại đã mai một trong thời kỳ mà thị trường và kinh doanh bị xoá bỏ, kỳ thị. Nay chuyển sang kinh tế thị trường lại càng thấy nhiều mặt yếu, trong kinh tế thị trường rất cần và càng cần văn hoá, trí thức, tâm huyết, đức hạnh để làm chính sách và luật pháp; Làm nhà kinh doanh giỏi, làm viên chức nhà nước và chính khách có tài có đức. Không thể trong một thời gian ngắn có thể xoá bỏ những hạn chế khách quan trên, nhưng chúng ta cần phải tìm giải pháp để hạn chế và xoá bỏ dần dần những tồn tại này. Lý do chủ quan Từ phía doanh nghiệp - Hạn chế về trình độ quản lý Như đã biết phần lớn doanh nghiệp nước ta là những doanh nghiệp nhỏ, khởi sự với đồng vốn hạn hẹp, vay tín dụng khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật rhiếu và yếu, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn chưa tạo được cho sắc thái văn hoá kinh doanh. Khi nền kinh tế thị trường ở nước ta mở cửa rộng rãi với nước ngoài, thì các công ty với rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau mọc lên như nấm. Phần lớn là các doanh nghiệp trẻ, họ đi nước ngoài về, họ từ nông thôn ra, họ từ chiến trường về, họ là những nhà trí thức chưa thành đạt trong lĩnh vực khoa học. Nói chung, sự kinh doanh của họ đều là đầu tiên, không bắt nguồn từ một truyền thống gia đình hay dòng họ, tập quán nào cả. Vậy thì vốn kinh doanh lấy ở đâu ra? Phần lớn là họ gom góp ở mỗi người một ít, vay mượn, thế chấp tài sản. Có một số ít người đã thành công bước đầu trong lĩnh vực kinh doanh, không ít người đã thất bại; một số công ty, doanh nghiệp đanh trong tình trạng sống dở, chết dở. Phải nói rằng khát vọng làm giầu bằng kinh doanh là một hiện tượng mới ở tầng lớp thanh niên. Họ đã vượt qua được những dư luận xã hội không đúng đắn về ngành thương nghiệp và họ có khả năng tiếp thị không những ở thị trường nội địa mà cả trên thương trường quốc tế. Song ngày nay dù một số đã thành công hay một số không thành công, người ta vẫn nhận thấy rằng nền doanh nghiệp Việt Nam chưa xác lập được những cơ sở hạ tầng làm xuất hiện các khuynh hướng, các bản lĩnh kinh doanh có văn hoá. Trong điều kiện hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị các luồng gió độc lấn át. Mọi giá trị tinh thần đang bị đảo lộn. Lợi nhuận đang trở thành mục tiêu, động lực duy nhất của một số chủ doanh nghiệp. Họ đã quên đi yếu tố văn hóa, thậm chí còn nghĩ rằng kinh doanh chi phối và bao chùm cả văn hóa. Chính vì thế họ sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đoạt càng nhiều lợi nhuận càng tốt. - Các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú ý đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng tên gọi, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý Lấy địa điểm xuất xứ để chỉ một sản phẩm là cách làm có từ xa xưa bởi người ta biết rằng những yếu tố địa lý, vật lý và con người có những tác động nhất định đối với một số sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu đã cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin đặc biệt. Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý là điều còn rất mới ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn. Gần đây, một loạt các doanh nghiệp Việt Nam bị ăn cắp thương hiệu trên thị trường quốc tế như thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên người ta mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. ở Việt Nam hiện nay chỉ có nước mắm Phú Quốc đã được pháp luật thừa nhận và bảo hộ tên gọi xuất xứ, sản phẩm đang trong quá trình đăng ký là sản phẩm chè San Tuyết Mộc Châu. Trong khi đó Việt Nam có hệ thống các làng nghề truyền thống cùng với các sản phẩm nông sản, thực phẩm đa dạng và phong phú cần được bảo hộ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý như chè Tân cương Thái nguyên, cà phê Buôn mê thuột, nhãn lồng Hưng yên, vải thiều Thanh hà, gạo tám thơm Hải hậu, bưởi Đoan hùng, bưởi Phúc trạch, gà ri Việt Nam Khi các sản phẩm này được bảo hộ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển làng nghề truyền thốn, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm này. - Văn hoá quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức. Ngày nay, những đoạn phim quảng cáo trên truyền hình chở nên đaị chúng và quen thuộc. Chúng xuất hiện với tần số khá cao và tác động không nhỏ đến người xem truyền hình do luôn được đan xen giữa các chương trình ca nhạc, trò chơi giải trí, phim truyện, phim quảng cáo vừa khuyếch trương sản phẩm vừa thể hiện văn hoá tiêu dùng nên được nhiều Công ty chăm chút và đầu tư khá nhiều ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0060.doc
Tài liệu liên quan