Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề vừa có tính chất kinh tế quan trọng, vừa mang tính xã hội cấp bách, giải quyết việc làm tốt, có hiệu quả không chỉ là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mà còn góp phần đặc biệt vào việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Giải quyết việc làm chính là sự quan tâm đến con người không chỉ với tư cách là một nguồn lực phát triển mà còn mang tính nhân đạo, nhân văn, tính xã hội sâu sắc.
Trong những năm vừa qua, trong quá trình chuyển đổi cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động, mặc dù vậy thách thức còn lớn, nhiệm vụ còn nặng nề.
Tỉnh Hoà Bình là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên phong phú, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Vì vậy, nó chứa đựng nhiều tiềm năng trong việc giải quyết việc làm. Nhưng cũng vì vậy vấn đề việc làm của tỉnh Hoà Bình cũng như của cả nước trở nên gay gắt hơn. Người lao động từ bên ngoài đổ vào đặc biệt ở nông thôn với đủ mọi thành phần, mọi sắc tộc. Tỉnh Hoà Bình đang đứng trước thời cơ mới với những khó khăn mới.
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cho họ. Số người trên độ tuổi lao động năm 1997 chiếm 10,35% san năm 2000 giảm xuống còn 9,92 cũng cần phải có việc làm phù hợp với sức khoẻ bởi vì ở độ tuổi này chỉ là lao động phụ lúc này sức khoẻ giảm sút, tức là nếu trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất thì hiệu quả không cao nhưng bù lại họ có những kinh nghiệm quý báu, là những người dẫn dắt truyền đạt cho thế hệ sau.
2.2 -Cơ cấu nguồn lao động chia theo trình độ văn hoá và chuyên môn
Bảng 11: Trình độ văn hóa của dân số từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh Hoà Bình
Trình độ văn hóa
1996
2001
Số lượng ( người)
%
Số lượng ( người)
%
Số người không biết chữ
78190
19,91
10728
2,67
Tốt nghiệp cấp I
122690
31,23
180779
45
Tốt nghiệp cấp II
133079
33,88
158259
38
Tốt nghiệp cấp III
45499
11,58
52038
12,95
Tốt nghiệp đại học Cao đẳng
638
0,16
7232
1,8
Tốt nghiệp trung học
12750
3,24
13199
3,28
Tổng số
392810
100
401798
100
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm 1996-2001
Qua kết quả điều tra thì trình độ văn hoá còn thấp, năm 1996 số người chưa biết chữ là 78190 người chiếm 19,91% trong tổng số điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu của lao động theo trình độ chuyên môn của những năm sau đên năm 2001 con số này giảm xuống chỉ còn 2,67% đây là một con số rất đáng mừng. Tỷ lệ tôt nghiệp cấp I năm 1996 đạt 31,23% sang năm 2000 con số này tăng lên là 45%. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp II cũng tăng lên từ 33,88 (1996) lên 38% (2001) tỷ lệ tốt nghiệp cấp III tăng từ 11,58% (1996) lên 12,16% (2001). Đặc biệt quan trọng hơn là số tốt nghiệp Cao đẳng đại học tăng lên từ 0,16% (1996) lên 1,8% (2001). Với tốc độ tăng như vậy thì vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động có phần thuận lợi hơn đó là do người lao động được đào tạo, được rèn luyện phù hợp với công việc.
Ta có số liệu tổng kết trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Hoà Bình năm 2001 như sau.
Bảng 12: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ tỉnh Hoà Bình
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
1996
2001
Lực lượng
%
Lực lượng
%
Không chuyên môn kỹ thuật
351747
89,50
396151
89,05
Có chuyên môn kỹ thuật
17408
4,43
15736
3,54
Trung cấp
17683
4,50
20603
4,63
Cao đẳng đại học
5898
1,50
6467
1,45
Đại học trở lên
62
0,016
5706
1,28
Khác
258
0,07
208
0,05
Tổng số
393058
100
444871
100
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm của tỉnh Hoà Bình.
Qua số liệu bảng trên, ta thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở trên địa bàn tỉnh còn thấp: số công nhân không có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 1996 là 351747 người chiếm 89,5%; năm 2001 là 396151 người chiếm 89,05% ( giảm 0,45% ) số có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 1996 là 17408 người chiếm 3,54% ( giảm 0,89%). Trong khi đó số người có trình độ Cao đẳng, đại học và trên đại học là 10173 người chiếm 2,73% ( tăng 2,644%).
Với những lao động mà có trình độ CMKT thì nhu cầu việc làm của họ là rất cao. Nếu so sánh giữa năm 1996 và 2001 về số lượng lao động nó tăng lên 51813 người cần việc làm đòi hỏi các cấp các ngành của tỉnh cần có giải pháp để bố trí việc làm.
2.3- Cơ cấu nguồn lao động theo khu vực
Được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 13: Dân số trong độ tuổi lao động theo khu vực thành thị nông thôn
Khu vực
1996
2001
Tổng
%
Trong đó
Tổng số
%
Trong đó
Nữ
%
Nữ
%
Thành thị
52304
14,52
27391
52,37
71884
15,7
36530
50,82
Nông thôn
307837
85,48
156672
50,89
386202
84,3
190766
49,40
Tổng số
360141
100
184063
51,1
452658
100
227296
49,62
Nguồn: Niên giám thống kê cục thống kê Hoà Bình.
Qua bảng số liệu trên cho thấy dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị lớn hơn dân số trong tuổi lao động ở khu vực nông thôn sở dĩ như vậy là vì ở thành thị người lao động dễ kiếm việc làm hơn và lại có thu nhập cao hơn so với ở nông thôn, do đó họ đổ xô lên thành thị với mục đích là kiếm được việc làm cho dù đi đạp xích lô hay hót rác, cửu vạn....còn hơn là ở nông thôn làm ruộng chân nấm tay bùn mà thu nhập chẳng đáng là bao. Vậy chính quyền các cấp các ngành phải quan tâm chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm cho loại lao động này, loại này chủ yếu là thanh niên vừa học xong không có công ăn việc làm.
3. Hiện trạng việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cùng ảnh hưởng đến công trình nhà máy thuỷ điên Sông Đà nên tình hình lao động, việc làm trên địa bàn của tỉnh có nhiều biến động lớn. Để có cơ sở, biện pháp giải quyết việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ngày 6/6/1999 UBND tỉnh đã ra quyết định số 379 QĐ/UB thành lập ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm trong toàn tỉnh công việc điều tra tiến hành trên tổng số 49 địa bàn của 10 huyện, thị, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp ở các hộ kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 14: Số lượng lao động có việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Số lượng người trong tuổi lao động
434790
455610
445756
452695
484654
Số người có việc làm
397155
403293
397639
401243
413960
Nguồn: Phòng dậy nghề thuộc sở LĐTB-XH tỉnh Hoà Bình.
Qua số liệu ở bảng trên, năm 1997 số người có việc làm tại tỉnh Hoà Bình là 397155 người năm 1998 tăng thêm 6138 người và cho đến năm 2001 con số này là 413960 người. Điều này chứng tỏ việc làm cho người lao động ngày một tăng qua các năm và nó tăng tỷ lệ thuận với quá trình tăng dân số. Để rõ hơn ta xem xét tỷ lệ việc làm trong các ngành kinh tế.
Bảng 15 Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế(2000).
Đơn vị :%
Ngành
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Thương mại dịch vụ
Khác
1999
69,4
4,4
5,6
14,2
2000
60
5,7
10,7
10,7
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hoà Bình.
Nhìn chung tỷ lệ việc làm của ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số 60%. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do họ không có trình độ văn hoá, không có kinh nghiệm do đó không thể làm việc bằng trí óc được mà phải làm việc bằng tay chân nhất là ở Hoà Bình với điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi đi lại khó khăn vậy ngành nông nghiệp tỷ lệ việc làm chiếm đại đa số là đương nhiên. Tuy vậy trong những năm gần đây xu hướng phát triển mạnh ngành thương mại dịch vụ và ngành này góp một phần đáng kể về thu ngân sách của tỉnh đồng thời cần phải giảm bớt tỷ lệ viẹec làm trong ngành nông nghiệp
Việc sắp xếp việc làm theo ngành kinh tế ảnh hưởng tới chất lượng lao động trong khu vực. Nếu sắp xếp hợp lý với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh thì lao động sẽ có cơ hội phát huy được sức sáng tạo tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến các hình thức khuyến khích sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, nhập nguyên liệu từ nước ngoài về gia công chế biến trong nước, đưa lao động và các chuyên gia ra nước ngoài làm việc học tập đó cũng là một hình thức giải quyết việc làm cho khoảng hơn 20000 người có công ăn việc làm có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình ưu điểm của ngành này không cần trình độ học vấn mà chỉ cần có sức khoẻ tốt là được.
Một đặc điểm quan trọng trong cơ cấu việc làm ở tỉnh Hoà Bình là cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế.
Bảng 16: Cơ cấu việc làm theo các thành phần kinh tế của tỉnh
Hoà Bình ( 2000)
Thành phần kinh tế
Việc làm
Số lượng việc làm
Tỷ lệ ( %)
Doanh nghiệp nhà nước
2500 việc làm
5,6 %
Hợp tác xã
2350 việc làm
5,3%
Tổ hợp tác
2300 việc làm
5,2%
Kinh tế tư nhân
9200 việc làm
20,8%
Kinh tế cá thể
2794 hộ
63,1%
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hòa Bình.
Bảng trên cho thấy: Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế của tỉnh thể hiện rất rõ nét đặc điểm kinh tế của tỉnh. Số việc làm trong thành phần kinh tế tập thể hợp tác xã là 2300 do đặc thù kinh tế của tỉnh có các ngành tiểu thủ công nghiệp nhưng đặc biệt hơn cả là số việc làm trong các đơn vị kinh tế tư nhân là 9200 việc làm, hộ gia đình 27940 hộ.
Việc quan tâm chú ý tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đó là biện pháp theo đúng hướng phát triển kinh tế của tỉnh là việc cần nên làm, đó là biện pháp tối ưu để giải quyết việc làm cho người lao động.
ở tỉnh Hoà Bình những người lao động trẻ, chưa có kinh nghiệm chiếm tỷ trọng cao. Năm 1989 lao động ( tương đương với việc làm ) ở độ tuổi 16-34 chiếm 36,2% tổng dân số của tỉnh và 61,2% tổng số lực lượng lao động. Năm 2000 số đó chiếm 35,4% tổng dân số của tỉnh và 60,3% tổng số lao động số lao động thuộc nhóm tuổi trên 35 có số lượng lao động ở nhóm tuổi thnh niên và có xu hướng giảm theo độ tuổi cao. Những người ở độ tuổi dưới 35 mặc dù được đào tạo cơ bản có sức khoẻ có năng lực cùng sự năng động nhanh nhẹn của tuổi trẻ nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường trong cuộc cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ sản phẩm đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, trong quản lý... hầu hết các doanh nghiệp các chủ quản lý đều muốn thu hút các đơn vị mình những người có nhiều kinh nghiệm có khả năng đứng trước sóng gió thị trường. Đây cũng là vấn đề khúc mắc trong công tác việc làm có liên quan đến chất lượng người là lao động các doanh nghiệp có việc làm cần thu hút người lao động nhưng là lao đọng có tay nghề cao, lâu năm đã có kinh nghiệm thực tế thì số người lao động trẻ, có sự đào tạo nhưng chưa có kinh nghiệm là rất nhiều.
Về chất lượng lao động, nói chung ở trên địa bàn tỉnh là tương đối cao. Bản thân đối tượng tìm việc làm cũng có trình độ văn hoá cao hơn và ngày càng có xu hướng phát triển về trình độ, năng lực chuyên môn kỹ thuật. Lao động có trình độ từ trung cấp lên đến trên đại học chiếm gần 12%(1989) và 25%(2001) nếu kể cả cán bộ, công nhân kỹ thuật thì tỷ lệ đó cao hơn nhiều.
Tuy trình độ người lao động trên địa bàn tỉnh vào loại khá nhưng nguồn vào cách đào tạo còn chậm và nặng nề về lý thuyết sách vở thực tế ít. Hơn nữa lại được đào tạo theo công nghệ cũ, không theo kịp với các trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Trong tình hình hiện nay, sự khác biệt giữa chất lượng việc làm và chất lượng lao động không chỉ thấy riêng ở tỉnh mà trên phạm vi rộng hơn có thể nói chất lượng việc làm hiện nay còn thấp, chỗ làm việc đem lại thu nhập cao cho người lao động, lao động có hiệu quả còn ít những nơi đem lại thu nhập cao cho người lao động chủ yếu là liên quan lĩnh vực kinh doanh trong lĩnh vực quốc doanh thuần tuý, nhìn chung thu nhập của người lao động còn thấp, thậm chí không đủ trang trải cuộc sống gia đình do sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi nền kinh tế lại chưa phát triển, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều có quy mô nhỏ bé về vốn công nghệ cũ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao do đó mặc dù lao động có việc làm ổn định nhưng tiền lương còn thấp cụ thể là: Một số doanh nghiệp thuộc ngành thương mại-dịch vụ do phải cạnh tranh với các thành phần kinh tế, lương thu nhập cho người lao động rất thấp, bình quân chỉ từ 200000 đến 250000đ/người/tháng số lao động dôi dư và không bố trí được việc làm còn cao
Mức thu nhập bình quân trong các doanh nghiệp nhà nước là 380000 đ/tháng. ở đây có nghịch lý phổ biến là thu nhập cao lại kkhông dựa trên cơ sở hiệu quả lao động cao. Thu nhập cao chủ yếu do tính đặc thù của chỗ làm việc nếu chỗ làm việc đó gắn với những ngành có thể bán tài nguyên quốc gia, gắn với nơi có khả năgn tham ô của công thì có thu nhập cao những người có tay nghề, có trình độ học vấn cao lại có thu nhập thấp hơn những người làm việc kém nghiêm túc hơn. Cũng tồn tại một nghịch lý khác nữa là giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay, lao động phức tạp với người lao động đơn giản. Một ví dụ nho nhỏ cho thấy, những người làm nghề cắt tóc trên vỉa hè trung bình thu nhập từ 50000 đồng đến 100000 đồng một ngày. Trong khi đó, đa số cán bộ có trình độ, có học thức chỉ khoảng 500000 đồng đến 1000000 đồng một tháng. Điều này cho ta thấy rõ công tác việc làm và giải quyết việc làm, không chỉ quan tâm đến việc giải quyết được bao nhiêu việc làm cho người lao động mà còn phải tập trung vào chất lượng lao động, chất lượng việc làm, việc nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động, cải thiện điều kiện làm cũng quan trọng không kém.
Để đánh giá sâu sắc vấn đề việc làm ở tỉnh thì không thể không nói đến lực lượng lao động chưa có việc làm của tỉnh. Hàng năm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có khoảng 8240 người lao động cần việc làm cộng với khoảng 3000 người lao động ngoại tỉnh di chuyển vào địa bàn. Do vậy mỗi năm tỉnh phải giải quyết khoảng từ 11000 đến 12000 lao động chưa có việc làm. Ta có thể thấy qua bảng thống kê sau:
Bảng 17: Số lao động chưa có việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình qua các năm 1997 đến 2001
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Số lao động ( người)
37635
42317
48117
51442
70694
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hoà Bình
Tổng cộng 250205 người lao động chưa có việc làm.Đây phải nói là một con số không nhỏ chút nào, để giải quyết việc làm cho 250205 người là điều rất khó. Từ năm 1997 lao động chưa có việc làm là 37635 người đến năm 2001 số lao động chưa có việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình 70694 người nghĩa là sau 5 năm số lao động chư có việc làm tăng 33059 người
II. Hiện trạng giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
Trong những năm đổi mới, cũng như cả nước, tỉnh Hoà Bình đứng trước một sức ép gay gắt về giải quyết việc làm Đảng và nhà nước đã có một số chính sách đúng đắn nên đã thu được một số kết quả ban đầu rất quan trọng trong lĩnh vực giải quyết việc làm được thực hiện qua các hình thức như:
- Xây dựng, cụ thể hóa và triển khai thực hiện cơ chế tạo công ăn việc làm của các thành phần kinh tế.
- Trực tiếp đầu tư hoặc cho vay vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
- Tổ chức các trung tâm giới thiệu, tư vấn xúc tiến việc làm.
- Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động.
- Tổ chức quản lý phát triển thị trường lao động.
Ngoài ra, tham gia vào lực lượng tạo việc làm trên địa bàn quận còn phải kể đến các nhà đâu tư nước ngoài, bằng việc đầu tư vốn liên quan liên kết trong sản xuất kinh doanh các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài đã góp phần tạo ra một khối lượng việc làm không nhỏ. Một trong những chính sách của Đảng và nhà nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài giúp họ hàng triệu lao động có việc làm. Thế nhưng chúng ta không thể trông chờ mãi vào vào nguồn vốn từ nước ngoài vì trong giai đoạn hiện nay các dự án đầu tư nước ngoài đã và đang chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ. Do đó hướng chủ yếu để phát triển nền kinh tế xã hội một cách toàn diện là bản thân nền kinh tế phải tạo ra nhiều việc làm mặc dù nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng không thể thu hút vào ngành này được vì mục tiêu của công cuộc đổi mới là công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Tỉnh Hoà Bình lại có đặc trưng là kinh tế công nghiệp-thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao nhưng tỷ lệ việc làm trong các ngành nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ đáng kể ( hơn 60%). Đặc điểm của việc làm trong ngành nông nghiệp là làm việc theo mùa vụ. Một năm chia làm 2 vụ còn khi hết mùa vụ, hầu hết lao động trong nông nghiệp ở trong tỉnh trạng thiếu việc làm, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.
Đứng trước nhu cầu bức bách về việc làm của người lao động cũng như những hậu quả mà thất nghiệp mang lại, trong những năm qua các ngành, các cấp đã rất quan tâm chú trọng đến công tác giải quyết việc làm. Một câu hỏi luôn đặt ra đối với các nhà lãnh đạo là phải làm sao để người lao động có việc làm giúp họ có thu nhập để cải thiện và nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
Do nhận thức được hiện trạng về việc làm ở trên địa bàn tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn đảng toàn dân. Tỉnh Hoà Bình đã thực hiện tốt chương trình quốc gia về giải quyết việc làm. Với nhiều biện pháp và cách làm khác nhau đã thu hút được một số kết quả đáng mừng.
Bảng sau đây sẽ thể hiện được kết quả đó:
Bảng 18: Số lao động được giải quyết việc làm ở tỉnh Hoà Bình qua các năm từ 1997 đến 2001.
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Số lao động được giải quyết việc làm
12173
14137
10520
10970
13475
-số lao động được giải quyết việc làm mới trong tỉnh
4345
6139
3245
3337
4084
Số lao động được giải quyết thêm việc làm
7270
7460
6650
6950
8720
Dịch vụ lao động trong và ngoài nước
558
538
625
638
671
Nguồn:Cục thống kê Hoà Bình kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm.
Nhìn vào bảng ta thấy được, qua các năm số lượng người lao động chưa có việc làm đã được các cấp các ngành quan tâm chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm. Nhờ vậy hàng năm tỉnh đã giải quyết được hơn 10000 việc làm trên tổng số 61275.
Bảng sau sẽ thể hiện cụ thể hơn số lao động được giải quyết việc làm chia theo khu vực thành thị - Nông thôn
Bảng 19: Số lao động được giải quyết việc làm phân theo khu vực.
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Số lao động được giải quyết việc làm
12173
14137
10520
10970
13475
Thành thị
6117
6061
7008
7576
9029
Công việc ổn định
4854
4401
5710
6297
7880
Nông thôn
6056
8112
3512
3394
4446
Công việc ổn định
4793
6452
2214
2115
3297
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Hoà Bình.
Nhìn vào ta thấy được năm 1997 giải quyết được 12173 người có việc làm trong đó ở thành thị là 6117 người có việc làm chiếm 50,3%, nông thôn 6054 người có việc làm chiếm 39,4%. Số người được giải quyết việc làm ổn định ở thành thị là 4584 ở nông thôn là 4793. Số người xin việc làm tại các trung tâm là 4274 người bằng 82,9%.
Năm 1998 giải quyết được 14137 người có việc làm, so với năm 1997 tăng thêm 1964 người thành thị là 6010 người, nông thôn là 8112. Số người được giải quyết việc làm ổn định ở thành thị là 4401 người chiếm 72,6%, nông thôn là 6452 người chiếm 79,54% trong đó số lao động được tuyển vào làm hợp đồng, công nhân kỹ thuật là 1012 người chiếm 16,7% tổng số, số người đến đăng ký xin việc tại các trung tâm là 2378 người chiếm 56%.
Năm 1999 giải quyết được 10520 người có việc làm so với năm 1998 thì con số này giảm là 3617 người. Trong đó việc làm ổn định ở thành thị là 5710 người chiếm 81,5%, nông thôn là 2214 người chiếm 63,04% lao động được tuyển vào các cơ quan nhà nước là 1123 người chiếm 10%
Năm 2001 giải quyết được 13475 người có việc làm trong đó số người được giải quyết việc làm ổn định ở thành thị là 7880 chiếm 87,3% và tăng 25,1% nông thôn là 3297 chiếm 73,2% và tăng 20,1% lao động được giải quyết việc làm theo dự án ở thành thị là 568 người chiếm 6,3% tổng số, nông thôn là 403 người chiếm 5,1% tổng số lao động được tuyển vào các cơ quan nhà nước là 1249 người chiếm 13,8%, số người đến xin việc ở các trung tâm là 2086 người.
Như vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề quan trọng và cấp bách từ năm 1997 trở đi ngân sách nhà nước đã bố trí một khoản vốn để lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tổ chức và thu hút tạo việc làm cho người lao động. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm lập từ các nguồn trích một tỷ lệ nhất định trong ngân sách nhà nước, một phần nguồn thu do lao động làm việc ở nước ngoài, cho vay đối với hộ tư nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp tạo chỗ làm mới thu hút lao động trợ giúp các chương trình, dự án tạo việc làm. Theo tinh thần quyết định 259CT và nghị quyết 120HĐBT và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của tỉnh về sử dụng đúng mục đích có hiệu quả quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhằm phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động. Quỹ quốc gia cho vay giải quyết việc làm của tỉnh Hoà Bình.
Điều đầu tiên phải nói đến là về nguồn vốn: Tổng nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm tỉnh Hoà Bình được hình thành từ năm 1992 đến nay đã có 21149 triệu đồng từ ngân sách nhà nước do trung ương cấp. Trong đó nguồn vốn do trung ương các hội, đoàn thể đang quản lý và cho vay trên địa bàn là 4717,7 triệu đồng, nguồn vốn do tỉnh quản lý là 16531,3 triệu đồng. Qua 5 năm thực hiện đến nay, doanh số cho vay từ 3010 dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đạt 39552 triệu đồng, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 18500 lao động. Trong đó có gần 9000 lao động được tạo việc làm mới. Doanh số cho vay từ vốn thu hồi là 28270 triệu đồngm, chiếm 71,5% tổng số. Điều đó có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 20: Công tác cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm của tỉnh Hoà Bình ( 1997-2001 )
Năm
Dự án
Tiền vốn ( Tr. đồng )
Lao động( người )
1997
253
5417
3633
1998
707
7076
3729
1999
612
7364
3327
2000
697
9356
3477
2001
714
10339
4359
Cộng
3010
39552
18525
Nguồn: Báo cáo phòng LĐ-TBXH thị xã Hoà Bình- chia năm xét duyệt
Hàng năm tiền vốn đều tăng lên năm 1997 so với năm 2001 tăng 4922 triệu đồng. Nếu tính bình quân hằng năm tiền vón tăng lên khoảng trên 200 triệu đồng tương ứng với số lao động khoảng 100 người. Cụ thể năm 1997 là: 3633 và năm 1998 là 3729 người tăng lên 96 người. Năm 1998 so với năm 1999 số lao động được giải quyết việc làm giảm đi là 402 người, sang năm 2000 số lao động được giải quyết việc làm nhờ có chương trình vay vốn quỹ quốc gia tăng lên 150 người so với năm 1999 đến năm 2001 số lao động được giải quýet việc làm tăng lên mọt cách đáng kể. Nếu dựa vào số dự án ở bảng 20 ta chia nó theo từng đơn vị quản lí sẽ được thực hiện ở bảng sau đây:
Bảng 21: Chia theo đơn vị quản lý.
Đơn vị quản lý
Dự án
Tiền vốn ( Tr.đ)
Lao động(người)
Thị xã Hoà Bình
177
4538
1926
Huyện Kim Bôi
168
2464
1509
Huyện Lạc Thuỷ
175
3260,5
1057
Huyện Lạc Sơn
428
2067
1451
Huyện Lương Sơn
155
2616
1214
Huyện Kỳ Sơn
446
2566
1213
Huyện Yên Thuỷ
331
2010
638
Huyện Tân Lạc
299
2102
317
Huyện Đà Bắc
255
1465
470
Huyện Mai Châu
291
106,5
939
Liên đoàn lao động
105
7505
3258
Liên minh các hợp tác xã
35
1755
1073
Hội phụ nữ
21
1420
1500
Đoàn thanh niên
57
1950
876
Hội cựu chiến binh
40
750
313
Mặt trận tổ quốc
16
378
118
Hội nông dân
9
432
193
Quốc phòng
2
240
160
Tổng cộng
3010
39552
18525
Nguồn: Báo cáo phòng LĐ-TBXH thị xã.
Qua số liệu tổng hợp trên cho thấy, số dự án được duyệt hàng năm chủ yếu vay từ nguồn vốn thu hồi tại địa phương, tỷ lệ vốn thu hồi so với doanh số cho vay bình quân trong 5 năm là 71,48%. Dự nguồn chưa cho vay tại thời điểm 31/12/01 là 398 triệu đồng, bằng 2,4% tổng nguồn vốn; nợ quá hạn 887 triệu đồng, chiếm 5,5% dư nợ. Nói chung quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh ta đã phát huy tốt hiệu quả của đồng vốn, tiền vốn luôn được vận động lưu thông và tham gia vào quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã tạo tiền đề cho các chủ dự án, người kinh doanh phát huy nội lực của bản thân, gia đình và xã hội đầu tư thêm để tăng năng lực sản xuất, mở rộng kinh doanh phát triển ngành nghề mục đích tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lao động. Qua 5 năm thực hiện doanh số cho vay là 39552 triệu đồng thì phần vốn đối ứng của các chủ dự án đã đầu tư thêm đạt 86220 triệu đồng, lớn gấp 2,18 lần doanh số cho vay vốn vay hỗ trợ việc làm đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động cùng với quỹ hỗ trợ việc làm do tỉnh quản lý, các đoàn thể, tổ chức quần chúng của tỉnh đã tranh thủ nguồn vốn từ trung ương các hội, đoàn thể để cho vay tạo việc làm trên địa bàn, qua đó đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 5500 lượt người.
Như vậy vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh ta đã đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, là thế mạnh của tỉnh đặc biệt là phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ăn quả đặc sản; cây công nghiệp dài ngày, sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rất phù hợp với điều kiện của bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay, nhờ vậy đã giải quyết được hơn 9000 lao động vào lĩnh vực này.
Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã góp phần thúc đẩy các mô hình kinh tế trang trại phát triển, nhiều trang trại đã được đầu tư từ nguồn vốn này và cho thu nhập khác từ 25-30 triệu đồng/năm như trang trại của bà Nguyễn Thị Hét xã Yên Trung huyện Lương Sơn với số vốn vay là 45 triệu đồng để trồng mới và tu bổ 32 ha vườn đồi rừng và cây ăn quả, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và thu hút 30 lao động thời vụ thu nhập bình quân đạt 300-400 nghìn đồng/người/tháng.
Hầu hết các dự án được xây dựng đều dựa trên nền tảng quy mô có sẵn, nhưng do điều kiện phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh còn bị hạn chế nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm với lãi suất ưu đãi, các chủ dự án đã tăng khả năng sản xuất, từ chỗ lao động chưa có đủ việc làm dẫn đến có việc làm thường xuyên đồng thời thu hút thêm lao động mới vào làm việc.
Vốn vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thực tế phần nào đã tháo gỡ khó khăn về vốn kinh doanh đối với các cơ sở kinh tế tạo ra sự thúc đẩy và khôi phục một số ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời. Qua nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm các đoàn thể tổ chức quần chúng từ trung ương đến các địa phương đã phát huy vai trò, thế mạnh trong công tác tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân đặc biệt là bà con nông dân và các đối tượng chính sách xã hội đã giải quyết phần lớn số lao động dôi dư, tạo thêm việc làm cho số người thiếu việc làm từ đó giúp họ ổn định đời sống, tăng thu nhập.
Theo kết quả điều tra cho thấy, tại thời điểm 6/2001 thông qua việc vay vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0104.doc