MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1 Khái niệm về việc làm và ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn .
1.1.1 Các khái niệm về việc làm và tạo việc làm .
1.1.2 Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn .
1.1.3 Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt nam về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. .
1.2 Những nhân tố, điều kiện ảnh hưởng tới việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .
1.2.1 Điều kiện tự nhiên của từng vùng .
1.2.2 Chất lượng nguồn lao động nông thôn thấp.
1.2.3 Tình hình phân bố dân cư và mật độ dân số .
1.2.4 Trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế .
1.2.5 Môi trường kinh tế .
1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh việc làm .
1.3.1 Tỷ lệ người có việc làm .
1.3.2 Tỷ lệ người thiếu việc làm .
1.3.3 Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ .
1.3.4 Năng suất lao động (tính bằng giá trị ) .
1.3.5 Thu nhập bình quân của một lao động .
1.4 Một số kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở Trung quốc, Đài Loan và ASEAN .
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung quốc.
1.4.2 Kinh nghiệm của Đài Loan .
1.4.3 Kinh nghiệm của các nước ASEAN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRONG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1 Vài nét về lực lượng lao động cho nông nghiệp, nông thôn.
2.1.1 Số lượng lao động.
2.1.2 Trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động khu vực nông thôn còn thấp và thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị.
2.1.3 Do lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không nhiều, nên hầu hết lao động ở nông thôn nước ta là lao động nông nghiệp.
2.2 Thực trạng về việc làm trong nông nghiệp, nông thôn nước ta.
2.2.1 Thực trạng việc làm.
2.2.2 Thực trạng đời sống lao động nông nghiệp, nông thôn .
2.2.3 Những biện pháp giải quyết việc làm đã được triển khai và thực hiện trong thời gian qua .
2.3 Đánh giá chung về vấn đề giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn thời gian qua ở nước ta.
2.3.1 Những kết quả đạt được trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp,nông thôn thời gian qua .
2.3.2 Những tồn tại ,nguên nhân và hậu qủa xã hội .
2.3.2.1 Những tồn tại đặt ra xung quanh vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ,nông thôn .
2.3.2.2 Nguyên nhân và hậu quả xã hội .
CHƯƠNG 3.
NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNGNÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
3.1 Những quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
3.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay phải dựa chủ yếu vào các biện pháp tạo việc làm ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế.
3.1.3 Trên phương diện tổng thể và dài hạn giải quyết việc làm ở nông thôn phải gắn liền vớichiến lược dân số và phát triển toàn diện nguồn nhân lực nói chung của đất nước .
3.1.4 Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta.
3.1.5 Giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện với các giải pháp toàn diện và đồng bộ, đồng thời cần phải có một số biện pháp mang tính đồng bộ,đồng thời cần phải có một số biện pháp mang tính đột phá.
3.2 Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.
3.2.1 Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"trong giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn .
3.2.2 Khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực tại chỗ và lợi thế của mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ trong mỗi gia đình và ccộng đồng dân cư.
3.2.3 Giải quyết việc làm vừa phải hướng tới mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực.
3.2.4 Các chính sách và giải pháp giải quyết việc làm không chỉ giới hạn trong các chính sách đầu tư phát triển kinh tế hay bó hẹp trong các chương trình hỗ trợ xúc tiến việc làm của Nhà nước.
3.3 Những giải pháp cơ bản nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay và trong những năm tới.
3.3.1 Giải quyết tốt nhu cầu về vốn.
3.3.2 Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật nhằm tăng nhanh chất lượng của đội ngũ lao động nông thôn.
3.3.3 Đẩy mạnh việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương.
3.3.4 Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn; khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm tạo thêm nhiều việc làm góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
3.3.5 Tổ chức lao động trẻ trong nông thôn đi xây dựng vùng kinh tế mới.
3.3.6 Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.
3.3.7 Tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chính sách.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang
1
3
3
3
4
4
5
6
6
6
7
7
7
7
8
8
8
9
9
9
9
9
9
11
13
16
16
16
17
18
18
18
27
29
31
31
32
32
36
40
40
40
41
42
42
45
43
43
44
44
44
45
45
46
48
49
52
53
55
59
60
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ cấu lao động nông nghiệp đã có bước chuyển đổi tích cực và rõ nét. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn đã diễn ra trên phạm vi cả nước, nhất là các vùng nông thôn ven đô thị, ven các khu công nghiệp và các vùng có nhiều ngành nghề truyền thống, vùng sản xuất nông sản phẩm hàng hoá tập trung. ở Đông Nam Bộ, do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh, các khu công nghiệp và khu chế xuất phát triển mạnh, lại có khu kinh tế trọng điểm phía nam, nên quá trình và kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn diễn ra nhanh hơn các vùng khắc. Năm 1994, cơ cấu ngành nghề lao động nông thôn vùng này là 61% là nông nghiệp, 39% là công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2001 hai tỉ lệ này tương ứng là 40% và 60%, cơ cấu kinh tế nông thôn tính theo giá trị sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 57% xuống còn 45%, tỉ trọng các ngành công nghiệp tăng từ 43% lên 65% trong thời gian tương ứng. ở các vùng sản xuất nông sản hàng hoá lớn đã hình thành các trung tâm công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn như các nhà máy say sát gạo, đánh bóng gạo xuất khẩu ở Cần thơ, An giang, Tiền giang; chế biến hạt điều ở Bình Dương; chế biến và đánh bóng cà phê ở Tây Nguyên; sơ chế cao xu ở Đông Nam Bộ; cụm công nghiệp nông thôn ở Hoà an (chợ mới - An giang), với bình quân 50 máy chế biến gạo xuất khẩu đã thu hút 70% số lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có hơn 9 làng nghề, những năm gần đây đã được khôi phục và phát triển mạnh, tạo việc làm phi nông nghiệp cho hàng chục vạn lao động nông thôn, góp phần tạo nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phi nông nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn trong vùng. Cho đến nay, cơ cấu kinh tế nông thôn trong cả nước đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với mức độ từ 1 - 5%/năm. Nếu năm 1994 cơ cấu kinh tế nông thôn là 71% nông nghiệp, 29% công nghiệp và dịch vụ thì đến năm 2001 hai tỷ lệ tương ứng là 62 và 38%. Tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 80% xuống còn 70%, và lao động công nghiệp cũng tăng từ 20% lên 30% trong thời gian tương ứng.
Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn như trên là rất chậm, đến nay kinh tế nông thôn về cơ bản vẫn là nông nghiệp, lao động nông thôn vẫn chưa được giải phóng khỏi ruộng đất, nên năng suất hàng hoá và thu nhập của người nông dân còn thấp, tăng chậm. ở vùng đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải Miền Trung và miền núi phía Bắc tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động vẫn còn diễn ra rộng hơn. tình trạng sản xuất nhỏ manh mún, tự phát, tự cung, tự cấp vẫn còn phổ biến, sản xuất hàng hoá và ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp vẫn phát triển quá chậm chưa tạo ra thị trường để thu hút lao động nông nghiệp, nông thôn . Do vậy tỷ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm vẫn cao và chưa có khả năng giảm đáng kể.
- Về khả năng thu hút lao động của các ngành kinh tế nông thôn :
Theo báo cáo của cục chế biến Nông-Lâm-Thuỷ sản thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có khoảng 10,88 triệu lao động phi nông nghiệp (gồm cả lao động nông nghệp kiêm ngành nghề khác). Giả xử trong lao động kiêm nông nghiệp có 1/2 thời gian là nông nghiệp còn 1/2 thời gian làm phi nông nghiệp thì số lao động là nông nghiệp ở nông thôn còn 65% so với tổng số người phi nông nghiệp ở nông thôn, tương ứng với 17 triệu người. năm 2001 có khoảng 21 triệu lao động ở nông thôn có việc làm, trong đó sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được khoảng 14 triệu lao động và các ngành nghề khác thu hút được 7 triệu lao động. Vì vậy số lao động dư thừa không có việc làm ở các vùng nông thôn cả nước năm 1998 khoảng 7,11 triệu người, chiếm 25,3% số người có nhu cầu lao động ở nông thôn.
Dự báo dân số cả nước năm 2005 là 85 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động ở nông thôn khoảng 38 triệu người.
Năm 2002 các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn ước tính thu hút được 7,5 –8 triệu lao động, nghĩa là số người chưa có việc làm sẽ là 7,03 triệu, tương ứng với tỉ lệ thấp nghiệp là 24,7%. dự báo do tác động của quá trình đô thị hoá và năng xuất lao động trong nông nghiệp ngày càng tăng đã thúc đẩy các ngành, nghề ở nông thôn phát triển,do vậy bình quân hàng năm khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn sẽ thu hút khoảng 50 vạn lao động nâng số lượng lao động phi nông nghiệp ở nông thôn lên 12,5 triệu đến 13 triệu người vào năm 2010.
2.2.1.3 Năng suất lao động ở nông thôn
Năng suất lao động là một chỉ tiêu về mặt chất đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở nông thôn, hơn nữa sự gia tăng năng suất lao động trong nông nghiệp là một tiền đề để thực hiện phân công lại lao động trong khu vực nông thôn và các ngành khác. Sự tăng năng suất lao động nông nghiệp được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 4 : Năng suất lao động nông nghiệp qua các năm .
Năm
SL lương thực
Năng suất lúa
Giá trị T.sản lượng
Năng suất LĐ
(tr.tấn)
(tạ/ha)
(tỷ.đ)
1000đ/người
1996
29,2
37,7
86489,3
3487,47
1997
30,6
38,8
92530,2
3642,92
1998
31,8
39,6
95872,5
3745,23
1999
33,8
40,8
102900,0
3869,66
Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 271 tháng 12/2000.
Qua các số liệu bảng trên cho thấy năng xuất của bình quân cả năm tăng từ 87,7 tạ/ha năm 1996 lên 40,8 tạ/ha năm 1999. Trong Nông nghiệp Việt Nam ngành trồng trọt chiếm 75% giá trị tổng sản lượng, nông nghiệp và lúa là cây trồng chính chiếm hơn 70% diện tích gieo trồng và hơn 90% giá trị tổng sản lượng ngũ cốc). Do vậy tăng năng suất lúa là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp của Việt nam. thực tế cho thấy thời gian qua sản lượng lúa của nước ta tăng từ 29,1 triệu tấn năm 1998 lên 31 triệu tấn năm 1999. Như vậy, cùng với việc mở rộng diện tích đất gieo trồng, sản lượng lúa tăng nhanh là do đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Do sản lượng lương thực tăng với tốc độ 5% năm, cao hơn mức độ tăng dân số 1,7%, nên lương thực bình quân đầu người cũng tăng qua các năm từ 327 kg năm 1995 ; 408 kg năm 1998 ; 440 kg năm 1999... Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp cũng tăng nhưng tốc độ tăng lao động nông nghiệp gần như tương đương. Nên hiệu quả sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn ở mức thấp là nguyên nhân cơ bản dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp rất thấp và kém xa năng xuất lao động trong các ngành kinh tế khác.
Mặt khác, năng suất lao động nông nghiệp thấp còn phụ thuộc vào chất lượng của lực lượng lao động trong khu vực này. Các kết quả tính toán cho thấy : Năng suất sẽ tăng 7% nếu chủ hộ có học vấn ở mức độ nào đó và tăng lên tới 11% nếu tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Trình độ học vấn của người lao động sẽ cho phép họ dễ dàng tiếp thu được những kiến thức từ các chương trình khuyến nông là cơ sở làm tăng gấp đôi sản lượng nông vụ.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp kém còn thể hiện ở mức độ đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp của Việt nam rất hạn chế. Trong suốt thời kỳ 1990 - 1997 thóc gạo vẫn chiếm tới 50% giá trị sản lượng nông nghiệp. Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước cũng chỉ ra rằng việc đa dạng hoá cây trồng là nhân tố quan trọng nhất mang lại thu nhập nông nghiệp lớn hơn và tăng việc làm cho người lao động ở khu vực này. Bởi vì so với lúa gạo, những loại cây trồng khác (không phải ngũ cốc) cần số giờ lao động trên 1 ha nhiều hơn từ 2-3 lần. Hơn nữa, việc sản xuất chúng lại không bị nhu cầu tiêu dùng tại địa phương hạn chế, dẫn đến việc thương mại hoá các sản phẩm nông nghiệp và như vậy lại cần thêm lao động để chế biến và tiêu thụ. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ các loại cây trồng có thu nhập thấp sang loại cây trồng có thu nhập cao là nhân tố quan trọng để tăng thu nhập và năng suất trong khu vực nông nghiệp.
Năng suất lao động nông nghiệp thấp không những chỉ do việc sử dụng thời gian lao động rất hạn chế mà sản xuất Nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào lao động thủ công với năng suất lao động thấp ngay như khâu làm đất rất nặng nhọc, việc cơ giới hoá đưa máy móc vào sản xuất cũng chỉ chiếm 30% diện tích. Sức ép về lao động quá lớn trên diện tích đất đai nhỏ hẹp, manh mún là nguyên nhân chính hạn chế việc ứng dụng máy móc trong Nông nghiệp hiện nay, sự manh mún đất đai đã làm giảm hiệu quả sử dụng lao động và vốn đầu tư vì người nông dân phải dành khá nhiều thời gian đi lại và thuyên chuyển công cục lao động, thiết bị từ mảnh đất này đến mảnh đất khác. Mặt khác độ lớn diện tích đất danh tác cũng hạn chế tiềm năng thu nhập của người nông dân. Mặc dù sản lượng trên 1 ha ở đồng bằng sông Hồng cao hơn nhiều so với bất cứ vùng nào trong cả nước nhưng phạm vi để chuyển đổi cao hơn thành mức sống cao hơn thường bị giới hạn ở quy mô trang trại. Do đó, mà giá trị trung bình về sản lượng trên 1 trang trại là cao nhất ở đồng bằng sông Cửu long bởi vì quy mô trang trại ở đó lớn hơn rất nhiều.
Kết quả các cuộc điều tra cho thấy, để sản xuất 1 tấn lúa, chi phí lao động mất gần 100 ngày công nhưng trong chăn nuôi thịt chi phí 1 kg tăng trọng chỉ mất 0,44 ngày công .... Điều đó cho thấy năng suất lao động nông nghiệp thấp kém đã hạn chế đến việc tái sản xuất của chính nông nghiệp do thặng dư nông nghiệp ít và là nguyên nhân chính hạn chế mở rộng việc làm sang lĩnh vực khác của nền kinh tế.
2.2.2. Thực trạng đời sống lao động nông nghiệp, nông thôn
Do dân số và lao động nông thôn tăng nhanh, năng suất lao động thấp kém, bởi vì mức thu nhập của dân cư rất thấp, khả năng tích luỹ của họ đặc biệt là tích luỹ vốn rất ít làm hạn chế lớn đến khả năng tạo việc làm trong nông thôn. Cuộc điều tra mức sống tiến hành năm 1992 - 1993 và số liệu điều tra của tổng cục thống kê cho thấy mức thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn là 148,1 ngàn đồng năm 1994. Có 20,6% số hộ thu nhập không đủ thanh toán khẩu phần ăn duy trì cuộc sống ; 21,55% số hộ thu nhập dưới mức trung bình và 32,62% số hộ có thu nhập trung bình ; 18,13% số hộ có thu nhập khá và chỉ có 7,1% số hộ có thu nhập cao. Như vậy số hộ có thu nhập dưới mức trung bình và không đủ ăn chiếm tới 42,15% số nghèo ở vùng nông thôn là 57% và gấp 2 lần so với số nghèo ở thành thị, cho nên khoảng 90% người nghèo sống ở khu vực nông thôn.
Bảng 5 : Thu nhập dân cư cả nước qua các năm
(Đơn vị:1000đ)
Khu vực/năm
1994
1995
1996
1999
1. Thành thị.
359,7
452,8
509,4
832,5
Nhóm thu nhập thấp nhất
127,5
147,2
158,4
200,0
Nhóm thu nhập cao nhất
886,0
1135,5
1266,5
1960,8
2. Nông thôn
141,1
172,5
187,9
225,0
Nhóm thu nhập thấp nhất
59,0
70,3
73,5
83,0
Nhóm thu nhập cao nhất
318,2
410,2
451,6
523,0
Nguồn : Thời báo kinh tế Việt nam số 37, ngày 26/3/2001.
Một điều dễ nhận thấy là thu nhập bình quân một người một tháng ở thành thị cũng như ở nông thôn, của nhóm thu nhập thấp cũng như nhóm có thu nhập cao đều tăng lên.Nếu năm 1994 thu nhập bình quân một người/tháng ở thành thị là 359,7ngàn đồng thì năm 1999là 832,5 ngàn đồng .Còn khu vực nông thôn thu nhập từ 141,1 ngàn đồng /người /tháng năm 1994 thì tăng lên 225 ngàn đồng /người /tháng vào năm 1999.
Bảng 6 : Thu nhập bình quân đầu người trên tháng ở khu vực thành thị và nông thôn qua các năm.
(Đơn vị: %)
1995
1996
1999
1. Thành thị.
125,9
141,6
231,5
Nhóm thu nhập thấp nhất
115,4
124,2
156,8
Nhóm thu nhập cao nhất
128,2
142,9
121,3
2. Nông thôn
122,2
133,1
159,4
Nhóm thu nhập thấp nhất
119,1
124,7
140,8
Nhóm thu nhập cao nhất
128,9
141,9
164,4
Nguồn : Thời báo kinh tế số 37 /2001.
Tuy nhiên do thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 1994 của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, lại thêm tốc độ tăng thu nhập qua các năm ở khu vực nông thôn cũng thấp hơn khu vực thành thị, nên chênh lệch thu nhập giữa thành thị so với nông thôn ngày một cao lên, được biểu hiện ở bảng sau.
Bảng 7 : Tốc độ tăng thu nhập của thành thị so với nông thôn
qua các năm:
(Đơn vị %)
1994
1995
1996
1999
Thành thị so với nông thôn
254,8
262,5
271,1
370,0
Nhóm thu nhập thấp nhất
216,3
209,6
215,5
241,0
Nhóm thu nhập cao nhất
278,4
276,6
280,5
374,9
Nguồn : Thời báo kinh tế số 37 / 2001.
Điều đáng chú ý là cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào Nông nghiệp và Lâm nghiệp (năm 1998 là 49,2%) và xu hướng này ít thay đổi so với các năm trước (năm 1993 là 51,57%). Kết quả của các cuộc điều tra cũng cho thấy sự phân hoá thu nhập theo nghề nghiệp của các hộ nông dân. Các hộ buôn bán và dịch vụ thường có thu nhập cao nhất sau đó đến các ngành nghề (các hộ ngành nghề mức thu nhập cao hơn từ 4-6 làn so với các hộ thuần nông) và hộ thuần nông thường có thu nhập thấp nhất.
Bảng 8 : Cơ cấu thu từ sản xuất kinh doanh của hộ (năm 2001 )
(Đơn vị : %)
Vùng
Thu SXKD
Thu từ Nông-Lâm-Thuỷ sản
Thu từ
CN-XD
Thu từ
dịch vụ
Cả nước
100
75,6
10,6
13,8
Đồng bằng Sông Hồng
100
67,6
17,6
14,8
Đông Bắc
100
87,5
6,0
6,5
Tây Bắc
100
94,5
2,9
2,6
Bắc trung bộ
100
78,4
10,2
11,4
Nam trung bộ
100
77,8
7,8
14,4
Tây nguyên
100
88,6
3,3
8,1
Đông Nam bộ
100
65,7
12,2
22,1
ĐB sông Cửu long
100
75,5
9,8
14,7
Nguồn : Ban chỉ đạo tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2001.
Nhận xét:
Theo kết quả tổng hợp trên cho thấy cơ cấu tổng thu của hộ nông dân đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ : Thu từ sản xuất kinh doanh chiếm tỉ lệ lớn 78,1% và các khoản thu khác (kể cả tiền công, tiền lương, thu nhập từ bảo hiểm xã hội), chiếm 21,9%. Trong cơ cấu tổng thu về sản xuất kinh doanh, thu về Nông-Lâm-ngư nghiệp chiếm 75,6%, thu từ công nghiệp và xây dựng chiếm 10,6% còn lại là thu từ các ngành dịch vụ chiếm 13,8%. Trong cơ cấu tổng thu Nông-Lâm-Ngư nghiệp thì thu từ ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn (79,9%, thu từ thuỷ sản 15,3% và từ Lâm nghiệp chiếm 4,8%). Tỉ trọng Nông-Lâm nghiệp giảm dân và tỉ trọng thuỷ sản tăng nhanh là xu hướng tiến bộ đúng với thực tế hiện nay ở các vùng nông thôn nhất là vùng ven biển.
Song song với mức thu nhập được cải thiện, tình trạng thiếu lương thực trên diện rộng đã được khắc phục trừ một số vùng có thiên tai vùng sâu, vùng xa. đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều tiến bộ. Năm 1999 tỉ lệ số hộ có máy thu hình lên 32,8%; 70% số hộ nông dân đã có điện, riêng vùng đồng bằng sông Hồng 95%. Thu nhập bình quân nhân khẩu đạt từ 212 ngàn đồng tăng gấp 1,5 lần so với năm 1994 nhưng chỉ bằng 28% so với khu vực thành thị.
2.2.3 Những biện pháp giải quyết việc làm đã và đang được triển khai trong thời gian qua
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình dự án tạo thêm việc làm và phân bố lại nông thôn như các chương trình :
-Chương trình xoá đói giảm nghèo(QĐ133/TTg,ngày 23/7/1998) với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo cả nước xuống 10% vào năm 2000 và dự báo năm 2010 không còn hộ đói nghèo, chương trình gồm có 9 dự án :
+ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (không kể nước sạch nông thôn) và xắp xếp lại dân cư .
+ Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề.
+ Dự án tín dụng đối với người nghèo.
+ Dự án hỗ trợ về Y tế
+ Dự án hỗ trợ về giáo dục
+ Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông-lâm-ngư
+ Dự án nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo.
+ Dự án định canh định cư di dân vùng kinh tế mới.
+ Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc gặp nhiều khó khăn
- Chương trình trồng 5 triệu ha rừng : (QĐ 661/TTg, ngày 29/7/1998).
Với mục tiêu trồng 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 1998 và 2010 (trong đó 2 triệu ha rừng phòng hộ, đặc dụng thì trồng mới 1 triệu ha, khoanh nuôi 1 triệu ha. Trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất, trong đó có 1 triệu ha cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả) và bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có.
- Chương trình 773 ( QĐ 773/TTg, ngày 21/12/1994). Với mục tiêu là khai hoang, mở rộng diện tích, di dân đến những vùng còn đất.
Các chính sách như : Chính sách về đất đai.
Ngày 11/12/1998, quốc hội đã thông qua Luật đất đai sửa đổi với 5 quyển (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp). Ngoài ra vùng sử dụng đất còn có quyền góp vốn bằng đất để liên doanh liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài. Dùng nhiều biện pháp đảm bảo cho người nông dân không có đất có nguyện vọng có khả năng sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất. Đến năm 2000 sẽ hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp vào năm 2001 đối với đất lâm nghiệp cho nông dân. Đồng thời khuyến khích tích tụ ruộng đất theo hướng quy mô lớn ở những nơi có điều kiện.
Ngoài ra còn một số chính sách và dự án khác như dự án trồng rừng, đã được thực hiện ở một số tỉnh như Nghệ an thu được một số kết quả đáng khích lệ; Dự án làm đường Trường sơn.
Các chương trình dự án, và các chính sách trên đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực vào vấn đề giải quyết việc làm cả nước nói chung và cho lao động nông nghiệp nông thôn nói riêng. Nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, góp phần vào quá trình CNH - HĐH đất nước.
2.3 Đánh giá chung về vấn đề giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua ở nước ta
2.3.1. Những kết quả đạt được trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn thời gian qua
Vấn đề giải quyết việc làm được triển khai bước đầu đã có chuyển biến nhưng chưa cơ bản, mặc dù đã được Đảng và nhà nước ta tích cực giải quyết, đã có nhiều chương trình dự án, chính sách tạo thêm việc làm đem lại những kết quả đáng khích lệ với hàng triệu người có việc làm, tăng thu nhập ổn định, góp phần tăng thu nhập kinh tế và cải thiện đời sống người lao động.
Ngay từ đầu năm 1999 Chính phủ và các cấp, các ngành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng thiếu việc làm. Theo báo cáo sơ bộ trong 9 tháng đầu năm 1999 thì thành phố Hồ Chí Minh đã sắp xếp việc làm cho 121 ngàn người, Đồng Nai 50 ngàn người, Phú yên 19 ngàn người ... Nhà nước còn đưa ra chương trình giải quyết việc làm với nhiều giải pháp tích cực và với nguồn vốn không nhỏ. ở nhiều địa phương còn lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác nên đã tạo được nguồn vốn tín dụng đáng kể cho người nghèo vay như Thừa thiên Huế đã cho 62.700 hộ nghèo vay với số vốn là 99 tỉ đồng, Bắc Ninh cho 50 ngàn hộ vay với số vốn là 67 tỉ đồng, Cần thơ cho 27.100 hộ vay với số vốn 34,5 triệu đồng, Bắc Giang cho 5.500 hộ vay với số vốn 13 tỉ đồng ...
Tuy nhiên, số người thiếu việc làm và không có việc làm vân chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng gia tăng. Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên từ 15 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn còn thấp. Cả nước chiếm 70,88%; Đồng bắng sông Hồng 72,01%; Đông bắc 66,83%; Tây bắc 66,35%; Bắc trung bộ 68,96%; Tây nguyên 76,97%; Đông Nam bộ 74,46% và Đồng bằng sông Cửu long 71,32%.
Do nhiều nguyên nhân nên tác dụng và hiệu quả của các chương trình và đề án chưa cao. Đồng vốn từ TW về đến người dân nông thôn còn qua nhiều cửa ải, nhiều cấp trung gian nên hao hụt thất thoát lớn, phương án sử dụng lại không cụ thể. Trồng cây gì, nuôi con gì, mở mang ngành nghề dịch vụ nào để thu hút lao động tạo thêm việc làm, thêm sản phẩm hàng hoá vẫn còn là ẩn số chưa được các ngành, các cấp quan tâm. Phải chăng nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa có chiến lược lâu dài về lao động và việc làm ở nông thôn ở tầm vĩ mô ? Chương trình dự án đã và đang thực hiện chỉ có tính chất chắp vá, nhất thời nhằm giải quyết những yêu cầu bức xúc trước mặt của một bộ phận lao động nông thôn ở một vùng cụ thể.Cho đến nay vấn đề việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, nhất là nước ta bước vào kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2001 - 2005 ) thì đối tượng giải quyết việc làm không chỉ bó gọn trong 6 - 7% lao động xã hội chưa có việc làm mà thực chất còn có tới 2,5 triệu lao động thất nghiệp ở thành thị, khoảng 9 triệu lao động ở nông thôn thường xuyên thiếu việc làm. Ngoài ra hàng năm có khoảng 1,2 triệu lao động đến tuổi lao động cần việc làm phần lớn là ở nông thôn. Như vậy, trong 5 năm (2001 - 2005) cần giải quyết việc làm cho khoảng 6,5 triệu lao động phân chia theo các đối tượng sau:
- Thanh niên đến tuổi lao động không đi học tiếp : 4,5 triệu người ; học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp 60 vạn người.
- Lao động nông thôn bị mất đất canh tác khoảng 50 vạn người.
- Đối tượng xã hội hết hạn cải tạo khoảng 30 vạn người.
- Công nhân viên chức không có việc làm khoảng 10 vạn người.
Còn lại là các đối tượng khác khoảng 50 vạn người.
2.3.2 Những tồn tại ,nguyên nhân và hậu quả xã hội
2.3.2.1 Những tồn tại và thách thức đặt ra xung quanh vấn đề giải quyết việc làm
Một là : Trong khi nguồn nhân lực, lao động tiếp tục ra tăng, nhu cầu việc làm đặt ra gay gắt thì tiềm năng đất đai tài nguyên và các nguồn lực phát triển khác ở nông thôn lại chưa được khai thác đầy đủ và sử dụng có hiệu quả. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi chậm, sản xuất hàng hoá và thị trường chưa phát triển.
Hiện nay cả nước còn khoảng 9 triệu ha đất trống đồi núi trọc, 3-4 triệu ha đất có khả năng nông nghiệp và hàng chục vạn ha mặt nước, bãi bồi chưa được khai thác và sử dụng. Hệ số sử dụng đất canh tác trung bình mới đạt khoảng từ 1,4 - 1,5 lần, nhiều nơi mới canh tác một vụ trên năm. Khả năng thâm canh, tăng năng xuất và đa dạng hoá vật nuôi cây trồng còn rất lớn, nhưng chưa được khai thác triệt để. Năng xuất lúa mặc dù đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và đạt tời 36,8 tạ/ha vào năm 1995. Nhưng còn thấp xa so với nhiều nước trên Thế giới và một số nước trong khu vực. Tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế biển, chăn nuôi và nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản cũng rất đa dạng, nếu được khai thác đúng mức có thể tạo ra khối lượng việc làm lớn, có hiệu quả trong nông thôn. Song trên thực tế, ứng sử việc của người dân và lao động chưa tác động tự sát của thị trường và nhu cầu cuộc sống đã nâng lên. Do đó đã dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi các tiềm năng, nguồn lực nói trên. Tài nguyên rừng, biển và các nguồn lực tự nhiên trên nhiều vùng nông thôn có nguy cơ cạn kiệt, môi trường sinh thái bị phá vỡ. Vậy sử dụng nguồn nhân lực nông thôn trong thời gian tới sẽ phải giải quyết mối tương quan giữa các nguồn lực này như thế nào. Đây là một bài toán mà lời giải thật là không đơn giản.
Hai là : Công cuộc đổi mới đã xác lập kinh tế hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ và là đơn vị tổ chức sản xuất, tổ chức phân công lao động cơ bản ở nông thôn, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển. Sự năng động của kinh tế hộ và lao động ở khu vực này đã tạo ra một khối lượng việc làm rất lớn, đặc biệt là việc phát triển kinh tế VAC, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, kinh tế hộ và các loại hình kinh tế khác ở nông thôn cho đến nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đa số vẫn là sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp khả năng tích luỹ để đầu tư phát triển và mở rộng việc làm còn thấp xa so với nhu cầu thực tế. Một bộ phận đáng kể các hộ bị thiếu hụt hoặc không hội tụ đượcc các yếu tố và các điều kiện cần thiết để tổ chức sản xuất kinh doanh và tạo ra việc làm. ở nhiều vùng nông thôn có tới 70 - 80% hộ nông dân thiếu vốn; 50 - 60% thiếu đất canh tác và phương tiện sản xuất; 25 - 30% thiếu kiến thức, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh...
Do vậy, tình trạng và nguy cơ thiếu việc làm ở các hộ này đặt ra bức xúc, ít có cơ hội cải thiện. Cùng với nó là xu hướng phân hoá giàu nghèo, phân tầng mức sống và những hệ quả xã hội khác.
Ba là : Do áp lực việc làm và thu nhập đã tạo ra xu hướng di chuyển
lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị và đến vùng nông thôn khác. Theo kết quả điều tra 23 xã đồng bằng sông Hồng số lao động tự phát đi làm ăn và tìm kiếm việc làm ở nơi khác từ 6 tháng trở lên chiếm tới 4% tổng số lao động của các xã nói chung. Tỉ lệ này ở nhiều nơi lên tới 10 - 12%. đó là chưa kể số người di biến động thường xuyên dưới 6 tháng.
Trong những dòng người tìm kiếm việc làm ở thành thị nhiều người có việc làm thường xuyên và thu nhập khá hơn so với nông thôn. Nhưng đa phần trong số họ không có việc làm ổn định, thu nhập và điều kiện sinh hoạt bấp bênh được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 9 : Tổng người lao động các địa phương hoạt động theo thời vụ
ở Hà Nội (%) :
Nơi xuất phát
Nơi đến
Quận Đống Đa
Quận hai Bà Trưng
Thanh Hoá
43,6
11,6
Hà Tây
17,3
13,8
Thái Bình
15,2
9,1
Hải Phòng
1,4
11,2
Sóc Sơn và Đông Anh (HN)
0,9
6,3
Nguồn : Niên giám thống kê năm 1997
Như qua bảng ta thấy đa số những người lao động theo thời vụ ở Hà Nội đến từ các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tây, Thái Bình, hầu hết người lao động theo thời vụ là những nông dân thuộc các tình đồng bằng sông Hồng. Gần như không thấy sự hiện diện của những người thiểu số, miền núi trong số lao động thời vụ ở Hà Nội.
Sự dịch chuyển lao động theo hướng này trên thực tế đã góp phần làm tăng tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp vốn cũng rất trầm trọng ở khu vực thành thị, đồng thời làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác như nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm ...
Việc di dân tự do và tìm kiếm việc làm tự phát ở những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35287.doc