Đề tài Viêm gan siêu vi B & bà mẹ mang thai trong và ngoài nước

tÓM TẮT

DANH MỤC VIẾT TẮT

dANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1: đẶT VấN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN Y VĂN

 3.1 Bệnh nguyên 5

 3.2 Một số đặc điểm dịch tễ học của VGSV B 8

 3.3 Các đường lây truyền của siêu vi viêm gan B 13

 3.4 Diễn tiến tự nhiên của VGSV B 14

 3.5 Một số đặc điểm của bệnh lý viêm gan

 siêu vi B ở bà mẹ mang thai 17

 3.6 Những nghiên cứu về đề tài “Viêm gan siêu vi B

 & bà mẹ mang thai” trong và ngoài nước 21

 3.7 Dự phòng siêu vi viêm gan B 24

 3.8 Một số xét nghiệm tìm HBsAg trong huyết thanh 25

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Thiết kế nghiên cứu 31

4.2 Dân số nghiên cứu 31

4.3 Cỡ mẫu 31

4.4 Phương pháp chọn mẫu 32

4.5 Phương pháp thu thập số liệu 32

4.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 36

4.7 Vấn đề y đức 36

cHƯƠNG 5: KẾT QUẢ

5.1 Tần suất HBsAg(+) trên bà mẹ mang thai 37

5.2 Tần suất HBeAg(+) trên bà mẹ mang thai có HBsAg(+) 38

 5.3 Đặc điểm dịch tễ và tương quan với tình trạng HBsAg(+) 38

 5.4 Đặc điểm về tiền căn sản khoa, tiền căn bệnh gan, yếu tố nguy cơ và tương quan với tình trạng HBsAg(+) 44

CHƯƠNG 6: BÀN LUẬN

 6.1 Bàn luận kết quả 51

 6.2 Những hạn chế trong nghiên cứu 62

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 7.1 Tần suất HBsAg(+) trên bà mẹ mang thai 63

 7.2 Tần suất HBeAg(+) trên những bà mẹ mang thai có HBsAg(+) 63

 7.3 Các yếu tố liên quan 63

 7.4 Đề xuất 64

PHỤ LỤC

 Bảng câu hỏi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc85 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Viêm gan siêu vi B & bà mẹ mang thai trong và ngoài nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Liều 2 vacxin B tiêm vào 1-2 tháng tuổi Liều 3 vacxin B tiêm vào 6 tháng tuổi Kiểm tra anti HBs và HBsAg vào lúc 9-15 tháng tuổi nếu âm tính cả hai thì lặp lại các mũi tiêm và kiểm tra lại cách đó khoảng 1- 2 tháng. Lịch tiêm ngừa cho trẻ có mẹ mang HBsAg (-) theo khuyến cáo của Hoa Kỳ [22] Liều 1 vacxin B tiêm sau sinh. Liều 2 vacxin B tiêm vào 1-4 tháng tuổi. Liều 3 vacxin B tiêm vào 6-18 tháng tuổi. Thời gian có miễn dịch bảo vệ sau chủng ngừa ước tính vào khoảng 15 năm. Khả năng bảo vệ phụ thuộc vào nồng độ kháng thể anti HBs. 3.7.2 Biện pháp chung: Kiểm soát nguồn lây trong bệnh viện: tiệt trùng đúng mức các dụng cụ y khoa (phẫu thuật, tiêm chích…) và kiểm tra SVVG B ở người cho máu. Đối với nhân viên y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp và thao tác khi thực hiện lấy bệnh phẩm hay các thủ thuật xâm lấn trên bệnh nhân nhiễm SVVG B. Kiểm soát nguồn lây trong gia đình: tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải, đi tiệm cắt móng tay… Phòng chống các tệ nạn xã hội như tiêm chích ma túy, mại dâm. 3.8 Một số xét nghiệm tìm HBsAg và HBeAg trong huyết thanh: 3.8.1 Nguyên lý cơ bản kỹ thuật miễn dịch phóng xạ pha rắn (SP RIA) Kit IMK-413 sử dụng nguyên lý bánh kẹp « Sandwich » : kháng thể –kháng nguyên –kháng thể để đo mức độ HBsAg trong huyết thanh. - Kháng thể thứ nhất là kháng thể kháng nguyên bề mặt SVVG B (anti-HBs) thu được từ ngựa sau khi gây miễn dịch cho ngựa bằng HBs tái tổ hợp. Kháng thể thứ nhất được gắn với các viên bi polysterene làm giá đỡ cho quá trình liên kết tiếp theo của phản ứng kháng nguyên-kháng thể. Được gọi là « pha rắn » Minh họa: - Kháng nguyên : là HBsAg cần xác định. Minh họa: - Kháng thể thứ hai ở dạng dung dịch là kháng thể đơn dòng kháng HBs được gắùn với chất đánh dấu là : 125 I gọi là dung dịch « tracer ». Minh hoạ : huyết thanh ủ với pha rắn ở nhiệt độ 450c trong 2 giờ Nếu trong huyết thanh có hbsag sẽ liên kết với kháng thể cố định trên pha rắn kháng thể có gắn 125 I SẼ LIÊN KẾT VỚI HBsAg. SAU KHI RỬA SẠCH LOẠI BỎ PHẦN KHÔNG GẮN, ĐEM ĐO TÍNH PHÓNG XẠ TRÊN MÁY ĐẾM GAMMA cho tracer ủ với pha rắn đã qua bước 1 Số xung (cpm) đo được ở các mẫu xét nghiệm và các chứng (control) được máy tính xử lý theo chương trình điện toán của EAIA để xác định mẫu xét nghiệm có HBsAg hay không. Phương pháp xét nghiệm HBsAg one – Step test: Nguyên lí của xét nghiệm HBsAg one – Step test: HBsAg test sử dụng phương pháp xét nghiệm miễn dịch gắn men (EIA: Enzyme Immuno Assay) kiểu “kẹp” (Sandwich) (1) Hoá chất bố trí trên màng thấm của que thử ở 3 vị trí: - Vị trí thứ nhất gần nơi tiếp xúc bệnh phẩm. Nơi đây để sẵn phức hợp KT – CGP (Kháng thể đa dòng gắn với tiểu thể vàng dạng keo (collodial gold particle) có màu hồng. - Vị trí thứ 2 gắn cố định kháng thể đơn dòng đặc hiệu của người, bắt giữ HBsAg. Kháng thể được gắn thành dải hẹp nằm suốt chiều ngang que thử gọi là vạch T (Test). - Vị trí thứ ba gắn cố định kháng thể đa dòng bắt giữ phức hợp KT – CGP. Kháng thể đa dòng được gắn thành dải ngang hẹp gọi là vạch C (Control: chứng). (2) Nguyên lý vận hành của phương pháp xảy ra như sau: Đầu que thử tiếp xúc với bệnh phẩm, theo lực mao dẫn, huyết thanh sẽ di chuyển lên theo màng thấm. Phức hợp KT – CGP được hòa vào dung dịch huyết thanh nếu bệnh phẩm có mặt HBsAg thì tại đây xảy ra phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể tạo ra phức hợp HBsAg + KT-CGP. Phức hợp này di chuyển theo lực thẩm thấu. Đến vị trí thứ 2 tại vùng T, kháng thể đơn dòng đặc hiệu sẽ bắt giữ HBsAg tạo ra phức hợp kép KT + HBsAg + KT-CGP. Vạch màu hồng xuất hiện tại T. Lượng phức hợp màu hồng KT-CGP không bị bắt giữ tại T tiếp tục di chuyển đến vị trí thứ 3. Tại C xảy ra phản ứng kết hợp KT + CGP-KT, một vạch hồng nữa xuất hiện tại C. Như vậy vạch C luôn luôn xuất hiện để chứng tỏ sự thẩm thấu của màng, hoạt chất sinh học của các phức hợp gắn trên que thử là hoàn toàn. Các bước tiến hành xét nghiệm: (1) Lấy bệnh phẩm: - Bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương được lấy theo phương pháp y học. - Bệnh phẩm phải trong, không bẩn, không có chất tủa đục và nhiễm khuẩn. Khi chưa sử dụng ngay có thể cất giữ ở 2-80 C hoạt làm đông lạnh. (2) Chuẩn bị xét nghiệm: - Đem toàn bộ bệnh phẩm và que thử còn nguyên trong bao kín để ở nhiệt độ phòng 20-300 C trước khi xét nghiệm 30 phút. (3) Tiến hành xét nghiệm: - Xé bao nhôm ở chỗ quy định, lấy que ra khỏi bao. Chưa làm ngay nên chưa xé bao để tránh tác động độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ. - Nhúng đầu que từ từ theo chiều mũi tên vào dung dịch huyết thanh. Không quá vạch mũi tên. Hoặc có thể để que thử lên mặt phẳng, dùng pipette hút bệnh phẩm nhỏ từng giọt lên phầøn que thử dành cho tiếp xúc với huyết thanh (khoảng 4 giọt – 200 ml). - Quan sát sự thấm dần của huyết thanh rồi đọc kết quả Đọc kết quả: (1) Bệnh phẩm dương tính với HBsAg khi chỉ có một vạch hồng tại T và một vạch hồng tại C. (2) Bệnh phẩm âm tính với HBsAg khi chỉ có một vạch hồng xuất hiện tại C. (3) Kết quả không được công nhận khi không có vạch hồng xuất hiện tại C. Phải làm lại bằng que thử khác . (4) Thời gian đọc kết quả trong vòng 10 phút kể từ khi que thử tiếp xúc với bệnh phẩm . 3.8.3 Kỹ thuật ELISA phát hiện HBsAg: Nguyên tắc của kỹ thuật ELISA phát hiện HBsAg: Gắn kháng thể đơn clôn chống HBsAg (HBsAb) vào ổ tráng của bảng chất dẻo. (1) Cho huyết thanh của bệnh nhân (có HBsAg): HBsAg sẽ kết hợp với HBsAb đã cố định trên bảng. (2) Sau khi rửa kỹ các ổ tráng, cho vào kháng thể đặc hiệu chống HBsAg đã được gắn trước chất men, kháng thể cộng hợp men này sẽ kết hợp với kháng nguyên và phản ứng được phát hiện cơ chất sinh màu của men (subtrat chromogène) . Kỹ thuật ELISA : - Cho 100µl huyết thanh, 100µl chứng vào mỗi giếng đã được chọn. - Thêm vào mỗi giếng 50µl dung dịch cộng hợp đậy kín. - Ủ 60 phút ở 37C trong tủ ấm khô lắc. - Rửa 5 lần với dung dịch rửa. - Thêm 100µl dung dịch hiện màu vào mỗi giếng, đặt trong tối 30 phút ở nhiệt độ phòng. - Thêm 100µl dung dịch ngừng phản ứng HSO1N vào mỗi giếng, đọc kết quả bằng máy ở bước sóng 450 / 620 nm trong vòng 30 phút. Đọc kết quả: Đọc kết quả bằng giá trị ngưỡng tính theo công thức cut-off = CO = ODR3 + 0,04. Trong đó ODR3 là giá trị trung bình của chứng âm. - Các mẫu có giá trị quang nhỏ hơn giá trị ngưỡng là âm tính. - Các mẫu có giá trị quang lớn hơn giá trị ngưỡng là dương tính. 3.8.3 Kỹ thuật ELISA phát hiện HBeAg: Nguyên tắc của kỹ thuật ELISA phát hiện HBeAg: Nguyên tắc tương tự kỹ thuật ELISA phát hiện HBsAg. (1) Cho huyết thanh của bệnh nhân (có HBeAg): HBeAg sẽ kết hợp với HBsAb đã cố định trên bảng. (2) Sau khi rửa kỹ các ổ tráng, cho vào kháng thể đặc hiệu chống HBeAg đã được gắn trước chất men, kháng thể cộng hợp men này sẽ kết hợp với kháng nguyên và phản ứng được phát hiện cơ chất sinh màu của men (subtrat chromogène) . Kỹ thuật ELISA : - Lấy ra số ổ tráng cần dùng, để lên giá đỡ. Ghi số liệu lên giếng để nhận dạng bệnh phẩm. - Cho 100µl huyết thanh, 100µl chứng vào mỗi giếng đã được chọn. - Ủ 120±5 phút ở 37±2C trong tủ ấm khô lắc. - Rửa 4 lần với dung dịch rửa. - Thêm 100µl dung dịch hiện màu vào mỗi giếng, đặt trong tối 30 phút ở nhiệt độ phòng. - Cho chất tạo màu 100µl vào mỗi ổ tráng. - Ủ ở nhiệt độ 18-25C trong 30 ± 2 phút - Thêm 100µl dung dịch ngừng phản ứng HSO1N vào mỗi giếng, đọc kết quả bằng máy ở bước sóng 450 / 620 nm trong vòng 2 giờ. Đọc kết quả: Đọc kết quả bằng giá trị ngưỡng tính theo công thức COV=0,5(Ncx+LPCx) - Các mẫu có giá trị quang nhỏ hơn giá trị ngưỡng là âm tính. - Các mẫu có giá trị quang lớn hơn giá trị ngưỡng là dương tính. CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 4.2 Dân số nghiên cứu: 4.2.1 Dân số mục tiêu: Những bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu. 4.2.2 Dân số nghiên cứu: Những bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu trong thời gian từ 09/03/2003 đến 30/08/2003. 4.3 Cỡ mẫu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo thiết kế nghiên cứu cắt ngang, nên công thức được dùng để tính cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu: N = Với: a = 0,05 xác suất của sai lầm loại I d = 0,026 độ chính xác tuyệt đối Z1- a/2= 1,96 ở mức chọn = 0,05 p = 0,099 (tỉ lệ HBsAg(+) trên những bà mẹ mang thai theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phượng năm 1995 là 9,9% (n= 505)). Vậy n = 505 người Do chúng tôi chọn mẫu theo cụm nên để tăng tính đại diện cho cỡ mẫu, chúng tôi sẽ lấy 505x2 =1.010 người. 4.4 Phương pháp chọn mẫu: 4.4.1 Tiêu chuẩn chọn: Những bà mẹ mang thai ≥16 tuần đang sinh sống tại tỉnh Bạc Liêu. Đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 4.4.2 Tiêu chuẩn loại: Những bà mẹ mang thai không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Những bà mẹ mang thai <16 tuần 4.4.3 Cách chọn mẫu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm, với đơn vị cụm là xã/thị trấn. Tỉnh Bạc Liêu có 55 xã/thị trấn, giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Do đặc thù của vùng bán đảo Cà Mau, dân cư sống theo bờ kênh rạch chằng chịt ; điều kiện nhân lực, kinh tế, thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ chọn 25% xã/thị trấn trong 55 xã/thị trấn tương đương khoảng 14 xã/thị trấn. Lập danh sách 55 xã/thị trấn, bốc thăm ngẫu nhiên từng xã/thị trấn cho đến khi đủ 14 xã/thị trấn. Thực tế, số bà mẹ mang thai trong 14 xã/thị trấn không đủ cỡ mẫu nên chúng tôi đã bốc thăm ngẫu nhiên thêm 1 xã/thị trấn, tổng cộng chúng tôi có 15 xã/thị trấn. 4.5 Phương pháp thu thập số liệu: 4.5.1 Biến số nghiên cứu: Biến số về các yếu tố dịch tễ: nơi cư ngụ, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, nhà ở, mức sống, kiến thức về bệnh VGSV B. Biến số về tiềân căn sản phụ khoa: tuổi quan hệ tình dục đầu tiên, số con, số lần nạo thai, biện pháp ngừa thai bằng bao cao su, số bạn tình. Biến số về tiềân căn bệnh gan bản thân, chồng và con. Biến số về các yếu tố nguy cơ: truyền máu, dùng chung kim chích ma túy, đi tiệm làm móng, dùng chung bàn chải đánh răng. Biến số về dấu ấn huyết thanh: HBsAg, HBeAg. 4.5.2 Cách thu thập số liệu: Thời gian tiến hành: Từ 09/03/2003 đến 30/08/2003 Nhân lực: Thực hiện: 2 bác sĩ, các trưởng phó trạm y tế và 4 nữ hộ sinh, 2 sinh viên Y6. Nguyên vật liệu: Bảng câu hỏi. Dụng cụ lấy máu vô trùng (găng tay, ống tiêm vô trùng, ống xét nghiệm vô trùng). Que thử HBsAg, máy quay li tâm. Tiến trình thu thập số liệu: Chúng tôi sẽ gửi thư mời đến những bà mẹ mang thai ở mỗi xã/thị trấn trong 15 xã/thị trấn đã chọn, mời họ đến trạm y tế đúng ngày. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với các chị trong hội phụ nữ, ban vận động kế hoạch hóa gia đình kêu gọi họ đến tham gia nghiên cứu. Giải thích cho những bà mẹ mang thai sự cần thiết và lợi ích khi tham gia vào nghiên cứu. Để kết quả thu được khách quan, chính xác mà không bị ảnh hưởng bởi sự thiên lệch khi nhận đối tượng nghiên cứu, nhằm mục đích đạt được kết quả tốt nhất với số đối tượng đến với nhóm nghiên cứu, các đối tượng đến với nhóm nghiên cứu sẽ được xếp thành 2 loại: Loại thứ nhất: gồm các đối tượng hội đủ các tiêu chuẩn để nhận vào nghiên cứu. Loại thứ hai: dành cho các đối tượng không hội các tiêu chuẩn chọn, nhưng đến với nhóm nghiên cứu vì cần được khám thai. Cả hai nhóm đều được khám, chăm sóc sức khỏe mẹ và thai đầy đủ. Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi: Tất cả các bà mẹ mang thai đủ tiêu chuẩn chọn đều được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được xây dựng gồm các câu hỏi mở và đóng để nhằm thu nhập các thông tin của các bà mẹ mang thai. Mỗi bà mẹ mang thai được phỏng vấn tại một bàn riêng đặït xa nhau đảm bảo sự riêng tư khi họ trả lời bảng câu hỏi. Lấy máu: Các bà mẹ mang thai sau khi đã trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bảng câu hỏi sẽ được hướng dẫn sang bàn lấy máu xét nghiệm. Khi lấy máu, chúng tôi đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc vô trùng (đeo găng tay khi lấy mẫu: kim, ống tiêm dùng một lần; gòn, cồn 700,…). Cho bà mẹ mang thai ngồi thoải mái, đặt tay trên bàn khám bệnh, tay để thẳng. Tiến hành lấy máu tĩnh mạch nông ở khuỷu tay. Số lượng máu lấy cho mỗi mẫu là 2ml. Ngay sau khi lấy máu xong, mẫu máu sẽ cho ngay vào lọ tiệt trùng và được đánh số mã thứ tự tương ứng với tên của bà mẹ mang thai. Các mẫu máu sẽ được quay ly tâm 10 phút để lấy phần huyết thanh. Bước 1: sử dụng phương pháp xét nghiệm miễn dịch gắn men EIA bằng que thử One-Step HBsAg test , sàng lọc ra những bà mẹ mang thai có HBsAg(+). Bước 2: Những bà mẹ mang thai có mẫu thử HBsAg(+) ở bước 1 được giữ lại mẫu huyết thanh đem về BV Từ Dũ để làm tiếp xét nghiệm ELISA nhằm kiểm tra lại kết quả HBsAg(+) của que thử One-Step HBsAg test, đồng thời cũng lấy mẫu máu đó để thử thêm HBeAg bằng xét nghiệm ELISA . 4.5.3 Đánh giá các biến: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu: Đặc điểm dịch tễ: - Nơi ở: xã và thị trấn. - Tuổi: phân nhóm tuổi 16-22, 23-28, 29- 47. - Dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa. - Nghề nghiệp: nông dân, công nhân, nội trợ, buôn bán, y, nghề khác. - Học vấn: mù chữ, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cao đẳng. - Nhà ở: cấp 1: nhà biệt thự, cấp 2: nhà đúc có lầu; cấp 3:nhà đúc không lầu, cấp 4: nhà tranh, nhà lá. - Mức sống: + thiếu ăn: dựa trên câu trả lời thiếu ăn, kèm theo câu trả lời không có phương tiện đi lại hoặc không có tiện nghi sinh hoạt. + dư ăn: dựa trên câu trả lời dư ăn, kèm theo câu trả lời có máy giặt, máy lạnh, hoặc có xe hơi. + đủ ăn: nếu không thuộc hai nhóm trên. - Kiến thức về bệnh gan: + đúng: có nghe nói đến bệnh gan, biết bệnh có lây, biết đúng đường lây + sai: không nghe nói đến bệnh hay không biết bệnh có lây hay nói biết đường lây không đúng. Tiền căn sản phụ khoa: - Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên: 16-22, 23-28, 29-47. - Số con: chưa có con, có 1 con, 2 con, ≥3 con. - Nạo thai: 0 lần, 1 lần, 2lần, ≥3 lần. - Aùp dụng biện pháp ngừa thai bằng bao cao su: có, không. Tiền căn bệnh gan :có - Bản thân, chồng, con. Yếu tố nguy cơ: (có, không): - Truyền máu, dùng chung kim chích ma túy, quan hệ tình dục >1 người, đi tiệm làm móng, dùng chung bàn chải đánh răng. Xét nghiệm (dương tính, âm tính): HBsAg, HBeAg. Tương quan giữa các đặc điểm trên với tình trạng HBsAg(+). 4.6 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu: - Nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS for windows 10.0 - Sử dụng phép kiểm c; Fisher’s exact test đối với những bảng 2x2 có tần số mong đợi < 5 để tìm mối liên hệ và RR. - Kết quả tính bằng tần số, tỉ lệ % và trình bày dưới dạng bảng, biểu. - Dùng phần mềm Word 2000, Excel 2000 để trình bày kết quả. 4.7 Vấn đề y đức: Nghiên cứu này không vi phạm vấn đề y đức, vì mỗi bà mẹ mang thai tham gia vào nghiên cứu đều rất có lợi cho bản thân mình: được khám thai và thử HBsAg miễn phí, có hướng chăm sóc và theo dõi cho những đối tượng nhiễm bệnh và con của những đối tượng này khi chào đời. Các chi tiết trong bảng câu hỏi được giữ bí mật. Mẫu gửi xét nghiệm được mã hóa bằng số. Đảm bảo nguyên tắc vô trùng khi lấy máu, tránh lây nhiễm chéo. CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ Tổng cộng có 1.035 bà mẹ mang thai ở 15 xã/thị trấn tại tỉnh Bạc Liêu thỏa các tiêu chuẩn đã chọn. Với kết quả thu được như sau: 5.1 Tần suất HBsAg(+) trên bà mẹ mang thai: Bảng 5.1: Tỉ lệ HBsAg(+) dựa trên xét nghiệm One-Step HBsAg test. One-Step HBsAg test Tần số Tỉ lệ HBsAg(+) 71 6,9% HBsAg(-) 964 93,1% Nhận xét: Tỉ lệ HBsAg(+) của các bà mẹ mang thai xét nghiệm bằng One-Step HBsAg test là 6,9%. Bảng 5.2: Tỉ lệ HBsAg(+) qua xét nghiệm ELISA đối với những trường hợp HBsAg(+) trên One-Step HBsAg test. ELISA Tần số Tỉ lệ HBsAg(+) 71 100% HBsAg(-) 0 0% Nhận xét: Khi xét nghiệm các trường hợp HBsAg(+) qua xét nghiệm One-Step HBsAg test bằng ELISA,100% đều dương tính. 6,9% 93,1% dương tính âm tính Biểu đồ 5.1: Tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBsAg(+). Nhận xét: Tỉ lệ HBsAg(+) của các bà mẹ mang thai là 6,9%. 5.2 Tần suất HBeAg(+) trên bà mẹ mang thai có HBsAg(+): Bảng 5.3: Tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và HBeAg(+). HBeAg/HBsAg(+) Tần số Tỉ lệ HBeAg(+) 35 49,2% HBeAg(-) 36 50,8% Nhận xét: Trong 6,9% bà mẹ mang thai có HBsAg(+) có gần 50% người có HBeAg (+). 5.3 Đặc điểm dịch tễ và tương quan với tình trạng HBsAg(+): 5.3.1 Đặc điểm dịch tễ của bà mẹ mang thai: Bảng 5.4: Đặc điểm dịch tễ của bà mẹ mang thai. Đặc điểm Tần số Tỉ lệ Nơi ở Thị trấn 236 22,8% Xã 799 77,2% Tuổi 16-22 231 22,3% 23-28 458 44,3% 29-47 346 33,4% Dân tộc Kinh 849 82,0% Khơ-me 165 15,9% Hoa 21 2,1% Đặc điểm Tần số Tỉ lệ Nghề nghiệp Nông dân 316 30,5% Công nhân 55 5,4% Buôn bán 106 10,2% Nội trợ 448 43,3% Nghề y 0 0% Khác 110 10,6% Học vấn Mù chữ 91 8,8% Cấp 1 471 45,5% Cấp 2 388 7,5% Cấp 3 67 6,5% Cao đẳng/Đại học 18 1,2% Mức sống Thiếu ăn 249 24,1% Đủ ăn 733 70,8% Dư ăn 53 5,1% Nhà ở Cấp 1 17 1,6% Cấp 2 27 2,6% Cấp 3 204 9,7% Cấp 4 786 5,9% Đặc điểm Tần số Tỉ lệ Kiến thức về bệnh gan Đúng 201 19,4% Sai 834 80,6% Nhận xét: Nơi cư ngụ: Bà mẹ mang thai ở xã chiếm đa số (77,2%). Nhóm tuổi: Số bà mẹ mang thai ở độ tuổi 23-28 chiếm cao nhất (44.3%). Dân tộc: Dân tộc Khơ-me tương đối đông (15,9%). Nghề nghiệp: Nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất (43,3%). Nghề liên quan đến y tế không trường hợp nào. Trình độ học vấn: Các bà mẹ mang thai chủ yếu có trình độ học vấn là cấp 1 (45,5%) Kiến thức bệnh gan: Các bà mẹ mang thai có kiến thức sai chiếm tỉ lệ cao (80,6%). Mức sống: Gần một phần tư các bà mẹ mang thai còn thiếu ăn (24,1%). Nhà ở: Các bà mẹ mang thai sống trong các căn nhà cấp 4 chiếm đa số (75,9%). tuổi 0 2 4 6 8 10 12 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 % Biểu đồ 5.2: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo tuổi. Nhận xét: Tuổi trung bình là 27 tuổi Tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi Tuổi lớn nhất là 47 tuổi 5.3.2 Tương quan đặc điểm dịch tễ và tình trạng HBsAg(+): Bảng 5.5: Tương quan giữa HBsAg(+) và nơi ơ.û Nơi ở HBsAg Tỉ lệ HBsAg(+) Dương tính Âm tính Thị trấn Xã 30 41 283 681 9,6% 5,7% c=5,214 p=0,022 < 0,05 RR=1,76 KTC95%=1,078 -2,877 Nhận xét: Phép kiểm ccho thấy có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và nơi ở . Những người ở thị trấn nguy cơ có HBsAg(+) gấp 1,76 lần so với những bà mẹ mang thai ở xã. Bảng 5.6: Tương quan giữa HBsAg(+) và nhóm tuổi. Nhóm tuổi HBsAg Tỉ lệ HBsAg(+) Dương tính Âm tính > 22 ≤ 22 63 8 741 223 7,8% 3,5% c=5,37 p=0,02 <0,05 RR=2,37 KTC95%=1,119- 5,021 Nhận xét: Phép kiểm ccho thấy có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và nhóm tuổi. Những bà mẹ mang thai ở nhóm tuổi >22 có nguy cơ HBsAg(+) gấp 2,37 lần bà mẹ mang thai ở nhóm tuổi ≤ 22. 3,5% 7% 9% 0 20 40 60 80 100% 16-22 23-28 29-47 nhóm tuổi Dương tính Âm tính 91,00% 93,00% 96,50% Biểu đồ 5.3: Tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBsAg(+) phân bố theo nhóm tuổi. Nhận xét: Tỉ lệ HBsAg(+) tăng dần theo tuổi. Bảng 5.7: Tương quan giữa HBsAg(+) và mức sống. Mức sống HBsAg Tỉ lệ HBsAg(+) Dương tính Âm tính Thiếu ăn Đủ ăn, dư ăn 28 43 221 743 11,2% 5,5% c=9,87 p=0,002 < 0,05 RR=2,189 KTC95%=1,329 - 3,606 Nhận xét: Phép kiểm ccho thấy có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và mức sống. Những bà mẹ mang thai có mức sống thiếu ăn có nguy cơ mang HBsAg(+) gấp 2,189 lần so với những bà mẹ mang thai có mức sống đủ ăn và dư ăn. Mức sống Âm tính Dương tính 11,20% 88,80% 5,30% 7,50% 0 20 40 60 80 100 Thiếu ăn Đủ ăn Dư ăn 92,50% % 94,70% Biểu đồ 5.4: Tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBsAg(+) phân bố theo mức sống. Nhận xét: Tỉ lệ HBsAg(+) cao nhất ở nhóm thiếu ăn. Bảng 5.8: Tương quan giữa HBsAg(+) và dân tộc, học vấn, kiến thức về bệnh gan Đặc điểm HBsAg Tỉ lệ c p Dương tính Aâm tính HBsAg(+) Dân tộc Khơ-me & Hoa 10 176 5,4% 0,781 >0,05 Kinh 61 788 7,2% Học vấn 0,05 ≥ Cấp 2 30 443 6,3% Kiến thức về bệnh gan Sai 60 774 7,2% 0,75 >0,05 Đúng 11 190 5,2% Nhận xét: Phép kiểm c cho thấy không có mối tương quan giữa tình trạng HBsAg(+) và yếu tố dân tộc, trình độ học vấn, kiến thức về bệnh gan. 5.4 Đặc điểm về tiền căn sản khoa, tiền căn bệnh gan, yếu tố nguy cơ và tương quan với tình trạng HBsAg(+): 5.4.1 Đặc điểm về tiền căn sản phụ khoa, tiền căn bệnh gan của bà mẹ mang thai: Bảng 5.9: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo tiền căn sản phụ khoa. Đặc điểm Tần số Tỉ lệ Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên 16-22 666 64,3% 23-28 312 30,1% 29-47 57 5,5% Đặc điểm Tần số Tỉ lệ Số con Chưa có con 456 44,1% Có 1 con 389 37,6% Có 2 con 146 14,1% Có ³ 3 con 44 4,3% Nạo thai 0 lần 702 67,8% 1 lần 268 25,9% 2 lần 48 4,6% ³ 3 lần 17 1,6% Aùp dụng biện pháp ngừa thai bằng bao cao su Có 16 1,5% Không 1019 98,5% Nhận xét: Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên : Nhóm tuổi quan hệ tình dục đầu tiên cao nhất là 16-22 (64,3%). Số con: Số bà mẹ mang thai có con lần đầu chiếm tỉ lệ khá lớn (44,1%). Số lần nạo thai: Hơn một phần ba các bà mẹ mang thai đã từng nạo thai 1 hoặc hai lần trở lên. Áp dụng biện pháp ngừa thai bằng bao cao su: Số người sử dụng bao cao su chiếm tỉ lệ rất thấp (1,5%) Ï tuổi % 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 16 19 22 25 28 31 34 39 Biểu đồ 5.5: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo tuổi quan hệ tình dục đầu tiên. Nhận xét: Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên trung bình là 22 tuổi Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên nhỏ nhất là 16 tuổi Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên lớn nhất là 40 tuổi Bảng 5.10: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo tiền căn bệnh gan. Tiền căn Tần số Tỉû lệ Bản thân Có 33 3,2% Không 1002 96,8% Chồng Có 15 1,4% Không 1020 98,6% Con Có 3 0,3% Không 1032 99,7% Nhận xét: Tiền căn bệnh gan của bản thân, chồng, con của những bà mẹ mang thai tương đối thấp. Bảng 5.11: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ Tần số Tỉ lệ Truyền máu Có 21 2% Không 1014 98% Dùng chung kim chích ma túy Có 19 1,8% Không 1016 98,2% Quan hệ tình dục > 1 người Có 17 1,64% Không 1018 98,36% Đi tiệm cắt móng tay Có 59 5,7% Không 976 94,3% Dùng chung bàn chải đánh răng Có 15 1,44% Không 1020 98,56% Nhận xét: Ơû nhóm nghiên cứu này tỉ lệ bà mẹ mang thai tiếp xúc với các yếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBS0024.doc
Tài liệu liên quan