Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế để đi đến tự do hoá thương mại là chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng với các nước khác, nhưng hiện nay ta vẫn còn tụt hậu khá xa về kinh tế (nhất là trình độ công nghệ và thu nhập bình quân đầu người) so với nhiều nước trong cáctổ chức kinh tế mà ta đã và sẽ tham gia. Chẳng hạn , so với các nước trong AFTA, thu nhập bình quân đầu người của nước ta chưa bằng 1/3 của Inđônêxia và Philippin, bằng 1/9 của Thái lan, 1/5 của Malaixia và chưa bằng 1/100 của Singgapo. Do vậy hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nhất là các ngành sản xuất , kinh doanh và dịch vụ còn yếu, trong khi nền kinh tế thế giới có những đối thủ cạnh tranh mạnh hơn ta gấp nhiều lần cả trong thị trường nội địa lẫn thế giới. Hiện nay có hơn 50. 000 công ty xuyên quốc gia với gần 500.000 chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới, có tổng doanh thu hàng năm là 950 tỷ USD. Mặc dù cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt, giữa các công ty lớn đang xảy ra sự sát nhập để trở thành một công ty khổng lồ với số vốn lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Do đó, một sự thoả thuận mới cũng đang diễn ra trong sự phân chia thị trường. Độc quyền nhóm đang dần dần thay thế cho độc quyền đơn.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việt Nam chủ động tham gia vào toàn cầu hoá và quốc tế hoá kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp hoá, phát triển lực lượng sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.Chẳng hạn, tính theo tỷ lệ GDP, luồng vốn thâm nhập vào các nước đang phát triển trong vòng 10 năm từ 1986 đến 1996 đã tảng khoảng 2 lần… Riêng Trung Quốc, trong vòng 3 năm 1993- 1995 đã nhận được 110 tỷ USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 20% tổng đầu tư của cả nước. FDI cung cấp 34,7% đầu tư cho hàng xuất khẩu và 28,7% đầu tư cho công nghiệp của Trung Quốc năm 1994…Thực tế này cho thấy, những nước đang phát triển bứt lên được về kinh tế là những nước đã tận dụng được các cơ hội và thu hút được những khoản FDI lớn nhất.
Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, bắt buộc những nước đang phát triển phải nâng cao trình độ về mọi mặt, phải đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động. Tất cả những điều đó đưa đến một kết quả là: các nước phát triển thì ngày càng giàu có, còn các nước đang phát triển cũng phát triển mạnh mẽ về lực lượng sản xuất. Sự phát triển của các nước NICs, đặc biệt là những “con rồng” Châu á trong mấy thập kỷ qua đã chứng minh điều đó.
c- Tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội . Nếu như trước đây việc chuyển giao kỹ thuật chỉ là hình thức chủ yếu, thì hiện nay chuyển giao công nghệ diễn ra rất nhanh chóng, làm cho các nước lạc hậu có thể rút ngắn thời gian phát triển của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả, qua đó mà kỹ thuật công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật, công nghệ quốc gia. Trong cạnh tranh quốc tế, có thể công nghệ này là cũ đối với các nước phát triển nhưng lại là mới và có hiệu quả tại một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong những thập niên vừa qua cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh, làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới và đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận những phát triển mới này. Sự xuất hiện và hoạt động của nhiều khu công nghiệp mới và hiện đại như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương…và những khu liên doanh trong ngành công nghệ dầu khí đã minh chứng điều đó. Bưu chính viễn thông và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu làm cho năng suất lao động tăng nhanh không có giới hạn cuối cùng. Điều đó cũng có nghĩa là giá thành sản phẩm không ngừng giảm xuống, sức mua của đồng tiền tăng lên. Cuối cùng là đời sống người dân không ngừng được cải thiện .
d- Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực của nước ta khai thông giao lưu với các nước. Ta có thể thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động hoặc có thể sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, công nghệ mới các phát minh sáng chế mà ta chưa từng có. Đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn các cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh đã được đào tạo ở cả trong và ngoài nước. Chỉ tính riêng trong các công trình đầu tư nước ngoàidã có khoảng 30 vạn lao động trực tiếp, 600 cán bộ quản lý và 25 000 cán bộ khoa học kỹ thuật đã được đào tạo.
e-Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy quá trình nhất thể hoá kinh tế khu vực phát triển nhanh chóng, trao đổi kinh tế giữa các khu vực ngày càng quan trọng, tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nền kinh tế và khu vực kinh tế. Theo thống kê của liên hợp quốc trong những năm 60 có khoảng 19 tổ chức nhất thể hoá kinh tế khu vực, những năm 70 có 28 tổ chức, những năm 80 con số này là 32 và những năm 90 đã lên tới gần 60 tổ chức với hơn 160 nước tham gia dưới các loại hình và mức độ khác nhau. Sự gia tăng các tổ chức nhất thể hoá kinh tế góp phần thúc đẩy nhanh chống quá trình toàn cầu hoá kinh tế, việc giao lưu trao đổi các hoạt động kinh tế để tìm kiếm lợi ích giữa các nền kinh tế, các khu vực kinh tế ngày một gia tăng, làm cho nền kinh tế mỗi quốc gia, khu vực trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới, hình thành một cục diện kinh tế thế giới mới. Một cục diện trong đó các thành viên tồn tại trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau để cùng phát triển. Nó cho phép giảm thiểu chướng ngại trong việc lưu chuyển vốn, hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân lực… giữa các nền kinh tế, các khu vực kinh tế, làm tăng vai trò kinh tế đối ngoại, mậu dịch và đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước, làm cho việc phân bố các nguồn lực trên thế giới hợp lý và có hiệu quả hơn.
g-Thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất phát triển:Toàn cầu hoá, mà trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế, bắt nguồn từ sự phát triển lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của sản xuất trên phạm vi quốc tế. Điều này có nghĩa là từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, cùng với sự thôi thúc của động lực đạt lợi nhuận cao của gia cấp tư sản, xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện. Khi đã xuất hiện, nó tác động trở lại làm cho lực lượng sản xuất trên thế giới nói chung và ở các nước đang phát triển nói riêng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Với mục tiêu dành lợi nhuận tối đa, thông qua các mối liên hệ quốc tế rộng rãi do toàn cầu hoá đưa lại, các nước phát triển đang tìm cách đầu tư vào các nước đang phát triển. Ngược lại, để đưa đất nước tiến nhanh, các nước đang phát triển cũng có nhu cầu thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ nước ngoài. Sự gặp gỡ của hai nhu cầu này làm dòng chảy về vốn, công nghệ, dịch vụ từ các nước phát triển chuyển vào các nước đang phát triển ngày càng tăng.
B- Thách thức:
Trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh những cơ hội phát triển cũng đặt ra không ít những khó khăn và thách thức.Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là các nước công nghiệp phát triển đặc biệt là Mỹ hiện còn chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới, thao túng quá trình toàn cầu hoá. Chính vì vậy mà “Báo cáo về sự phát triển nhân loại 1999 của chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) ” đã cho rằng toàn cầu hoá phục vụ thiểu số. Giáo sư JaimePuyana chuyên gia hàng đầu của viện công nghệ Masachusette (Mỹ) đã khẳng định rằng : “ Bức tranh toàn cầu hoá không có gì sáng sủa và điều mà người ta quen gọi là toàn cầu hoá sẽ là : toàn cầu hoá man rợ. Những gì sắp đạt được sẽ là tiền đề cho một quá trình tích luỹ cao, dựa trên sự bóc lột siêu hạng…”. Và ông kết luận đây là sự trở lại một thứ CNTB hung dữ với toàn bộ công nghệ siêu việt, trong đó chắc chắn sẽ có cuộc đấu tranh giai cấp.
a- Toàn cầu hoá là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các thành viên tham gia, chủ yếu là giữa các nước đang phát triển và chậm phát triển với các nước phát triển ( đứng đầu là Mỹ). Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá là tham gia vào việc định ra và thực hiện “luật chơi ”chung. Để đảm bảo cho các nước đều có lợi ích trong mở cửa, hội nhập, đòi hỏi các bên tham gia phải hợp tác với nhau. Do có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường kinh nghiệm quản lý và thực lực chi phối thị trường thế giới trong quá trình toàn câù hoá, các nước phát triển luôn nắm quyền quy định và khống chế những luật chơi chung có lợi cho họ. Măc dù “luật chơi” có vẻ “công bằng”, nhưng thực chất chúng luôn đem lại lợi thế cho những kẻ mạnh (các nước tư bản và các công ty siêu quốc gia). Các nước đang phát triển, các nước nghèo thường phải gánh chịu những điều bất lợi, thiệt thòi về phía mình.Trong quá trình toàn cầu hoá, để thu được nhiều lợi ích, các nước phát triển luôn tìm mọi cách chèn ép các nước đang phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Như về kinh tế các nước phát triển dùng sức mạnhđể ép các nước đang phát triển chấp nhận những điều khoản có lợi cho mình, tạo nên những bất lợi cho các nước đang phát triển, khiến các nước này phải lệ thuộc về kinh tế ngày càng nhiều. Toàn cầu hoá đã tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển trong quá trình mở cửa, hội nhập. Không những thế, quá trình toàn cầu hoá còn đặt các nước đang phát triển trước những thách thức của sự cạnh tranh quyết liệt. Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá là tham gia vào thị trường thế giới. Đặc trưng cơ bản của thị trường là cạnh tranh. Cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa điều tiết nền kinh tế theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh được, yếu thua”, “kẻ nhanh sẽ chiếm phần người chậm.,kẻ mạnh chèn ép kẻ yếu”…Để tồn tại và phát triển, các nước đang phát triển phảI tìm cách đổi mới về đường lối phát triển kinh tế, đổi mới cơ chế hoạt động, không ngừng nâng cao trình độ khoa học- kỹ thuật, tổ chức – quản lý và công nghệ hiện đại cho phù hợp với điều kiện hội nhập. Nếu không làm được điều đó thì quá trình toàn cầu hoá sẽ đẩy các nước đang phát triển tới nguy cơ ngày càng lệ thuộc, mất dần tính độc lập tự chủ, từng bước trở thành bãi thải công nghệ cho các nước phát triển, làm cho đất nước tụt hậu ngày càng xa.
b- Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế để đi đến tự do hoá thương mại là chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng với các nước khác, nhưng hiện nay ta vẫn còn tụt hậu khá xa về kinh tế (nhất là trình độ công nghệ và thu nhập bình quân đầu người) so với nhiều nước trong cáctổ chức kinh tế mà ta đã và sẽ tham gia. Chẳng hạn , so với các nước trong AFTA, thu nhập bình quân đầu người của nước ta chưa bằng 1/3 của Inđônêxia và Philippin, bằng 1/9 của Thái lan, 1/5 của Malaixia và chưa bằng 1/100 của Singgapo. Do vậy hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nhất là các ngành sản xuất , kinh doanh và dịch vụ còn yếu, trong khi nền kinh tế thế giới có những đối thủ cạnh tranh mạnh hơn ta gấp nhiều lần cả trong thị trường nội địa lẫn thế giới. Hiện nay có hơn 50. 000 công ty xuyên quốc gia với gần 500.000 chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới, có tổng doanh thu hàng năm là 950 tỷ USD. Mặc dù cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt, giữa các công ty lớn đang xảy ra sự sát nhập để trở thành một công ty khổng lồ với số vốn lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Do đó, một sự thoả thuận mới cũng đang diễn ra trong sự phân chia thị trường. Độc quyền nhóm đang dần dần thay thế cho độc quyền đơn. Từ đó mà các nước có trình độ phát triển cao đang trở thành “ trung tâm” còn các nước khác ( chủ yếu là các nước chậm phát triển) thị trở thành “ngoại vi” của kinh tế thế giới. Vì vậy việc tự do hoá thương mại thường đem lại lợi ích lớn hơn cho các nước công nghiệp phát triển vị sản phẩm của họ có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp. Trong khi đó kỹ thuật và quản lý công nghệ của ta còn kém do đó sức cạnh tranh thị trường yếu. Tuy nói là tự do hoá thương mại song các nước công nghiệp phát triển vẫn áp dụng hình thức bảo hộ công khai ( như áp dụng hạn ngạch )hoặc quá trình như tiêu chuẩn …Tuy có chuyển giao công nghệ song các nước công nghiệp phát triển thường không chuyển giao những thành tựu mới nhất.
c-Toàn cầu hoá phân phối không đều lợi ích và cơ hội phát triển cho các quốc gia. Do đó tiềm lực kinh tế áp đảo và có ưu thế về mọi mặt, các nước phát triển đang nắm giữ vị trí chủ đạo trong phân công quốc tế và trong tiến trình toàn cầu hoá. Họ luôn tìm cách giành lấy những lợi thế kinh tế về phía mình, đẩy những bất lợi về phía các nước đang phát triển. Chính điều đó đã tạo ra sự phân phối lợi ích không đều, làm gia tăng sự phân hoá giầu nghèo giữa các nước và ngay trong nội bộ mỗi nước.Thực tế cho thấy, nếu như toàn cầu hóa đem lại cho các nước phát triển những nguồn lợi khổng lồ và tăng nhanh sự giầu có của họ một cách vô độ, thì nó cũng làm cho nhiều nước đang phát triển ngày càng tụt hậu và phần lớn dân chúng trên thế giới nghèo ngày càng nghèo đi. Sự phân cực giầu nghèo trên thế giới ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Theo đánh giá của UNDP trong “báo cáo về sự phát triển nhân loại 1999” xét trên phạm vi thế giới khoảng cách về GDP tính theo đầu người giữa các nước giầu nhất và các nghèo nhất đã đến mức báo động. Trước đây, những năm 60 tỷ lệ 3:1, thì đâù những năm 90 là 61:1và hiện nay con số đã lên tới 74:1. Theo báo cáo của UNDP thì năm 1997 chỉ có 15 nước trên thế giới nâng cao được mức sống , 110 nước ở trong tình trạng nền kinh tế suy giảm và đình đốn. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thế giới là 3%/1năm thì 97/166 nước có thu nhập đầu người năm 1994 thấp hơn năm 1990.Trong khi đó các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới, hiện đang chiếm 86% GDP toàn cầu, chiếm 4/5 thị trường xuất khẩu, chiếm 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài và 74%số máy điện thoại của toàn thế giới thì 1/5 dân số thế giới thuộc các nước nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 1% GDP của toàn thế giới mà thôi. Tiền lương thực tế của các nước thế giới thứ ba và Đông Âu thấp hơn 70 lần so với Mỹ , Tây Âu và Nhật Bản. Trong một công trình với tựa đề “Chủ nghĩa cộng sản- một dự án” xuất bản tại Paris tháng 1/1999, Tổng bí thư Đảng cộng sản Pháp Robert Hue đãcho biết trong 50 năm qua tỷ trọng của 20% dân số nghèo nhất trong tổng thu nhập thế giới đã từ 2,3% tụt xuống 1,4% trong khi đó cổ phần của 20% dân số giầu nhất đã tăng từ 70% lên 80%. Trong số 4,4 tỷ dân ở các nước đang và kém phát triển thì gần 3/5 thiếu những điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản, 1/3 kbông biết đến nước sạch, 1/4 không có chỗ ở xứng đáng , 1/5không được hưởng dịch vụ y tế, 1/5 trẻ em chưa qua lớp 5 và bị suy dinh dưỡng. Điều đó cho thấy mức tăng trưởng kinh tế không đi đôi với việc cải thiện đời sống nhân dân , với việc giải quyết vấn đề các xã hội và con người. Thu nhập của 358 triệu phú đô la trên thế giới hàng năm cao hơn thu nhập của 45% dân cư nghèo nhất (tức 2,6 tỷ người). Kể cả ngay trong lòng nước Mỹ, sự phân hoá ngày càng rõ nét, Mỹ được coi là nước giầu nhất thế giới vậy mà cũng có hơn 65 triệu người nghèo. Như vậy, thực chất quá trình toàn cầu hoá hiện nay là buộc thế giới phải chấp nhận quy chế và những quy tắc kinh tế quốc tế do những nước lớn như phương Tây mà đứng đầu là Mỹ quy định, khiến các nước đang phát triển bị yếu thế và bị động, thiệt đơn , thiệt kép trong giao lưu buôn bán quốc tế, trong việc lựa chọn cơ hội phát triển- vì vậy mà đã nghèo lại càng nghèo hơn. Mặt khác, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế còn có sự gắn kết phục vụ đắc lực của các tổ chức quốc tế đối với các thế lực tài phiệt. Càng làm cho kẻ giàu được giàu lên ở cấp độ toàn cầu và đồng thời với nó là toàn cầu hoá sự ngheò đói và khốn khó.
d-Toàn cầu hoá kinh tế nhất là trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ, mang lại lợi ích cực lớn cho các nước lớn, các nhà tài phiệt, đồng thời cũng thúc đẩy các nguồn vốn đầu cơ tăng mạnh , dẫn đến sự hình thành các “bong bóng” tài chính – nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô lớn . Hệ thống tài cính tiền tệ nói riêng , hệ thống kinh tế nói chung đều là các hệ thống phi tuyến . Nên mọi sự biến động của nó đều có dạng “Sóng” lan truyền ảnh hưởng đến hầu hết mọi thành tố trong hệ . Khi biên giới giữa các quốc gia còn được bảo vệ bằng hàng rào thuế quan “cứng” thì làn sóng ấy bị tắt dần. Còn bây giờ khi những biên giới kia bị quá trình toàn cầu hoá vô hiệu hoá , thì hiệu ứng do làn sóng phi tuyến kia gây ảnh hưởng rất đáng kể .Trong điều kiện toàn cấu hoá phát triển mạnh thì khủng hoảng cuả một nước , một khu vực đều có thể tạo ra các cú sốc lan truyền xuyên biên giới dẫn tới sự chao đảo , thậm chí gây khủng hoảng đến các nước khác , khu vực khác và cả toàn cầu. Song nguy hại lớn nhất lại thuộc về các nước kém phát triển , bởi những nước này vốn đã yếu các điều kiện chống đỡ không có đã phụ thuộc lại càng phụ thuộc hơn. Cuộc khủng hoảng nợ ở Mexico năm 1996 , cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kinh tế ở các nước Đông Nam á và Đông á năm 1997-1998 vừa qua là một minh chứng sống cho những tác động này . Tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế tức là chấp nhận những chấn động có thể xảy ra trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Trong trường hợp đó nếu năng lực quản lý kinh tế vĩ mô kém, hệ thống tài chính ngân hàng lạc hậu, tệ tham nhũng và quan liêu hoành hành nếu không chủ động phòng vệ tích cực thì nền kinh tế khó tránh khỏi sự đổ vỡ, khủng hoảng. Đây là một thách thức lớn đối với các nước như Việt Nam.
3-Việt Nam cần phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, sau mấy chục năm liên tiếp bị chiến tranh tàn phá. Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ hực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, trong điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều thử thách khắc nghiệt. Từ một nền kinh tế tự túc tự cấp, nghèo nàn lạc hậu, bắt đầu mở cửa, tiếp xúc trực diện với một thị trường rộng lớn, nơi có nhiều quan hệ kinh tế cạnh tranh khốc liệt, đang có nhiều quốc gia, tập đoàn kinh tế tư bản giầu mạnh luôn gây sức ép, muốn thao túng cả nền kinh tế tài chính thế giới.
Mặt khác, toàn cầu hoá và hội hập là sản phẩm tất yếu của lịch sử, là xu thế khách quan khi lực lượng sản xuất đạt trình độ quốc tế rất cao, khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, kinh tế thị trường trở nên phổ cập. Nói cách khác, không phải giai cấp này hay thế lực kia có thể tự mình sáng tạo ra toàn cầu hoá theo ý muốn chủ quan mà chính những điều kiện kinh tế-kỹ thuật nhất định đã quốc tế hoá các quan hệ kinh tế phát triển đến đỉnh cao là toàn cầu hoá. Là một bộ phận của cộng đồng quốc tế, nếu Việt Nam không muốn nền kinh tế bị tụt hậu thì phải tham vào toàn cầu hoá và quốc tế hoá kinh tế. Vì vậy, nhận thức rõ cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nên ngay từ cuối những năm 1980 Đảng và nhà nước ta đã chủ trương tham gia hội nhập khu vực và thế giới. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã khởi xướng công cuộc đổi mới mà một trong những định hướng quan trọng là mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế . Tiếp tục đại hội Đảng VII năm 1992 xác định đường lối đối ngoại “ độc lập tự chủ, thực hiện đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại ” . Đại hội Đảng VIII năm 1996 xác định nhiệm vụ “ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực , củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Cùng với việc tăng cường và thúc đẩy các mối quan hệ song phương với các nước, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào các tổ chức và thể chế hợp tác khu vực và quốc tế. Chủ trương này đã được khẳng định trong các nghị quyết trung ương II ( 6/92), nghị quyết đại hội Đảng VIII và nghị quyết 04 của BCHTW Đảng khoá VIII (12/97) đã đề ra nhiệm vụ “giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở , hội nhập với khu vực và thế giới ” và đến đại hội IX năm 2001 khẳng định chủ trương“ phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững.”
Hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế quốc tế là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN. Đồng thời có tự chủ về kinh tế mới có thể chủ động hội nhập quốc tế có hiệu quả, bảo đảm được chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Con đường để Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và nguy cơ tụt hậu về kinh tế là công nghiệp hoá theo mô hình phát triển rút ngắn trongđiều kiện toàn cầu hoá kinh tế quốc tế . Vì vậy Việt Nam cần phải chủ động hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế quốc tế để tận dụng các cơ hội do tiến trình toàn cầu mang lại về vốn, công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý…Mặt khác chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế nhằm tránh cho nước ta những mặt trái của toàn cầu hoá mang lại và đưa ra những giải pháp thích hợp cho những khó khăn mà nước ta gặp phải và tiến tới hội nhập một cách có hiệu quả nhất.
4-Một số kết quả bước đầu đã đạt được khi tham gia toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế:
Thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, hơn 10 năm qua chúng ta đã có những bước đi ban đầu tương đối bài bản trong quá trình từng bước hội nhập kinh tế thế giới.
a- Thành tựu đạt được:
- Nước ta đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã và cuộc khủng hoảng khu vực gây nên, đồng thời mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Nếu như cuối những năm 80, kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tiếp đến Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ (1991), trong điều kiện bị bao vây “cấm vận” ngặt nghèo, tưởng như khó đứng vững, nhưng với quyết tâm “đổi mới”, “mở cửa”, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, chúng ta đã đạt được những thành tích ban đầu đáng khích lệ. Trong quá trình hội nhập, chúng ta đã nhanh chóng mở rộng xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách. Nếu năm 1990 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu 2,752 tỷ USD thì năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 15,1 tỷ USD(nếu tính cả dịch vụ thì đạt 17,6 tỷ USD, tăng trung bình trên 20% mỗi năm, có năm tăng 30%; riêng năm 2001 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn trên thế giới và khu vực , giá cả mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giảm mạnh, nên xuất khẩu chỉ tăng gần 5%. Từ chỗ là nước chỉ nhập hàng viện trợ và xuất hàng trả nợ mỗi năm vài triệu USD, đến nay chúng ta đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm như dầu thô, hàng dệt may, giày dép. Một số nông sản Việt Nam đã và đang vươn lên thứ hạng cao ở thị trường thương mại thế giới : gạo đứng thứ hai, hạt điều hạt cà phê đứng 3 và thứ 4. Thuỷ sản chế biến và 200 mặt hàng tiêu dùng Việt Nam xuất khẩu đang tiếp tục tăng, chiếm lĩnh thị trường quốc tế, kể cả các thị trường tiêu thụ khó tính như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ.
-Thu hút một nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), bổ sung cho nguồn vốn trong nước, kết hợp nội lực với ngoại lực, tạo được những thành tựu kinh tế to lớn quan trọng. Đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 166 quốc gia trên thế giới, ký kết các hiệp định thương mại với hơn 60 nước . Hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, gần 3000 dự án được cấp giấy phép với hơn 40 tỷ USD. Số vốn thực hiện gần 20 tỷ USD chiếm hơn 1/3 tổng vốn đầu toàn xã hội; tạo được 34,7% giá trị sản lượng công nghiệp và 13% trong GDP, 1/4 nguồn thu ngân sách. Việc gia nhập hiệp hội các nước ĐÔNG NAM Á (ASEAN) năm 1995, tham gia các hiệp định về khu vực đầu tư, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), các chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT), hành động chung (CAPT) là những bước hội nhập thực sự vào hoạt động kinh tế chính trị, vào văn hoá xã hội khu vực quan trọng nhất. Trong khi đó Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ở khu vực rộng lớn hơn như Trung Quốc, ấn Độ, Đông Bắc á, Châu Phi, Châu Mỹ và nhiều khu vực khác. Từ tháng 11 năm 1998 Việt nam đã trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), chúng ta đã và đang xây dựng, thực hiện các chương trình hành động quốc gia (IAP), hành động chung(CAP), thúc đẩy tự do hoá các dịch vụ thương mại, dịch vụ giữa các nước trong khối(với mục tiêu Việt Nam hoàn toàn mở cửa trị trường thương mại và đầu tư vào năm 2002). Tháng 12-1987, chúng ta đã ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta :gần 30%vốn đầu tư xã hội , 35% giá trị sản xuất công nghiệp , 20% xuất khẩu , giải quyết việc làm cho khoảng 40 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp.
-Tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA)ngày càng lớn, đồng thời giảm đáng kể nợ nước ngoài. Sau khi nối lại quan hệ tín dụng với IMF và WB từ năm 1993 Việt Nam đã liên tiếp được các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức viện trợ phát triển (ODA) của liên hợp quốc và nhiều tổ chức khác, thường xuyên viện trợ cho chúng ta mỗi năm khoảng trên dưới 1 triệu USD để thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết những vấn đề bức xúc, khó khăn về đời sống xã hội… tạo những điều kiện cần thiết cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Từ năm 1993 ,hằng năm đều có hội nghị các nhà tài trợ cho nước ta gồm một số nước và một số chế định tài chính- tiền tệ quốc tế. Cho đến nay các nhà tài trợ đã cam kết dành cho nước ta gần 20 tỷ USD, chủ yếu là cho vay ưu đãi với lãi suất từ 0,75% đến 2,5%tuỳ theo mỗi đối tác; một phần viện trợ là không hoàn lại. Việc khai thông quan hệ với IMF và WB cũng tạo điều kiện cho ta giải quyết một bước quan trọng trong vấn đề nợ nước ngoài; đã giảm được 70% nợ các nước từ năm 1993 về trước, góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, mở ra khả n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề khái quát về toàn cầu hoá và quốc tế hoá.DOC