Đề tài Việt Nam làm thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh địa - kinh tế - chính trị hiện nay

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương 1: CÁCH NHÌN MỚI VỀ VỊ THẾ MỘT QUỐC GIA . 1-5

1.1 Khái niệm Địa – Kinh tế - Chính trị . 1

1.2 Hiện trạng – xu hướng của thế giới . 1

1.2.1 Toàn cầu hóa . 1

1.2.2 Phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng . 1

1.2.3 Đánh đổi môi trường . 2

1.2.4 Thế giới ngày càng bất ổn . 2

1.3 Vị thế địa kinh tế chính trị - tầm ảnh hưởng của các quốc gia, liên

minh tổ chức trong trật tự thế giới . 3

1.3.1 Giai đoạn trước chiến tranh thế giới II . 3

1.3.2 Giai đoạn sau chiến tranh thế giới II . 3

a. Thời kỳ chiến tranh lạnh . 4

 Thế giới lưỡng cực . 4

 Vai trò của các nước vừa và nhỏ trong thời kỳ chiến tranh lạnh . 4

b. Sau chiến tranh lạnh đến nay . 4

 Tứ giác: Mỹ - Trung – Nga – Nhật . 4

 Vị thế của các cường quốc, liên minh quốc tế đối với các khu vực . .4

 Tầm ảnh hưởng của các tổ chức . 4

 Vai trò của các nước nhỏ trong trật tự thế giới mới . 4

Chương 2: BỐI CẢNH KHU VỰC ĐÔNG Á – “MÔI TRƯỜNG

SỐNG” CỦA VIỆT NAM . 5-14

2.1 Nhận định chung về khu vực . 5

Sự trỗi dậy của khu vực “Đông Á” (Châu Á Thái Bình Dương) . 5

Thứ nhất: Đối phó với khả năng kinh tế Mỹ/ Âu/ Nhật trì trệ trong thời gian dài . 5

Thứ hai: Đối phó với thách thức TQ . 6

Thứ ba: Đối phó với tình trạng bất ổn định an ninh trong khu vực. 6

2.2 Đánh giá một số quốc gia tiên phong trong khu vực và bài học cho

Việt Nam . 6

2.2.1 Những con rồng Châu Á . 6

2.2.2 Gã khổng lồ phương Bắc – Trung Quốc . 7

a. Sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc . 7

b. Các nhân tố quyết định . 8

 Thị trường, thị phần . 8

 Nguồn nhân lực . 8

 Văn hóa, truyền thống, lịch sử . 9

 Chiến lược của Trung Quốc . 9

c. Bất ổn tiềm ẩn . 12

 Bất ổn về đời sống kinh tế - xã hội . 12

 Bất ổn trong nền kinh tế . 12

d. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – một quốc gia “nhỏ” nhưng “lớn” . 13

Chương 3: VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐỊA KINH TẾ CHÍNH

TRỊ HIỆN NAY . 15-48

3.1 Tài nguyên địa – kinh tế - chính trị của Việt Nam . 15

3.2 Thấy gì ở địa kinh tế chính trị của Việt Nam: nhập nhằng kinh tế

và chính trị . 16

3.2.1 Hệ thống “công”: thủ phạm chính . 16

a. Đầu tư phi chiến lược . 16

 Một tỉnh có thể có 18 sân golf, một con số gây sốc: “thiên đường hay địa

ngục?” . 16

 Vịnh Vân Phong – một vị trí “đắc địa”: sử dụng “của quý” như thế nào? . 18

b. Lãng phí, thất thoát, tham nhũng: bắt nguồn từ cơ chế . 20

 Cứ có đầu tư công là có lãng phí, thất thoát, tham nhũng? . 21

 Hệ thống hành chính quá nặng nề và “mờ ám” . 22

3.2.2 Các “ông lớn” đang làm gì vậy? . 23

a. Các “ông lớn” được sinh ra để làm gì? . 23

b. Các “ông lớn” đã làm được gì? . 24

c. Nguy cơ từ các “ông lớn” . 24

d. Kéo về “đúng quỹ đạo” . 25

3.2.3 Một số thực trạng bất cập khác . 26

a. Chiến lược và công bằng xã hội liên quan đến đất đai: “phong kiến kiểu

mới”?. 26

b. Giá đất ở VN thuộc loại cao nhất thế giới: tại sao? . 27

c. Cơ sở hạ tầng yếu kém, đô thị nhếch nhác . 28

d. Thấy gì qua việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước . 28

e. Nhân lực của Việt Nam: điểm mạnh hay sức ỳ của nền kinh tế? . 30

f. Con tàu xăng dầu Việt Nam trong cơn bão giá . 32

g. Việt Nam đang chảy máu tài nguyên. 34

h. Cú sốc giá gạo và căn bệnh mãn tính “mất bò mới lo làm chuồng” . 37

3.2.4 Hệ thống tài chính yếu kém:nguy cơ khủng hoảng tài chính? . 38

a. Lạm phát: “di căn” của hệ thống tài chính yếu kém . 39

b. Hiệu quả đầu tư . 40

c. Thế lực “ngầm” . 42

3.3 Quan sát “xung quanh” . 43

3.3.1 Việt Nam trong thế chiến lược của Phương Bắc . 43

a. Phải chăng tất cả các dự án FDI đều có lợi cho Việt Nam? . 43

b. Câu chuyện xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc . 45

3.3.2 Việt Nam: con cưng của các đại gia? . 46

Chương 4: HƯỚNG ĐI MỚI . 48-50

4.1 Dân tộc và dân chủ . 48

4.2 Hướng đi mới . 49

Kết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

pdf186 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việt Nam làm thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh địa - kinh tế - chính trị hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc và hơn nữa về mặt kinh tế, Mỹ, Nhật có mối quan hệ nương tựa lẫn nhau. Mỹ là thị trường xuất khẩu và là nơi đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Phần lớn các nước châu Á, kể cả Trung Quốc đều ủng hộ Nhật trong việc giành chiếc ghế uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Tuy nhiên luôn có mâu thuẫn trong việc ủng hộ Nhật tham gia Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vì trong chiến lược quốc tế của Nhật là sau khi giành được vai trò chính trị trên thế giới (trở thành thành viên thường trực HĐBA LHQ) Nhật phải tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang của mình như một "quốc gia bình thường". Người ta nhớ rằng ngân sách quốc phòng của Nhật tuy chỉ chiếm trên dưới 1% GDP nhưng về con số tuyệt đối thì chỉ đứng sau Mỹ. Nga Sau chiến tranh lạnh, Nga là nước thay đổi nhiều nhất. Với sự tan rã của Liên bang Xô Viết, nước Nga đã thay chỗ cho Liên Xô, kế thừa phần lớn tiềm lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nhất là tiềm lực quân sự hùng hậu với kho vũ khí khổng lồ. Tuy nhiên nước Nga lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1917: kinh tế suy sụp; quân đội không có lương và tính sẵn sàng chiến đấu bị suy giảm, trật tự xã hội rối loạn, chính trị không ổn định … Điều làm cho uy tín quốc tế - 19 - của nước Nga bị giảm sút một cách nghiêm trọng, sự rối loạn- nếu không muốn nói là những sai lầm trong chiến lược đối ngoại. Tư tưởng thân phương Tây đi ngược lại chủ nghĩa cộng sản của một số nhà lãnh đạo đã thất bại dẫn tới tình trạng rối ren về chính trị. Mặc dù vậy cho dù đang gặp khó khăn, Nga vẫn là một quốc gia Âu - Á có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoa học - công nghệ, có lực lượng quân sự mạnh và kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu toàn cầu. Nga chủ trương xây dựng một trật tự thế giới đa cực, củng cố quan hệ với Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ, các nước Trung Á... nhằm có được một môi trường an ninh thuận lợi và tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính của các nước để giúp cho Nga phục hồi. Do tác động của những xu thế trên, những chuyển động mới trong tứ giác Mỹ, Trung, Nhật, Nga đã xuất hiện và chủ yếu theo các chiến lược sau: Các nước kiềm chế lẫn nhau không cho một nước nào vươn lên làm bá chủ khu vực. Dường như thế giới nổi lên hai cực: Một bên là Trung Quốc - Nga, một bên là Mỹ - Nhật mà trụ cột của trật tự thế giới mới là Mỹ - Trung. Các nước lớn tích cực hợp tác phối hợp giải quyết các bất đồng và xung đột khu vực, thoả hiệp trên một số vấn đề nhằm duy trì hoà bình ổn định. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đã làm tăng thêm sự phụ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa các nước lớn nói riêng. Qua những phân tích trên ta có thể rút ra những kết luận sau trong quan hệ tứ giác Mỹ - Trung - Nhật – Nga Thời kỳ quá độ từ hệ thống quốc tế 2 cực sang hệ thống quốc tế đa cực. Hệ thống mới đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hệ thống quốc tế mới chúng ta không nên chờ đợi sẽ có một hình ảnh rành rọt của hệ thống quốc tế mới như hệ thống 2 cực. Về mặt địa lý hệ thống quốc tế đa cực cũng sẽ không đồng đều. Trên bình diện quốc tế nó là đa cực. Nhưng nó không giống nhau cho các khu vực khác nhau; ở châu Âu, vai trò của Mỹ, EU và Nga là chủ đạo. Trái lại ở châu Á vai trò của Mỹ, Trung, - 20 - Nhật, Nga (và sau này là Ấn Độ) sẽ đóng phần quyết định. Trong lúc đó ở châu Mỹ, vai trò của Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế. Trật tự quốc tế mới tuy phức tạp nhưng dân chủ hơn. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế chưa thể xoá bỏ "một sớm một chiều" nhưng điều này đang từng bước diễn ra. Có sự khác nhau rất cơ bản giữa hệ thống thế giới đa cực sau chiến tranh lạnh với các hệ thống quốc tế đa cực trước chiến tranh lạnh. Tất cả các hệ thống thế giới đa cực trước chiến tranh lạnh đều dẫn đến chiến tranh giữa các nước lớn. Thế giới ngày nay đã thay đổi: sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong thế giới hiện đại ngày càng lớn; toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế trở thành một xu thế của thời đại, quan niệm về an ninh của các dân tộc đã thay đổi: một nền an ninh toàn diện... Tất cả những điều đó đã làm cho quan hệ quốc tế hiện đại thay đổi theo hướng vừa cạnh tranh vừa hợp tác, cạnh tranh là để tăng cường hợp tác và để cùng phát triển chứ không phải để tiêu diệt lẫn nhau. Do đó hệ thống quốc tế đa cực sau chiến tranh lạnh không chứa đựng những nhân tố dẫn đến chiến tranh qui mô lớn, nhất là giữa các nước lớn. Phụ lục 10: Các khu vực chiến lược: Khu vực Liên Âu: khu vực này thực chất bao gồm 25 nước thuộc Liên minh Châu Âu EU bao gồm cả những nước Tây âu, Bắc Âu và một số nước Đông Âu. Trong đó các quốc gia chủ động nhường một phần đáng kể chủ quyền của mình cho một cấp thẩm quyền siêu quốc gia (EU). EU là tập hợp những quốc gia Châu Âu mà đa số là những nước phát triển hàng đầu thế giới, là một tập hợp có sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế ngang tầm Mỹ, Nga, Trung Quốc. Ảnh hưởng của nước lớn bên ngoài chủ yếu là Mỹ, trong đó các nước vừa và nhỏ chủ động lôi kéo thêm nhiều nước Châu Âu gia nhập EU để cân bằng ảnh hưởng của các đại gia EU như Anh, Pháp, Đức cũng như để đối trọng với Nga (riêng đối với các nước Đông Âu trong EU). - 21 - Khu vực Trung Á: với vị trí tiếp giáp Châu Âu và châu Á, đặc biệt là tiếp giáp hai cường quốc là Nga và Trung Quốc vì thế khu vực này chịu ảnh hưởng rất lớn của hai cường quốc trên và chịu ảnh hưởng của cả Mỹ. Ngoài ra còn có Ấn độ một cường quốc mới nổi ở Nam Á cũng đặt tầm ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Khu vực Nam Á: khu vực này có một vị trí rất thuận lợi đó là có phần tiếp giáp với biển dài với khí hậu khá ôn hòa thuận lợi cho phát triển kinh tế,n ông nghiệp trong đó Ấn độ sở hữu một diện tích lãnh thổ đất liền và biển rộng lớn nhất cùng với vịnh Ấn Độ Dương tạo thuận lợi phát triển trao đổi hàng hóa qua cảng biển. Vì thế khu vực này chịu ảnh hưởng rất lớn của cường quốc số 1 trong khu vực là Ấn Độ. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng từ Mỹ, Trung Quốc nhưng chủ yếu vẫn là từ Ấn Độ. Khu vực Đông Bắc Á: Khu vực này là nơi tiếp giáp của bốn nước lớn Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ. Có ba điểm nóng trên bán đảo Triều Tiên (vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên), trên biển Hoa Đông (tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản) và qua eo biển Đài Loan (vấn đề Đài Loan độc lập). Tiến tới hình thành thế lưỡng cực giữa Trung Quốc một bên và Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan một bên, với Nga, thậm chí cả Hàn Quốc, có thể đóng vai trò trung gian hưởng lợi. Nhìn chung Khu vực này có nền kinh tế rất phát triển đều là các nước có nền kinh tế, công nghệ phát triển vào bậc nhất Châu Á và Thế giới (đặc biệt là Nhật), đồng thời nó có vị trí tương đối thuận lợi trên Thái Bình Dương (có thể triển khai hải quân, nơi qua lại của nhiều tàu thuyền…) Mỹ có lợi thế đặc biệt ở khu vực này bởi cả Nhật và Hàn Quốc đều là đồng minh thân cận của Mỹ, tuy nhiên Bắc Triều Tiên lại là mối lo ngại lớn của Mỹ bởi quốc gia này có sức mạnh quân sự hạt nhân và ở trong thế đối đầu với Mỹ. Khu vực Trung Đông: khu vực này là một điểm nóng của thế giới bởi vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sự phức tạp về chính trị, tôn giáo, sắc tộc và đặc biệt là khủng bố. Vấn đề chiến lược chủ chốt trong khu vực không phải là tranh chấp nước lớn mà là mâu thuẫn giữa một bên là thế lực Hồi giáo cực đoan và bên kia là Mỹ và Israel. Thế lực Hồi giáo cực đoan thường trực dưới dạng các mạng lưới khủng bố và phong trào chống Mỹ, chống Israel. Thế lực này hướng tới chiếm chính quyền ở các nước Hồi giáo nhằm làm bàn đạp cho một cuộc thánh chiến ở cấp độ toàn cầu. Nếu - 22 - Hồi giáo cực đoan kiểm soát được chính quyền ở một hoặc vài cường quốc cấp khu vực nói trên và liên minh với nhau, khu vực Trung Đông sẽ rơi vào đối đầu lưỡng cực, khả năng chiến tranh cao, có thể biến thành chiến tranh uỷ nhiệm của các nước lớn. Ngoài ra các nước khu vực này nắm giữ một lợi thế địa kinh tế chính trị rất lớn đó là khai thác dầu mỏ, với sản lượng khai thác thứ năng lượng rất quý và phổ biến này (được ví như là vàng đen) trung bình chiếm 2/3 sản lượng khai thác của thế giới. Trong số các cường quốc cấp khu vực đáng kể có Iran, Thổ nhĩ kỳ, Israel, Ai cập, Irắc và Arập Saudi. Vì thế tầm ảnh hưởng của các quốc gia này đối với nền kinh tế thế giới là rất quan trọng (năng lượng chế biến từ dầu thô được coi là nguyên vật liệu đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế). Các cường quốc đặc biệt là Mỹ luôn muốn kiểm soát khu vực này bằng cả sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị và ngoại giao. Với sự chiếm đóng Irắc, Mỹ sẽ thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ, thường xuyên và lâu dài ở khu vực. Bên cạnh Mỹ, các nước EU, Nga và Trung Quốc cũng sẽ tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình ở đây. EU sẽ thiên về hợp tác hơn là tranh chấp ảnh hưởng với các nước khác. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác hoặc cạnh tranh với Mỹ trong khu vực tùy theo quan hệ giữa hai nước này với Mỹ ở cấp độ chiến lược. Khu vực Đông Nam Á: nắm giữ một vị trí địa lý là huyết mạch của đường biển nối Châu Á với Châu Mỹ, là cửa ngõ vào Châu Á bằng đường biển; 11 nước nhiệt đới Đông Nam Á đã thành lập 1 tổ chức liên kết hợp tác quốc tế là ASEAN. Chính vì nắm giữ được lợi thế đó không nơi nào trên thế giới phát triển nhanh vượt bậc như khu vực này (nổi bật là Singapore, Việt Nam, Thái Lan…) nhờ thu hút được vốn đầu tư nước ngoài rất lớn; cùng với thể chế chính trị an ninh ổn định tạo tâm lý yên tâm cho đầu tư hợp tác phát triển. Vì những lợi thế đó các cường quốc luôn muốn thâu tóm quyền lực đặt ảnh hưởng của mình ở khu vực này (thể hiện rõ qua chiến tranh Việt Nam của Pháp và Mỹ). Ngày nay Bốn nước lớn tham gia phương trình chiến lược khu vực gồm có Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Khu vực Đông Nam Á sẽ là nơi khai triển chính của thế lưỡng cực khu vực châu Á giữa Trung Quốc một bên và Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ một bên. Mỹ với 2 nước đồng minh là Philippin, Thái Lan còn Trung Quốc có quan hệ rất mật thiết với Singapore. Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, Châu Đại Dương: những khu vực này đều có diện tích khá lớn, cũng như nằm độc lập hẳn so với các khu vực khác nên hầu hết - 23 - các quốc gia trong khu vực cũng có nền kinh tế chính trị độc lập không phụ thuộc hay bị ảnh hưởng nhiều bởi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Cấu hình chung cho các khu vực này không phải là đa cực, lưỡng cực, hay đơn cực mà là nửa cực. Do tình trạng Mỹ là siêu cường duy nhất và các cường quốc khác tập trung ở đại lục Á- Âu, các khu vực này đều chịu ảnh hưởng nhẹ nhàng của Mỹ. Với đà phát triển kinh tế, Trung Quốc sẽ gia tăng ảnh hưởng ở các khu vực này. Nếu EU mạnh lên nhiều trong tương lai, Liên Âu cũng sẽ gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi Mỹ Latinh và Châu Đại dương. Tranh chấp nước lớn chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, do mức độ nhẹ của tranh chấp nước lớn, các nước nội khu vực sẽ được hưởng một độ tự do khá cao. Một số nước lâm vào nội chiến, một số nước có chiến tranh biên giới, một số nước tranh thủ phát triển kinh tế và một số nước có thể nổi lên như những nước lớn mới. Trước đây Nam mỹ bị coi là sân sau của Mỹ (ngoại trừ Cuba) nhưng hiên tại với công cuộc cải cách cung với việc chuyển hướng chính sách đối ngoại của một số Đảng lãnh đạo ở một số nước (Venezuela,Bolivia…) thì tình hình trên đã không còn. Phụ lục 11: Các tổ chức trên thế giới: WTO WTO ra đời vào ngày 01/01/1995 là một trong những tổ chức quốc tế non trẻ nhất nhưng nó là sự kế thừa của GATT ( Hiệp Định Chung về Thương Mại và Thuế Quan – General Agreement on Tariff and Trade ) một hệ thống thương mại đa phương được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ hai với gần 50 năm tồn tại. GATT ra đời vào 01/01/1948 dựa trên bản thỏa thuận được kí kết giữa 23 quốc gia về việc cắt giảm thuế quan và không tăng thuế quan. Trong những năm tồn tại hoạt động của GATT chủ yếu thông qua các vòng đàm phán. Qua các vòng đàm phán đã có nhiều hiệp ước về cắt giảm thuế quan , giảm hàng rào phi thuế quan , chống phá giá …được kí kết cùng với sự gia tăng không ngừng của số lượng các nước tham gia vào hiệp ước. - 24 - WTO đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính đến ngày 4 tháng 2 năm 2007, WTO có 151 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). WTO có tới gần 150 quốc gia tham gia vào và chiếm tới gần 97% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Các thành viên tham gia vào hệ thống tiến hành các giao dịch thương mại với nhau và chịu ràng buộc bởi các hiệp định đa phương mà tất cả các thành viên đã cùng kí kết cũng như các thỏa thuận song phương ( Bilateral Agreements ) mà các bên đã kí kết với nhau . Vai trò WTO Trước hết WTO chính là một diễn đàn đàm phán ( negotiating forum) Đó là nơi để chính phủ của các quốc gia thành viên ngồi lại, cố gằng tìm cách giải quyết các vấn đề mà họ khúc mắc với nhau. WTO được tạo ra bởi những cuộc đàm phán, mọi công việc mà WTO làm đều là kết qủa của những cuộc đàm phán. Một khối lượng khổng lồ công việc hiện nay của WTO có được từ các cuộc đàm phán từ năm 1986 đến năm 1994 còn gọi là vòng đàm phán Uruguay ( Uruguay Round) và trước đó là các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Hiệp Định Chung Về Thương Mại Và Thuế Quan – General Agreement on Tariff and Trade ( GATT). Hiện nay WTO vẫn tiếp tục chủ trì các vòng đàm phán mới trong khuôn khổ Hội Nghị Phát Triển Doha - Doha Development Agenda . Nói một cách hình tượng WTO giống như một cái bàn nơi mà mọi người cùng ngồi xung quanh đó để nói chuyện thương lượng và giải quyết các vấn để còn khúc mắc . Tự nó không giải quyết được mọi vần đề nhưng nếu không có nó thì mọi người không có chỗ để ngồi bàn bạc thương lượng, lắng nghe, chia sẻ, thậm chí là tranh luận khi đó những bất đồng khúc mắc sẽ không bao giờ được giải quyết. - 25 - WTO là một tổ chức quốc tế có những chức năng cụ thể, có cơ cấu tổ chức rõ ràng và có cơ sở pháp lý vững chắc . Điều lệ của WTO được phê chuẩn bởi chính phủ của tất cả các nước thành viên . Quan trọng nhất WTO là một hệ thống luật : ở khía cạnh chủ yếu nhất WTO là hệ thống những hiệp định được đàm phán và kí kết bởi phần lớn các quốc gia trên thế giới và được chính thức phê chuẩn bởi quốc hội của các quốc gia này. Những hiệp định này tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động thương mại quốc tế. Chúng là những cam kết chủ yếu ràng buộc các quốc gia giữ các chính sách thương mại của mình nằm trong những giới hạn đã thỏa thuận. Mặc dù các hiệp định này được thương lượng và ký kết bởi các chính phủ nhưng mục tiêu của nó là giúp cho các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ các nhà xuất nhập khẩu tiến hành hoạt động kinh doanh của họ, thông qua đó các chính phủ cũng đạt được mục tiêu về kinh tế xã hội và mội trường . Ảnh hưởng WTO tới Việt Nam Việt nam đã gia nhập WTO vào ngày 11/07/2006 sau nhiều vòng đàm phán từ năm 1995. Những lợi ích mà Việt Nam có được đó là:  Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.  Xây dựng hệ thống chính sách thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế Nâng cao tính minh bạch và năng lực điều hành kinh tế của chính phủ.  Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp .  Người tiêu dùng được hưởng lợi.  Những ưu đãi với tư cách một nước đang phát triển. Những thách thức  WTO là một cuộc chơi bình đẳng . Khi các đối tác mở cửa thị trường cho Việt Nam thì ngược lại Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường cho họ. Các doanh nghiệp và cả nền kinh tế Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. - 26 -  Thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng. APEC Các quốc gia trong APEC Nguồn Wikipedia APEC ra đời vào tháng 11/1989, với 12 thành viên sáng lập (Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada, Mỹ). Năm 1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan; năm 1993 có thêm Mexico, Papua New Ghine, năm 1994 có thêm Chile; năm 1998 có thêm Việt Nam, Liên bang Nga và Peru. So với toàn thế giới, APEC có vị trí quan trọng, chiếm 46% diện tích, 41,2% dân số, xấp xỉ 60% GDP, hơn 57% tổng giá trị giao dịch thương mại toàn cầu. Trong số 14 nền kinh tế lớn nhất thế giới có GDP lớn hơn 500 tỷ USD, thì có 7 nền kinh tế là thành viên của APEC, trong đó có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu như trung tâm sự phát triển của thế giới vào thế kỷ XIX là ở châu Âu, thế kỷ XX là ở Bắc Mỹ - Đại Tây Dương thì sang thế kỷ XXI, trung tâm này có nhiều khả năng sẽ chuyển về Châu Á - Thái Bình Dương. Ba trụ cột hoạt động chính của APEC là tự do hóa thương mại và đầu tư; thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; hợp tác kinh tế kỹ thuật, với các chương trình hành động tập thể và chương trình hành động của từng quốc gia thành viên. Mục tiêu của - 27 - APEC là nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác. Có thể nói APEC ra đời đã thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương lên một bước mới. Nó ủng hộ hệ thống thương mại đa phương bằng cách khuyến khích tất cả các nước thành viên của mình giảm hàng rào thuế quan đối với thương mại và đầu tư không những cho các nước thành viên mà còn cho những nước ngoài APEC. Chính phủ các nước này luôn luôn cố gắng tránh tất cả các thoả thuận mang tính phân biệt đối xử với các nước không phải thành viên của APEC. Phần lớn các nước thành viên châu Á của APEC đều nhấn mạnh đến tính chất tư vấn của nhóm với nghĩa là Hiệp hội kinh tế mở hay chủ nghĩa khu vực mở. APEC và Việt Nam Việt Nam đã sớm nhận ra APEC có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị rất quan trọng đối với thế giới và đối với Việt Nam, khi mở cửa hội nhập nói chung cũng như khi tham gia APEC nói riêng. APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, với 65,6% tổng số vốn đầu tư. Trong 14 nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất (trên 1 tỷ USD) vào Việt Nam thì APEC đã có 10 nước, trong đó 5 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu. APEC cũng là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khu vực trên thế giới. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thì xuất khẩu vào các thành viên APEC đã chiếm trên 58%. Trong 7 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu lớn nhất (trên 1 tỷ USD) của Việt Nam thì APEC có tới 5 và đây cũng là 5 “đại gia” đứng đầu từ thứ nhất đến thứ năm. Đó là: Mỹ: 4.992,3 triệu USD; Nhật Bản: 3.502,4 triệu USD; Trung Quốc: 2.735,5 triệu USD; Australia: 1.821,7 triệu USD; Singapore: 1.370,0 triệu USD. Sau 7 năm tham gia APEC (từ ngày 14/11/1998), Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào các hoạt động hợp tác chung trong khuôn khổ - 28 - diễn đàn. Nhiều sáng kiến của Việt Nam đã được các thành viên đánh giá cao, ủng hộ và thông qua, như sáng kiến về lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, thúc đẩy đầu tư trong khối APEC. Với sự phát triển năng động và có quy mô lớn, APEC sẽ là khu vực mà Việt Nam cần nâng tầm quan hệ lên mức cao hơn nữa. Việc đăng cai APEC sẽ là thời cơ để Việt Nam thực hiện điều này. Việt Nam được các thành viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch, đăng cai hội nghị của APEC trong năm 2006, là một minh chứng sống động về vai trò, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực. EU Các quốc gia trong EU Nguồn Wikipedia Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước - 29 - đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thụy Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ. Có thể cho rằng Liên minh Châu Âu là một siêu cường, nếu coi nó là một thực thể. EU hiện có GDP và thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới cũng như có quyền kiểm soát to lớn đối với sự phân phối các nguồn tài nguyên thế giới, tuy vậy vẫn có ý kiến cho rằng Liên minh Châu Âu vẫn còn bị chia rẽ quá xa về chính trị và văn hóa để được coi là một thực thể duy nhất, đặc biệt vì hai đòn bẩy quyền lực chính là chính sách đối ngoại và quốc phòng, được thực thi chủ yếu bởi cá nhân từng nước thành viên. Nếu được coi là một thực thể thống nhất, có thể coi EU là một siêu cường. Tổng số 27 quốc gia thành viên có những ảnh hưởng văn hóa to lớn trên toàn thế giới, thời trang, nghệ thuật và ẩm thực Châu Âu đã trở nên quen thuộc. Pháp và Anh Quốc cũng là những thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với quyền phủ quyết. Về mặt giáo dục, tám trong số mười lăm vị trí trong bản danh sách của PISA là các nước thành viên Liên minh Châu Âu và tất cả các quốc gia phương Tây trong tổ chức này đều đứng trong tốp 30. Nếu tính sức mạnh sẽ có được theo kế hoạch mở rộng, Châu Âu sẽ sở hữu bốn hạm đội tàu sân bay cũng như hơn nửa tá các tàu sân bay hộ tống cỡ nhỏ hơn và nhiều tàu chiến trên biển cho tới năm 2015. EU bao gồm nhiều nước phát triển: trái lại, Ấn Độ và Trung Quốc tuy thống nhất về mặt chính trị nhưng vẫn còn thiếu sự phát triển kinh tế, chính trị, quân sự và xã hội cần thiết. Liên minh Châu Âu hiện có một số thành viên là những cường quốc hiện nay - Anh Quốc, Đức, Pháp và Ý - cùng 21 quốc gia khác. Tương tự, EU thậm chí còn có thể đã phát triển phạm vi ảnh hưởng giữa các quốc gia gần gũi về địa lý, tương tự như trường hợp của Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết thời Chiến tranh Lạnh. Ví dụ, các quốc gia thành viên khối EFTA bên ngoài Liên minh, và các thuộc địa cũ, đặc biệt tại Châu Phi. EU đóng vai trò một bên trung gian hòa giải, họ đã đảo ngược sự cân bằng quyền lực truyền thống, theo nghĩa các quốc gia khác thường không muốn đối đầu với họ, mà muốn gia nhập cùng với họ. - 30 - Một số nhà bình luận cho rằng, đối với Liên minh Châu Âu sự hội nhập chính trị hoàn toàn là không cần thiết để có được ảnh hưởng mang tầm vóc quốc tế, rằng sự yếu kém hiện nay chính là sức mạnh thật sự của họ và rằng EU đại diện cho một phương thức mới và có tiềm năng thành công hơn so với những phương thức truyền thống. Tuy nhiên, sự không chắc chắn về tính hiệu quả của một tầm ảnh hưởng như vậy sẽ tương đương với sự không chắc chắn về sự hội nhập chính trị của một siêu cường (ví dụ Hoa Kỳ) khi so sánh. ASEAN Các quốc gia trong ASEAN Nguồn Wikipedia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau này có thêm các quốc gia gia nhập sau:  Vương quốc Brunei (ngày 7 tháng 1 năm 1984)  Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)  Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)  Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)  Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999) ASEAN đã phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển không chỉ ở Đông Nam Á mà còn cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương. - 31 - ASEAN đã không ngừng mở rộng, làm sâu sắc quan hệ hợp tác với các bên đối thoại, khởi xướng thành công và đóng vai trò quan trọng tại nhiều diễn đàn/cơ chế đối thoại và hợp tác ở khu vực như ASEAN + 3, ASEAN + 1, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và mới đây là Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), thông qua đó tạo điều kiện để các nước bên ngoài tham gia và đóng góp xây dựng vào quá trình hợp t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVN lam the nao de ton tai va phat trien trong boi canh dia kinh te chinh tri hien nay - nghien cu.pdf
Tài liệu liên quan