MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . . . . 1
CHƯƠNG I: TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ VỚI RỦI RO QUỐC GIA . 3
1.1 Trái phiếu quốc tế . . . 3
1.1.2 Khái niệm . . . . . 3
1.1.2 Phân loại . . . . 3
1.2.3 Ưu, nhược điểm của trái phiếu quốc tế . . 4
1.2 Thị trường trái phiếu quốc tế - một hướng đi mới . . 6
1.2.1 Lịch sử thị trường trái phiếu quốc tế . . 6
1.2.2 Những công cụ chủ yếu trên thị trường trái phiếu quốc tế . 7
1.2.3 Lựa chọn đồng tiền phát hành . . . 9
1.2.4 Cách thức phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường . .10
1.3 Rủi ro quốc gia . . . 11
1.3.1 Khái niệm . . . .11
1.3.2 Các thành phần của rủi ro quốc gia . . 11
1.3.2.1 Theo Standard and Poor’s(S&P). .11
1.3.2.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) . 12
1.3.3 Các mô hình đánh giá rủi ro quốc gia . . 13
1.3.3.1 Theo Standard and Poor’s(S&P) . .13
1.3.3.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) . 14
1.3.4 Mối liên hệ giữa rủi ro quốc gia và phát hành trái phiếu quốc tế .15
1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc . . .16
CHƯƠNG II: VIỆT NAM PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ -
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam và rủi ro quốc gia thời gian qua .19
2.1.1 Xuất nhập khẩu . . . 19
2.1.2 Thu hút vốn đầu tư . . . 21
2.1.3 Những hạn chế trong nền kinh tế . . .21
2.1.3.1 Chính sách tài khóa . . .21
2.1.3.2 Chính sách tiền tệ . . .23
2.1.4 Đánh giá của Standard & Poor’s . . .24
2.2 Nhu cầu vốn đầu tư & thực lực của nguồn tài chính chủ yếu của
Việt Nam hiện nay . . . 25
2.2.1 Các nguồn tài chính tại Việt Nam hiện nay . .25
2.2.1.1 Nguồn lực tài chính trong nước . . 25
2.2.1.2 Nguồn lực tài chính bên ngoài . . 26
2.2.2 Nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế . . 29
2.2.2.1 Hạn chế của nguồn vốn trong nước . .29
2.2.2.2 Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài . .30
2.3 Thực trạng hoạt động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của
Việt Nam trong thời gian qua . . .32
2.3.1 Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005 . 32
2.3.2 Thấy gì qua đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005? . 34
2.3.3 Việt Nam quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế như thế nào?.34
2.3.4 Tại sao Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin lại
được ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế? . . 34
2.3.5 Giới thiệu khái quát vế Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy
ViệtNam(Vinashin). . . 35
2.3.6 Vinashin đã sử dụng vốn vay như thế nào? . . 36
2.4 Lịch sử nợ quốc gia và khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam.40
2.4.5 Nợ nước ngoài . . . 40
2.4.6 Nợ trong nước . . . 43
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẦN ĐỀ
3.1 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng của Việt Nam
theo tiêu chuẩn quốc tế . . . 44
3.2 Lựa chọn những tổ chức tư vấn, hỗ trợ phát hành trái phiếu chuyên nghiệp .45
3.3 Lựa chọn thị trường phát hành phù hợp . . 45
3.4 Lựa chọn đồng tiền hiệu quả . . .47
3.5 Lựa chọn kỳ hạn khối lượng trái phiếu phát hành . .47
3.6 Sử dụng vốn vay hiệu quả . . .48
3.7 Tạo sức mạnh cho thương hiệu Việt Nam . . 49
KẾT LUẬN . . . .50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC CÁC BẢNG CHỈ SỐ, BIỂU ĐỒ
68 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế và những vấn đề cần quan tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35
tỉ USD, Ngân hàng thế giới (WB) 1,11 tỉ USD; các nước tài trợ nhiều nhất là: Nhật Bản
với 1,111 tỉ USD, Hàn Quốc 286,2 triệu USD, Pháp 228 triệu USD, Mỹ 114,6 triệu
USD, Anh 101,4 triệu USD...
2.1.3 Những hạn chế trong nền kinh tế
Một vấn đề đáng lo ngại và đang khiến các nhà quản lý đau đầu hiện nay chính là tình
hình lạm phát tăng cao và chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt khiến tốc độ phát triển kinh tế
bị kìm hãm và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhân dân(phụ lục Chỉ số giá tiêu
dùng của Việt Nam từ 2005 đến 2008). Tuy nhiên, với những chính sách kịp thời
chúng ta có thể hạn chế được tình trạng lạm phát.
Những yếu kém chủ yếu trong nền kinh tế hiện nay bắt nguồn từ những sai lầm trong
quản lý về:
2.1.3.1 Chính sách tài khóa
Chi tiêu ngân sách chưa thực sự tiết kiệm, bội chi còn cao, hiệu quả đầu tư từ khu vực
nhà nước còn thấp. Bội chi ngân sách trong nhiều năm liền liên tục giữ ở mức 5% GDP
trong khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn. Tỷ lệ chi đầu tư từ khu vực nhà nước
(ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) lớn, nhưng hiệu quả
thấp. Tình trạng đầu tư dàn trải, để nhiều công trình dở dang, chậm đưa vào khai thác,
sử dụng, còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả khá phổ biến đã kéo dài nhiều năm ở cả
trung ương và địa phương chậm được khắc phục. Hệ số ICOR của nền kinh tế có xu
hướng ngày càng cao.
Chủ trương thí điểm thành lập tập đoàn đa ngành chưa được nhận thức thống nhất để
thực hiện tốt. Bên cạnh những kết quả đạt được về nhiều mặt, một số tập đoàn đã đầu
tư rộng sang nhiều ngành, nghề, lĩnh vực không thuộc chuyên ngành, thế mạnh của
mình, nhất là vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... Những
hoạt động đầu tư này đã gây khó khăn cho quản lý nhà nước đối với hoạt động của các
tập đoàn, khó khăn cho ngân hàng nhà nước trong quản lý lưu thông tiền tệ, nếu không
được khắc phục sẽ làm tăng tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, góp phần tăng thêm tình hình lạm phát nền kinh tế.
Vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu còn hạn chế,
chưa có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
Quản lý thị trường, giá cả, việc dự báo, điều hòa cung cầu, giá cả một số mặt hàng thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống trên thị trường chưa kịp thời, chưa đồng bộ, kém hiệu
quả, dẫn tới tình trạng đầu cơ tăng giá.
Những hạn chế, yếu kém trong cơ cấu, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Việt Nam (chủ yếu xuất nguyên liệu, nông sản chưa qua chế biến sâu; sản phẩm công
nghiệp phần lớn là gia công, lắp ráp trên cơ sở nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị nhập
khẩu, giá trị gia tăng thấp) chậm được khắc phục, bộc lộ sự yếu kém rõ hơn khi nền
kinh tế thế giới có biến động, đồng USD mất giá, lãi suất cho vay trong nước cao...
Trong điều kiện phải thực hiện giảm thuế, mở cửa thị trường theo cam kết với WTO,
nhưng cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu chậm được thay đổi, chưa có chính sách hướng
dẫn tiêu dùng hợp lý, chưa tận dụng đầy đủ các hàng rào kỹ thuật và các công cụ thị
trường cần thiết để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng cần phải hạn chế, đã làm tăng
thêm nhập siêu.
Hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản còn nhiều hạn chế,
vướng mắc.
Thị trường chứng khoán phát triển thiếu bền vững; số lượng doanh nghiệp niêm yết
chưa nhiều, quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhưng mức vốn hóa quá lớn, không phản ánh
đúng giá trị thật của doanh nghiệp, đem lại những khoản lợi rất lớn cho công ty phát
hành và nhà đầu tư chứng khoán lớn, đồng thời gây thiệt hại cho nhà đầu tư chứng
khoán nhỏ, không chuyên nghiệp (chiếm số đông). Các biện pháp can thiệp để khắc
phục đà tụt điểm sau thời kỳ tăng trưởng quá nóng của thị trường chứng khoán chậm
phát huy tác dụng và chưa đem lại kết quả vững chắc. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp của
nước ngoài (FII) đổ vào rất lớn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Việc vay vốn của các tổ chức tín dụng và sự tham gia vào đầu tư bất động sản của
nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn khá lớn
chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc chống đầu cơ, đồng thời tháo gỡ vướng mắc cho sự
phát triển lành mạnh thị trường bất động sản còn chưa có hiệu quả nên giá cả bất động
sản, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã ở mức quá cao,
vượt xa hơn nhiều giá trị thực, gây cản trở phát triển thị trường bất động sản lành
mạnh, phát triển công nghiệp và góp phần đẩy chỉ số giá tăng cao.
2.1.3.2 Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007, làm tổng
phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng mạnh. Năng lực
kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chậm được tăng cường, không theo kịp tình
hình khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và
hội nhập quốc tế, không kiểm soát có hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc cho vay kinh doanh chứng
khoán và kinh doanh bất động sản.
Thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến bất thường nhưng việc phát hiện và cảnh báo còn
chưa kịp thời. Hệ thống thông tin, số liệu phục vụ việc hoạch định chính sách còn yếu
và chưa đủ độ chuẩn xác.
Chính sách tỷ giá thấp để khuyến khích xuất khẩu trong nhiều năm không kịp điều
chỉnh phù hợp khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm, đồng USD giảm giá mạnh. Việc
đồng VND được giữ giá trị cao so với đồng USD cùng với lãi suất trong nước cao... đã
khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào khá lớn nhưng chưa có biện
pháp hấp thụ có hiệu quả.
Khi có tình hình xảy ra, việc ngân hàng nhà nước thực hiện đồng thời các giải pháp
mạnh vào cùng một thời điểm: Tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tỷ lệ nợ cho vay đầu tư
kinh doanh chứng khoán và bất động sản, tăng lãi suất chỉ đạo, phát hành tín phiếu bắt
buộc đối với các ngân hàng thương mại, hạn chế mua, bán USD của tổ chức và cá nhân
có nhu cầu... nhưng lại thiếu đồng bộ với các biện pháp khác,... tuy có góp phần ngăn
chặn những biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho
ngân hàng thương mại, tạo ra việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn
cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội. Nhờ thực hiện một
số biện pháp điều chỉnh, những ảnh hưởng tiêu cực này đã được khắc phục một phần.
2.1.4 Đánh giá của Standard & Poor’s
S&P là một trong 3 công ty đánh giá hệ số tín nhiệm có uy tín trên thế giới và Việt
Nam đã tiến hành mời công ty đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia và là quốc gai thứ 6
trong số các nước Đông Nam Á có hệ số này.
Năm 2002 S&P đánh giá cao triển vọng tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam
nhờ vào Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có hiệu lực, nền kinh tế đa dạng, tài nguyên
thiên nhiên dồi dào, tỷ lệ tích lũy cao; quá trình cải cách của Việt Nam có chuyển biếm
tích cực như cải cách cơ cấu và xóa đói giảm nghèo. Việt Nam đang chủ động tham gia
hội nhập cũng như từng bước tự do hóa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên tại thời điểm đó mức thu nhập bình quân theo đầu người là 440 USD là thấp.
Năm 2005: là năm đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường
quốc tế, S&P đã nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ BB- lên BB do Việt Nam đã tỏ
ra kiên định hơn với những chính sách đã đề ra, tỏ rõ quyết tâm hình thành một thị
trường trái phiếu năng động, ngoài ra vần đề giàu tài nguyên cũng làm tăng mức tín
nhiệm. Tuy nhiên các chuyên gia của S&P cũng đề cập đến những hạn chế còn tồn tại
làm ảnh hưởng đến mức tín nhiệm như: chính sách tiền tệ không linh hoạt, ngân hàng
nhà nước thiếu sự cởi mở và chỉ thực hiện nửa vời để quản lý sự tăng trưởng tín dụng
thái quá, các rào cản liên quan đến mức độ cạnh tranh của nền kinh tế như hệ thống tài
chính công còn yếu, nhiều quy định pháp luật còn thiếu minh bạch…
Năm 2006: S&P đã nâng hệ thống tín nhiệm của Việt Nam lên một bậc: hệ số tín
nhiệm của các nhà phát hành bằng ngoại tệ từ mức BB- (triển vọng tích cực) lên mức
BB (triển vọng ổn định), hệ số tín nhiệm của nhà phát hành bằng nội tệ từ mức BB lên
mức BB+, hệ số tín nhiệm cho các khoản vay ngoại tệ không đảm bảo đến hạn vào
năm 2016 từmức BB- lên mức BB, hệ số tín nhiệm cho các khoản vay bằng không đảm
bảo bằng nội tệ từ mức BB lên mức BB+. Lý do cho việc nâng mức này là vì tiềm năng
kinh tế mạnh và dự báo tăng trưởng ở mức bình quân lớn hơn 7,5%/năm, năng suất lao
động thuận lợi, hệ số tiết kiệm bằng nội tệ cao làm nguốn cugn cấp vốn cho các dự đầu
tư bớt lệ thuộc vào nguồn tài trợ từ nước ngoài, sự đẩy nhanh các nguồn các chương
trình cải cách kinh tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế nước ngoài. Tuy
nhiên S&P đánh giá chúng ta vẫn còn một số yếu kém như: cần cho phép khu vực kinh
tế tư nhân có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế, cần cắt giảm thâm hụt ngân sách, sự
tích lũy nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cần phải được duy trì ở mức thấp hơn nhiều
so với tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của GDP.
2.2 NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ THỰC LỰC CỦA NGUỒN TÀI CHÍNH
CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1 Các nguồn tài chính tại Việt Nam hiện nay
2.2.1.1 Nguồn lực tài chính trong nước
Vốn nhà nước: bao gồm ngân sách, vốn tín dụng (không bao gồm vốn ODA), vốn
doanh nghiệp nhà nước và vốn huy động khác. Trong cơ cấu toàn xã hội, vốn đầu tư
của khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần từ 56,3% trong năm 2002, sang 54,0%
trong năm 2003, 53,6% trong năm 2004, 52,2% năm 2005 và chỉ cỏn 50,1% trong năm
2006 nhưng đến nay đây vẫn là nguồn lự chủ yếu của xã hội.
Vốn ngoài nhà nước: Chủ yếu là nguồn tích lũy vốn từ các doanh nghiệp tư nhân và
của dân cư. Nguồn vốn đầu tư của khu vực này ngày càng phát triển với mức đóng góp
là 33,6%, chiếm trên 1/3 trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2006. Đây là
nguồn vốn ngày càng thể hiện vai trò to lớn của mình và trong tương lai có thể thay thế
dần vị trí của đầu tư nhà nước trong các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh. Các doanh
nghiệp tư nhân trong nước ngoài khả năng thỏa mãn nhu cầu dịch vụ, hàng hóa trong
nước và bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp tìm hướng mở rộng đầu tư ra khu vực quốc
tế nhằm tận dụng các ưu thế của quy chế WTO. Việc ăn nên làm ra của các doanh
nghiệp làm cho đời sống người dân được nâng lên, bắt đầu tích lũy cho mình và bản
thân các doanh nghiệp cũng bắt đầu có vốn tích lũy để mở rộng đầu tư kinh doanh.
Giai đọan 2001-2005 nguồn tiết kiệm trong nước đã liên tục đạt mức cao chiếm từ
khoảng 28%-30% của GDP. Việc tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nước cũng là động lực về
tài chính để mở rộng tái đầu tư sản xuất kinh daonh và là bước đệm cho việc phát triển
kinh tế.
2.2.1.2 Nguồn lực tài chính bên ngoài
Các hình thành nên vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua được chủ
yếu hình thành nên từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các khoản vay
từ các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế (IMF, ADB, WB) đặc biệt là nguồn vốn
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và phải kể đến khoản nợ vay lần đầu tiên trên thị
trường tài chính quốc tế qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế.
Hỗ trợ chính thức (ODA):
Bảng 7: Cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005
Ngành, lĩnh vực
Hiệp định ODA ký kết Giải ngân ODA
Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ %
1. Nông nghiệp và phát triển
nông thôn kết hợp xóa đói
giảm nghèo
1.818 16% 1.641 21%
2. Năng lượng và công nghiệp 1.802 16% 1.375 17%
3. Giao thông vận tải, bưu
chính viễn thông, cấp, thóat
nước và phát triển đô thị.
Trong đó:
- GTVT, BCVT
- Cấp, thóat nước và phát triển
đô thị
3.801
2.753
1.048
34%
25%
9%
3.801
2.753
1.048
32%
25%
7%
4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi
trường, khoa học kỹ thuật, các
ngành khác. Trong đó:
- Y tế, giáo dục
- Môi trường, khoa học kỹ
thuật
- Các ngành khác
3.785
1.171
351
2.263
34%
11%
3%
20%
2.332
554
361
1.417
30%
7%
5%
18%
Tổng số 11.206 100% 7.907 100%
“Nguồn: Bộ Kế họach và Đầu tư”
Thời kỳ 2001-2005, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA
khá lớn với tổng giá trị đạt trên 14,8 tỷ USD. Các chương trình dự án ODA đã được ký
kết có giá trị hơn 11,2 tỷ USD, trong đó 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Việc vay này
gắn liền với trách nhiệm và uy tín quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ quôc tế.
Vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt hơn 7,9 tỷ USD, bằng 88% chỉ tiêu mà Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra.
Trong giai đoạn 2006-2010, chủ yếu sẽ giải ngân phần vốn ODA cam kết trong thời kỳ
2001-2005. Và theo tính toán, nếu không có gì thay đổi thì giai đoạn 2005-2010, nguồn
vốn ODA sẽ được giải ngân khoảng 11 tỷ USD. Năm 2006 được đánh giá là có tỷ lệ
giải ngân cao nhất từ trước đến nay và đạt khoảng 1,8 tỷ USD. Hội nghị CG 2007 kết
thúc với mức cam kết viện trợ kỷ lục giành cho Việt Nam, đạt 5,426 tỷ USD, tăng hơn
20% so với năm 2006. Trong đó, cam kết viện trợ song phương đạt hơn 2,6 tỷ USD,
cam kết đa phương đạt hơn 2,55 tỷ USD và cam kết của các tổ chức phi chính phủ
quốc tế là 250 triệu USD. Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Nhật Bản và Ngân hàng
thế giới là những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với hơn 1 tỷ USD tài trợ. Việt Nam
đang ngày càng tiếp cận lớn hơn vào thị trường vốn thế giới. Việt Nam sẽ cần ít hơn
những khoản viện trợ có điều kiện chặt. Hiện nay, 25% nguồn vốn ODA của WB vào
Việt Nam không kèm theo điều kiện. Nguồn vốn này được sử dụng cho chương trình
135. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA sẽ ngày càng thu hẹp dần cho đến năm 2010 khi mức
thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đạt mức trung bình.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Bảng 8 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đọan 2001 – 2005
Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005
Thu hút vốn Triệu
USD
3.224 2.757 3.064 4.019 5.835
Số dự án cấp mới Dự án 550 802 752 679 850
Vốn đăng ký mới Triệu USD 2.592 1.621 1.914 2084 3.900
Số dự án tăng vốn Dự án 241 366 393 458 458
Vốn đăng ký tăng
thêm
Triệu USD 632 1.136 1.150 1.935 1.935
Thực hiện vốn
Vốn FDI thực hiện Triệu USD 2.450 2.591 2.650 2.825 3.300
Doanh thu Triệu USD 9.800 12.000 13.000 18.600 21.000
Tạo việc làm 1.000người 450 590 665 739 800
Nộp ngân sách Triệu USD 373 459 470 800 1.290
Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đọan 2006-2010, tổng số vốn đầu tư toàn
xã hội khoảng 160 tỷ USD trong đó nguồn vốn FDI được dự báo khỏang 24 tỷ USD,
chiếm khoảng 17,1% trong tổng số vốn. Trong năm 2006, FDI được cấp phép và tăng
vốn đạt trên 10 tỷ USD, vốn thực hiện ước tính đạt 65 nghìn tỷ đồng chiếm 6,3% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội.
Tại phiên họp Chính phủ cuối năm 2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức báo
cáo với Chính phủ về vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam năm 2007 đạt 20,3 tỷ
USD. Đây là mức thu hút FDI cao nhất trong quá trình hơn 20 năm Việt Nam đổi mới,
thực hiện hiện đại hoá đất nước. Năm 2007, quá trình thu hút vốn FDI vào nước ta có
những điểm nổi bật hơn so với các năm trước:
- Thứ nhất là FDI năm 2007 có những đột phá về số lượng các dự án đầu tư vào
Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 20,3 tỷ. Đây là một con số lớn gây ấn
tượng đối với các bộ, ngành, địa phương. Riêng năm 2007, Việt Nam thu hút
được 20,3 tỷ USD chiếm gần 25% tổng số 80 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư
vào Việt Nam trong suốt 19 năm qua. Điều đó chứng tỏ làn sóng đầu tư của các
doanh nghiệp nứơc ngoài vào Việt Nam là có thực và triển vọng năm 2008 khả
năng tiếp nhận các dự án nứơc ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng mạnh hơn
nữa.
- Thứ hai là các dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có chuyển biến cả về chất
lượng theo đúng định hướng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Danh mục các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiên đầu tư vào Việt
Nam ngày càng nhiều với số vốn không ngừng tăng. Chất lượng các dự án mới
đầu tư được nâng cao, điều này được thể hiện qua cơ cấu ngành nghề: 62% số
dự án và 56,4% số vốn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp; 33% số dự án và
42,2% số vốn vào lĩnh vực dịch vụ. Riêng đối với lĩnh vực công nghệ cao, năm
2006, nhiều dự án đã được triển khai với quy mô lớn như dự án nhà máy lắp ráp
và kiểm tra các bản mạch in của Công ty TNHH Jabil Circuit ( Mỹ) tại thành
phố Hồ Chí Minh với tổng vốn 100 triệu USD; Hai nhà máy công nghệ cao của
Tập đoàn Foxconn( Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD và trong
tương lai tập đoàn này có ý định sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư nước
ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng mức đầu tư lên tới 5 tỷ đồng…
- Thứ ba là phong trào hoạt động đẩy mạnh đầu tư nước ngoài diễn ra sôi động
trên hầu khắp các địa phương trên cả nước. Kể từ khi Luật đầu tư mới có hiệu
lực từ 1/7/2006, phân cấp toàn diện về các địa phương để các địa phương có
trách nhiệm và chủ động hơn. Các địa phương phải tự vận động, có sự thi đua
giữa địa phương này với địa phương kia để thu hút đầu tư nước ngoài.
Ba đặc điểm nổi bật trong việc thu hút FDI vào Việt Nam năm 2007 với khối lượng
vốn lớn như vậy và với hàm lượng công nghệ cao sẽ là động lực để đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mặt khác nó còn chứng cho sức hấp
dẫn và khả năng của môi trường đầu tư Việt Nam. Nó còn là lượng vốn lớn để gối đầu
cho hiện nay và những năm sắp tới cho đầu tư phát triển kinh tế.
2.2.2 Nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế
2.2.2.1 Hạn chế của nguồn vốn trong nước
Trong giai đoạn 2001-2006, ngân sách nhà nước luôn bị bội chi, mặc dù khỏan bội chi
này luôn nằm dưới mức 5% mà Quốc Hội đã cho phép nhưng vấn đế ở đây là phải tìm
cho ra nguồn thu để bù đắp cho các khỏan thiếu hụt này cũng như thực hiện các kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Thông thường, để bù đắp các khoản bội chi,
các quốc gia thường in thêm tiền họăc đi vay trong nước hoặc nước ngoài. Điều này đã
tạo nên gánh nặng về nợ nần quốc gia.
Hiện nay, theo cách tính của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Chính phủ VN đang chi tiêu
vượt quá mức tiền thu vào tới 6,6% GDP, không phải ở mức 5% như Quốc hội cho
phép... Trong hội thảo về bội chi ngân sách do Ủy ban tài chính ngân sách quốc hội tổ
chức ngày 5-5, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc chính phủ chi tiêu quá mức là một
yếu tố gây lạm phát và cần được cắt giảm. Tốc độ tăng bội chi ngân sách trong 8 năm
trở lại đây giữ ở mức cao 17-18%/năm. Năm 2001, chi ngân sách 26,5% GDP, đến nay
xấp xỉ 40%, tăng rất cao.
2.2.2.2 Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài
Hạn chế trong sử dụng ODA: Một khi các nước đứng ra viện trợ, họ đều phải tính
toán đến những lợi ích mà họ sẽ nhận được từ quốc gia nhận sự hỗ trợ này như:
- Đối với các dự án ODA phải đạt được sự thỏa thuận, đồng ý của nước viện trợ,
thông qua hình thức đấu thầu họăc hỗ trợ về chuyên gia, nước viện trợ sẽ gian
tiếp tham gia điều hành.
- Với mục đích tăng thêm lợi ích kinh tế của mình, các nước viện trợ sẽ yêu cầu
các nước nhận viện trợ từ từ dỡ bỏ các hàng rào thuế quan bảo hộ ngành công
nghiệp còn non trẻ trong nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ
như Việt Nam mở cửa đối với mặt hàng ôtô của Nhật Bản và Mỹ vào năm 2006,
thực hiện cam kết thuế đối với khu vực ASEAN. Ngoài ra các nước nghèo còn
phải nhận một khoản ODA dưới hình thức là hàng hóa dịch vụ do các nước viện
trợ sản xuất.
- Các khoản chi cho các chuyên gia, cố vấn do các nước viện trợ cử đến trong các
dự án ODA thường cao hơn so với việc tự đi thuê các chuyên gia ỏ ngoài khác.
- Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA khi hoàn lại
tăng thêm.
- Điều đáng lo ngại nhất là phía tiếp nhận nguồn vốn ODA chưa hiểu rõ được bản
chất của nguồn vốn này. Một số nơi coi ODA như “bầu sữa” miễn phí được cho
không hoặc nếu phải trả lại thì Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm. Do
vậy, việc tham ô, lãng phí trong khi sử dụng nguồn vốn ODA là không thể
tránh khỏi. Hàng lọat vụ bê bối liên quan tới việc bê bối như PMU đã khiến cho
các nước viện trở không khỏi băn khoăn khi đặt vấn đề cho những dự án ODA
tiếp theo.
- Việc giải ngân chậm trễ luôn được đề cập đến trogn thời gian gần đây mà
nguyên nhân cụ thể là do sự phức tạp của quy trình và thủ tục giữa Việt Nam và
các nhà tài trợ; việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu
thầu, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn
nhiều hạn chế.
Với các lý do nêu trên thì chúng ta thấy rằng ODA không phải là “thiên đường” cho
các quốc gia hay công ty, nhất là nếu sử dụng không hiệu quả còn đưa đến tình trạng
nợ nần. Tuy ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng nhưng nó không thể thay
thế hoàn toàn nguồn lực bên trong của mộ quốc gia, chưa kể đến việc nó sẽ bị thu hẹp
dần cho đến năm 2010.
Hạn chế trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Mặc dù Việt Nam đã tích cực cải
thiện môi trường đầu tư như sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài nhưng dòng vốn FDI vẫn
chủ yếu đến từ các nước châu Á và FDI đầu tư vào các vùng không đồng đều mà chỉ
chũ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương,
Đồng Nai do các địa phương này có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, dân cư, cơ sở hạ tầng,
thị trường tiêu thụ và lao động. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào khu vực công
nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đứng thứ hai trong việc thu hút vốn còn nông-
lâm-thủy hải sản lại thu hút ít nhất.
Môi trường đâu tư tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: thủ tục hành chính rườm
rà, nạn quan liêu tham nhũng lan rộng và các vụ “chạy chức” mới được phát hiện gần
đây cũng làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Các văn bản
pháp luật, chính sách còn nhiều hạn chế, chồng chéo lẫn nhau, chưa có sự đồng bộ giữa
thuế và kế toán. Khi thu hút đầu tư nước ngoài chúng ta ít nhận thấy những mặt trái của
vấn đề là các luồng vốn này sẽ kéo theo các khoản vay không nhỏ, tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng và chúng ta trở thành
“bãi rác công nghiệp” cho các máy móc công nghệ lỗi thời từ các nước khác đem vào.
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI
PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Rõ ràng việc huy động vốn bằng con đường phát hành trái phiếu quốc tế tỏ ra có những
ưu điểm và cho các doanh nghiệp một hướng đi khác để thỏa mãn nhu cầu về vốn cho
tăng trưởng trong lúc thị trường tài chính trong nước đang khó khăn và các nguồn tài
trợ từ ngân hàng hay thị trường chứng khoán đều đang bị siết chặt. Tuy nhiên, chúng ta
cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát
hành trái phiếu quốc tế cũng được. Việc bước ra sân chơi toàn cầu không dành cho
những ai thiếu kinh nghiệm hoặc yếu kém trong khâu phát hành cũng như năng lực trả
nợ thấp.
Rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là uy tín trên trường quốc
tế, hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức thuyết phục các
nhà đầu tư chấp nhận mua trái phiếu của họ. Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam
ra thị trường vốn quốc tế sẽ được thực hiện theo hình thức Chính phủ phát hành về cho
vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị
trường vốn quốc tế và doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành không phải bảo lãnh của
Chính phủ.
Do vậy trước mắt lựa chọn duy nhất chính là con đường phát hành trái phiếu quốc tế
của chính phủ Việt Nam rồi cho các doanh nghiệp vay lại hoặc chính phủ bảo lãnh cho
các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, vì chỉ có chính phủ đứng ra bảo lãnh thì mới có
thể tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu để có thể từ đó về sau tạo đà
cho các doanh nghiệp tự mình phát hành. Một số dự án sẽ được vay lại vốn trái phiếu
Chính phủ như dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải của Tổng
Công ty Hàng hải VN và dự án Thủy điện Xêcamản 3 của Tổng Công ty Sông Đà.
2.3.1 Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005
Sau khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn thế
giới, Chính phủ Việt Nam đã có chỉ thị cho Bộ Tài chính học tập kinh nghiệm của
Trung Quốc để xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế. Việt Nam đã mời cả ba
công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch
để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia.
Tháng 8 năm 2005, Bộ Tài Chính đã trình lên Chính phủ Đề án phát hành trái phiếu
chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Đến ngày 27/10/2005, sau hơn 10 năm nghiên cứu
và chuẩn bị, Việt Nam đã lần đầu tiên chính thức phát hành ra thị trường vốn quốc tế
trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York. Theo dự định ban đầu, Việt Nam sẽ
phát hành ở mức 500 triệu USD với lãi suất 7,5%/năm nhưng do nhà đầu tư đăng ký
kên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam đã quyết định phát hành 750 triệu USD, giá bán
98,223% so với mệnh giá và lãi suất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- Tom tat.pdf