Đề tài Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

 Việt Nam có ưu thế về môi trường đầu tư, được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.

 Việt Nam là một thị trường mới, rất có nhiều tiềm năng để khai thác một tỉ suất sinh lợi cao, đặc biệt là cho các nhà đầu tư mạo hiểm.

 Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài bởi những chính sách mở của thông thoáng hơn, từng bước cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và các doanh nghiệp trong nước ngày càng năng động hơn.

 Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các quỹ đầu tư lựa chọn

 

doc18 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đang mong muốn biến một phát hiện công nghệ, một ý tưởng đọc đáo, mới mẻ thành một sản phẩm thành công trên thị trường nhưng do tiềm lực tài chính có hạn, họ cần có sự góp vốn của các quỹ ĐTMH. Đặc điểm Các khoản đầu tư có tiềm năng rất tăng trưởng cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Đây là một điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt với các nguồn tài trợ vốn khác vì thành công chủ yếu của các Quỹ ĐTMH dựa chủ yếu vào kỹ năng tìm kiếm những dự án đầu tư ban đầu tương đối nhỏ nhưng lại hàm chứa một tiềm năng tăng trưởng cao. Hỗ trợ phi tài chính cho các doanh nghiệp. Ngoài sự hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp các chuyên gia quản lý quỹ còn hỗ trợ cho doanh nghiệp những vấn đề khác như: quản lý, chính sách nhân sự, marketing, phát triển sản phẩm,..Với vị trí cũng như những kinh nghiệm thu được từ các doanh nghiệp khác, quỹ ĐTMH có thể tác động sâu sắc đến sự phát triển của doanh nghiệp mà họ đầu tư. Quỹ đầu tư mạo hiểm là một quỹ đầu tư tư nhân. Vì đầu tư mạo hiểm có mức độ rủi ro rất cao nên các quỹ thành viên không phù hợp với việc huy động vốn từ công chúng. Quy mô và phạm vi huy động vốn của quỹ chỉ tập trung vào một số ít các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và có khả năng chấp nhận những rủi ro cao trong đầu tư. Cấu trúc hoạt động hai lớp. Nhà đầu tư cung cấp tài chính, còn các công ty quản lý quỹ (được thuê) sẽ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đầu tư và rút vốn. Lợi tức dành cho các nhà quản lý quỹ. Số lượng dự án nhiều. Phần lớn là đầu tư gián tiếp. Có sẵn lối thoát vốn: Thị trường chứng khoán cung cấp một lối thoát “tự nhiên” cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, việc tạo ra nhiều kênh thoát vốn khác nhau như hợp nhất, bán lại công ty đang quản lý hoặc chuyển quyền sở hữu công ty cũng là vấn đề quan trọng. Phân loại 2.4.1 Nếu xét về cơ cấu tổ chức thì có các hình thức tổ chức của một quỹ đầu tư mạo hiểm: Mô hình hợp danh hữu hạn Tổ chức theo mô hình hợp danh hữu hạn (limited partnership) cho đến nay được xem là ưu việt hơn trong việc tạo ra một cơ chế phân chia trách nhiệm và quyền lợi hợp lý, hiệu quả. Trong hình thức tổ chức này có hai loại thành viên: thành viên tổng quát (general partners) và thành viên hợp danh hữu hạn (limited partners). - Các thành viên tổng quát : Họ là những người lập ra và quản lý vốn đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp, họ có chức năng tổ chức, kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm, tìm kiếm và lựa chọn các cơ hội đầu tư tốt nhất, sau đó tiến hành đầu tư, quản trị dự án. Việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp đòi hỏi các thành viên tổng quát phải tốn nhiều thời gian, công sức để theo dõi, giám sát, tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhận đầu tư. Trong quá trình quản lý quỹ, các thành viên tổng quát sẽ nhận một khoản phí quản lý (lương) và một tỉ lệ nhất định từ tổng số lợi nhuận thu được sau khi thực hiện công cuộc thoát vốn để đổi lại những đóng góp của họ cho quỹ. Điều này đã tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên tổng quát không ngừng nổ lực để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho quỹ. - Những thành viên hợp danh hữu hạn : Họ là những nhà đầu tư mạo hiểm, họ góp vốn vào quỹ và được chia lợi nhuận (hoặc chịu rủi ro), họ không có bất cứ vai trò gì trong các quyết định đầu tư của quỹ. Các thành viên hợp danh hữu hạn thường là các tập đoàn công nghiệp hoặc là các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí,… Với hình thức này, các doanh nghiệp được đầu tư không những nhận được sự hỗ trợ về vốn mà còn nhận được sự hỗ trợ về các mặt quản lý, hoạt động điều hành,… Mô hình công ty con: Ngoài hình thức hợp danh hữu hạn, còn có một hình thức tổ chức khác của quỹ đầu tư mạo hiểm, đó là hình thức quỹ là công ty con của các tập đoàn công nghiệp hay các tổ chức tài chính lớn (mô hình này là nét đặc trưng của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Nhật). Trong hình thức này, công ty mẹ thực hiện tài trợ vốn đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp là nhằm tạo mối quan hệ với những doanh nghiệp mới để cung cấp những dịch vụ khác hoặc hi vọng vào những khoản lợi nhuận trong tương lai. Mô hình tín thác (dạng hợp đồng): Trong mô hình này quỹ đầu tư mạo hiểm không có tư cách pháp nhân nhân mà chỉ là một lượng tiền nhất định do các nhà đầu tư đóng góp. Mô hình này thể hiện rõ ở vai trò của ba bên tham gia vào hoạt động của quỹ: công ty quản lý quỹ ngân hàng giám sát và các nhà đầu tư. 2.4.2 Nếu dựa vào nguồn huy động vốn: Quỹ hải ngoại: Nguồn vốn huy động vào quỹ 100% là nguồn vốn nước ngoài, công ty quản lý quỹ được đăng ký thành lập ở nước ngoài và quỹ được quản lý bởi các chuyên gia quản lý vốn quốc tế. Các quỹ sẽ tìm kiếm cơ hội và đầu tư vào các dự án trong nước để thu lợi nhuận. Cổ phiếu của quỹ được niêm yết ở thị trường nước ngoài. Quỹ nội địa: Yếu tố then chốt của quỹ nội địa là sẽ huy động vốn trong nước để đầu tư vào các công ty trong nước, công ty quản lý quỹ đăng ký thành lập trong nước và những quỹ này sẽ do các chuyên gia trong nước quản lý là chính. Cổ phiếu của quỹ được niêm yết ở thị trường trong nước. 2.4.3 Nếu dựa vào cách thức huy động: Chúng ta có thể chia thành 2 loại là quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở. Quỹ đầu tư dạng đóng: Quỹ chỉ phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư ra công chúng tại những thời điểm định sẵn với số lượng nhất định và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Quỹ đầu tư dạng mở Quỹ liên tục phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư ra công chúng và thực hiện mua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư có nhu cầu thu hồi vốn Qui trình hoạt động Một dự án đầu tư mạo hiểm thông thường kéo dài từ 7 đến 10 năm, được thực hiện qua ba bước: bắt đầu từ việc xem xét, thẩm định dự án, tới thực hiên việc đầu tư, rót vốn và kết thúc là việc thu hồi vốn. Bước 1: Xem xét và thẩm định các dự án đầu tư. Các quỹ đầu tư sẽ tiến hành nhiệm vụ xem xét và thẩm định dự án đầu tư rất kỹ trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là thẩm định tỉ lệ rủi ro, vốn rút để tái đầu tư, mức độ lợi nhuận… Trên thực tế ở Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận tỉ lệ rủi ro thấp nên thường tìm đến với các doanh nghiệp đã có tên tuổi và uy tín trên thị trường. Bước 2: Thực hiện đầu tư, rót vốn. Sau khi ký hợp đồng hợp tác, các quỹ đầu tư mạo hiểm tiến hành đầu tư, rót vốn vào doanh nghiệp. Quá trình rót vốn chia làm 5 giai đoạn, 3 giai đoạn đầu có mức độ rủi ro cao hơn 2 giai đoạn sau. Không chỉ rót vốn, quỹ còn hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như xây dựng năng lực, mở thị trường, tạo thương hiệu… 5 giai đoạn rót vốn: - Tài trợ vốn mồi/ươm tạo (seed financing): Giúp doanh nghiệp để phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tài trợ khởi động (start-up financing): Giúp phát triển sản phẩm và hoạt động tiếp thị khởi đầu. - Tài trợ giai đoạn đầu (first stage financing): Giúp doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và tung ra thị trường. - Tài trợ mở rộng sản xuất (expansion financing): Giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thị trường, nâng cấp sản phẩm, xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý… - Tài trợ tăng tốc: Giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường, tăng tốc hoạt động kinh doanh, tạo sản phẩm mới… Bước 3: Kết thúc đầu tư, hay thu hồi vốn ( giai đoạn thoát vốn) Các khoản đầu tư được thu hồi qua 4 kênh chính: - Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng – IPO (Initial Public Offerings). - Bán toàn bộ doanh nghiệp: là việc bán hoặc sáp nhập 1 công ty cho một công ty khác lớn hơn hoặc bán công ty cho một cá nhân, tổ chức nào đó. - Nhượng lại cổ phiếu cho doanh nghiệp nhận đầu tư. - Bán số cổ phiếu đã đầu tư cho 1 cá nhân, hoặc tổ chức nào đó. Kết quả thu được qua việc thoát vốn của nhà đầu tư có thể được thể hiện bằng tiền mặt hoặc các cổ phiếu có khả năng thanh khoản cao trên thị trường vốn. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM Điều kiện thuận lợi để vốn đầu tư mạo hiểm phát triển ở VN Việt Nam có ưu thế về môi trường đầu tư, được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Việt Nam là một thị trường mới, rất có nhiều tiềm năng để khai thác một tỉ suất sinh lợi cao, đặc biệt là cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài bởi những chính sách mở của thông thoáng hơn, từng bước cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và các doanh nghiệp trong nước ngày càng năng động hơn. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các quỹ đầu tư lựa chọn Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam từ 2000 đến 2007. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng DN 42.288 51.680 62.908 72.012 91.755 113.352 180.000 245.000 Nguồn:www.pso.hochiminhcity.gov.vn Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định, có chủ trương chính sách đầu tư và phát triển kinh tế nhất quán theo quan điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có nguồn nhân công giá rẻ cũng như yếu tố giá thành trong sản xuất và nghiên cứu thấp nên sẽ giảm được chi phí hoạt động. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, hiện có một lực lượng các chuyên gia, các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là một lực lượng hùng hậu, có trình độ đã và đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao trên thế giới, họ có mong muốn được tham gia xây dựng và chuyển giao công nghệ về Việt Nam, được tham gia làm việc và đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của công nghệ Việt Nam. Sự phát triển và từng bước hoàn thiện để TTCK phát triển bền vững trong thời gian vừa qua là những dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế. Các giai đoạn hoạt động của vốn ĐTMH Giai đoạn từ 1991 đến 2002: Đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của một số quỹ ĐTMH vào thị trường Việt Nam, nhưng sau đó hầu hết các quỹ này đã rút khỏi Việt Nam do hoạt động không hiệu quả. Tình hình sử dụng vốn của các quỹ ĐTMH cuối năm 1999 Stt Tên quỹ Vốn(USD) Vốn USD % 1 Vietnam Fund 54.380.000 41.040.396 75.47 2 Beta Vietnam Fund 52.200.000 34.446.000 65.99 3 Beta Mekong Fund 17.900.0 00 4.222.000 23.59 4 Dragon Capital 27.000.000 23.733.000 87.78 5 Vietnam Frontier Fund 53.100.100 37.300.000 70.24 6 Lazard Vietnam Fund 59.000.000 10.000.000 19.95 7 Templeton Vietnam Fund 110.000.000 22.000.000 20.00 Tổng cộng 373.580.000 172.708.396 46.23 Nguồn :The VietNam Bussiness Journal. Giai đoạn từ 2002 đến 2006: Có những dấu hiệu tích cực từ nền kinh tế, thị trường chứng khoán từng bước phát triển, cơ hội đầu tư ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn và đã có sự xuất hiện trở lại của các quỹ ĐTMH với qui mô vốn lớn hơn đầu tư vào thị trường Việt Nam. - Ngày 22/04/2002 với sự ra đời của MeKong Enterprise Fund (MEF)-Do MeKong Capital quản lý với tổng số vốn đầu tư 18.5 triệu USD đã đánh dấu sự phục hồi của thị trường vốn mạo hiểm tại thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư của quỹ bao gồm: Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB), Quỹ Phát Triển Bắc Âu (NDF), Văn phòng vụ kinh tế Thụy Sĩ (SECO), quỹ hợp tác công nghiệp Phần Lan, (Finnfund), công ty đầu tư vào các nước đang phát triển của Bỉ(BIO),… Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng ở khu vực sông MeKong gồm: Việt Nam, Lào và Capuchia, quỹ chủ yếu tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là quỹ sẽ ưu tiên đầu tư vào những công ty xuất khẩu tận dụng được lợi thế cạnh tranh của vùng. Vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam từ 2002 đến 2006. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Triệu USD 130 218 228 500 2300 Nguồn :Asia Venture capital Journal - Ngày 11/11/2003, Vina Capital –Công ty quản lý của Quỹ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund(VFF) đã chính thức đi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam. Số vốn ban đầu của quỹ là 10 triệu USD, dự kiến sẽ tăng lên 50 triệu USD trong vòng 3 năm tiếp theo và được thành lập bởi các thành viên: Milleniu, Partners (New York), Deustche Bank Securities, HongKong’a Sun Wah Group, Pacific Alliance Group. Đối tượng mà quỹ nhắm đến để đầu tư là các doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả, quỹ sẽ tham gia vào quá trình tái cơ cấu để nâng cao giá trị và phát triển doanh nghiệp sau đó tiến hành bán lại hoặc đưa ra niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Ngày 28/08/2003 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFund Management-VFM) ra đời, VFM có số vốn pháp định là 8 tỷ Đồng, trụ sở đặt tại TPHCM do các nhà đầu tư là ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đóng góp 70% vốn và Dragon capital đóng góp 30%. Ngoài nguồn vốn tự có, VFM sẽ huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài từ các tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để tham gia đầu tư vào nền kinh tế, chủ yếu là thông qua thị trường chứng khoán. - Tháng 8/2004 quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Venture Vietnam đã chính thức đi vào hoạt động, trong giai đoạn đầu IDGVV sẽ tiến hành khảo sát nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam và sẽ tiến hành đầu tư 100triệu USD vào khoản 30-40 doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tốt với mức dự tính như sau: 30% vốn cho ngành viễn thông và công nghệ không dây, 25% vốn cho công nghiệp phần mềm, 15% vốn cho ngành công nghệ sinh học và phần vốn còn lại (30%) cho các ngành khác. - Năm 2006, vốn đầu tư mạo hiểm có sự tăng trưởng đáng kể, từ 500triệu USD năm 2005 tăng lên 2.300triệu USD năm 2006. Và sự xuất hiện của quỹ Vietnam Holding có số vốn 112 triệu USD cũng làm giới tài chính chú ý, 60% nguồn vốn của quỹ này được huy động từ các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Tháng 09/2006 thủ tướng Đan Mạch đã cắt băng khánh thành khai trương quỹ đầu tư Private Equity New Markets (PENM) được quản lý bởi ngân hàng BankInvest Đan Mạch – quản lý khối tài sản 23tỷ USD, trong đó dành 3tỷ USD đầu tư vào các nước đang phát triển. Ngoài ra, trong năm 2006 cũng xuất hiện một số quỹ đầu tư ở Việt Nam như: DWS Vietnam Fund của ngân hàng Deutsche Bank, BIDV-Vietnam Partners' Vietnam Investment Fund, Dragon Capital Management's Vietnam Growth Fund Limited , Korea Investment Trust Management's Vietnam Growth Fund, Golden Bridge Financial Group's Vina Blue Ocean Fund . Giai đoạn 2007 đến nay: Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam, các quỹ này tập trung đầu tư theo những lĩnh vực khác nhau. Với sự xuất hiện của khá nhiều quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ Hàn Quốc có các quỹ: Korea WW CHN Viet MC EQ, MA Maps Oppo Viet & CHN, Tongyang Vietnam, KITM WW Vietnam Real Est; từ Singapore: DBS Indochina Fund, Lion Capital Vietnam Fund và Fullerton Vietnam Fund; từ Malaysia có quỹ: Hwang/DBS Indochina Fund; từ Anh có quỹ: Indochina Capital Vietnam, và từ Liechtenstein có quỹ T.I.M Vietnam Tiger Fund. Hiện tại số quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam khá nhiều khoảng 56 quỹ, và phân loại theo hình thức đầu tư như sau - Đầu tư chủ yếu vào cổ phần tư nhân: 3 quỹ. - Đầu tư công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm: 3 quỹ. - Đầu tư vào bất động sản: 7 quỹ. - Đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tư cơ hội: 43 quỹ. Như vậy, tuy có khá nhiều quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhưng quỹ mang tính chất đầu tư vốn mạo hiểm thì lại rất ít (3/56 quỹ). Một số quỹ đầu tư mạo hiểm tiêu biểu tại Việt Nam Mekong Capital Mekong Capital là một trong những quỹ đầu tư thành công tại thị trường Việt Nam, thành lập vào 04/2002 với số vốn ban đầu là 18.5 triệu USD hiện tại đã tăng lên 181 triệu USD. Hiện tại MeKong Capital đang quản lý các quỹ đầu tư: Mekong Enterprise Fund., Ltd, Mekong Enterprise Fund II., Ltd, Vietnam Azalea Fund Limited. Quá trình hoạt động của Mekong Capital Năm 2002: Ngày 22/04/2002 khai trương MeKong Enterprise Fund Năm 2003: Ngày 20/03/2003 MeKong Enterprise Fund đầu tư 900,000 USD vào công ty cổ phần xây dựng và kiến trúc AA. Ngày 20/03/2003 MeKong Enterprise Fund đầu tư 1,600,000 USD vào công ty cổ phần nhựa Tân Đại Dương. Ngày 16/10/2003 MeKong Enterprise Fund đầu tư 745,000 USD vào công ty cổ phần tin học Lạc Việt. Năm 2004: Ngày 14/01/2004 MeKong Enterprise Fund đầu tư thêm 630,000 USD vào công ty cổ phần xây dựng và kiến trúc AA. Ngày 29/04/2004 MeKong Enterprise Fund đầu tư 1,850,000 USD vào công ty cổ phần dây điện từ Ngô Han. Ngày 15/06/2004 MeKong Enterprise Fund đầu tư 900,000 USD vào công ty cổ phần sản xuất và thương mại Nam Hoa. Ngày 24/11/2004 MeKong Enterprise Fund đầu tư 1,000,000 USD vào công ty cổ phần Minh Phúc. Năm 2005: Ngày 25/02/2005 MeKong Enterprise Fund đầu tư 1,350,000 USD vào công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành. Ngày 15/04/2005 MeKong Enterprise Fund đầu tư 1,850,000 USD vào cty cổ phần may Minh Hoàng. Ngày 19/08/2005 MeKong Enterprise Fund đầu tư 1,850,000 USD vào công ty cổ phần Gas Saigon. Ngày 07/12/2005 MeKong Enterprise Fund đầu tư 1,550,000 USD vào cty cổ phần Mặt Trời Vàng. Năm 2006: Ngày 05/06/2006 khai trương MeKong Enterprise Fund II qui mô 50triệu USD. Ngày 13/11/2006 MeKong Enterprise Fund II đầu tư hơn 6triệu USD vào công ty cổ phần hàng gia dụng Quốc Tế(ICP). Năm 2007: Ngày 05/01/2007 MeKong Enterprise Fund II đầu tư 6,250,000 USD vào cty cp dây diện từ Ngô Hàn. Ngày 16/05/2007 Mekong Capital khai trương quỹ 100 triệu USD Vietnam Azalea Fund Limited Ngày 25/05/2007 Mekong Enterprise Fund II., Ltd cam kết đầu tư 4.5 triệu USD vào Công ty cổ phần Thế Giới Di Động. Ngày 01/10/2007 Mekong Enterprise Fund II., Ltd đầu tư 5.4 triệu USD vào Công ty cổ phần Veture International (Việt Nam) (“VIVCO”). Ngày 20/12/2007 Mekong Enterprise Fund II., Ltd đầu tư 4 triệu USD vào Công ty cổ phần Thông Minh MK. Năm 2008: Ngày 16/01/2008 Vietnam Azalea Fund Limited đầu tư 3 triệu USD Traphaco. Ngày 28/01/2008 Vietnam Azalea Fund Limited đầu tư gần 12 triệu USD vào Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (“PNJ”) Ngày 06/03/2008 Vietnam Azalea Fund Limited đầu tư gần 14 triệu USD vào Công Ty Cổ Phần Đầu Tư – Kinh Doanh Nhà (“INTRESCO”) Ngày 12/03/2008 Mekong Enterprise Fund II., Ltd cam kết đầu tư 5 triệu USD vào Công ty Cổ Phần Mai Sơn. Ngày 12/03/2008 Mekong Enterprise Fund II., Ltd cam kết đầu tư 2.6 triệu USD vào Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Cổng Vàng. Mekong Capital hướng đến định vị mình như một nhà đầu tư từ giai đoạn đầu, thực hiện đầu tư vào các công ty mà đối với các quỹ khác là khó thực hiện, đồng thời làm việc sâu sát với các công ty đó nhằm làm cho họ trở nên thu hút hơn đối với các nhà đầu tư khác và cuối cùng sẽ giới thiệu các cơ hội đầu tư trong giai đoạn kế tiếp cho các quỹ đầu tư khác đang hoạt động tại Việt Nam, cũng như cho các nhà đầu tư chiến lược. IDG Venture VietNam (IDGVV) IDGVV là Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên (của Mỹ) về công nghệ cao có mặt tại Việt Nam, thành lập 08/2004 với số vốn là 100 triệu USD đầu tư chủ yếu vào các công ty tư nhân thuộc lĩnh vực viễn thông, truyền thông và công nghệ. Quỹ sẽ xem xét và thẩm định kế hoạch đầu tư dựa vào tiềm năng phát triển, cơ hội trên thị trường, đội ngũ quản lý và người lãnh đạo, vị trí cạnh tranh. Hiện tại IDGVV đầu tư vào các công ty sau: Vinagame, Vinapa, VietNam Works, Công ty cổ phần Yêu Am Nhạc, Công ty cổ phần thông tin Webtretho, Isphere software Ltd, Peacesoft Solutions Corporation, Công ty cổ phần Vega Software, Công ty cổ phần dịch vụ giải pháp không dây, Công ty cổ phần sản phẩm Việt, Công ty cổ phần Công Nghệ Hoàng Minh, Công ty cổ phần Doldsun Focus Media, Công ty cổ phần Giấc mơ Việt (DreamViet), Công ty cổ phần Địa Điểm,… IDG công bố nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng lên 600 triệu USD theo lộ trình: Nguồn vốn bổ sung 200 triệu USD cho IDGVV vào cuối năm 2008 nhắm đến việc tiếp tục đầu tư vào khoản 40-50 công ty trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Quỹ tăng trưởng 300triệu USD (Growth Fund) sẽ đi vào hoạt động từ năm 2010 nhằm tái đầu tư mở rộng để đẩy mạnh tăng trưởng cho các công ty của họ tại Việt Nam. à Như vậy, với việc ra đời của IDGVV đã mang đến một nguồn vốn lớn cho thị trường Việt Nam, một thị trường mà lĩnh vực khoa học công nghệ có tiềm năng sẽ phát triển khá mạnh trong tương lai. Qua quá trình hoạt động và những kết quả đạt được quỹ sẽ tạo ra một cú hích cho sự phát triển của ngành công nghệ cao ở Việt Nam trong thời gian tới. VinaCapital: VinaCapital chính thức ra đời và hoạt động ngày 11/11/2003 tại TP Hồ Chí Minh. Số vốn ban đầu của quỹ là 10 triệu USD, và được thành lập bởi các thành viên: Milleniu, Partners (New York), Deustche Bank Securities, HongKong’a Sun Wah Group, Pacific Alliance Group. Hiện tại tổng tài sản của quỹ lên đến 1 tỷ USD và quản lý 3 quỹ đầu tư mạo hiểm là: VOF (Việt Nam Opportunity Fund), Vina Fund và DEJ Vinacapital: Vietnam Opportunity Fund (VOF) Tháng 11/2003 Vietnam Opportunity Fund- VOF đã chính thức đi vào hoạt động tại TP HCM. Có số vốn ban đầu là 10 triệu USD và đến tháng 09/2006 qui mô của quỹ đã tăng lên 171 triệu USD. Danh mục đầu tư của quỹ bao gồm những công ty lớn, những công ty thuộc hạng đứng đầu trong từng lĩnh vực ở Việt Nam để đầu tư như: Vinamilk, Kinh Đô, REE, Bảo Minh, Hanoi Hilton, Sofitel Metropoly… VinaLand Là quỹ thứ 2 do VinaCapital thành lập, hiện đang quản lý 205triệu USD chuyên đầu tư vào các dự án bất động sản. Các lĩnh vực đầu tư chính mà quỹ VinaLand nhắm đến là thương mại, nhà ở, bán lẻ, giải trí và công nghiệp ở Việt Nam, chủ yếu là ở TP.HCM và Hà Nội. DFJ VinaCapital L.P Tháng 10/2007, VinaCapital liên doanh với DFJ thành lập Quỹ DFJ VinaCapital L.P (vốn ban đầu là 50 triệu USD) chuyên tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty trong lĩnh vực CNTT và các công ty viễn thông được cổ phần hóa. Mục tiêu của quỹ DFJ VinaCapital L.P. là các công ty viễn thông nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa như VinaPhone, MobiFone; các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ thông tin như FPT, Internet và kết nối không dây, sản xuất và gia công phần mềm, truyền thông kỹ thuật số, hạ tầng mạng. Những khó khăn cho sự phát triển của vốn ĐTMH 3.1 Những hạn chế từ phía nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) còn thấp ở cả khu vực kinh tế tư nhân lẫn khu vực quốc doanh. Chi tiêu của ngân sách cho công tác R&D còn quá ít khiến trong suốt thời gian qua, chúng ta không có nhiều ý tưởng mới để các quỹ đầu tư mạo hiểm nhận thấy được cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó hệ thống giáo dục của nước ta còn nhiều bất cập và xa rời thực tiễn nên chưa thể cung cấp nguồn lao động có trình độ cao cho nền kinh tế, điều này cũng làm hạn chế sự đầu tư của các quỹ do chưa đủ niềm tin và nghi ngờ về khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam tuy đã có nhiều bước đi mới trong thời gian vừa qua, tuy nhiên nó vẫn chưa thật sự phát triển ổn định để trở thành một kênh thoát vốn hữu hiệu cho các nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Với vai trò là một kênh thu hồi vốn hữu hiệu nhất, ở hầu hết các nước khác, thị trường chứng khoán ra đời và phát triển là nền tảng cho ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm. Trong khi đó, ở Việt Nam năm 1991 quỹ đầu tư mạo hiểm đã ra đời nhưng mãi đến năm 1997 Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước mới được thành lập, và mãi đến 3 năm sau Trung tâm giao dịch chứng khoán mới đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh (20/7/2000). Sau 8 năm hoạt động tuy đã có những bước tiến nhất định nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, nhất là về tính thanh khoản do những tồn tại sau: - Doanh nghiệp không minh bạch về tình trạng tài chính nhằm che dấu sự thật hoạt động kém hiệu quả của mình. - Những quy định về công bố thông tin và kiểm soát, thẩm định, cũng như tư vấn thông tin chứng khoán của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chứng khoán có liên quan đã và đang có kẽ hở, tồn tại nhiều bất cập. - Khả năng phân tích tài chính, cũng như khả năng kiểm soát và thẩm định thông tin của bản thân nhà đầu tư chứng khoán còn nhiều bất cập, hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm, trong khi các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán và dịch vụ thông tin hỗ trợ các nhà đầu tư vừa thiếu, vừa yếu, vừa không thuận lợi, không vì lợi ích của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tư nhân nhỏ. - Thiếu các nhà đầu tư dài hạn và các nhà đầu tư có tổ chức, trên thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư ngắn hạn hay nhà đầu tư tư nhân. Những người này do thiếu kiến thức về chứng khoán cũng như khả năng phân tích và đầu tư chứng khoán, họ thường hành động theo phong trào, mục đích tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, không ổn định. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho sự tăng cao hay giảm sút liên tục của chỉ số VN-INDEX trong thời gian qua, làm cho biến động giá cả trên thị trường không phản ánh đúng tình hình hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết. Kết quả, các quỹ rất khó khăn trong việc bán các khoản đầu tư theo đúng giá thực của nó để thoát vốn. 3.2 Những hạn chế từ phía các doanh nghiệp. Sự thiếu minh bạch của các doanh nghiệp Việt Nam, điều này làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVốn đầu tư mạo hiểm.doc
Tài liệu liên quan