Chương I: Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải tổ chức nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp.
I. Vốn và vai trò của vốn trong nền kinh tế thị trường.
1. Khái niệm.
2. Các cách phân loại.
3. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp.
4. Chi phí vốn của doanh nghiệp.
II. Hiệu quả sử dụng vốn.
1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn.
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
3.1. Chỉ tiêu về vốn cố định.
3.2. Chỉ tiêu về vốn lưu động.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
5. Một số phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp.
Chương II. Tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Bia Hà nội.
I. Một số nét khái quát về Công ty Bia Hà nội.
1. Sự hình thành và phát triển Công ty Bia Hà nội.
2. Đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất.
II. Thực trạng về huy động và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Bia Hà nội.
1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
2. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn của Công ty.
3. Phân tích hiệ quả sử dụng vốn kinh doanh củaCông ty.
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
III. Những tồn tại cơ bản trong quá trình sử dụng vốn của Công ty.
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
I. Định hướng phát triển của Công ty.
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Bia Hà nội.
III. Kiến nghị đối với Nhà nước.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội đang là sản phẩm đáp ứng một cách mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Ngoài ra thị trường Hà Nội tiêu thụ với khối lượng lớn thì còn có một số thị trường đáng kể như: Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Nam Định...
* Bia hơi Hà Nội:
Đây là loại bia tươi mát nhưng khó vận chuyển được đi xa và bảo quản không được lâu (chỉ trong 24 giờ). Sau khi lọc, bia hơi được được đóng vào thùng nhôm 100 lít (đã được rửa sạch và khử trùng) để tiện cho việc bảo quản và vận chuyển. Sản phẩm này mang đặc tính phụ thuộc vào thời tiết, song vẫn luôn đảm bảo chất lượng và được người tiêu dùng ưa thích. Giá cả lại phù hợp tạo nên uy tín cao trên thị trường. Đặc biệt trong những ngày hè nóng bức thì bia hơi Hà Nội rất được ưa chuộng ở thị trường Hà Nội, ở các khu vực ngoại thành hay ở các tỉnh khác lượng bia tiêu thụ với số lượng nhỏ.
Sản phẩm của Công ty Bia Hà Nội là hàng thực phẩm tươi sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng nên được kiểm dịch chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối, phải qua ba lần lọc và chiết lọc. Sau đó phải qua thanh trùng để diệt men còn lại và các vi sinh vật có hại. Hàng ngày phòng KCS phân tích mẫu bia bán thành phẩm, đúng tiêu chuẩn mới cho phép suất xưởng. Vì luôn thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng cho nên sản phẩm của Công ty luôn được đảm bảo, gây niềm tin cho người tiêu dùng và được thị trường chấp nhận, ưa thích.
Các nhà chuyên môn cho rằng, sản phẩm của Công ty bia Hà Nội có bí quyết công nghệ và có truyền thống lâu năm. Do vậy dù có rất nhiều hãng bia lớn trong, ngoài nước thâm nhập trên thị trường, nhưng thị phần bia của Công ty không bị biến động nhiều. Tình hình thị phần bia của Công ty bia Hà Nội như sau:
Bảng 1: Thị phần bia Hà Nội trên thị trường:
Năm
Đơn vị
Sản lượng bia cả nước
Bia Hà Nội
%
1995
1000 lít
350.000
40.194
11,48
1996
1000 lít
502.000
43.325
8,63
1997
1000 lít
532.400
48.194
7,45
1998
1000 lít
645.000
51.374
7,96
1999
1000 lít
694.000
53.102
7,65
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty)
Qua bảng trên ta thấy, mặc dù thị phần có giảm song sản lượng của Công ty Bia Hà Nội luôn đạt chỉ tiêu Nhà nước giao cho. Hơn nữa, Việt Nam đang tìm cách vươn lên hội nhập vào xu hướng phát triển của Thế giới. Hiện nay, số lít bia trên đầu người của Việt Nam còn thấp khoảng 7 lít/ người/ năm. Trong khi các nước cùng khu vực như Thái Lan là 20 lít/ người/ năm; Malayxia là 40 lít/ người/ năm.
2. Đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Bia Hà nội:
Công ty Bia Hà nội là một đơn vị có bề dày lịch sử, có nhiều đóng góp trong công cuộc đổi mới đất nước. Trong những năm gần đây công ty luôn hoàn thành tốt và vượt mức kế hoạch đề ra. Đồng thời cũng nộp đủ nghĩa vụ về thuế cho Nhà nước có năm còn nộp trước thời hạn quy định. Bên cạnh đó công ty cũng giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm( cho gần 700 người lao động ); với thu nhập bình quân năm 1998 là 1600000 đồng/ người / tháng...
Những thành tựu của Công ty bia hôm nay là do có những chính sách đổi mới kịp thời, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của một quá trình phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty...và đặc biệt là sự đổi mới về phương thức quản lý. Công ty bia Hà nội với 668 con người được phân thành 8 phòng ban. Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bia Hà nội tổ chức theo hình thức trực tuyến thực hiện chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Giám đốc Công ty, người có quyền hành cao nhất, đồng thời là người chịu trách nhiệm với Nhà nước với toàn thể cán bộ công nhân viên về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc: Phó Giám đốc kinh doanh và Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất.
Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bia Hà nội bằng sơ đồ sau:
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty bia hà nội
Giám đốc
PGĐ KT_SX
PGĐ-KD
Ban bảo
vệ
Ban
đời sống
Phòng cung ứng vật tư
Phòng kế hoạch tiêu thụ
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng công nghệ
KCS
Khối vật tư nguyên liệu
Phân xưởng cơ điện
Đội sửa chữa kiến trúc
Phân xưởng sản xuất bia
Phòng Tổ chức hành chính: Là bộ phận tổng hợp từ phòng tổ chức lao động tiền lương và hành chính quản trị. Nhiệm vụ của bộ phận này là bố trí sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ, tay nghề của từng phòng ban và tổ sản xuất.
Phòng Kế hoạch - Cung ứng vật tư: Nhiệm vụ của phòng này là xây dựng kế hoạch thu mua, dự trữ, nguyên nhiên vật liệu công cụ dụng cụ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách đều đặn, thông suốt.
Phòng Tài vụ: Chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin tài chính phục vụ cho yêu cầu của người quản lý, quản lý mọi mặt về tài chính của công ty, giúp giám đốc hạch toán kinh doanh nộp đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý công ty và kinh doanh.
Phòng Kế hoạch tiêu thụ: Là phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ trong một khoảng thời gian có thể là ngắn mà cũng có thể là dài hạn, có thể lập kế hoạch cho năm sau, cho kỳ sau...
Trạm y tế: Có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, định kỳ tiến hành khám sức khoẻ và có kế hoạch khám chữa kịp thời...
Phòng Kỹ thuật KCS: Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách của từng mặt hàng trước khi bắt tay vào sản xuất. Ngoài ra phòng còn có một chức năng nữa là: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho của công ty hoặc trước khi xuất bán trực tiếp ...
Ban Bảo vệ: Có chức năng bảo vệ an toàn cho toàn bộ tài sản của toàn công ty, theo dõi việc đi làm đầy đủ đúng giờ của toàn thể cán bộ công nhân viên của toàn công ty...
Phòng Kỹ thuật cơ điện: Là phòng đảm bảo sửa chữa các trang thiết bị máy móc vận hành trong toàn công ty giúp cho việc sản xuất được tiến hành một cách liên hoàn...
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
Trước đây tại Công ty bia Hà nội ngoài các mặt hàng chủ yếu như bia chai, bia hơi, bia lon công ty còn tiến hành sản xuất một số các mặt hàng nước giải khát. Song hiện nay khi nền kinh tế bước sang một thời kỳ mới thời kỳ kinh tế thị trường thì sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, cũng như chất lượng của các loại mặt hàng nước giải khát trên thị trường khiến cho các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Công ty Bia Hà nội nói riêng phải có những cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã. Để đạt được điều này trong điều kiện cho phép Công ty bia Hà nội đã thu hẹp mặt hàng sản xuất và chỉ tiến hành sản xuất 3 loại mặt hàng đó là:
Bia hơi.
Bia lon.
Bia chai.
Quy trình công nghệ sản xuất bia tại Công ty Bia Hà nội: Là một quy trình sản xuất liên tục, phức tạp qua nhiều công đoạn sản xuất gồm có nhiều bước chế biến khác nhau. Đây là một căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Nguyên vật liệu chính được sử dụng để nấu bia là Malt (mầm đại mạch), hoa bia (hoa Hublon), gạo, đường và nước. Quy trình sản xuất bia ở công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn nấu: Nguyên liệu là Malt, gạo, hoa bia và đường được đưa vào sản xuất theo một tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất loại bia thành phẩm nào: bia chai, bia lon, bia hơi...
Bước 1: malt, gạo được nghiền mịn.
Bước 2: gạo được xay mịn trộn với nước, nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá đến 65o rồi dịch hoá 75 o, sau đó đun sôi tới 120 o trong 1 giờ. Malt được ngậm nước dưới nhiệt độ thường sau đó được nâng nhiệt độ 52o, 62 o và 75 oC. Dung dịch gạo đã đun sôi dược trộn với dung dịch Malt sau một thời gian cho ra dung dịch nước mạch nha; lấy dung dịch có độ đường 10 cho bia hơi, 10,5 cho bia chai và 12 cho bia lon.
Dịch nha được cho qua bộ phận lọc bỏ bã bia, hoa Hublon được cho vào dung dịch mạch nha đun sôi tới nhiệt độ cần thiết thì cho hạ nhiệt độ xuống 12 o và bắt đầu đưa vào gia đoạn lên men.
Giai đoạn lên men sơ bộ: nước mạch nha sau giai đoạn nấu được chuyển tới thùng chứa cho men vào với tỷ lệ 1% theo thể tích, lên men trong khoảng 24h sau đó chuyển sang giai đoạn lên men chính.
Công đoạn lên men chính: dung dịch nước mạch nha sau khi được lên men sơ bộ được chuyển sang quá trình lên men chính. Nhiệt độ lên men chính được khống chế cao nhất là 15 oC và thấp nhất là 7 oC. Thời gian lên men chính là 5 đến 7 ngày, sau quá trình này đường biến thành cồn và CO2, độ đường được hạ phù hợp với các thông số kỹ thuật. Sau đó chuyển sang quá trình lên men phụ.
Công đoạn lên men phụ: công đoạn này được tiến hành ngay sau khi lên men chính có tác dụng để bão hoà CO2 và ổn định thành phần hoá học của bia. Thời gian lên men phụ với bia hơi là 15 ngày, bia chai là 20 ngày và bia lon là 45 ngày.
Giai đoạn lọc bia: khi kết thúc lên men phụ, dung dịch sẽ được kiểm tra độ chua, nếu đạt yêu cầu mới cho lọc bia để loại bỏ các tạp chất hữu cơ và men có trong bia để được bia trong và tăng thời gian bảo quản. Bia được lọc qua “máy lọc khung bản” và có bão hoà CO2 với bia lon và bia chai.
Giai đoạn chiết bia: bia lọc xong được đưa vào chiết ở áp suất 3 kg/cm3, chiết xong đem thanh trùng ở nhiệt độ 62 và 68 oC để tiêu diệt men bia và các sinh vật sau đó được dán nhãn và đóng vào két. Thời gian đảm bảo phẩm chất các loại bia: bia hơi 24h, bia chai 90 ngày, bia lon 3 tháng.
Quy trình công nghệ sản xuất bia
Tăng chứa áp lực
Lọc bão
hòa CO2
Lên men
Khí sạch
Men giống
Chiết chai
Chiết lon
Xuất
Chiết thùng
Rửa thùng
Rửa lon
Rửa chai
Chai
Thùng
Lon
Ngâm
Làm sạch
Malt
Gạo + Malt
Làm sạch
Xuất
Dán nhãn
Nhập kho
Nhập kho
Đóng hộp
Sấy khô
Ghi ngày SX
Làm khô
Thanh trùng
Thanh trùng
Lắng trong ở nhiệt độ lạnh
Đóng nút
Ghép mí
Xuất
Lên men
phụ
Thu hồi men
Thu hồi CO2
Lên men
chính
Khí sạch
Men giống
Lên men
sơ bộ
Hạ nhiệt độ
Tách bã hoa
Lắng trong
Bã hoa
Hoa
Đường
Đun hoa
Bã bia
Dịch hóa
Hồ hóa
Xay
Đun sôi
Lọc
Đường hóa II
Đường hóa I
Đạm hóa
Xay
II. Thực trạng về huy động và sử dụng vốn tại Công ty Bia Hà Nội
1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
Kể từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doang nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty Bia Hà Nội nói riêng được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, tìm kiếm thị trường theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi và có nghĩa vụ đóng góp cho Ngân sách Nhà nước. Nhờ sự năng động sáng tạo, nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
So với năm 1997, tài sản của Công ty tăng 31.494 triệu đồng, trong khi tài sản cố định giảm so với năm 1997 (-8.172 triệu đồng) nhưng tài sản lưu động năm 1998 lại tăng 39.726 triệu đồng. So với năm 1998, năm 1999 tài sản của Công ty đã có nhiều thay đổi cả về tổng tài sản và cơ cấu tài sản. Tổng tài sản tăng 222.495 triệu đồng tức tăng 69,2% so với năm 1998, trong đó tài sản cố định giảm 5.226 triệu đồng nhưng tài sản lưu động gần như tăng gấp 2 lần so với năm 1998 (tăng 227.421 triệu đồng). Năm 1998 TSLĐ là 71,5%, TSCĐ là 28,5%; năm 1999 doanh thu thuần tăng 37.596 triệu đồng tức tăng 41,4%
Tình hình sản xuất kinh doanh một số năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
1997
1998
1999
1
2
3
Sản lượng
Doanh thu
Nộp ngân sách
Triệu lít
Tỷ đồng
Tỷ đồng
46,4
404,029
223
51,3
437,605
224
53
428,364
233,7
Để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng, từ năm 1990 đến nay, Công ty đã từng bước đầu tư mở rộng sản xuất như xây dựng lại nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân, nâng cao trình độ quản lý, sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu nhân sự trong Công ty
Công ty luôn quan tâm đến vấn đề bảo hộ và an toàn lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động, lắp đặt hệ thổng xử lý nước thải đảm bảo về sinh môi trường lao động và môi trường xung quanh Công ty.
2. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn của Công ty.
Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường và cùng với các chính sách đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Đảng, Nhà nước.
Công ty Bia Hà Nội được cấp vốn ngân sách một lần. Trên cơ sở số vốn đó Công ty phải tự xoay sở trong việc sản xuất kinh doanh, không những thế phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển nguồn vốn đó, đồng thời hàng năm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và các nhiệm vụ kinh tế xã hội khác.
Trong thời gian qua, trên cơ sở các quan hệ tài chính của Công ty và số vốn được Nhà nước cấp Công ty không ngừng phát triển sản xuất, làm ăn liên tục có lãi, đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng.
Ta có thể xem xét việc hình thành nguồn vốn của Công ty thông qua bảng sau:
Bảng 2: Nguồn hình thành vốn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Tổng
nguồn vốn
Trong đó
Vốn kinh doanh
Quỹ
Nợ phải trả
N. sách cấp
Tự bổ sung
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
1998
1999
1998
1999
1998
1999
1998
1999
1998
1999
1998
1999
321,512
544,007
92,075
92,075
61,172
74,267
121,665
182,779
46,600
49,870
0
140,000
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 1998,1999)
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty là khá ổn định, chỉ từ năm 1999 Công ty đã thực hiện vay dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Nhìn chung Công ty có sự độc lập tương đối cao, khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính rất lớn. So với năm 1998, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1999 tăng 18,111 tỷ đồng tức 11,82%. Trong đó số vốn ngân sách là cố định, vốn kinh doanh là do vốn tự bổ sung tăng, điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra khá tốt. Cụ thể là lợi nhuận thu được từ kinh doanh tăng từ 54,342 tỷ đồng năm 1998 lên 76,899 tỷ đồng năm 1999.
Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
1999/1998
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Tổng số vốn
153,247
100
171,358
100
+18,111
+11,82
Vốn cố định
119,149
77,7
137,260
80,1
+18,111
+15,2
Trong đó:
- NSNN cấp
- Tự bổ sung
62,933
56,156
41,1
36,6
62,933
74,267
36,8
43,3
0
+18,111
0
+32,25
Vốn lưu động
34,098
22,3
34,098
19,9
0
0
Trong đó:
- NNSN cấp
- Tự bổ sung
29,082
5,016
19,0
3,3
29,082
5,016
17,0
2,9
0
0
0
0
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 1998,1999)
Trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh vốn cố định chiếm tỷ trọng khá lớn 77,7% năm 1998 và 80,1% năm 1999. Vốn kinh doanh của Công ty tăng là do vốn cố định của Công ty tăng trong khi số vốn lưu động là không đổi trong suốt mấy năm gần đây.
Để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn, ta phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty, tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Bảng 4: Phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1999/1998
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
%
A. TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền
II. Đầu tư TCNH
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V. TSLĐ khác
VI. Chi sự nghiệp
190.144
150.126
0
6.985
28.343
4.690
0
65,5
229.870
190.940
0
3.149
34.286
1.495
0
71,5
457.291
215.146
0
62.507
35.255
144.683
0
84,1
227.421
24.206
59.358
969
143.118
0
98,9
12,7
1885
2,8
9578
0
B. TSCĐ và ĐTDH
I. TSCĐ
II. Đầu tư TCDH
III. Chi phí XDCB DD
IV. Ký quỹ, ký cượcDH
99.874
90.618
1.300
7.956
0
34,5
91.642
76.114
1.300
14.228
0
28,5
86.416
76.708
4.450
5.258
15,9
-5226
594
3150
-8970
-5,7
0,8
242,3
-63
Tổng tài sản
290.018
100
321.512
100
544.007
100
222.495
69,2
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 1997,1998,1999)
Qua bảng ta thấy tài sản của Công ty tăng lên qua các năm:
- Năm 1998 tăng so với năm 1997 là 314,94 tỷ đồng tức là 10,8%
- Năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 222,495 tỷ đồng tức 69,2%.
Tài sản tăng trong khi TSCĐ và ĐTDH giảm, điều này là do có sự biến động lớn trong TSLĐ và ĐTNH.
Sự biến động trong TSLĐ chủ yếu là do trong năm 1999 Công ty đã tăng lớn trong khoản ký quỹ ký cược ngắn hạn từ 1,495 tỷ năm 1998 lên 140,000 tỷ đồng năm 1999.
Khoản phải thu tăng là do Công ty chủ động tìm nguồn hàng, ứng trước cho người cung cấp để chủ động cho việc mua sắm một số trang thiết bị, máy móc lắp đặt trong năm 2000, có thể nói đây là khoản chủ yếu trong các khoản phải thu với số tiền lên đến 56,083 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho cũng là một bộ phận quan trọng, chiếm 7,7% VLĐ và có giá trị tới 35,225 tỷ đồng. Tuy nhiên hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất bia, năm 1999 tăng 2,8% so với năm 1998, do đó Công ty cần có kế hoạch sản xuất cụ thể để cung cấp nguyên vật liệu hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và hạn chế đến mức thấp nhất việc tồn kho gây ứ đọng vốn.
Bảng 5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1999/1998
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
%
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
40.113
38.903
0
1.210
13,8
46.600
45.390
0
1.210
14,5
189.870
43.925
140.000
5.945
34,9
143.270
-1.465
140.000
+4.735
307,4
-3,2
391,3
B. Nguồn vốn CSH
I. Nguồn vốn - quỹ
II. Nguồn kinh phí
249.905
249.905
0
86,2
274.912
274.912
0
85.5
354.137
354.137
65,1
79.225
28.8
Tổng tài sản
290.018
100
321.512
100
544.007
100
222.495
69,2
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 1997,1998,1999)
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn tăng dần qua các năm.
Năm 1998 tăng so với năm 1997 là 31,494 tỷ đồng tức 10,8%, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 222,495 tỷ đồng tức 69,2%. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn CSH lại giảm qua các năm, từ 85,5% năm 1998 xuống còn 65,1% năm 1999. Điều này do khoản nợ của Công ty tăng, năm 1998 trở về trước không có nợ dài hạn, chỉ có nợ ngắn hạn dưới các hình thức thuế phải nộp nhưng chưa đến hạn nộp, phải trả công nhân viên, phải trả người cung cấp, các khoản chi phí phải trả và các khoản phải trả khác. Nhưng đến năm 1999 Công ty tiến hành vay dài hạn để đầu tư cho tài sản lưu động khoản tiền 140 tỷ đồng chiếm 73,7% nợ phải trả. Điều này chứng tỏ Công ty đã tăng cường việc huy động vốn từ bên ngoài để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng cơ cấu nguồn vốn nhưng cần có kế hoạch cụ thể trong tổ chức quản lý nguồn vốn vì sẽ phải trả lãi với lãi suất cao cho khoản vay này.
3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Như đã trình bày ở trên để tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên có vốn nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của Công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mà hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, phong tục tập quán, tính mùa vụ... nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các nhân tố đó.
Công ty Bia Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác nói chung và các doanh nghiệp trong Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam nói riêng, Công ty Bia Hà Nội là một doanh nghiệp độc lập, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ nguồn vốn ban đầu Nhà nước giao Công ty không những phải bảo toàn mà còn phải phát triển nguồn vốn đó. Công ty Bia Hà Nội đã làm được điều này, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để xem xét cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chúng ta lần lượt xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả của từng loại vốn kinh doanh.
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Là một doanh nghiệp sản xuất hàng hoá nên vốn cố định của Công ty thường chiếm một tỷ trọng lớn. Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cuả Công ty.
Để thấy rõ tình hình và hiệu quả sử dụng vốn cố định, trước hết chúng ta xem xét kết cấu và sự tăng giảm của TSCĐ thông qua số hiệu của Bảng 6.
Bảng 6: Tình hình tài sản cố định của công ty Bia Hà nội
Nhóm TSCĐ
31/12/1998
31/12/1999
So sánh 1999 với 1998
Nguyên giá TSCĐ
%
Nguyên giá TSCĐ
%
Số tuyệt đối
%
A. Tài sản cố định đang dùng
I. Tài sản cố định đang dùng trong SXKD
1. Nhà cửa
2. Vật kiến trúc
3. Máy móc, thiết bị công tác
4. Máy móc, thiết bị động lực
5. Máy móc, thiết bị truyền dẫn
6. Máy móc, công cụ
7. Thiết bị đo lường thí nghiệm
8. Dụng cụ quản lý
9. Thiết bị vận tải
10. Đất không khấu hao
11. Tài sản cố định vô hình
II. Tài sản cố định phúc lợi
B. TSCĐ cần dùng chưa dùng
C. TSCĐ chờ thanh lý
238.183.384.308
237.885.270.978
11.179.474.113
1.267.512.184
207.406.797.122
6.245.150.462
866.690.798
1.370.120.551
1.938.247.230
1.663.987.318
3.329.027.200
5.092.000
2.613.172.000
278.113.330
432.652.009
3.678.059.882
98,31
98,2
4,61
0,52
85,6
2,47
0,36
0,56
0,79
0,68
1,37
0,002
1,08
0,11
0,18
1,51
263.001.181.210
262.723.067.880
13.101.249.967
1.202.343.536
208.013.983.629
15.232.767.350
11.319.973.676
1.452.781.872
2.189.234.684
2.563.550.011
4.938.954.155
5.092.000
2.703.137.000
278.113.330
402.922.649
2.499.209.866
98,91
98,8
4,92
0,45
78,2
5,72
4,25
0,54
0,82
0,96
1,85
0,002
1,02
0,1
0,15
0,94
+24.817.796.902
+24.837.796.902
+1.921.775.854
-65.168.648
+607.186.507
+8.987.616.888
+10.453.282.878
+82.661.321
+250.987.454
+899.562.693
+1.609.926.955
0
+89.965.000
0
-29.729.360
-1.179.850.016
+10,4
+10,4
+17,1
-5,15
+0,2
+243,9
+6,1
+6,0
+12,9
+54,0
+48,3
0
+3,44
0
-6,87
-32,05
Tổng tài sản cố định
242.274.096.199
100
265.843.303.725
100
23.569.217.526
+9,72
Trong năm 1999, Công ty đã đầu tư mua sắm và xây dựng mới một số TSCĐ phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, chủ yếu là máy móc thiết bị sản xuất, thiết bị dụng cụ quản lý làm tăng TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh lên 10,4% tương ứng với 24.837.796.902 đồng, do đó làm tăng tỷ trọng TSCĐ dùng trong sản xuất.
Tuy nhiên việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không phải được thể hiện qua các chỉ tiêu sau.
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
1997
1998
1999
1998/1997
1999/1998
+/-
%
+/-
%
1
2
3
4
5
6
VCĐ b. quân
Doanh thu
Lợi nhuận
Hiệu suất
Hàm lượng
Hiệu quả
108.036
218.828
46.431
2,02
0,494
0,43
119.149
239.810
54.342
2,01
0,497
0,45
137.260
252.174
76.899
1,84
0,544
0,56
11.113
20.982
7.911
-0,01
0,003
0,02
10,3
9,6
17
-0,5
0,6
4,6
18.111
12.364
22.557
-0,17
0,047
0,11
15,2
5,1
41,5
-8,5
9,4
24,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 1997,1998,1999)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
VCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng VCĐ tham gia sản xuất kinh doanh sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu.
Qua Bảng trên cho ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.
- Năm 1997: 1 đồng VCĐ tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 2,02 đồng doanh thu.
- Năm 1998: 1 đồng VCĐ tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 2,01 đồng doanh thu. Giảm so với 1997 là 0,5%.
- Năm 1999: 1 đồng VCĐ tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 1,84 đồng doanh thu. Giảm so với năm 1998 là 8,5%.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu thuần và vốn cố định bình quân. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tăng hiệu suất vốn cố định.
Năm 1998 so với năm 1997:
- Mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất là:
239810 218828
D 98/97 (doanh thu) = - = 0,19
108036 108036
- Mức ảnh hưởng của vốn cố định đến hiệu suất là:
239810 239810
D 98/97 (VCĐ) = - = - 0,2
119149 108036
Tổng hợp mức ảnh hưởng của hai nhân tố hay hiệu suất sử dụng VCĐ năm 1998 so với năm 1997 là:
D 98/97 = 0,19 + (- 0,2) = - 0,01.
Như vậy so với năm 1997, trong năm 1998 do doanh thu tăng 20,982 tỷ đồng đã làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 0,19. Nhưng số vốn cố định trong năm tăng 11,113 tỷ đồng đã có ảnh hưởng làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định 0,2 đồng do đó làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1998 so với năm 1997 là 0,01đồng.
Năm 1999 so với năm 1998
Mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất là:
252174 239810
D 99/98 (doanh thu) = - = 0,1
119149 119149
Mức ảnh hưởng của VCĐ đến hiệu suất là:
252.174 252.174
D99/98 (V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6691.doc