Đề tài Vốn kinh doanh và cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp vốn đầu tư vào thuỷ lợi chiếm 9.3% tổng vốn đầu tư xây dung cơ bản, còn các ngành khác chỉ có 5.7% vốn đầu tư. Mục đích của chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn đàu tư vào sản xuất nông- lâm –ngư nghiệp là bảo đảm cho những người bỏ vốn đầu tư vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp có được mức lợi nhuận ổn định và khá hơn so với các ngành sản xuất khác .Tuy nhiên nhiều nguồn vốn trong nhân dân ,nhất là ở khu vực thành phố vẫn chưa được huy động để đầu tư vào nông nghiệp .Việc động viên các nguồn vốn tự có trong dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn có tiềm năng rất lớn và chuyển từ hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm –ngư nghiệp đơn thuần sang hình thức tổ chức kinh doanh nông -lâm ngư nghiệp.

 

doc10 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Vốn là nhằm để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân lao động. Vì thế vốn là một thành phần không thể thiếu đối với mỗi đất nước và mỗi nhà kinh doanh. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, dòng luân chuyển vốn ngày càng tăng trưởng, không chỉ vốn từ nhà nước cấp mà là vốn của tư nhân; ngoài ra vốn lưu chuyển từ các quốc gia thừa đến các quốc gia thiếu vì nó mang lại cơ hội đầu tư mới lớn hơn. Vịêc phân phối lại ngồn vốn sẽ thúc đẩy đầu tư ở các quốc gia nhận vốn đầu tư, đem lại các lợi ích về xã hội rất lớn. Đầu tư mới sẽ làm tăng năng lực sản xuất ở các quốc gia với lực lượng lao động có kỹ năng và cơ sở hạ tầng khoa học tự nhiên phát triển. Các nhà doanh nghiệp việt nam đang dần hoà nhập với quốc tế bằng cách xuất khẩu các mặt hàng trong nước ra nước ngoài do đó sự cần thiết về đầu tư vốn là cấp bách là thiết thực. Vì vậy để hiểu thêm về vốn đầu tư và cách khai thác vốn, Em đã chọn đề tài “Vốn kinh doanh và cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp ”. I) Cơ sở lý luận : 1) Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp: - Vốn sản xuất kinh doanh có đặc điểm: Là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. - Vốn có giá trị và giá trị sử dụng - Quá trình tải sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một cách liên tục, tuần hoàn và chuyển nó được thể hiện qua sơ đồ : T – H Tư liệu lao động SX H’- T’ Đối tượng lao động a) Vốn cố định. Trong nền kinh tế thị trường, việc mua sắm hay lắp đặt các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải chi trả bằng tiền, số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt tài sản cố định hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm có được đặc điểm này là do tài sản cố định tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp và phát huy nhiều tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì vậy vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tà sản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng bị giảm dần đi. Vốn cố định được tách thành 2 bộ phận. + Bộ phận thứ nhất là phần mòn của giá trị tài sản cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức khấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao. + Phần còn lại của tài sản cố định được “ Cố định ” trong đó ; trong doanh nghiệp, vốn cố định là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ lệ tương đối trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung, tuy nhiên, bên cạnh các tài liệu lao động mà bộ phận quan trọng của nó là tài sản cố định thì để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động như nguyên vật liệu, bán thành phẩm b) Vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng trước để hình thành tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông cà từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một lần kinh doanh. Vốn lưu thông biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, nên đặc điểm vận động của chúng luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong doanh nghiệp tài sản lưu động sản xuất bao gồm : nguyên vật liệu phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trự sản xuất hoặc chế biến, còn tài sản lưu động ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm cho tiêu thụ. 2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. a) Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này có hiệu quả điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử vốn sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh quá trình sử dụng các nguồn nhân tài của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất . Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mọi nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước bao cấp thông qua việc cấp phát từ ngân sách nhà nước và nguồn tín dụng ưu đãi của ngân hàng. Do được bao cấp cho nên việc khai thác sử dụng vốn không đặt ra một cách cấp bách và có tính sống còn đối với doanh nghiệp. b) Kinh doanh là hoạt động kiếm lời mà lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý và sản xuất kinh doanh trong đó quản lý và sử dụng vốn là bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp không còn được bao cấp vốn như trước mà đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao sản xuất kinh doanh mà trước hết là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩm bảo trang trải và có lãi. 3) Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn: - Chu kỳ sản xuất kinh doanh : Đây là những đặc điểm quan trọng gắn liền trực tiếp với hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể là chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay vốn nhanh. - Kỹ thuật và trình độ lao động : Điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định hư việc đổi mới máy móc, thiết bị. II. Cơ sở thực tiễn. 1. Thực trạng các nguồn vốn và sở dụng các nguồn vốn ở nước ta. Nước ta đang vừa “ Thừa” lại vừa “ Thiếu” vốn. Nhiều nguồn vốn còn đang “ Nằm in ” mà đang chuyển thành vốn “ Sống ”, nhiều nguồn vốn là tài sản đã quá lạc hậu không sử dụng được trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều nguồn vốn tiềm năng chưa đánh giá hết và chưa được sử dụng hết. đồng thời thiếu nguồn ngoại tệ mạnh tập trung đầu tư chiều sâu, trang bị công nghệ tiên tiến để thay thế cho phần lớn công nghệ đã lạc hậu mà càng sử dụng chúng càng thua lỗ. Đánh giá đúng nguồn trong dân đang là việc khó, vốn ấy nhiều hơn hay ít hơn vốn của nhà nước ? tập quán của nhân dân ta dấu giầu, chưa có thói quen khoe giàu . Mới ước tính 4 loại dân cư đã có gần 8000 tỷ đồng việt nam. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ thì hiện nay trong dân cư có khoảng 20 triệu cây vàng, 2000 tỷ tiền mặt nhàn rỗi; Ngoài ra, vốn ngoài nước của việt nam bao gồm các khoảnn cơ bản là : vốn viện trợ của các nước cho doanh nghiệp , vốn vay của các nước hoặc ngân hàng thế giới, vốn vay của các tổ chức kinh tế và tư nhân nước ngoài. nhìn chung, tốc độ đầu tư nước ngoài vào việt nam còn chậm so với các nước trong khu vực. 2. Các nguồn vốn có thể khai thác được : Vốn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thể hiểu là toàn bộ tài nguyên và tài sản quốc gia được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Tài nguyên của quốc gia không chỉ bao gồm các loại khoáng sản như than, sắt, dầu khí, vàng mà còn bao gồm cả đất nước, không khí, bầu trời Tài sản quốc gia cũng không chỉ bao gồm toàn bộ các thông thường như tiền mặt, vật tư, hàng hoá máy móc thiết bị mà còn bao gồm cả sông biển, giao thông Nhưng toàn bộ vốn liếng của quốc gia thường chỉ tồn tại như một tiềm năng của đất nước. Tiềm năng này càng phong phú thì khẳ năng khai thác càng thuận lợi, rồi rào. nhưng trong một thời điểm hoặc một thời kỳ nhất định thì không thể đưa toàn bộ vốn vào sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng được. Để xác định vốn cho nền kinh tế trong một thời gian cụ thể, với những điều kiện cụ thể chỉ nên căn cứ vào những nguồn vốn có thể tính toán và khai thác đựơc. Những nguồn vốn có thể xác định được, cho nền kinh tế quốc dân trong năm 5 tới là: - Nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước - Nguồn vốn vay nợ và viện trợ của nước ngoài - Nguồn vốn thu hút đầu tư của nước ngoài - Nguồn vốn vay dân và các tổ chức xã hội khác - Nguồn vốn đang bị ứ đọng trong các tổ chức kinh tế quốc doanh. 3) Các hình thức khai nguồn vốn : a) “Việt kiều ” – nguồn nội lực không thể thiếu: Nghị quyết trung ương IX đã nghi rõ “ thực hiện đoàn kết dân tộc, tôn giáo , giai cấp , tầng lớp mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc việt nam dù ở trong nước hay nước ngoài ” Như vậy, đảng ta đã xác định người việt nam định cư ở nước ngoài là một bộ tất yếu của đại gia đình việt nam, một điều kiện quan trọng để kiến thiết đất nước. Có thể nói, không phải bây giờ chủ trưng khai thác nguồn lực việt kiều mới được đặt ra, mà ngay từ thời kỳ mới thành lập nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương thu hút người việt nam ở nước ngoài về nước để tham gia xây dựng tổ quốc. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có khá nhiều văn bản pháp lý quy định và tạo điều kiện thông thoáng cho người việt nam định cư ở nước ngoài về nước để sản xuất kinh doanh. b)Một số khẳ năng khi tạo vốn, bảo toàn và phát triển vốn ở công ty vận tải biển Hải phòng. Sau gần 7 năm hoạt động công ty đã từng bước đi lên, trưởng thành về nhiều mặt : quy mô của công ty được mở rộng; năng suất lao động, hiệuh quả kinh doanh và đời sống của công nhân viên chức tăng dần; không thoả mãn với thành tích đã đạt được, chưa yên tâm và bằng lòng với kiểu kinh doanh khép kín, công ty tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách liên doanh, liên kết với các đơn vị sản xuất, đặc biệt là vấn đề tạo vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn, phù hợp với xu thế làm ăn theo kiểu sản xuất lớn, nhanh chóng nắm bắt thời cơ thuận lợi mà chủ trương của Đảng và nhà nước đã chỉ dẫn. Công ty tạo vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn trên cơ sở nhận thức đúng đắn về thị trường, cơ chế thị trường và việc nắm bắt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, công ty đã cho rằng thị trường là một phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá, hoạt động cơ bản và có tính chất bao chùm của thị trường được biểu hiện qua hai nhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau :Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, cung ứng về hàng hoá và dịch vụ. Hiện nay có nhiều loại thị trừơng, nhưng những loại thị trường mà công ty đang phải ngày đêm đương đầu đó là thị trường đầu ra. Ngoài ra còn phải thực hiện dịch vụ sửa chữa các phương tiện vận tải theo yêu cầu của khách hàng. đối với thị trường đầu vào, công ty phải giải quyết có hiệu quả vấn đề tạo ra vốn để tổ chức thu mua nguyên, nhiên vật liệu; giải quyết các chi phí như : chi phí quản lý, chi phí cho từng chuyến tàu Trong 10 năm tiến hành kinh doanh, dịch vụ nghành vận tải biển, công ty thường xuyên giải quyết vấn đề tạo vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn; chính vì thế đa dạng hoá các hình thức liên kết, liên doanh là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với việc tạo vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn; c) Một số giải pháp huy động vốn ở xí nghiệp liên hiệp thuốc lá thanh hoá : Xí nghiệp liên hiệp thuốc lá thanh hoá là một xí nghiệp công nghiệp quốc doanh địa phương, khi chuyển sang cơ chế thị trường xí nghiệp đã gặp không ít những khó khăn như bất cứ một xí nghiệp công nghiệp địa phương nào, vấn đề gay cấn nhất là làm sao có đủ vốn để đổi mới kỹ thuật, công nghệ nhằm phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra để đảm bảo mức sản xuất hiện nay, nhu cầu vốn ngày càng tăng, trong khi khẳ năng vay ngân hàng ngày càng giảm, nghĩa vụ nộp ngân sách ngày càng tăng. vì vậy để giải quyết số vốn thiếu hụt, trong một số năm qua xí nghiệp đã áp dụng các biện pháp huy động vốn sau : Đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên và đảm nhiệm việc tiêu thụ một khối lượng sản phẩm lớn thì thực hiện cơ chế ứng tiền trước. áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để giải phóng hàng nhanh giảm nhu cầu vốn lưu động 2 khâu tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn; giới thiệu sản phẩm để phát triển thị trường tiêu thụ Về vón ngoại tệ, xí nghiệp sử dụng hai biện pháp: + Thứ nhất : Huy động ngoại tệ của các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức ở trong và ngoài nước tính dưới hình thức vay vốn lãi xuất 3% tháng + Thứ hai : huy động vốn của các cơ quan trong nước và các công ty nước ngoài, dưới hình thức liên doanh, liên kết sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao. Thu hút vốn qua liên doanh , liên kết với nước ngoài là một hướng đi tốt mang lại hiệu quả thiết thực về nhiều phương diện. 4. a) Nhu cầu về vốn trong nông nghiệp . Trong các hoạt động kinh tế ở nước ta hiện nay , nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách . Trong lĩnh vực nông nghiệp vốn đầu tư vào thuỷ lợi chiếm 9.3% tổng vốn đầu tư xây dung cơ bản, còn các ngành khác chỉ có 5.7% vốn đầu tư. Mục đích của chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn đàu tư vào sản xuất nông- lâm –ngư nghiệp là bảo đảm cho những người bỏ vốn đầu tư vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp có được mức lợi nhuận ổn định và khá hơn so với các ngành sản xuất khác .Tuy nhiên nhiều nguồn vốn trong nhân dân ,nhất là ở khu vực thành phố vẫn chưa được huy động để đầu tư vào nông nghiệp .Việc động viên các nguồn vốn tự có trong dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn có tiềm năng rất lớn và chuyển từ hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm –ngư nghiệp đơn thuần sang hình thức tổ chức kinh doanh nông -lâm ngư nghiệp. b) Khai thác triệt để nguồn vốn trong dân cư nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội . Nông thôn nước ta giữ vị trí cực kỳquan trọng trong đời sống chính trị , kinh tế , văn hoá và xã hội của đát nước .Việc xây dung nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôndo đó đã trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta từ nay trở đi.Trước đây , nối đến phát triển kinh tế nông thôn thông thường chúng ta chỉ nghĩ đến và chú ý đến phát triển nông ngiệp là chính , các ngành kinh tế khác thì hầu như không bị lãng quên hoặc không được quan tâm. Chính vì thế, trong nhiều năm, kinh tế nông thôn nước ta phát triển hết sức đơn điệu. Bởi vậy phương hướng pháp triển kinh tế nông thôn ởnước ta trong những năm tới là: Tạo dung cho nông thôn một nền kinh tế phong phú và đa dạng. Trước hết việc phát triển đa dạng nền kinh tế nông thôn đã giảI quyết được những vấn đề như: Cho phép chúng ta khai thác được một cách đầy đủ và hợp lý mọi nguồn lực của đất nước nhất là đất đai, thời tiết Bên cạnh đó nó đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta thu hút và giảI quyết công ăn việc làm cho người không đủ việc. Ngoài ra , kinh tế nông thôn sẽ tạo ra một sự phân công lao động XH mới sâu rộng và ngày càng hợp lý . III. Những giải pháp cơ bản trong chiến lược và sử dụng vốn của nuớc ta trong giai đoạn hiện nay. - Chuyển một số tổ chức kinh tế quốc doanh sang tư nhân hoặc toàn bộ hoặc tổng phần dưới các hình thức cụ thể như : bán hẳn, cho thuê đấu thầu,cho nước ngoài ,cổ phần hoá - Thừa nhận và luật pháh hoá những yếu tố của nèn kinh tế hàng hoá đất đai, sức lao động ,”chất xám” đều phải là hàng hoá - Xoa bỏ bao cấp qua vốn theo chế độ cấp phát vốn chuyển sang giao vốn và vayvốn trực tiếp. - Toàn bộ các tài sản cố định và máy móc , thiết bị, công nghệ đã lạc hậu hoặc sử dụng không hiệu quảhay không dùng hết ở khu vực kinh tế quốc doanh, nhà nước kiên quyết thu hồi thanh lý . IV. Kết luận Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập ,mở của, các doanh nghiệp trong nước đã có những nhu cầu mong muốn được mở rộng thị trường để xuất khẩu hàng hoá, nhưng vấn đềđặt ra là nguồn vốn ở đâu để sản xuất. Chính vì thế họ đã tìm được những biện pháp để thu hút vốn đầu không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Trong lĩnh vực ngân hàng , với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước là khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI không chỉ góp phần tích cực vào việc tăng nhanh tổng sản phẩm quốc nội(GDP) mà còn góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó , ngoài vấn đề tạo dung vốn thì phai sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, phải kết hợp hài hoà lợi ích trong nước và lợi ích của nhà đầu tư. Nói tóm lại,vốn là vấn đề không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp, nó là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7092.doc
Tài liệu liên quan