Đề tài Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền là hết sức quan trọng và cần thiết. Thể hiện: nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như TSCĐ, vật tư, hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu cho tiêu hàng ngày của doanh nghiệp như chi lương, thưởng, nộp thuế Ngoài ra xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và đầu cơ trong việc dự trữ tiền để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh đem lại tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn giúp làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động và linh hoạt.

docx82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức năng sản xuất nhưng đã chú trọng vào việc kinh doanh để bù đắp những hạn chế còn tồn tại. Để đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua và xu hướng dự báo trong thời gian tới, chúng ta hãy xem xét mảng kinh doanh của công ty được biểu hiện qua bảng 1: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2005 và 2006 CHỈ TIÊU Đvt Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu bán hàng Đồng 227,419,913,526 251,236,117,494 2. Doanh thu thuần Đồng 227,414,853,526 251,236,117,494 3. Tổng lợi nhuận trước thuế Đồng 3,646,351,412 4,177,428,882 4. Lợi nhuận sau thuế Đồng 2,625,373,017 3,007,748,796 5. TSLN VKD (trước thuế) % 1.55 1.66 6. TSLN VCSH % 49.09 56.11 7. Số lao động Người 225 230 8. Thu nhập bình quân 1 CNV đ/ng/tháng 1,720,000 1,850,000 Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty liên tục tăng lên trong hai năm 2005 và 2006. Doanh thu năm 2006 đã tăng so với năm 2005 là 23.816.203.968đ với tỷ lệ tăng là 10,47%. Đây là kết quả của sự nỗ lực của công ty trong thời gian qua. Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, khai thác triệt để khả năng và tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường, phong cách phục vụ khách hàng, nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhu cầu thị hiếu tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng các khoản chi phí một cách hợp lý tạo điều kiện làm tăng lợi nhuận của công ty (năm 2006 tăng 531.077.470 so với năm 2005). Hai chỉ tiêu TSLN VKD và TSLN VCSH cũng tăng qua các năm thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên, TSLN VKD của công ty vẫn còn thấp cho thấy việc sử dụng vốn của công ty vẫn chưa thật sự tốt, khả năng sinh lời của đồng vốn chưa cao. Công ty cần có các biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn làm ăn có lãi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện đáng kể, thể hiện qua mức thu nhập bình quân: Năm 2005 là 1.720.000đ đến năm 2006 là 1.850.000đ. Số lao động trong cũng không ngừng tăng lên: năm 2005 là 225 người, năm 2006 là 230 người. Trong năm 2005-2006 công ty đã ký kết và triển khai nhiều hợp đồng lớn góp phần mang lại một nguồn thu đáng kể làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Như hợp đồng mở rộng nhà máy điện Uông Bí có trị giá 5 triệu USD, đường mòn Hồ Chí Minh (27 tỷ), hợp đồng với trường ĐH Bách Khoa (27 triệu USD), hợp đồng với Tổng cục dạy nghề (8 tỷ)…và nhiều hợp đồng lớn khác. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty điện tử công nghiệp trong hai năm 2005 và 2006 vừa qua cho thấy hoạt động sản kinh doanh đạt hiệu quả cao, đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao. Để đạt được kết quả trên là cả quá trình phấn đấu bền bỉ và sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đã thường xuyên chú ý đổi mới công nghệ sản xuất cũng như công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3 Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty điện tử công nghiệp: 2.3.1: Một số thuận lợi và khó khăn của công ty: * Thuận lợi: - Công ty điện tử công nghiệp đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực mới, xây dựng được nhiều mối quan hệ mật thiết với những doanh nghiệp, công ty lớn ở nước ngoài như SIEMENS, TOSHIBA, OMRON… - Hiện nay, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển đã tạo điều kiện cho công ty áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ kỹ thuật cao thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, có kiến thức thực tế, năng động và sáng tạo trong công việc. Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ và kinh nghiệm trong công tác quản lý và yên tâm công tác dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, chi bộ Đảng và công đoàn vững mạnh. - Kinh tế thị trường đã làm tăng số lượng các công ty xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm trực tiếp; do đó tạo ra sự cạnh tranh đòi hỏi các công ty phải không ngừng phát huy tính năng động và sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu - Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tổ chức liên tục các hội chợ triển lãm với quy mô lớn để các doanh nghiệp có cơ hội tìm đến đối tác ký HĐ SX và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời các doanh nghiệp có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đối tác, qua đó để tìm hiểu thị trường. - Công ty luôn có sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Bộ Công nghiệp, ban giám đốc cùng với sự hợp tác chặt chẽ của các chi nhánh và trung tâm trực thuộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty. * Khó khăn: - Các sản phẩm điện tử, điện lạnh của công ty đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành. Ngày nay, đồ dùng gia đình ngày càng được ưa chuộng, có thể nói là nhu cầu không thể thiếu được, nhiều loại sản phẩm cùng nhiều loại mẫu mã khác nhau được tung ra thị trường. Các hãng khác cũng gia nhập ngành. Vì thế công ty phải tìm cách tạo cho mình đặc trưng riêng, khác biệt – một điều không phải dễ dàng. - Do kinh phí hạn hẹp nên công tác Marketing, quảng cáo sản phẩm còn nhiều hạn chế. Trong những năm tới, việc này cần được chú trọng nhiều hơn. - Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong họat động sản xuất kinh doanh. Sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn vào những năm tới khi Việt Nam đã chính thức là một thành viên của tổ chức WTO - Nguồn hàng của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài do đó quá trình sản xuất của công ty còn nhiều hạn chế. Bộ phận sản xuất còn nhiều hạn chế chưa thực sự mang lại nguồn thu cho công ty, do đó năng suất lao động của người lao động chưa cao, chưa đều, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đi đấu thầu. Nếu thắng thầu, bộ phận sản xuất mới có việc để làm. Đây là vấn đề mà công ty đang rấy yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động làm cho giá cả các loại đầu vào không ổn định gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3.2: Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của công ty: Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty điện tử công nghiệp Đvt: đồng CHỈ TIÊU 31/12/05 31/12/06 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) TỔNG TÀI SẢN 179,611,234,207 100 325,171,009,969 100 A. Tài sản ngắn hạn 176,732,766,019 98.4 322,301,695,755 99.12 B. Tài sản dài hạn 2,878,468,188 1.6 2,869,314,214 0.88 TỔNG NGUỒN VỐN 179,611,234,207 100 325,171,009,969 100 A. Nợ phải trả 174,266,274,603 97.02 319,795,528,356 98.35 B. Vốn chủ sở hữu 5,344,959,604 2.98 5,375,481,613 1.65 Tổng giá trị tài sản của công ty tính đến ngày 31/12/2006 là 325.171.009.969đ tăng 145.559.775.762đ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: Tài sản ngắn hạn là 322.301.695.755đ chiếm tỷ trọng 99,12% trong tổng giá trị tài sản; Tài sản dài hạn là 2.869.314.214đ chiếm tỷ trọng là 0,88%. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong năm nay giảm so với năm trước (từ 1,6% xuống 0,88%) là do trong năm 2006 công ty không thực hiện dầu tư nhiều vào TSCĐ mà chú trọng hơn vào việc khai thác sử dụng công suất của các tài sản được đầu tư từ năm ngoái, phần giá trị khấu hao nhiều hơn.VLĐ chiếm lớn trong VKD là do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu chú trọng vào hoạt động thương mại hơn là sản xuất sản phẩm, thực hiện theo hợp đồng là chủ yếu nên đòi hỏi VLĐ rất lớn. Về nguồn vốn kinh doanh trong năm 2006 số nợ phải trả của công ty là 319.795.528.356đ chiếm tỷ trọng 98,35% tổng nguồn vốn, phần còn lại là vốn CSH 5.375.481.613đ chiếm tỷ trọng 1,65%. Ta đi phân tích chi tiết về nguồn vốn của công ty qua số liệu ở bảng 3: * Đối với nợ phải trả: So với đầu năm, tổng nợ phải trả của công ty tăng 145.529.253.753đ với tỷ lệ tăng là 83,51% so với năm 2005, trong đó nợ ngắn hạn tăng 15.382.637.5326đ với tỷ lệ là 92,77% còn nợ dài hạn giảm 8.297.121.573đ tương ứng với tỷ lệ 98,11% chiếm tỷ trọng 0,05%. Nguyên nhân này là do nhu cầu thực tế của công ty, công ty hoạt động chủ yếu thông qua đấu thầu, nhận thực hiện các hợp đồng lớn, khi thắng thầu công ty phải mua các thiết bị để tiến hành sản xuất. Do số vốn nhà nước cấp, nguồn kinh phí và các quỹ quá ít không đủ cho công ty tiến hành sản xuất nên công ty phải tiến hành vay nợ. Sau khi hoàn thành hợp đồng, bên đối tác sẽ thanh toán tiền cho công ty theo hạn đã ghi trên hợp đồng, do vậy chu kỳ sản xuất ngắn. Nợ dài hạn giảm là do công ty chưa có nhu cầu phát triển mở rộng thiết bị dây truyền phục vụ cho sản xuất nên không có nhu cầu về vốn dài hạn. Vay và nợ ngắn hạn tăng 46,79% chiếm tỷ trọng 31,10% cho thấy trong năm 2006 công ty đã ký kết và triển khai thực hiện được nhiều hợp đồng nên việc tăng lên của vay và nợ ngắn hạn là hoàn toàn hợp lý.Tuy nhiên công ty cần chú trọng hơn tới sự an toàn trong kinh doanh, cần giảm các khoản vay ngắn hạn vì các khoản vay ngắn hạn là có thời hạn trả gốc và lãi rất nhanh, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Trong nợ ngắn hạn, các khoản vốn mà công ty có thể chiếm dụng gồm: Phải trả người bán tăng 46,79% chiếm tỷ trọng 4,49%. Đây là khoản công ty chiếm dụng của nhà cung cấp khi chưa đến hạn trả. Thực chất khi mua chịu công ty phải chịu mức giá cao hơn bình thường, do đó công ty phải chịu một khoản chi phí nhất định.Mặt khác chi mua chịu, công ty luôn phải chịu sự ràng buộc kiểm soát của nhà cung cấp nên luôn bị động và phải trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, khoản này lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong nợ ngắn hạn nên cũng không làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty tăng cao. Người mua trả tiền trước tăng với tốc độ khá cao (30,82%) chiếm tỷ trọng 21,47% là do để thực hiện được những hợp đồng lớn này người mua phải ứng trước cho công ty một khoản tiền nên làm cho khoản người mua trả tiền trước tăng. Bên cạnh đó, trong năm qua công ty đã thắng thầu nhiều hợp đồng lớn, hầu hết các công trình đều đạt chất lượng cao và hoàn thành đúng thời hạn nên nâng cao uy tín của công ty trên thị trường, tăng được lòng tin với khách hàng nên cũng làm khoản này tăng đáng kể. Phải trả người lao động tăng với tỷ lệ 50,04%, đây là khoản công ty có thể chiếm dụng tạm thời vào múc đích sản xuất kinh doanh mà không phải trả lãi. Tuy nhiên khoản này lại chiếm tỷ trọng nhỏ, trong những năm tới công ty cần có biện pháp sử dụng triệt để hơn nữa các khoản này. Các khoản khác như phải trả nội bộ và phải trả phải nộp khác cũng tăng cao tương ứng với tỷ lệ là 136,53% và 370% Việc tăng các khoản nợ cho thấy công ty đã tận dụng tốt lợi thế của người đi mua huy động các khoản chiếm dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Sự tăng lên hoàn toàn hợp lý bởi đây là những khoản nợ mà doanh nghiệp được chiếm dụng sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải trả lãi. Tuy nhiên tỷ trọng của các khoản vay và nợ ngắn hạn, các khoản phải trả phải nộp khác nên ở mức độ vừa phải để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. * Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Cuối năm tăng lên so với đầu năm là 30.522.009đ tương ứng với tỷ lệ 0,57%, chiếm tỷ trọng là 1,65% trong tổng nguồn vốn. Trong đó, VCSH tăng 102.712.715đ với tỷ lệ 1,93% là do lợi nhuận chưa phân phối tăng 163610735đ với tỷ lệ 83,35%. Còn quỹ đầu tư và phát triển, nguồn và kinh phí khác giảm tương ứng với tỷ lệ 5,63% và 52,02%. VCSH tăng là do công ty cho phép giữ lại một phần lợi nhuận chưa phân phối để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Để phân tích chính xác hơn về tính hợp lý trong công tác tổ chức vốn kinh doanh của công ty trong năm 2006, ta đi xem xét một số chỉ tiêu sau: Đvt: đồng STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch % 1 Tổng nguồn vốn 179,611,234,207 325,171,009,969 145,559,775,762 81.04 2 Nợ phải trả 174,266,274,603 319,795,528,356 145,529,253,753 83.51 3 Vốn chủ sở hữu 5,344,959,604 5,375,481,613 30,522,009 0.57 4 Hệ số nợ = (2)/(1) 97.02 98.35 1.32 103.05 Hệ số nợ tại thời điểm cuối năm 2006 là 98,35% tăng 1,32% so với đầu năm. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn tăng 145.559.775.762đ trong khi nợ phải trả tăng 145.529.253.753đ làm cho tỷ lệ tăng cuả nợ phải trả cao hơn (81,04%). Hệ số nợ càng gần tới 1 thì biểu hiện rủi ro trong thanh toán càng cao. Nhưng một hệ số nợ cao chưa thể khẳng định chắc chắn mức độ rủi ro trong thanh tóan là cao mà cần xem xét kết hợp với nhiều yếu tố khác. Xét trên phương diện lý thuyết thuần túy, công ty đang ở tình trạng mắc nợ cao, khả năng an toàn về tài chính thấp; trái lại, việc gia tăng hệ số nợ sẽ khuyếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho công ty nếu sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên hệ số nợ này vẫn ở mức cao, điều này có thể sẽ đe dọa đến hoạt động sản xuất kinh doanh nếu công ty không sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. * Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của côngnăm 2006: Bảng 4: Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty điện tử công nghiệp vào thời điểm 31/12/2006 Đvt: đồng Nguồn vốn Số tuyệt đối TT% Tài sản Số tuyệt đối TT% Nguồn vốn ngắn hạn 319,635,906,689 98.30 Tài sản ngắn hạn 322,301,695,755 99.12 Nguồn vốn dài hạn 5,535,103,280 1.70 Tài sản dài hạn 2,869,314,214 0.88 Ta thấy nguồn vốn dài hạn (bao gồm cả vốn chủ sỡ hữu và nợ dài hạn) được dùng để tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn, một phần tài trợ cho tài sản ngắn hạn; nguồn vốn ngắn hạn được dùng toàn bộ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Cơ cấu nguồn vốn tài trợ như trên đảm bảo độ an toàn cao trong kinh doanh, công ty có thể tự chủ về mặt tài chính, đảm bảo nguồn tài trợ tương đối ổn định nhưng chi phí sử dụng vốn cao, có thể dẫn đến tình trạng thừa vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đánh giá một cách tổng quát ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng lên đáng kể (81,04%), cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tăng tỷ trọng nợ phải trả. Đó là do lĩnh vực hoạt động chính của công ty là thiết kế, lắp đặt các thiết bị điện tử, xây lắp điện theo các hợp đồng và các công trình có quy mô khá lớn, tiến độ thanh toán chậm nên VLĐ đưa vào sản xuất là rất lớn. Do đặc điểm VLĐ luân chuyển nhanh và ngắn nên công ty đã sử dụng mô hình tài trợ VLĐ bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn. Với kết cấu tài chính như trên công ty có mặt lợi là chỉ phải bỏ ra một lượng VCSH nhỏ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng sẽ thu được nhiều lợi nhuận nếu sử dụng hiệu quả các khoản nợ vay và ngược lại, công ty sẽ gặp phải rủi ro cao. Để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn, ta phải đi sâu vào phân tích chi tiết tình hình thực tế sử dụng từng loại vốn của công ty. 2.3.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở công ty điện tử công nghiệp: 2.3.3.1: Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động: Công ty điện tử công nghiệp có chức năng chủ yếu là kinh doanh thương mại và đi đấu thầu hợp đồng nên VLĐ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kết cấu vốn. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ sẽ nâng cao được kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nhìn vào kết cấu VLĐ ở bảng 5 ta thấy được tình hình biến động VLĐ của công ty. Cụ thể: Tổng VLĐ vào thời điểm 31/12/2006 là 322.301.695.755đ chiếm 99,12% tổng vốn kinh doanh. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất 39,26% tương ứng với 126.531.702.624đ, tiếp theo là hàng tồn kho 112.167.526.474đ chiếm tỷ trọng 34,80%; tài sản ngắn hạn khác chiếm 16,04% tương ứng 51.695.925.185đ và cuối cùng là tiền và các khoản tương đương tiền (31.906.541.472đ) chiếm tỷ trọng 9,9%. So với đầu năm 2006, quy mô vốn lưu động tăng 145.568.929.646đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 82,37%. Quy mô vốn lưu động tăng cao là do tất cả các khoản mục trong vốn lưu động đều tăng. Tài sản ngắn hạn khác tăng cao nhất 43.479.136.090đ với tỷ lệ 529,15%, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 21.429.958.557đ với tỷ lệ 204,55%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 44.803.731.464 tương ứng với tỷ lệ 54,82% và hàng tồn kho tăng 35.856.103.625đ với tỷ lệ 46,99% Qua xem xét sự biến động của vốn lưu động, ta thấy quy mô VLĐ tăng lên cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần và lợi nhuận nhưng tốc độ tăng của VLĐ lại lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận. Do đó công ty cần có các biện pháp để sử dụng tiết kiệm hơn VLĐ. Các số liệu trên chỉ mới đưa ra cái nhìn khái quát về cơ cấu VLĐ của công ty. Để đánh giá được một cách toàn diện hơn ta đi phân tích cơ cấu VLĐ dựa theo vai trò của nó trong từng khâu kinh doanh. 2.3.3.1.1: Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền là hết sức quan trọng và cần thiết. Thể hiện: nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như TSCĐ, vật tư, hàng hóa…đáp ứng kịp thời nhu cầu cho tiêu hàng ngày của doanh nghiệp như chi lương, thưởng, nộp thuế… Ngoài ra xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và đầu cơ trong việc dự trữ tiền để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh đem lại tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn giúp làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động và linh hoạt. Căn cứ vào số liệu bảng 5 ta thấy: Tại thời điểm 31/12/2006 vốn bằng tiền của công ty là 31.906.541.472đ chiếm tỷ trọng 9,9% trong tổng vốn lưu động, tăng 21.429.958.557đ so với đầu năm tương ứng với tỷ lệ tăng là 204,55%. Công ty điện tử công nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào kinh doanh thương mại, không chỉ thực hiện theo các hợp đồng mà còn bao gồm cả bán các sản phẩm điện tử. Vốn bằng tiền tăng nhanh là vào thời điểm cuối năm, sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh nhất. Thời điểm giáp tết là thời điểm mà công ty bán được nhiều hàng nhất, doanh thu ở các trung tâm và cửa hàng bán sản phẩm tăng rất nhanh. Vốn bằng tiền tăng với tỷ lệ khá cao chỉ sau tài sản ngắn hạn khác giúp cho công ty đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh, có thể đáp ứng nhanh đối với các khoản chi khi cần thiết cũng như sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh tốt. Trong đó: tiền mặt là 841.587.563đ chiếm 2,71% trong tổng vốn bằng tiền, giảm so với đầu năm là 522.413.376đ với tỷ lệ 38,30%. Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng là 97,29% trong tổng vốn bằng tiền, tăng 21952.371.933đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 240,90%. Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng chiếm chủ yếu và ngày càng tăng chứng tỏ công ty đã đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản, một hình thức phổ biến trong công tác thanh toán hiện nay. Bởi chọn phương thức này không những an toàn, tiết kiệm mà công ty lại có thêm một khoản lãi tiền gửi. Để xem xét tình hình khả năng thanh toán của công ty ta đi phân tích các chỉ tiêu ở bảng 6: CHỈ TIÊU Đầu năm Cuối năm Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.03 1.02 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.07 1.01 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.61 0.66 Hệ số thanh toán tổng quát đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ tất cả các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Ở đầu năm cứ một đồng vốn huy động từ bên ngoài thì có 1,03 đồng tài sản đảm bảo, còn ở cuối năm cứ 1 đồng vốn huy động từ bên ngoài thì có 1,02 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này ở thời điểm cuối năm giảm là do trong năm tài sản và nợ phải trả đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả (82,37%) cao hơn tốc độ tăng của tài sản (83,51%). Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm. Để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn công ty cần giải phóng 1/1,01= 99,01% TSLĐ hiện có là đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy để trả hết nợ ngắn hạn, công ty phải huy động gần hết TSLĐ của mình. Số vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn 31,10% nên nếu trong thời gian ngắn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp không hiệu quả thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng trả ngay các khoản nợ của doanh nghiệp dựa trên các TSLĐ có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. Ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng từ 0,61 lên 0,66. Hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng là do cuối năm hàng tồn kho tăng nhưng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Hệ số khả năng thanh toán nhanh vào thời điểm đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1 là dấu hiệu phản ánh khả năng thanh toán của công ty có thể gặp khó khăn. Ngoài các hệ số này ta còn xét đến hệ số khả năng thanh toán tức thời: Tiền và các khỏan tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng nợ ngắn hạn phải trả 10.476.582.915 Năm 2005: = = 0,063 165.809.531.363 31.906.541.472 Năm 2006: = = 0,1 319.635.906.689 Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty trong năm 2006 tăng so với năm 2005, chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng hơn. Nhưng hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty vẫn chưa đủ khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn hạn nếu như các chủ nợ đòi cùng một lúc. Tuy nhiên chỉ tiêu này không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty vì việc các khoản nợ được thanh toán cùng một lúc là điều hiếm khi xảy ra. Tóm lại, vốn bằng tiền tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thực hiện công tác thanh toán, giảm bớt rủi ro tài chính, đồng thời nó còn giúp công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Cơ cấu vốn bằng tiền như trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên tỷ trọng của tiền gửi ngân hàng cao hơn rất nhiều so với tiền mặt nên công ty cần cân nhắc giữa tích lũy và đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể rút bớt tiền gửi ngân hàng đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. 2.3.3.1.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu: Các khoản phải thu ở cuối năm có giá trị là 126.531.702.624đ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số VLĐ là 39,26% tăng 44.803.731.464đ so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ là 54,82%. Việc tăng các khoản phải thu chủ yếu là do: phải thu nội bộ tăng 26.827.602.501đ với tỷ lệ là 183,08%, các khoản phải thu tăng 6.633.615.008đ với tỷ lệ tăng là 15,17%, phải thu khách hàng tăng 17.680.633.764đ tương ứng với tỷ lệ là 112,99%. Bên cạnh đó, trả trước cho người bán giảm 6.338.119.809đ với tỷ lệ 82,45%. Do tính chất của những hợp đồng mà công ty nhận thực hiện thường là những hợp đồng có giá trị lớn, thời gian dài, khách hàng thường không thanh toán ngay nên khoản phải thu khách hàng tăng với tỷ lệ tương đối cao là hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, trong năm công ty muốn mở rộng và thiết lập mối quan hệ với nhiều khách hàng mới nên đưa ra nhiều chính sách tín dụng cho khách hàng cũng làm cho khoản phải thu khách hàng tăng lên. Qua số liệu bảng 7 ta thấy, số vòng quay các khoản phải thu trong năm 2005 là 2,79 vòng thì đến năm 2006 là 2,65 vòng giảm 0,14 vòng. Số vòng quay các khoản phải thu giảm làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng. Năm 2006, trung bình cứ sau 135 ngày công ty mới thu hồi được nợ. Con số này ở năm 2005 chỉ là 129 ngày, tăng 6 ngày. Số vòng quay các khoản phải thu giảm và kỳ thu tiền bình quân tăng là do tốc độ tăng của doanh thu bán hàng (có thuế) là 9,52% thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của số dư bình quân các khoản phải thu (15,99%). Như vậy công tác thu hồi nợ chưa đem lại hiệu quả, không những công ty không rút ngắn được mà còn làm tăng thời gian bình quân một lỳ thu hồi nợ. Trong những năm tới công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hồi các khoản phải thu để hạn chế vốn bị chiếm dụng, giảm vốn bị ứ đọng, tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để thấy được tình hình về các khoản phải thu và phải trả ta đi xem xét số liệu ở bảng 8. Cuối năm 2006, tổng các khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng đều tăng so với đầu năm. Tuy nhiên tỷ lệ tăng ở các khoản chiếm dụng là 124,53% lớn hơn các khoản bị chiếm dụng là 54,82%. Xét về số tuyệt đối thì các khoản phải thu tăng 44.803.731.464đ, còn các khoản phải trả tăng 122.139.426.040đ. Nhìn chung số vốn mà công ty chiếm dụng được lớn hơn nhiều so với số vốn bị chiếm dụng. Do đó công ty có thể sử dụng các khoản vốn chiếm dụng khi chưa đến hạn thanh toán như một số nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty cần theo dõi chặt chẽ các khoản chiếm dụng, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn (do chiếm tỷ trọng lớn nhất) để tìm nguồn bù đắp kịp thời khi các khoản này đến hạn trả. 2.3.3.1.3. Tình hình quản lý hàng tồn kho: Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ của công ty, chỉ sau các khoản phải thu ngắn hạn. Mặc dù tỷ trọng hàng tồn kho giảm so với đầu năm nhưng giá trị hàng tồn kho lại tăng lên rất lớn 35.856.103.625đ. Cụ thể, vào thời điểm đầu năm giá trị hàng tồn kho là 76.311.422.849đ chiếm tỷ trọng 43,18% đến cuối năm tăng lên là 112.167.526.474đ chiếm tỷ trọng 38,80%. Theo số liệu bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp.docx
Tài liệu liên quan