Đề tài Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không - Tổng công ty Hàng không Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP 3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở 3

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 3

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 3

1.1. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: 3

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 3

1.2.1. Hình thức pháp lý tổ chức của các doanh nghiệp: 4

1.2.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước: 4

1.2.1.2. Công ty cổ phần: 5

1.2.1.3.Công ty trách nhiệm hữu hạn: 5

1.2.1.4. Doanh nghiệp tư nhân: 7

1.2.1.5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 7

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh: 8

1.2.2.1. Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: 8

1.2.2.2. Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất - kinh doanh: 8

1.2.2.3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: 9

2. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 11

2.1. Vốn kinh doanh: 11

2.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh: 11

2.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh: 12

2.2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 12

2.2.1.Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu về vốn: 12

2.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu: 12

2.2.1.2. Nợ phải trả: 13

2.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: 14

2.2.2.1. Nguồn vốn thường xuyên: 14

2.2.2.2. Nguồn vốn tạm thời: 14

2.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn: 14

2.2.3.1. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: 14

2.2.3.2. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: 15

2.3. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh: 15

2.3.1. Vốn cố định: 15

2.3.2. Vốn lưu động: 17

 

doc80 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không - Tổng công ty Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 1107QĐ/HĐ-TCT ngày 10/06/1999 bổ sung thêm: Trực tiếp tổ chức tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng người lao động trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Lần thứ hai theo Quyết định số 1099 QĐ/HĐ-TCT ngày 10/06/1999 bổ sung thêm: Sản xuất gia công, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng dân dụng như Hàng gia dụng (bếp ga, thiết bị làm nóng nước tức thời dùng cho gia đình, máy sấy quần áo, máy giặt quần áo...) và các mặt hàng tiêu dùng khác Bắt nhịp với sự phát triển chung của Đất nước, Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không đã và đang vươn lên trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình. 1.2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý: Hiện nay Công ty có 247 CBCNV chủ yếu là hợp đồng dài hạn và ngắn hạn Công ty có đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và đội ngũ công nhân viên có bề dày kinh nghiệm đã trưởng thành trong quá trình sản xuất, thực sự vững vàng trong nghề nghiệp. Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy tổ chức theo cơ cấu kết hợp giữa tham mưu và chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Xưởng may Đại lý bán vé máy bay Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Chức năng nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban: Giám đốc Công ty: người đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm toàn diện các mặt hoạt động của Công ty trước Nhà nước và Pháp luật. Giám đốc Công ty phụ trách và trực tiếp điều hành một số lĩnh vực quan trọng nhất (Tổ chức cán bộ, công tác kinh doanh). Phương thức lãnh đạo của Giám đốc là vừa điều hành trực tiếp, vừa thông qua các Phòng ban quản lý chức năng. Phòng Tổ chức - Hành chính: bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức mạng lưới và công tác cán bộ toàn Công ty. Hướng dẫn chỉ đạo tổ chức công tác tiền lương và các chính sách đối với người lao động trong Công ty. Quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty, trực tiếp thực thi các công việc hành chính-văn thư. Phòng Kế hoạch: bộ phận tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch của Công ty, lập, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc về phương hướng và chiến lược kinh doanh của Công ty. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thống kê và thông tin kinh tế nội bộ. Lập kế hoạch triển khai và quản lý các dự án đầu tư. Phòng Tài chính - Kế toán: - Tổ chức thực hiện công tác hạch toán quá trình SX và KD của toàn Công ty, Cung cấp thông tin chính xác, cần thiết để Ban quản lý ra các quyết định tối ưu có hiệu quả cao. - Giúp Giám đốc trong việc điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính trong Công ty. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các qui định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán và lĩnh vực tài chính. - Lập các kế hoạch về tài chính. Phòng Xuất Nhập khẩu: - Thường xuyên nắm bắt tình hình thông tin kinh tế trong nước và ngoài nước, nghiên cứu phân tích và đề xuất với Giám đốc chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. - Tham mưu giúp Giám đốc lựa chọn các mặt hàng xuất nhập khẩu có hiệu quả kinh tế cao. - Trực tiếp quan hệ với bạn hàng nước ngoài - Dự thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu trình Giám đốc - Làm thủ tục XNK sản phẩm hàng hoá Phòng Kinh doanh: -Khai thác thị trường trong nước, lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh cụ thể trình Giám đốc. - Dự thảo các hợp đồng kinh tế và tổ chức thực hiện khi hợp đồng đã ký - Quản lý kho tàng Phòng đại lý bán vé máy bay: - Tổ chức đại lý bán vé máy bay cho Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. Xưởng may: Tổ chức có hiệu quả theo kế hoạch sản xuất được giao. 1.2.3. Đặc điểm bộ máy quản lý Tài Chính - Kế Toán: 1.2.3.1. Bộ máy tài chính - kế toán: Như trên đã trình bày, Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không là một công ty kinh doanh tổng hợp hoạt động trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Song, Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không là một doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là cung cấp các sản phẩm, các dịch vụ nguyên vật liệu cho ngành Hàng không. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh trên, để đáp ứng được yêu cầu về quản lý đối với công tác kế toán nhằm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin để Ban quản lý ra các quyết định tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác để đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất và trực tiếp của Kế toán trưởng và căn cứ vào phát sinh khối lượng công việc, Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình Tổ chức bộ máy Kế toán tập trung. Bộ máy Kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, có phân công phân nhiệm rõ ràng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua công tác thường xuyên kiểm tra đối chiếu.Việc bố trí các nhân viên kế toán ở phòng bán vé máy bay và ở các phân xưởng sản xuất giúp cho khâu tổng hợp chứng từ được kịp thời. Hiện tại bộ máy kế toán của Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán Trưởng Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán TSCĐ và tiền lương Kế toán Vật Tư Sản phẩm Hàng Hoá CCDC Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Kế toán tổng hợp Nhân viên kế toán ở Phòng Vé & Phân Xưởng Phòng Kế toán Công ty gồm 6 người, mỗi người phụ trách một phần kế toán. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phần kế toán: Kế toán trưởng: + Giúp giám đốc Cty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế-tài chính của Công ty. + Tổng hợp việc tính toán, trích nộp đúng các khoản nộp ngân sách, các khoản nộp cấp trên, các quỹ để lại Công ty và thanh toán đúng các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả. + Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của công ty theo chế độ qui định. + Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán Nhà nước và các qui định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong Công ty. + Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật Nhà nước. + Trực tiếp chỉ đạo và ký duyệt các chứng từ thu chi, thanh toán phát sinh, các báo cáo quyết toán tài chính định kỳ(tháng, quí, năm) và các báo cáo thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. + Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế mua sắm tài sản, vật tư, XDCB, sửa chữa thường xuyên và sữa chữa lớn TSCĐ + Thường xuyên báo cáo giám đốc những vướng mắc, tồn tại trong công việc và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức của phòng. Kế toán tổng hợp: + Tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác kế toán, thống kê tại đơn vị + Nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình, các biện pháp quản lý phần nghiệp vụ của phòng phụ trách để ứng dụng những tiến bộ của công nghệ tin học nhằm tiến tới tự động hoá trong công tác quản lý của phòng. + Vận dụng, tổ chức triển khai các phương pháp kế toán theo hệ thống luân chuyển số liệu, tài liệu kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế và hạch toán kế toán theo hướng tin học. + Tổ chức hạch toán tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn đơn vị + Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh (gồm cả phần dự tính), chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường của khối hạch toán tập trung & toàn Tổng công ty HKVN; giải trình căn cứ và phương pháp tổng hợp các loại chi phí trên. + Tập hợp doanh thu sản xuất kinh doanh (gồm cả phần dự tính), thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập hoạt động bất thường của khối hạch toán tập trung giải trình căn cứ và phương pháp tổng hợp các loại doanh thu, thu nhập. + Tổng hợp tài sản cố định (nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại) của khối hạch toán tập trung, Tổng công ty. + Tổng hợp các khoản công nợ, các loại thuế. Tổng hợp các khoản công nợ quá hạn, khó đòi của đơn vị Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: + Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động và sử dụng quĩ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng. Quản lý việc chấp hành chế độ thu chi tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng + Căn cứ vào ngân sách và các công văn đã được giám đốc phê duyệt, tiếp nhận các tài liệu, chứng từ thanh toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và thanh toán theo đúng chế độ chính sách và các qui định hiện hành. + Theo dõi các khoản chi tiêu, tạm ứng, công nợ của các phòng thuộc Công ty. + Lập báo cáo kế toán đúng nội dung, đúng thời gian, chính xác về số liệu và chịu trách nhiệm về chứng từ thanh toán và số liệu báo cáo do mình lập ra. + Tham gia kiểm kê, lập báo cáo kiểm kê theo định kỳ. + Quản lý thực hiện hệ thống chương trình máy tính phục vụ công tác chuyên môn. Tham gia vào chương trình cơ giới hoá công tác hạch toán kế toán. + Giữ bí mật các thông tin, số liệu tài chính kinh tế. Kế toán Vật tư, Sản phẩm, Hàng hoá, Công cụ dụng cụ: + Phối hợp với các phòng có liên quan theo dõi công cụ dụng cụ, vật tư, tài sản, xuất nhập trong đơn vị. + Sử dụng thẻ theo dõi chi tiết công cụ, dụng cụ, vật tư, tài sản. + Lập thẻ theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu. Lập báo cáo quyết toán tiêu hao nguyên vật liệu theo từng tháng, quí, năm. + Tiếp nhận các tài liệu, số liệu, chứng từ nghiệp vụ kinh tế, tổ chức phân loại và kiểm tra phân tích hạch toán vào sổ sách kế toán và các biểu mẫu kế toán. + Lập báo cáo kế toán đúng nội dung, đúng thời gian, chính xác về số liệu và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo do mình lập ra. + Tham gia kiểm kê, lập báo cáo kiểm kê theo định kì. + Quản lý thực hiện trương trình máy tính phục vụ công tác chuyên môn. Tham gia chương trình cơ giới hoá công tác hạch toán kế toán. Kế toán Tài sản cố định và tiền lương: + Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, lập kế hoạch trích khấu hao tài sản. + Sử dụng thẻ theo dõi chi tiết TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ và quản lý các chương trình ứng dụng trên máy tính. + Tiếp nhận tài liệu, số liệu, chứng từ, lập báo cáo kế toán đúng nội dung, đúng thời gian, lập báo cáo kiểm kê đinh kỳ. + Lập bảng thanh toán lương và các khoản trích nộp theo lương cho công ty. + Lập bảng thanh toán phụ cấp ăn giữa ca. +Theo dõi quĩ khen thưởng và phúc lợi. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: + Kiểm tra, lập báo cáo tổng hợp các khoản chi dự tính tại các đơn vị theo từng khoản mục chi trình duyệt để ghi sổ kế toán hàng quý, năm. + Kiểm tra và lập các bảng phân bổ chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước trình ký và hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ + Kiểm tra các khoản chi phí hoạt động SXKD, chi phí tài chính, chi phí khác theo báo cáo kế toán của đơn vị, các khoản chi phí phát sinh tại đơn vị để lập báo cáo tổng hợp chi phí + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch các khoản mục chi phí, nêu rõ các nguyên nhân ảnh hưởng. Lập báo cáo giải trình căn cứ và phương pháp tổng hợp các khoản chi phí. + Xây dựng phương pháp tổng hợp và tính giá thành sản phẩm. Kiểm soát và thực hiện tính giá thành + Kiểm tra, in sổ KT: TK 6, 8, 152, 153, 142, 3382, 335, TK139, TK 229. Nhân viên kế toán ở phòng vé: Thực hiện làm đại lý bán vé máy bay cho Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, theo dõi số lượng vé bán hàng ngày, đặt giữ chỗ cho khách. Định kỳ hàng ngày phải có báo cáo bán và nộp tiền về tài khoản theo qui định của Công ty 1.2.3.2. Hình thức tổ chức Tài chính - Kế toán: Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Căn cứ vào điều kiện thực tế về tổ chức kinh doanh, trình độ chuyên môn và khả năng vận dụng của nhân viên kế toán, Công ty đã thống nhất áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là Nhật kí chung. Nhật kí chung là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, tránh việc ghi chép trùng lặp và đặc biệt có nhiều thuận lợi khi ứng dụng máy vi tính trong xử lý thông tin trên sổ kế toán. Mặc dù tại Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không chưa sử dụng máy tính trong kế toán nhưng lựa chọn hình thức sổ Nhật kí chung này sẽ có nhiều thuận lợi khi ứng dụng những tiến bộ tin học vào công tác kế toán sau này. Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật kí chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật kí chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật kí chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ Kế toán Sổ hạch toán Chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp Chi tiết Sổ cái Bảng cân đối Phát sinh Báo cáo Kế toán Ghi chú : ghi hàng ngày ghi cuối tháng đối chiếu, kiểm tra 1.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty: Sản phẩm của công ty là các mặt hàng và dịch vụ mà Công ty được phép sản xuất, dịch vụ theo chức năng nhiệm vụ đã được các cấp có thẩm quyền cho phép theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Mỗi một sản phẩm, dịch vụ đều trải qua các giai đoạn sản xuất khác nhau nhưng nhìn chung đều phải tuân theo qui trình công nghệ sau: - Nhận yêu cầu, đơn đặt hàng của khách hàng. - Đàm phán ký kết hợp đồng. - Tiến hành sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, số lượng hàng hoá đã ký kết. - Giao sản phảm sản xuất cho khách hàng hoặc đơn vị nhận đại lý. - Khách hàng thanh toán tiền mua sản phẩm và dịch vụ. 2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không: 2.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn: Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không từ năm 1981 là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải với bộ máy quản lý và nhiệm vụ rất đơn giản là chuyên đi giao dịch mua bán các loại khăn phục vụ hành khách đi máy bay. Tuy trong hệ thống của Tổng công ty nhưng việc sản suất kinh doanh ban đầu là không có gì mà chủ yếu là làm thương nghiệp và cũng không phải hạch toán riêng, mọi chế độ lương vẫn mang nặng tính bao cấp . Do đó ngay từ ban đầu công ty thực sự về tài sản là không có trách nhiệm quản lý. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể. Được sự quan tâm của Chính phủ, của Tổng công ty Hàng không Việt nam Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không được thành lập lại theo Quyết định số 1023/HĐQT ngày 30 tháng 06 năm 1997 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt vơi tư cách là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trong hệ thống Tổng công ty hàng không Việt nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại. Công ty đã được giao vốn, nhà xưởng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 2.1.1.1. Thuận lợi: Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nên mọi chế độ chính sách về mặt quản lý Nhà nước đều được Tổng công ty quan tâm và có chế độ phù hợp nhất là trong lĩnh vực điều chuyển vốn và vay vốn kinh doanh. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ cho ngành hàng không thì Tổng công ty tạo điều kiện cho ngày một tăng thị phần và ứng trước tiền hàng cho công ty phần nào cũng đã giúp công ty không bị căng thẳng về vốn. Ngoài ra tổng công ty còn tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động dư thừa của công ty. 2.1.1.2. Khó khăn: Công ty thực sự nhiều khó khăn hơn thuận lợi, thứ nhất là do từ khi ra đời về tài sản công ty gần như không có, bộ máy quản lý đơn giản, trình độ năng lực hạn chế, lao động trình độ thấp kém chủ yếu là lao động giản đơn. Từ những khó khăn trên kéo theo việc điều hành sản xuất không những không phát triển mà có lúc còn trì trệ do nhận thức của cán bộ quản lý và việc sử dụng vốn không có hiệu quá kéo dài dẫn đến thua lỗ kéo dài, đời sống và đồng lương của người lao động không đảm bảo. Từ năm 1997 trở lại đây với việc chuyển hướng kinh doanh, mở rộng thị trường, đa dạng hoá trong sản xuất công ty đã có những bước chuyển và đã bắt đầu làm ăn có lãi. Nhờ có sự đổi mới trong hoạt động sản xuất và chiếm lĩnh được thị trường nên Công ty đã thuận lợi trong việc vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những bước đầu, khó khăn vẫn còn là phía trước; Trong thời gian tới công ty cần phải cố gắng hơn nữa để thực sự vươn lên bằng chính năng lực của mình. 2.1.2. Tình hình chung về hoạt động và kết quả kinh doanh: Hoạt động của Công ty từ khi thành lập chỉ trên 6 tỷ đồng và qua gần 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh vốn chủ mới chỉ đạt gần 8 tỷ, trong khi nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định là trên 100 tỷ đồng vì vậy Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay và chiếm dụng, tuy nhiên nguồn vốn chiếm dụng không đáng kể mà chủ yếu là vốn vay. Đi vay vốn để sản xuất kinh doanh thì Công ty phải chi phí lãi tiền vay, chi phí đó sẽ làm cho giá thành sản xuất tăng lên. Mặt khác Công ty đã đi vay để sản xuất mà lại để cho khách hàng chiếm dụng vốn thì lại càng khó khăn thêm và tại một thời điểm nào đó lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm không đủ bù chi phí đi vay thì đồng vốn của Công ty thực sự không phát huy được tác dụng. Tuy nhiên qua số liệu tại bảng cân đối cho ta thấy rằng Công ty đi vay vốn chủ yếu là vay ngắn hạn, khả năng thanh toán tuy không cao nhưng cũng đủ độ an toàn để có thể thanh toán trong mọi trường hợp. Công ty cũng đã không dùng các khoản nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn do đó vốn cũng được an toàn hơn. Trong 2 năm qua công ty đã tạo được niềm tin với khách hàng và với ngân hàng cho vay vốn, các khoản phải thu tuy lớn nhưng đều thu được khi đến hạn, các khoản vay của Ngân hàng đều có bảo lãnh bởi các hợp đồng kinh tế đã được Công ty ký kết nên đảm bảo được anh toàn. Tóm lại thực trạng về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không chủ yếu là vốn vay do đó công ty phải rất làm sao sử dụng cho có hiệu quả, nhằm phát huy được triệt để tác dụng của đồng vốn bằng cách kinh doanh có hiệu quả, giảm thiểu chi phí không hợp lý, không để vốn bị đọng, thúc đẩy luân chuyển vốn và cuối cùng là kinh doanh có lợi nhuận. Để thấy được tình hình kinh doanh ta nghiên cứu bảng sau: bảng 1 kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001 - 2002 (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.349.551.201 182.192.849.943 19.843.298.742 12,22 Các khoản giảm trừ: 1.009.700 20.061.171 19,051,471 1.886,84 -Chiết khấu thương mại -Giảm giá hàng bán -Hàng bán bị trả lại 1.009.700 11.006.171 9.996.471 990,04 -Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 9.055.000 9.055.000 100 1. Doanh thu thuần 162.393.541.501 182.172.788.722 19.779.247.221 12,18 2. Giá vốn hàng bán 151.938.467.315 170.649.991.640 18.711.524.325 12,32 3. Lợi nhuận gộp 10.455.704.457 11.522.797.132 1.067.092.675 10,21 4. Chi phí bán hàng 5.124.704.457 5.571.116.141 446.411.684 8,71 5. Chi phí QLDN 3.630.282.397 5.024.914.937 1.394.632.540 38,42 6. Lợi nhuận HĐKD 1.700.087.332 926.766.054 -773.321.278 -45,49 7. Thu nhập hoạt động tài chính 5.739.551.908 7.395.069.857 1.655.517.949 28,84 8. Chi phí hoạt động tài chính 6.650.894.631 7.126.050.202 475.155.571 7,14 9. Lợi nhuận hoạt động tài chính -991.342.723 269.019.655 1.260.362.378 127,14 10. Thu nhập hoạt động bất thường 110.884.248 208.151.725 97.267.477 87,72 11. Chi phí hoạt động bất thường 50.741.305 405.022.579 354.281.274 698,21 12. Lợi nhuận hoạt động bất thường 60.142.943 -196.870.854 -257.013.797 -427,34 13. Tổng Thu nhập trước thuế 848.887.552 998.914.855 150.027.303 17,67 14. Thuế TNDN phải nộp 46.700.283 319.652.754 272.952.471 584,48 15. Lợi nhuận sau thuế 99.238.102 679.262.101 580.023.999 584,48 Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy ngay được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2001 và 2002 như sau: Thứ nhất là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh. Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 19.779.247.221 đồng với tỷ lệ tương ứng tăng lên là 12,18%. Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán năm 2002 so với năm 2001 tăng lên là 18.711.524.325 đồng tương ứng với số tương đối là 12,32%. Chi phí bán hàng năm 2002 so với năm 2001 tăng 446.411.684 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,71%. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 tăng 1.394.632.540 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 38,42%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm xuống là 773.321.278 đồng làm cho số tương đối cũng giảm xuống là 45,49%. Thứ hai là hoạt động tài chính của doanh nghiệp: Thu nhập hoạt động tài chính năm 2002 so với năm 2001 tăng lên là 1.655.517.949đồng tương ứng với số tương đối là 28,84%. Chi phí hoạt động tài chính năm 2002 so với năm 2001 tăng 475.155.571đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,14%. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng là 1.260.362.378 đồng làm cho số tương đối cũng tăng theo là 127,14%. Thứ ba là hoạt động bất thường của doanh nghiệp: Thu nhập hoạt động bất thường năm 2002 so với năm 2001 tăng lên là 97.267.477đồng tương ứng với số tương đối là 87,72%. Chi phí hoạt động bất thường năm 2002 so với năm 2001 tăng 354.281.274đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 698,21%. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường giảm là 257.013.797 đồng làm cho số tương đối cũng giảm theo là 427,34%. Thứ bốn là tổng lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế của năm 2002 so với năm 2001 tăng lên là 150.027.303 đồng hay tỷ lệ tăng là 17,67%. Thứ năm là thuế TNDN: Năm 2002 so với năm 2001 tăng lên là 272.952.471đồng hay tỷ lệ tăng là 584,48%. Thứ sáu là lợi nhuận sau thuế: Năm 2002 so với năm 2001 tăng lên 580.023.999 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 584,48%. Vì vậy, qua 2 năm 2001 và 2002 thì tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung là tốt, kết quả kinh doanh của năm 2002 cao hơn so với năm 2001. Từ đó cho thấy hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm gần đây tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã từng bước khắc phục tăng nhanh doanh thu, giảm bớt chi phí để dần tăng lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh doanh cao nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. 2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty: 2.2.1. Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh: Thực trạng về tổ chức nguồn vốn của Công ty được thể hiện đầy đủ và chính xác trên bảng cân đối kế toán của đơn vị trong hệ thống báo cáo tài chính hàng năm. Thông qua các chỉ tiêu phản ánh về nguồn vốn ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, sự biến động nguồn vốn qua các năm, kết cấu của nguồn vốn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn ta lấy số liệu tại bảng cân đối kế toán của Công ty trong hai năm liên kề là năm 2001 và năm 2002; Căn cứ số liệu ta lập bảng nghiên cứu đánh giá biến động về nguồn vốn kinh doanh như sau: Bảng 2 Bảng nghiên cứu đánh giá biến động về nguồn vốn kinh doanh năm 2001 - 2002 (Đơn vị tính: đồng) S T T Nguồn vốn Đầu năm + Cuối năm 2 So sánh Năm 2001 Năm 2002 Tuyệt đối Tương đối % 1 2 3 4 5 6 A. Nợ phải trả 96.822.638.565,5 108.728.014.525 11.905.375.959,5 12,30 I. Nợ ngắn hạn 95.383.530.046 106.261.749.939 10.878.219.893 11,40 1. Vay ngắn hạn 71.083.136.143 91.818.025.165,5 20.734.889.022,5 29,17 2. Phải trả cho NB 17.909.944.133,5 9.491.363.188 -8.418.580.945,5 -47,01 3. Người mua trả tiền trước 805.097.246 1.122.216.518,5 317.119.272,5 39,39 4. Thuế & các khoản phải nộp cho NN 3.594.026.095 1.337.787.070,5 -2.256.239.025 -62,78 5. Phải trả CNV 425.493.465 631.649.613,5 206.156.148,5 48,45 6. Phải trả cho đơn vị nội bộ 0 0 7. Các khoản phải nộp khác 1.565.832.963 1.532.011.586 -33.821.377 -2,16 8. Nợ dài hạn đến hạn thanh toán 0 328.714.797 328.714.797 100 II. Nợ dài hạn 0 1.243.359.189 1.243.359.189 100 1. Vay dài hạn 0 1.243.359.189 1.243.359.189 100 2. Nợ dài hạn khác 0 0 III. Nợ khác 1.439.108.519,5 1.222.905.397 -216.203.122,5 -15,02 B. Nguồn vốn CSH 7.250.257.625,5 8.668.937.152 1.418.679.526,5 19,57 I. Nguồn vốn quỹ 7.239.734.092,5 8.549.169.238 1.309.435.145,5 18,09 1. Nguồn vốn kinh doanh 7.293.700.378 8.043.700.378 750.000.000 10,28 2. Chênh lệch đánh giá lại TS 0 0 3. Chênh lệch tỷ giá 246.205.134,5 263.102.649,5 16.897.515 6,86 4. Quỹ đầu tư phát triển 48.816.085 207.097.499,5 158.281.414,5 324,24 5. Quỹ dự phòng tài chính 2.487.078,5 35.268.711 32.781.632,5 1.318,08 6. Lợi nhuận chưa phân phối -351.474.58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH449.doc
Tài liệu liên quan