Đề tài Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN

Sự đoàn kết nhất trí, sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn mà công ty phải đối mặt của nhân viên trong toàn công ty, cũng như của ban lãnh đạo công ty.

Sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của ban lãnh đạo. Đứng trước những khó khăn, ban lãnh đạo công ty luôn có những giải pháp, những hướng đi đúng đắn vừa để khắc phụ những khó khăn trước mắt, đồng thời cũng phải phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế trong mọi giai đoạn phát triển chung. Với mục tiêu tồn tại ổn định để từng bước phát triển, điều luôn làm cho ban lãnh đạo công ty phải trăn trở suy nghĩ, đó là việc làm sao để giải quyết công ăn việc làm cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty, đồng thời cũng phải tránh tạo tư tưởng xấu gây ảnh hưởng đến tình cảm của nhân viên từng bức mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế liên doanh liên kết.

Với diện tích mặt bằng trung bình nằm tại khu vực quận trên địa bàn thành phố cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Sự sáng tạo năng động nắm vững thị trường giúp công ty đổi mới về mọi mặt. Sử dụng phương châm lấy chữ tín làm đầu nên mặt hàng của công ty được tiêu thụ rất nhanh.

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo khả năng tài chính nhằm thực hiện quyết định đầu tư dài hạn để tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu TSCĐ. - Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ từ đó giảm bớt TSCĐ và nắm vững TSCĐ hiện có đang sử dụng, chưa dùng, không cần dùng để giải phóng (thanh lý, nhượng bán) những TSCĐ ứ đọng. Mặt khác, tài chính doanh nghiệp phải tham gia xây dựng chế độ quản lý sử dụng TSCĐ tránh tình trạng mất mát hư hỏng và có biện pháp xử lý kịp thời những thiệt hại về TSCĐ. 4.2.2. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: - Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. - Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở cả 3 khâu: ở khâu dự trữ, trong khâu SX, trong khâu lưu thông. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. - Đối với bộ phận vốn nhàn rỗi cần được sử dụng một cách linh hoạt thông qua các hình thức đầu tư ra bên ngoài như đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào tài sản tài chính, hoặc cho vay nhằm thu lợi tức tiền vay. Trên đây là một số phương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phù hợp mang tính khả thi để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp mình. Chương II THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HUY SƠN 1. Một vài nét chính về tình hình sản xuất kinh doanh: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty được thành lập theo Quyết định số 352/TTg ngày 29/4/1997 của Thủ Tướng Chính Phủ và Nghị định 52/CP ngày2/8/1997 Công ty TNHH HUY SƠN là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn bao gồm các thành viên. Có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sản xuất phụ tùng nhằm tăng cường tích tụ tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất thực hiện nghĩa vụ Nhà nước giao. Nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công ty có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do công ty quản lý, có con dấu, có tài sản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty. 1.2. Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhiệm vụ chủ yếu: Công ty thực hiện nhiêm vụ sản xuất kinh doanh các loại nguyên vật liệu về phụ tùng ô tô bảo đảm cân đối nhu cầu cần thiết do nhà nước giao, thực hiện xuất nhập khẩu các loại hàng hoá khác có liên quan đến phụ tùng ô tô và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cung ứng vật tư tự chế cho các doanh nghiệp và các cơ sở cần thay thế, dụng cụ kỹ thuật. Công ty được phép ký kết hợp đồng mua bán tại các tỉnh nếu doanh nghiệp nào cần. Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng để phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp thủ đô nói riêng và của sản xuất nói chung. Nắm chắc nhu cầu về quy cách, chủng loại vật tư của công ty trong từng thời gian và cung ứng kịp thời bảo đảm tính liên tục trong sản xuất. Trên cơ sở nhu cầu về quy cách, chủng loại số lượng vật tư thường xuyên cần sử dụng của công ty dự trữ hợp lý nhất để phục vụ cho khách hàng. Khai thác mua gom các loại phụ tùng vật tư chậm luân chuyển không sử dụng được để sửa chữa, gia công nhằm phục vụ nhu cầu cho sản xuất xã hội. Nắm vững nhu cầu tiêu dùng ở các tỉnh thành phố trong cả nước. Trên cơ sở tiêu thụ sản phẩm ở các vùng, các địa phương càc cung cấp cho các xí nghiệp thông tin cần thiết về quy cách, mẫu mã, màu sắc, chất lượng để phù hợp với nhu cầu của thị trường Liên kết với các xí nghiệp để thực hiện công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm ở các địa phương. Về xuất khẩu có thể áp dụng một cách linh hoạt. Một số phương thứ sau: -Chuyển hàng qua chi nhánh của công ty -Xuất hàng theo hợp đồng trực tiếp, hình thức thanh toán đa dạng. -Xuất tại chỗ tại Việt nam Tiếp tục đẩy mạnh việc liên doanh Cải tiến máy móc thiết bị để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Về vốn: -Phải đảm bảo vốn huy động vào hoạt động kinh doanh -Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài việc bảo tồn vốn qua hàng năm sẽ bổ sung thêm vốn lưu động từ các nguồn (lãi,v.v) -Tiếp tục đẩy mạnh việc thu hồi nợ của các xí nghiệp, nhanh chóng bán các loại phụ tùng chậm luân chuyển từ nhiều năm trước để lại. -Tăng nhanh vòng quay vố lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Duy trì và phát triển các đại lý tiêu thụ sản phẩm. Về lao động - đời sống. Mở rộng sản xuất kinh doanh, sắp xếp đầy đủ việc làm cho người lao động. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, chất lượng lao động của người công nhân. Bảo đảm thu nhập của cán bộ công nhân. Luôn cải thiện đời sống văn hoá tinh thần của người lao động Chức năng: Công ty chịu sự quản lý của nhà nước, các cơ quan bộ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước. Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn, đất đai, và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy đinh của pháp luật. Công ty có quyền chuyển nhựơng, cho thuê thế chấp cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty. Công ty có quyền quản lý, tổ chức kinh doanh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Được mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài. Được sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả. Được hưởng các chế độ có ưu đã đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của cơ quan do Giám đốc quyết định theo điều lệ của công ty phê duyệt đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, có quyền quyết định việc điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước. Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp vắng mặt, Giám đốc được uỷ quyền người thay mặt là phó giám đốc. Giúp việc giám đốc là phó giám đốc. Các phó giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các phần việc được giao. Tổ chức bộ máy của công ty +Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty do giám đốc của công ty quyết định và quy định chức năng, nhiệm vụ dân sự trên cơ sơ tuân thủ các quy định của nhà nước, thành phố. +Tổ chức công ty gồm các phòng ban tham mưu giúp việc và các bộ phận sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty và hạch toán trong công ty. Nhiệm vụ của các phòng ban của công ty: Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành và giám sát hoạt động của công ty. Là người đại diện cho nhà nước vừa đại diên cho công nhân viên và là người có quyền cao nhất quyết định chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Văn phòng: Thay mặt Giám đốc giao dịch với các cơ quan truyền đạt lại những quy định của Giám đốc về lĩnh vực hành chính, tổ chức in ấn lưu trữ tài liệu của công ty. Bố trí lịch làm việc của Giám đốc và các phòng. Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp Giám đốc có các quyết định chính xác, phù hợp trong sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch kinh doanh có vai trò lớn trong việc giúp Giám đốc xây dựng chiếm lực phát triển kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch giá thành. Thực hiện việc bình ổn giá các sản phẩm. Thực hiện nhiệm vụ thống kê và thông tin kinh tế nội bộ. Lập kế hoạch triển khai. Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ khoả sát thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng xuất nhập khẩu, đàm phán ký kết các hợp đồng về xuất khẩu hàng hoá. Giúp Giám đốc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất, cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trực tiếp quan hệ với bạn hàng nước ngoài. Làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá Phòng quản lý kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát và nghiên cứu các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, từ đó dưa ra các chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và còn phải quản lý nhân viên của đơn vị. Phòng tài chính kế toán: Giúp Giám đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán, tập trung toàn bộ thu chi, chi ngoại tệ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn thu, chi tiền mặt, tiền séc liên quan đến hoạt động SXKD của toàn công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo quy định của Nhà nước. Lập các kế hoạch về tài chính Phòng đại lý bán lẻ phụ tùng: Tổ chức bán lẻ cho mọi người dân trong và ngoài thành phố. Xây dựng và mở rộng chiếm lực marketing nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng Xưởng sửa chữa: Tổ chức sửa chữa có hiệu quả với các phụ tùng được giao. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Phòng nguyên vật liệu Phòng xuất nhập khẩu Phó giám đốc Giám đốc Phòng quản lý kinh doanh Phòng tài chính kế toán Văn Phòng Xưởng sửa chữa Đại lý bán lẻ 1.2.3. Đặc điểm bộ máy quản lý Tài Chính - Kế Toán: 1.2.3.1. Bộ máy tài chính - kế toán: Do dặc điểm kinh doanh của công ty để quản lý chặt chẽ vốn và hiệu quả sử dụng vốn, công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nhằm hiện đại hoá khâu hạch toán và giúp cho lãnh đạo có số liệu kịp thời để xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo giõi giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động và sử dụng hiệu quả vốn, chỉ riêng công ty mới có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản riêng tại nhân hàng. Theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác tài chính thực hện tại phòng kế toán tài vụ của công ty. Với nhiệm vụ trên phòng kế toán tài vụ của công ty được phân công như sau: Kế toán trưởng (trưởng phòng): - Chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức công tác tài chính kế toán của phòng, báo cáo tình hình tài chính của công ty với giám đốc. Là người ký duyệt các chứng từ kế toán như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu tạm ứng séc. - Tổng hợp việc tính toán, trích nộp đúng các koản nộp ngân sách, các quỹ để lại công ty và thanh toán đúng các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả. - Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của công ty theo chế độ quy định. - Bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán ,giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán. - Thường xuyên báo cáo giám đốc những vướng mắc, tồn tại trong công việc và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức của phòng. - Cuối quý, cuối năm kế toán trưởng có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán để trình lên giám đốc. Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: - Là người giúp việc trực tiếp cho kế toán trưởng, có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc đối chiếu số liệu chứng từ sổ sách và các báo cáo quyết toán quý năm. - Tổ chức hạch toán tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty - Chịu trách nhiệm tập hợp các chứng từ, bảng kê và sổ kế toán chi tiết để ghi vào nhật ký chứng từ và sổ cái. - Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường của khối hoạch toán tập trung và toàn công ty - Tập hợp doanh thu sản xuất kinh doanh, thu nhập tài chính thu nhập hoạt động bất thường của khối hạch toán tập trung giải trình căn cứ và phương pháp tổng hợp doanh thu, thu nhập. - Tổng hợp tài sản cố định (nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại ) - Tổng hợp các loại công nợ, các loại thuế. Tổng hợp các khoản công nợ quá hạn, khó đòi của đơn vị Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi chặt chẽ tình hình, nhập- xuất - tồn kho thành phẩm, tình hình thanh toán tiền hàng, thanh toán với ngân hàng và xác định kết quả tiêu thụ. Kế toán thanh toán công nợ và tiền lương: - Lập bảng thanh toán lương và các khoản trích nộp theo lương cho công ty. - Lập bảng thanh toán phụ cấp ăn giữa ca. - Theo dõi quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ, kiêm phần hành kế toán TSCĐ: -Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, lập kế hoạch trích khấu hao tài sản. -Sử dụng thẻ theo dõi chi tiết TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ và quản lý các chương trình ứng dụng trên máy vi tính. SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp kiêm tập hợp chi phí và giá thành Kế toán thanh toán công nợ và tiền lương Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm Kế toán tiền mặt, tài sản cố định, thủ quỹ CÁC ĐẠI LÝ BÁN HÀNG 1.2.3.2. Hình thức tổ chức Tài chính - Kế toán: Công ty TNHH Huy Sơn là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Căn cứ vào điều kiện thực tế về tổ chức kinh doanh, trình độ chuyên môn và khả năng vận dụng của nhân viên kế toán, Công ty đã thống nhất áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là Chứng từ ghi sổ. Về tài khoản kế toán: Theo quyết định số 114/TC/CĐKT ngày 1/11/1995, quyết định số 167/TC/CĐKT ngày 31/12/2001 sửa đổi và bổ sung và quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính. Công ty đã chọn và xây dựng cho mình hệ thống tài khoản thích hợp. Hệ thống này bao gồm các tài khoản tổng hợp, các tài khoản chi tiết để phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Về công tác kế toán và nội dung phản ánh đầy đủ bên trong các tài khoản luôn tuân theo những quy định và hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Với đặc điểm tổ chức như trên, đặc điểm kinh doanh hiện nay công ty áp dụng phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” Việc lựa chọn hình thức kế toán có ảnh hưởng quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, nên do đặc điểm của bộ máy kế toán là nửa tập trung nửa phân tán như đã nêu ở phần trên công ty đã thống nhất áp dụng hình thức sổ kế toán là chứng từ ghi sổ. Đặc điểm của hình thức chứng từ ghi sổ là: - Lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở chứng từ gốc để làm thủ tục ghi sổ kế toán tổng hợp. - Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Sơ đồ trình tự hệ thống hóa thông tin kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ  1.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty: Sản phẩm của công ty là các mặt hàng được phép sản xuất và nhập khẩu theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Mỗi sản phâmr đều trải qua các giai đoạn khác nhau nhưng nhìn chung đều tuân theo quy trình công nghệ sau: - Nhận yêu cầu, đơn đặt hàng của khách hàng. - Giao sản phẩm cho khách hàng hoặc đơn vị nhận đại lý. - Khách hàng thanh toán tiền mua sản phẩm. 2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH Huy Sơn: 2.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn: Thực hiện hạch toán kinh tế và kết quả sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao, đồng thời giải quyết thoả đáng hài hoà lợi ích của người lao động và của cả nhà nước theo kết quả đạt được. 2.1.1.1.Thuận lợi: Sự đoàn kết nhất trí, sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn mà công ty phải đối mặt của nhân viên trong toàn công ty, cũng như của ban lãnh đạo công ty. Sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của ban lãnh đạo. Đứng trước những khó khăn, ban lãnh đạo công ty luôn có những giải pháp, những hướng đi đúng đắn vừa để khắc phụ những khó khăn trước mắt, đồng thời cũng phải phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế trong mọi giai đoạn phát triển chung. Với mục tiêu tồn tại ổn định để từng bước phát triển, điều luôn làm cho ban lãnh đạo công ty phải trăn trở suy nghĩ, đó là việc làm sao để giải quyết công ăn việc làm cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty, đồng thời cũng phải tránh tạo tư tưởng xấu gây ảnh hưởng đến tình cảm của nhân viên từng bức mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế liên doanh liên kết. Với diện tích mặt bằng trung bình nằm tại khu vực quận trên địa bàn thành phố cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sự sáng tạo năng động nắm vững thị trường giúp công ty đổi mới về mọi mặt. Sử dụng phương châm lấy chữ tín làm đầu nên mặt hàng của công ty được tiêu thụ rất nhanh. 2.1.1.2.Khó khăn: Tình hình tài chính khó khăn triền miên trong những ngày đầu mới thành lập, đặc biệt là vấn đề vốn đáp ứng cho liên doanh, liên kết, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư mở rộng sản xuất... Tổng số vốn khi công ty mới thành lập rất ít trong khi để xây dựng công ty thì hàng loạt những yêu cầu đều được đặt ra và đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Thậm chí việc giải quyết lương cho cán bộ công nhân viên cũng đã cực kỳ khó khăn. Tất cả những khó khăn trên có sự liên quan chặt chẽ với nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, táo bạo thì mới có thể đưa công ty thoát khỏi những khó khăn. Qua đây ta thấy được quá trình vật lộn đầy thử thách đến mức nào của công ty để có được thế lực như ngày nay, đó là sự ổn định vững trắc và tiếp tục phát triển, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. 2.1.2. Tình hình chung về hoạt động và kết quả kinh doanh: Công ty TNHH Huy Sơn trong những năm qua đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nộp thuế đầy đủ, thu nhập của nhân viên trong công ty tăng đều làm cho nhân viên gắn bó với công ty , cùng ban giám đốc đưa công ty phát triển đi lên. Lợi nhuận của công ty năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập vào các quỹ của công ty được ban giám đốc đưa vào hoạt động kinh doanh. Điều này làm cho nguồn vốn quỹ hiện nay có tỉ lệ cao trong tổng tài sản, góp phần nâng cao uy tín của công ty, tình hình tài chính được đảm bảo. Để thấy được tình hình kinh doanh ta nghiên cứu bảng sau: BẢNG 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2002 - 2003 (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu MS Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 6 Tổng doanh thu 01 8,888,222,411 28,427,128,868 19,538,906,457 219.83 Các khoản giảm trừ: 03=04+05+06+07 03 -Chiết khấu thương mại 04 -Giảm giá hàng bán 05 -Hàng bán bị trả lại 06 -Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp, VAT theo phương pháp trực tiếp 07 Doanh thu thuần 10=01-03 10 8,888,222,411 28,427,128,868 19,538,906,457 219.83 2. Giá vốn hàng bán 11 1,738,902,577 17,802,931,107 16,064,028,530 923.80 3. Lợi nhuận gộp 20=10-11 20 7,149,319,834 10,624,197,761 3,474,877,927 48.60 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 301,700,000 597,813,233 296,113,233 98.15 5. Chi phí hoạt động tài chính 22 61,140,112 61,940,112 800,000 1.31 6. Chi phí bán hàng 24 7,010,904,886 10,473,782,335 3,462,877,449 49,39 7. Chi phí QLDN 25 8. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 30=20+21-22-24-25 30 378,974,836 686,288,547 307,313,711 81.09 9. Thu nhập khác 31 63,000,000 313,119,953 250,119,953 397.02 10. Chi phí khác 32 4,999,619 217,306,078 212,306,459 4,246.45 11. Lợi nhuận khác 40=31-32 40 58,000,381 95,813,875 37,813,494 65.20 12. Tổng Thu nhập trước thuế 50=30+40 50 436,975,217 782,102,422 345,127,205 78.98 13. Thuế TNDN phải nộp 51 139,832,069 250,272,775 110,440,706 78.98 14. Lợi nhuận sau thuế 60=50-51 60 297,143,148 531,829,647 234,686,499 78.98 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy ngay được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2002 và 2003 như sau: Thứ nhất là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: - Tổng Doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 19.538.906457 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 219,83%. - Các khoản giảm trừ : năm 2002, 2003 không phát sinh - Doanh thu thuần năm 2003 so với năm 2002 tăng 19.538.906457 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 219,83% - Giá vốn hàng bán năm 2003 so với năm 2002 tăng 16.064.028.530 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 923,80%. - Lợi nhuận gộp năm 2003 so với năm 2002 tăng 3.474.877.927 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 48,60%. - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2003 so với năm 2002 tăng 296.113.233đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 98,15%. - Chi phí hoạt động tài chính năm 2003 so với năm 2002 tăng 800.000 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 1,31%. - Chi phí bán hàng năm 2003 so với năm 2002 tăng 3.462.877.449 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 49,39%. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002, 2003 không phát sinh - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2003 so với năm 2002 tăng 307.313.711 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 81,09%. Thứ hai là hoạt động khác của doanh nghiệp: - Thu nhập khác năm 2003 so với năm 2002 tăng 250.119.953 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 397,02%. - Chi phí khác năm 2003 so với năm 2002 tăng 212.306.459đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 4.246,45%. - Lợi nhuận khác năm 2003 so với năm 2002 tăng là 37.813.494 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 65,20%. Thứ ba là tổng lợi nhuận trước thuế: năm 2003 so với năm 2002 tăng 345.127.205 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 78,98%. Thứ bốn là thuế TNDN: năm 2003 so với năm 2002 tăng 110.440.706 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 78,98%. Thứ năm là lợi nhuận sau thuế: năm 2003 so với năm 2002 tăng 234.686.499 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 78,98%. Vì vậy, qua 2 năm 2002 và 2003 thì tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung là tốt, kết quả kinh doanh của năm 2003 cao hơn so với năm 2002. Từ đó cho thấy hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm gần đây tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã từng bước khắc phục tăng nhanh doanh thu, giảm bớt chi phí để dần tăng lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh doanh cao nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. 2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty: 2.2.1. Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh: Thực trạng về tổ chức nguồn vốn của Công ty TNHH HUY SƠN được thể hiện đầy đủ và chính xác trên bảng cân đối kế toán của đơn vị trong hệ thống báo cáo tài chính hàng năm. Thông qua các chỉ tiêu phản ánh về nguồn vốn ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, sự biến động nguồn vốn qua các năm, kết cấu của nguồn vốn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn ta lấy số liệu tại bảng cân đối kế toán của Công ty trong hai năm liên kề là năm 2002 và năm 2003; Căn cứ số liệu ta lập bảng nghiên cứu đánh giá biến động về nguồn vốn kinh doanh như sau: BẢNG 2 BẢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN KINH DOANH (Đơn vị tính: đồng) S T T Nguồn vốn MS Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 6 7 A. Nợ phải trả 300 23,693,086,313 30,271,336,026 6,578,249,714 27.73 I. Nợ ngắn hạn 310 23,693,085,953 30,271,336,026 6,578,250,074 27.73 1 Vay ngắn hạn 311 7,064,240,278 9,751,990,278 2,687,750,000 27.56 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3 Phải trả cho người bán 313 1,704,521,679 2,284,961,765 580,440,086 25.40 4 Người mua trả tiền trước 314 2,674,210,432 3,830,440,869 1,156,230,438 30.19 5 Thuế & các khoản phải nộp cho NN 315 954,901,765 1,542,366,227 587,434,462 38.09 6 Phải trả CNV 316 7 Phải trả cho đơn vị nội bộ 317 8 Các khoản phải nộp khác 318 11,295,211,800 12,861,576,888 1,566,365,088 12.19 II. Nợ dài hạn 320 1 Vay dài hạn 321 2 Nợ dài hạn khác 322 III Nợ khác 330 360 - (360) -100.00 1 Chi phí phải trả 331 2 Tài sản thừa chờ xử lý 332 360 - (360) -100.00 3 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 B. Nguồn vốn CSH 400 9,985,341,926 10,205,306,294 219,964,368 2.16 I. Nguồn vốn quỹ 410 8,791,714,844 9,010,568,456 218,853,612 2.43 1 Nguồn vốn kinh doanh 411 6,621,247,581 6,621,247,581 - 0.00 2 Chênh lệch đ.giá lại TS 412 3 Chênh lệch tỷ giá 413 4 Quỹ đầu tư phát triển 414 1,210,929,349 1,413,863,932 202,934,583 14.35 5 Quỹ dự phòng tài chính 415 137,050,740 177,635,856 40,585,116 22.85 6 Lợi nhuận chưa phân phối 416 758,508,388 733,842,301 (24,666,087) -3.36 7 Quỹ đầu tư XDCB 417 63,978,786 63,978,786 - 0.00 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 1,193,627,082 1,194,737,838 1,110,756 0.09 1 Quỹ trợ cấp mất việc làm 421 148,535,537 168,828,094 20,292,557 12.01 2 Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 1,045,091,545 1,025,909,744 (19,181,801) -1.87 Tổng cộng nguồn vốn 430 33,678,428,238 40,476,642,320 6,798,214,082 16.79 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Trong đó số liệu của các cột được tính như sau : - Cột 4: (Số ĐN 2002 + Số CN 2002)/2 - Cột 5: (Số ĐN 2003 + Số CN 2003)/2 - Cột 6: Số tuyệt đối = cột (5) - cột (4) - Cột 7 : Số tương đối = cột (5) / cột (4) * 100 Từ bảng nghiên cứu đánh giá biến động nguồn vốn qua 2 năm 2002 và 2003 c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN.doc
Tài liệu liên quan