ều >1, hệ số này cho thấy xí nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2002 là 0,84, đến năm 2003 chỉ còn 0,81 > 0,5 điều này chứng tỏ xí nghiệp có khả năng thanh toán nhanh, xí nghiệp nên duy trì hệ số này.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của xí nghiệp là thấp (0,17) đây là điều đáng lo ngại. Xí nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực để giải quyết giảm bớt nợ.
Tóm lại, qua các hệ số khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tạm thời và tức thời của xí nghiệp là thấp. Vấn đề dặt ra là xí nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực để thu hồi số nợ từ đó cải thiện được khả năng thanh toán tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng uy tín với các đối tác. Đặc biệt hơn nữa xí nghiệp cần phải quan tâm và chú trọng tới khả năng thanh toán tức thời.
49 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp Xây lắp điện và Nội thất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng hoá. Ap dụng thưởng, phạt vật chất thích đáng để tránh tình trạng mất mát, hao hụt quá mức hoặc vật tư, hàng hoá bị mất phẩm chất.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư hoặc hàng hoá bị ứ đọng, có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó để thu hồi vốn.
- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với tài sản và vật tư hoặc hàng hoá, lập dự phòng giảm giá đối với các loại vật tư cũng như các loại hàng tồn kho nói chung. Đây cũng là biện pháp giúp cho doanh nghiệp chủ động thực hiện bảo toàn vốn lưu động.
chương II
Tình hình tổ chức sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp xây lắp điện và nội thất.
I- Một số nét chủ yếu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xây lắp điện và nội thất.
1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp.
- Xí nghiệp ra đời với tên gọi : ”Công ty Xây lắp đường dây và trạm” vào năm 1963.
- Căn cứ vào nghị định 14/CP của Chính Phủ ban hành ngày 21/7/1995 về việc thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 với nhiều thành viên hạch toán độc lập, căn cứ vào QĐ346/NL/TCCCBLT ngày 19/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào quyết định số 63/1998/QĐ-CN ngày 22/9/1998 của bộ trưởng bộ công nghiệp, xí nghiệp Xây lắp Điện và Nội thất được thành lập và là xí nghiệp thành viên trong công ty Xây lắp Điện I. Xí nghiệp là đơn vị hạch toán độc lập, bắt đầu hoạt động từ năm 1998.
Trụ sở chính của Xí nghiệp tại xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm - Hà Nội.
Tổng số vốn kinh doanh ban đầu 2.119 triệu đồng
Trong đó : Vốn lưu động : 1.519 triệu đồng.
Vốn cố định : 600 triệu đồng
2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của xí nghiệp
+ Chức năng :
Xí nghiệp có chức năng xây lắp các công trình điện và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ nền kinh tế quốc dân.
+ Nhiệm vụ :
Tổ chức sản xuất kinh doanh đúng với đăng ký kinh doanh được cấp đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau :
- Thúc đẩy sản xuất phát triển đảm bảo đời sống cho người lao động(gồm 142 người trong đó có 32 nhân viên quản lý).
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phân phối kết quả lao động, chăm lo đời sống CBCNV về cả tinh thần và vật chất.
- Bảo vệ sản xuất,bảo vệ chính trị nội bộ
+ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp :
Là doanh nghiệp xây lắp có tính đặc thù riêng biệt, các công trình xây dựng khác nhau ( sản phẩm đơn chiếc) hầu hết có khối lượng lớn và chia làm nhiều công đoạn, công việc thường xuyên phải thực hiện ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố của thiên nhiên. Luôn luôn phải lưu động theo các công trình hoặc hạng mục công trình. Phạm vi hoạt động của xí nghiệp trong cả nước.
-Xí nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, được đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ quy định, được ký kết hợp đồng kinh tế với tất cả các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, được huy động mọi nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Hình thức sở hữu vốn: sở hữu nhà nước.
-Hình thức hoạt động: xây dựng cơ bản.
- Lĩnh vực kinh doanh:
. Xây lắp các công trình đường dây và trạm điện
. Lắp điện công nghiệp, điện dân dụng, nội thất.
. Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp.
. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng: đường giao thông trong công trường, san nền, giải phóng lòng hồ.
- Quy trình công nghệ:
. Tham gia đấu thầu, dự thầu, ký hợp đồng, lập dự toán.
. Tổ chức thi công
. Nghiệm thụ, bàn giao, thanh toán.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của xí nghiệp
Bộ máy quản lý của xí nghiệp đứng đầu là giám đốc đại diện pháp nhân của xí nghiệp và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp.
Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực sản xuất.
Kế toán trưởng phụ trách lĩnh vực tài chính và hạch toán kinh doanh của xí nghiệp.
Xí nghiệp tổ chức cơ cấu gồm các phòng ban sau :
- Phòng Tài chính- kế toán : chịu trách nhiệm đề ra các biện pháp và tổ chức thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác kế toán xí nghiệp.
- Phòng Vật tư : tổ chức thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị...phục vụ thi công cho công trình. Theo dõi việc xuất, nhập, tồn các loại vật tư hàng hoá.
- Phòng Kỹ thuật-an toàn : quản lý, hướng dẫn công tác kỹ thuật thi công và kỹ thuật an toàn trong xí nghiệp.
- Phòng Kinh tế- kế hoạch : Chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh tế, công tác kế hoạch sản xuất của xí nghiệp.
- Phòng TCLĐ -HC : Xây dựng cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý toàn bộ lao động, quản lý công tác tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động và quản lý văn thư, hành chính.
Ngoài ra xí nghiệp còn có: 6 đội xây lắp và các đơn vị phụ trợ: tổ xe, tổ gia công cơ khí ...
( Sơ đồ 1)
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Qua bảng số liệu cho thấy tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 2 năm qua là tương đối tốt. (Bảng 1)
Doanh thu tăng lên : Năm 2002 doanh thu chỉ đạt 10.562.192.207 đồng thì năm 2003 đạt đến 16.135.005.382 đồng, tăng 5.572.813.175 đồng tương ứng tăng 52,76%. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với một doanh nghiệp nói chung và xí nghiệp Xây lắp Điện và Nội thất nói riêng.
Giá vốn hàng bán: năm 2002 là 9.567.756.583 đồng, năm 2003 là 14.149.466.540 đồng, năm 2003 so với năm 2002 tăng 47,89% là do khối lượng xây dựng cơ bản tăng lên, nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nói lên xí nghiệp hạ được giá thành.
Lợi nhuận gộp năm 2002 so với năm 2003 tăng 991.103.218 đồng, tỉ lệ tăng là 99,66%. Do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 546.577.473 đồng so với năm 2002, tỉ lệ tăng 71,18% là quá lớn. Chí phí quản lý của xí nghiệp cần phải giảm trong những năm tiếp theo.
Lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp tăng đáng kể. Nếu năm 2002 lợi nhuận sau thuế đạt 98.117.712 đồng thì năm 2003 đạt 276.838.159 đồng, tăng 178.720.447 đồng tương ứng tăng 182,15%.
Nhìn chung xí nghiệp hoạt động khá tốt, lợi nhuận năm sau tăng hơn nhiều so với năm trước. Xí nghiệp cần duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.
ii - tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp xây lắp điện và nội thất.
1.Kết cấu tài sản và nguồn vốn xí nghiệp :
Tại thời điểm 31/12/2003 tổng tài sản của xí nghiệp bao gồm :Tài sản cố định là 1.071.227.185 đồng và tài sản lưu động là 14.891.607.746 đồng. Còn nguồn vốn cũng bao gồm 2 loại: nợ phải trả là 14.025.966.707 đồng và nguồn vốn chủ sở hữu là 1.936.868.224 đồng.Tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2003 so với năm 2002 đều tăng 4.839.543.430 đồng tức tăng 43,51%, một tốc độ tăng rất cao. Điều đó nói lên quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đang mở rộng. Sau đây là cơ cấu vốn và nguồn vốn của xí nghiệp: (Bảng 2)
a. Kết cấu tài sản:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2003 so với năm 2002 tăng 4.574.248.654 đồng với tốc độ tăng 44,35% và chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của xí nghiệp đồng thời không ngừng tăng lên, năm 2002 chiếm tỷ trọng 92,75% so với tổng tài sản, năm 2003 chiếm 93,29%, tăng 0,54%. Trong khi đó, tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2003 so với năm 2002 tăng 264.294.785 đồng với tốc độ tăng 32,75%, năm 2002 tỷ trọng là 7,25% đến năm 2003 tỷ trọng là 6,71%, giảm 0,54%. Ta thấy vốn lưu động giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả trên phản ánh việc phân bổ vốn của xí nghiệp là chưa hợp lý, là một đơn vị sản xuất nhưng tài sản cố định quá nhỏ bé, tài sản lưu động lại rất lớn.
Nếu xét từng loại tài sản, ta thấy trong tổng tài sản lưu động tỷ trọng các khoản phải thu chiếm tỷ lệ lớn ( năm 2002 là 40,32%, năm 2003 là 40,35%), sau đó đến hàng tồn kho (năm 2002 là 29,39%, năm 2003 là 26,9%) cả 2 khoản này chiếm gần 70% vốn lưu động của xí nghiệp. Như vậy việc phân bổ vốn lưu động của xí nghiệp là chưa hợp lý. Xí nghiệp bị chiếm dụng vốn tương đối lớn, bên cạnh đó xí nghiệp còn có một phần vốn bị ứ đọng. Nguyên nhân cơ bản là do chủ đầu tư chưa thanh toán được và công trình dở dang còn nhiều chưa thi công dứt điểm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, đến giá thành sản phẩm. Xí nghiệp cần chú trọng lưu tâm đến việc điều chỉnh các khoản phải thu, hàng tồn kho. Hai khoản này luôn chiếm tỷ trọng cao và nó sẽ gây khó khăn cho xí nghiệp nếu như không được quản lý và kiểm soát tốt. Để đánh giá và xác định nguyên nhân cụ thể ta nghiên cứu ở phần sau.
b. Kết cấu của nguồn vốn:
Trong tổng nguồn vốn, trước hết ta xem xét về nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 chiếm tỷ trọng 14,7%, năm 2003 chiếm tỷ trọng 12,13% so với tổng nguồn vốn, giảm 2,57%. Điều đó cho thấy sự phụ thuộc của xí nghiệp về vốn bên ngoài (nợ phải trả) có xu hướng ngày càng tăng, do đó khả năng tự chủ về tài chính bị hạn chế, sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của đối tác. Cần phải xác định rõ nguyên nhân để có các quyết định thích hợp trong việc tổ chức huy động vốn, tăng nhanh vốn chủ sở hữu, giảm vốn vay, giảm rủi ro về tài chính của xí nghiệp. Một vấn đề nữa trong nguồn vốn cần xem xét đó là nợ phải trả. Lượng này luôn giữ vai trò chủ đạo (chiếm hơn 80% trong tổng nguồn vốn). Năm 2002 chiếm 85,3%, năm 2003 chiếm 87,87% tăng 2,57%. Trong khoản nợ phải trả của xí nghiệp thì chủ yếu là nợ ngắn hạn, năm 2002 chiếm 91,38% đến năm 2003 chiếm 96,3% tổng số nợ phải trả. Nợ ngắn hạn của xí nghiệp có chiều hướng tăng nhanh. Trong nợ ngắn hạn thì tín dụng ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn (50,15%) và tín dụng thương mại. Việc vay tín dụng thương mại có mặt tốt vì chi phí tín dụng thương mại thấp so với nhiều nguồn khác, nhưng nó làm cho xí nghiệp mất khả năng tự chủ về tài chính, có thể nói là khá nguy hiểm trong kinh doanh. Năm 2003 các khoản vay dài hạn và khoản vay khác giảm đáng kể. Điều đó cho thấy xí nghiệp đã chú ý đến việc thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn thanh toán. Như vậy, việc quản lý vốn vay cần đặc biệt quan tâm đến khoản vay ngắn hạn để hạn chế khoản vay quá hạn và tác động tiêu cực của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Tình hình vốn lưu động ở xí nghiệp.
Để xem xét hiệu quả vốn lưu động trước hết ta phân tích kết cấu vốn lưu động. Thông qua việc phân tích sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi khoản trong các giai đoạn luân chuyển. Từ đó xác định trọng điểm cần quản lý và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tình hình vốn lưu động của xí nghiệp được thể hiện qua bảng: (Bảng 3)
Tổng số vốn lưu động của xí nghiệp: năm 2002 là 10.316.359.101 đồng chiếm 92,75%, năm 2003 là 14.891.607.746 đồng chiếm 93,92% trong tổng số vốn, tăng 4.575.248.645 đồng tương ứng tăng 44,35%. Vốn lưu động của xí nghiệp tăng là do tăng chủ yếu khoản phải thu của khách hàng, tài sản lưu động khác sau đó là tăng hàng tồn kho, vốn bằng tiền. Cụ thể như sau:
- Các khoản phải thu: năm 2002 là 4.159.405.696 đồng chiếm 40,32%, năm 2003 là 6.008.358.215 đồng chiếm 40,35% vốn lưu động, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.848.952.519 đồng tương ứng 44,45%. Các khoản phải thu của xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động và tăng lên chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng tăng, cụ thể:
+ Phải thu của khách hàng: năm 2002 là 1.755.459.228 đồng, năm 2003 là 3.509.669.661 đồng, tăng 1.754.210.433 đồng tương ứng 99,93%. Điều đó có nghĩa là khách hàng còn nợ quá nhiều tiền của xí nghiệp, nói cách khác là xí nghiệp cũng bị chiếm dụng vốn quá lớn. Như vậy, việc sử dụng loại vốn này là không hợp lý. Bởi vì, khi bị chiếm dụng vốn xí nghiệp phải vay hoặc đi chiếm dụng nguồn khác. Xí nghiệp cần tích cực đẩy nhanh công tác thu hồi vốn để phục vụ cho hoạt động của xí nghiệp.
+ Trả trước cho người bán: năm 2002 là 770.261.405 đồng, năm 2003 là 836.109.978 đồng, tăng 65.848.573 đồng tương ứng tăng 8,55% , tức là việc mua bán nguyên vật liệu của xí nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Xí nghiệp luôn phải đặt tiền trước để có vật tư phục vụ thi công công trình.
+ Thuế GTGT được khấu trừ: năm 2002 là 24.951.611 đồng, năm 2003 là 190.963.976 đồng tăng 166.012.365 đồng tương ứng tăng 665,3%.
+ Phải thu nội bộ: năm 2002 là 1.463.732.070 đồng, năm 2003 là 1.229.457.088 đồng, giảm 234.274.982 đồng tương ứng giảm 16% so với năm 2002. Khoản này giảm do trong các đơn vị nội bộ đã hạn chế việc trao đổi trang thiết bị, máy móc cho thi công.
+ Các khoản phải thu khác: năm 2002 là 145.001.337 đồng, năm 2003 là 242.157.512 đồng, tăng 97.156.175 đồng. Chứng tỏ năm 2003 xí nghiệp chưa tổ chức tốt việc thu hồi các khoản như thu tiền bồi thường vật chất do công nhân gây ra,...
- Hàng tồn kho: năm 2002 là 3.031.590.850 đồng chiếm 29,39%, năm 2003 là 4.005.887.926 đồng chiếm 26.9% vốn lưu động, tăng 974.297.076 đồng tương ứng 32,14%. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là rất lớn: năm 2002 là 2.964.554.141 đồng, năm 2003 là 3.911.060.397 đồng. Đây là một tỷ lệ khá cao chứng tỏ xí nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, phối hợp các khâu trong quá trình thi công. Là xí nghiệp xây lắp nên có đặc điểm khác biệt với các loại hình kinh doanh khác, hàng tồn kho trong xí nghiệp tập trung vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tức khối lượng xây lắp chưa được bàn giao. Tăng hàng tồn kho tức là xí nghiệp có nhiều công trình xây lắp chưa hoàn thành đã làm cho lượng vốn bị tồn đọng lớn. Mặt khác ta cũng có thể hiểu việc tăng hàng tồn kho chứng tỏ xí nghiệp đang có nhiều việc làm cho công nhân viên và người lao động. Ngoài ra còn có nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho chưa xuất dùng chiếm tỷ lệ rất ít (hơn 0,3% vốn lưu động)
+ Nguyên vật liệu: năm 2002 là 45.369.627 đồng, năm 2003 là 49.139.992 đồng, tăng 3.770.365 đồng. Việc tăng dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh,tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu cho việc thi công công trình.
+ Công cụ, dụng cụ: năm 2002 là 21.667.082 đồng, năm 2003 là 45.687.537 đồng, tăng 24.020.455 đồng tương ứng 110,86% so với năm 2002 do năm 2003 xí nghiệp ít đầu tư máy móc thiết bị mới nên phải tăng số dự trữ công cụ, dụng cụ để thay thế.
- Vốn bằng tiền: năm 2002 là 1.532.604.643 đồng chiếm 14,86%, năm 2003 là 2.238.553.557 đồng chiếm 15,03% so với vốn lưu động, tăng là 705.948.914 đồng tương ứng 46,06%. Đây là điều có lợi cho xí nghiệp, lượng vốn bằng tiền tăng lên góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình thanh toán không bị ngừng trệ. Trong đó, tiền mặt tại quỹ năm 2002 là 138.209.634 đồng, năm 2003 là 152.660.916 đồng tăng 14.451.282 đồng tương ứng 10,46%. Còn tiền gửi ngân hàng năm 2002 là 1.394.395.009 đồng, năm 2003 là 2.085.892.641 đồng tăng 691.497.632 đồng tương 49,59%. Như vậy, có thể cho rằng xí nghiệp đã chú trọng công tác quản trị vốn bằng tiền, giúp xí nghiệp chủ động hơn trong công việc, đảm bảo đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán. Tỷ lệ vốn bằng tiền của xí nghiệp có thể nói là hợp lý vì nếu dự trữ vốn bằng tiền nhiều thì hạn chế đến hiệu quả sử dụng vốn vì dự trữ nhiều bằng tiền mặt sẽ không sinh lời. Trường hợp gửi tiền vào ngân hàng sẽ được hưởng tỷ lệ lãi suất nhất định, tuy nhiên đưa vốn vào kinh doanh sẽ thu lãi cao hơn. Đặc biệt phải có kế hoạch vốn bằng tiền hợp lý vừa đảm bảo thanh toán vừa chống lãng phí vốn.
- Tài sản lưu động khác tăng cả về số lượng và tỷ trọng, năm 2002 là 1.592.757.912 đồng, năm 2003 là 2.638.808.048 đồng chiếm 17,72% vốn lưu động, tăng 1.046.050.136 đồng tương ứng 65,68%. Tài sản lưu động khác gồm : tạm ứng (là số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán đến thời điểm báo cáo), chi phí trả trước (chi phí đã chi nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất), chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Trong bảng cân đối kế toán, phần chi tạm ứng chiếm phần lớn trong tài sản lưu động khác.
Như vậy, vốn lưu động trong năm 2003 của xí nghiệp so với năm 2002 ở các khoản đều có sự thay đổi. Xí nghiệp gặp phải nhiều vướng mắc trong việc thu hồi các khoản nợ, tức là đang bị chiếm dụng vốn không đưa được nhiều vốn vào phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong khi đó xí nghiệp vẫn phải trả chi phí vốn vay cho các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả. Do vậy xí nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó tìm ra những giải pháp hợp lý, phù hợp.
3. So sánh khoản phải thu và nợ phải trả
Các khoản phải thu và nợ phải trả của xí nghiệp trong thời gian qua được thể hiện qua bảng: ( Bảng 4)
Lượng vốn xí nghiệp bị chiếm dụng năm 2002 là 4.159.405.696 đồng, năm 2003 là 6.008.358.215 đồng, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.848.952.519 đồng tương ứng 44,45%. Nợ phải trả năm 2003 là 14.025.966.707 đồng, trong đó tổng nợ ngắn hạn là 13.506.674.429 đồng, chiếm tỷ trọng 96,30% và nợ dài hạn là 216.442.940 đồng chiếm 1,54%. Trong nợ ngắn hạn, khoản vay ngắn hạn ở ngân hàng là chủ yếu, năm 2002 chỉ là 1.611.280.000 đồng chiếm 18,59% nợ ngắn hạn, năm 2003 lên tới 6.773.340.789 đồng chiếm 50,15%, tăng so với năm 2002 là 5.162.060.789 đồng. Vay ngắn hạn chiếm trên 1/2 vốn lưu động là một áp lực trả nợ luôn đè nặng lên xí nghiệp cả về kỳ hạn và lãi suất.
Nếu cộng cả vay dài hạn và vay ngắn hạn thì tổng số tiền vay đã lên tới 6.989.783.729 đồng. Giả thiết một năm lãi suất phải trả là 12%/năm thì mỗi năm xí nghiệp phải trả lãi suất lên tới 838.774.048 đồng. Số tiền phải trả này lớn gấp nhiều lần lợi nhuận sau thuế ( 276.838.159 đồng) của xí nghiệp đạt được.
Phải trả cho người bán, phải trả công nhân viên, trả nội bộ ... trong đó chủ yếu là các khoản phải trả cho người bán chiếm 22,05%, phải trả các đơn vị nội bộ chiếm 17,28% tổng nợ ngắn hạn. Như vậy bên cạnh vốn bị chiếm dụng, xí nghiệp đã chiếm dụng được một lượng vốn tương đối lớn nhằm đảm bảo nhu vốn cầu vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vốn chiếm dụng là một nguồn cung cấp vốn có lợi vì chi phí sử dụng vốn thấp. Nhưng đây là số vốn không thuộc quyền sở hữu của xí nghiệp nên khi sử dụng số vốn này xí nghiệp cần hết sức thận trọng, vì nếu trong thời gian cho phép thì nguồn vốn này sẽ trở nên hữu dụng nhưng nếu hết thời hạn sử dụng mà tình hình tài chính của xí nghiệp gặp khó khăn thì đó lại là một gánh nặng và có thể phát sinh nhiều khoản nợ khác. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro tài chính khi sử dụng nguồn vốn chiếm dụng xí nghiệp chỉ có thể sử dụng vào mục đích tạm thời, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả theo luật định, đúng hạn với số lượng đầy đủ.
4. Mức độ sử dụng chi phí của xí nghiệp
Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, nên thành phần và kết cấu chi phí sản xuất không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn công trình. Trong thời kỳ thi công xây dựng, chi phí về sử dụng máy móc thi công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí. Thời kỳ tập trung thi công, chi phí về nguyên vật liệu, thiết bị tăng lên. Thời kỳ hoàn thiện công trình thì chi phí tiền lương lại tăng lên. Trên thực tế, phần lớn chi phí của xí nghiệp đều nằm ở công trình chưa hoàn thành. Vì thế quản trị tài chính phải biết tập trung tiền vốn, lực lượng thi công rút ngắn kỳ hạn thi công, tăng thêm số công trình hoàn thành hàng năm . Để đánh giá đúng mức độ sử dụng chi phí của xí nghiệp ta thông qua một số chỉ tiêu sau: ( Bảng 5)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy:
. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này cho biết năm 2002 cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ cần sử dụng 0,9059 đồng giá vốn hàng bán, năm 2003 cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ thì cần sử dụng 0,8769 đồng giá vốn hàng bán. So với năm 2002, xí nghiệp đã sử dụng tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán hơn 0,029 đồng vì tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Tình hình đó nói lên xí nghiệp đã chú trọng quản lý chi phí hạ giá thành xây lắp. Đó là nhân tố chủ yếu tăng lợi nhuận của xí nghiệp bên cạnh nhân tố tăng doanh thu. Nguyên nhân hạ giá thành là do tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và tổ chức sản xuất hợp lý.
. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này cho biết năm 2002 cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ thì cần sử dụng 0,0727 đồng chi phí quản lý, năm 2003 cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ thì cần sử dụng 0,0815 đồng chi phí quản lý. So với năm 2002, xí nghiệp đã phải sử dụng thêm chi phí quản lý là 0,0088 đồng. Như vậy năm 2003 xí nghiệp đã tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều đó nói lên xí nghiệp chưa tiết kiệm chi phí quản lý.
. Tỷ suất tổng chi phí trên doanh thu thuần:
Tổng chí phí = Giá vốn hàng bán + chi phí quản lý
Chỉ tiêu này phản ánh năm 2003 cứ một đồng doanh thu cần 0,9584 đồng chi phí. Năm 2002, một đồng doanh thu cần 0,9786 đồng chi phí điều này cho thấy năm 2003 xí nghiệp đã bớt được 0,0202 đồng chi phí. Điều đó phản ánh giá thành toàn bộ của xí nghiệp năm 2003 hạ hơn năm 2002 là 2,02%. Nguyên nhân chủ yếu là do hạ giá thành sản xuất (giá vốn hàng bán).
. Về quan hệ lợi nhuận với chi phí: năm 2002 cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 0,0095 đồng lợi nhuận, năm 2003 cứ một đồng chi phí bỏ ra xí nghiệp tạo ra 0,0179 đồng lợi nhuận vượt hơn năm 2002 là 0,0084 đồng lợi nhuận.
Như vậy việc sử dụng chi phí của năm 2003 đã hợp lý, hiệu quả hơn năm 2002. Từ đó lợi nhuận thu về của xí nghiệp cũng từng bước tăng lên.
5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Xây lắp điện và nội thất trong thời gian qua ta thông qua một số chỉ tiêu sau: (Bảng 6)
Thông qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp ta thấy rằng các chỉ tiêu vốn lưu động bình quân, lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần, hàng tồn kho bình quân, giá vốn hàng bán đều tăng khá cao.
Số vòng quay vốn lưu động năm 2003 là 1,28 vòng giảm 0,1 vòng so với năm 2002 tương ứng giảm 7% làm cho số ngày thực hiện một vòng quay vốn lưu động tăng lên 21 ngày. Như vậy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của xí nghiệp là khá chậm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là không cao do tốc độ tăng vốn nhanh, nợ phải thu quá lớn và khối lượng xây lắp dở dang nhiều.
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2003 là 4,59 vòng, giảm 0,79 vòng với tỷ lệ giảm là 14,68% so với năm 2002 (5,38 vòng ). Nguyên nhân là do trong năm xí nghiệp đã gặp một số khó khăn trong việc thi công, hoàn thành các hạng mục công trình. Xí nghiệp cần phải chú ý tập trung thi công dứt điểm để bàn giao, thanh toán thu hồi vốn.
Do những nguyên nhân trên, xí nghiệp không những không tiết kiệm được vốn lưu động mà còn tăng thêm vốn lưu động làm tăng chi phí sử dụng vốn, cụ thể như sau:
Tính mức tiết kiệm vốn lưu động:
Vtk(+,-) = x ( K1 – K0)
Năm 2003 số vốn lưu động bị lãng phí là:
V03 = x ( 281,25 – 260,87) = 913.420.583 đồng.
Số vốn lưu động bị lãng phí là do tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm sau giảm hơn so với năm trước. Đây là kết quả cụ thể thể hiện việc sử dụng vốn lưu động không có hiệu quả do sử dụng một lượng vốn khá lớn hàng tồn kho làm cho doanh nghiệp bị ứ đọng vốn.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2002 cứ một đồng doanh thu thuần cần 0,72 đồng vốn lưu động, đến năm 2003 một đồng doanh thu thuần cần 0,78 đồng vốn lưu động. Điều đó nói lên năm 2003 so với năm 2002 để tạo ra một đồng doanh thu xí nghệp phải chi thêm 0,06 đồng vốn lưu động.
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: năm 2003 cứ một đồng vốn lưu động tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận so với năm 2002 (0,0128 đồng) tăng 0,0092 tương ứng tăng 71,88%.
Về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: năm 2003, một đồng doanh thu tạo ra 0,0162 đồng lợi nhuận so với năm 2002 (0,0093 đồng) tăng 0,0069 đồng tương ứng tăng 74,19%.
Về hệ số nợ của xí nghiệp: (Bảng 7)
Hệ số nợ của xí nghiệp khá cao và có chiều hướng tăng lên.Năm 2002,hệ số nợ là 0,853, sang năm 2003 tăng lên 0,8787. Chứng tỏ phần lớn vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là vốn đi vay và vốn chiếm dụng còn vốn chủ sở hữu năm 2003 chỉ chiếm 12,13%. Hệ số nợ ngắn hạn của xí nghiệp quá cao, năm 2002 là 0,779 đến năm 2003 là 0,846 ( Hệ số này không nên quá 1/3).Điều này cho thấy trong nguồn vốn của xí nghiệp nguồn vốn tạm thời chiếm tỉ trọng rất lớn so với nguồn vốn thường xuyên.
Hệ số nợ cao,hệ số vốn chủ sở hữu giảm và hệ số nợ ngắn hạn quá cao cho thấy mức độ rủi ro về mặt tài chính của xí nghiệp là rất lớn, khả năng tự chủ về tài chính giảm song nhờ đó mà khả năng sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu lại tăng .Điều này đã làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của xí nghiệp. Chúng ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng này thông qua các hệ số sau: (Bảng8)
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho thấy các khoản vốn vay của xí nghiệp đều được đảm bảo bằng tài sản. Năm 2002 xí nghiệp vay một đồng thì có 1,17 đồng tài sản đảm bảo, đến năm 2003 là 1,1 đồng. Hệ số này tuy >1 nhưng lón hơn rất ít và có chiều hướng giảm do xí nghiệp có vốn chủ sở hữu tỷ trọng quá thấp.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của xí nghiệp trong 2 năm 2002-2003 đều >1, hệ số này cho thấy xí nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2002 là 0,84, đến năm 2003 chỉ còn 0,81 > 0,5 điều này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH394.doc