Mở đầu 4
Chương I: vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thị trường 6
I. Doanh nghiệp và vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6
1. Doanh nghiệp 6
2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 7
II. Vốn lưu động của doanh nghiệp 10
1. Khái niệm vốn lưu động 10
2. Đặc điểm vốn lưu động 11
3. Phân loại vốn lưu động 12
4. Các hình thức biểu hiện của vốn lưu động 13
5. Giải pháp huy động vốn lưu động 14
5.1. Giải pháp huy động vốn lưu động ngắn hạn 14
5.2. Giải pháp huy động vốn lưu động dài hạn 15
III. Hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1. Hiêu quả sử dụng vốn lưu động 15
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiêu quả sử dụng vốn lưu động 16
2.1. Xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp 16
2.2. Xuất phát từ vai trò của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh 17
2.3. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 17
2.4. Xuất phát từ thực tế kinh doanh của doanh nghiệp 17
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 18
3.1. Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động 18
3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động 20
3.3. Sức sinh lời vốn lưu động 21
3.4. Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động 22
3.5. Các chỉ số về hoạt động 22
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sử dụng vốn lưu động 23
4.1. Các nhân tố có thể lượng hóa 24
4.2. Các nhân tố phi lượng hóa 26
5. Bảo toàn vốn lưu động 28
chương II: thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện 29
I. sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện 29
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 29
2. Tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty 31
2.1. Chức năng của Công ty 31
2.2. Nhiệm vụ của Công ty 31
2.3. Tổ chức sản xuất của Công ty 32
2.4. Tổ chức bộ máy của Công ty 34
3. Kết quả kinh doanh của Công ty 35
II. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu Xây dựng
Bưu điện 37
1. Những đặc điểm chung ảnh hưởng tới quá trình sử dụng vốn lưu động tại Công ty .37
2. Tình hình tài chính của Công ty 38
3. Phân tích tình thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty 40
3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 41
3.1.1. Vòng quay vốn lưu động 41
3.1.2. Thời gian luân chuyển vốn lưu động 42
3.1.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 43
3.2. Sức sinh lời vốn lưu động 43
3.3. Hệ số sức sản xuất 44
3.4. Chỉ tiêu tiết kiệm vốn lưu động 45
3.5. Tình hình dự trữ tài sản lưu động 45
4. Tình hình cung ứng và sử dụng vật tư tại Công ty Vật liệu Xây dựng
Bưu điện 46
III. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty 48
1. Những kết quả đạt được 48
2. Những điểm hạn chế 50
2.1. Những hạn chế cần khắc phục 50
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 51
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện 53
I. Định hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 53
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng của mình trong điều lệ tổ chức hoạt động:
- Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm bằng chất dẻo phục vụ cho ngành Bưu Chính Viễn Thông và dân dụng
- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
- Xuất nhập khẩu kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành viễn thông.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi tổng công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của công ty VLXDBĐ.
Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty ghi rõ các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung ứng dịch vụ cho tổng công ty.
- Xây dựng quy hoạch, phát triển công ty cho phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển của tổng công ty.
- Xây dựng phương hướng giá cả sản phẩm.
- Chấp hành điều lệ quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá và chính sách giá theo quy định của nhà nước và tổng công ty.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và quản lý công ty.
- Công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính.
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, chế độ kiểm toán theo quy định của nhà nước và tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
Tổ chức sản xuất của công ty.
Công ty VLXDBĐ có 4 xí nghiệp thành viên và 1 chi nhánh tại miền Nam được thành lập dựa trên những đặc điểm ngành nghề sản xuất và địa điểm sản xuất đó là:
- Xí nghiệp nhựa Bưu Điện đóng tại trụ sở chính của công ty, xí nghiệp này chuyên sản xuất các sản phẩm bằng chất dẻo như: ống cáp thông tin, ống cáp điện lực, ống cáp thoát nước, ống bảo vệ đường điện các loại và các loại cấu kiện, phụ kiện kèm theo
- Xí nghiệp xây lắp đóng tại trụ sở chính của công ty: Lắp đặt và xây dựng các công trình thông tin, các tuyến cáp, tham gia đấu thầu và thực hiện các công trình của ngành, xây dựng dân dụng và công nghiệp khác, thiết kế công trình.
- Xí nghiệp xây dựng Bưu Điện II đóng tại xã Mai Lâm- Đông Anh- Hà Nội: chuyên sản xuất các sản phẩm bê tông, cột thông tin, cột điện lực, các loại panen thông tin, các loai nắp bê tông ống cáp, các loại vật liệu xây dựng khác.
- Xí nghiệp xây dựng Bưu Điện III đóng tại xã Tam Điệp- Ninh Bình: sản phẩm chủ yếu là cột điện…
- Chi nhánh miền Nam: vừa sản xuất và kinh doanh, lắp đặt các công trình cáp, sản xuất các sản phẩm bê tông, kinh doanh các sản phẩm của công ty, đại diện cho công ty tại miền Nam.
Quy trình sản xuất ống cáp
Vật liệu chính
PVC 800, 100
Phụ gia ổn định, tự gia công
Cân, pha chế
Điện trên máy
Lập trình máy điều khiển tốc độ, nhiệt độ
Định hình chân không
Làm mát sản phẩm
In nhận sản phẩm
Cắt thành hình bán SP
Nong đầu, tạo khớp nối
Kiểm tra ngoại quan, trọng lượng, kích thước, cơ lý, phân loại SP
Nhập kho
Sấy trộn
ở các xí nghiệp và chi nhánh sản xuất kinh doanh theo chế độ công ty giao. Công ty thực hiện giao khoán doanh thu, lợi nhuận lao động, tiền lương cho các đơn vị thành viên. ở các xí nghiệp có các giám đốc, phó giám đốc, một bộ phận kinh tế một bộ phận kỹ thuật, các tổ sản xuất hoạt động theo sự chỉ đạo của các phòng chức năng.
2.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty VLXDBĐ
Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty nên bộ máy quản lý được tổ chức theo trụ sở làm việc. Mỗi xí nghiệp có bộ máy tổ chức riêng và chịu sự lãnh đạo của bộ máy lãnh đạo quản lý của công ty. Cơ cấu bộ máy lãnh đạo của công ty bao gồm: giám đốc, 3 phó giám đốc và 5 phòng quản lý nghiệp vụ.
Giám đốc
PGĐ
Kinh Tế
PGĐ kỹ thuật
Kỹ Thuật
PGĐ Kinh doanh tiếp thị
P. Hành chính tổng hợp
P. Kinh doanh
P. Kế hoạch thị trường
P. Kế toán tài chính
Phòng
Vật tư
Phòng
KCS
Chi Nhánh miền Nam
XN Xây Lắp Bưu Điện
XN Bê
Tông III
XN Bê
Tông II
XN nhựa Bưu điện
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chuyên môn hướng dẫn
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Trước năm 1995 Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện khi chưa đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ống nhựa thì sản phẩm chủ yếu của Công ty vẫn chủ yếu là các sản phẩm bê tông, doanh thu năm 1992 là 12 tỷ đồng, đến năm 1995 Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ống nhựa doanh thu của Công ty đã tăng lên 70 tỷ đồng gần gấp 5 lần năm 1992. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của Công ty thường xuyên đạt từ 5% đến 10%, lợi nhuận bình quân là 2,5% đến 3,5% tính trên doanh thu. Sự trưởng thành và phát triển của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu trong những năm gần đây:
Bảng1: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1. Doanh thu thuần
78.350.428.650
80.274.450.200
84.093.122.728
88.436.418.234
2. Tổng chi phí
75.084.805.051
76.802.923.292
80.421.201.842
84.536.385.968
3. Tổng LN trước thuế
3.265.623.599
3.471.526.908
3.671.920.886
3.900.032.266
4. Thuế TNDN
963.130.633
1.041.639.496
1.101.117.236
1.174.435.634
5. Lợi nhuận sau thuế
2.046.652.596
2.213.483.872
2.339.874.125
2.495.675.722
6. Thu nhập BQ
1.153.000
1.210.000
1.250.000
1.275.000
Đơn vị: đồng
Biểu 1: Doanh thu qua các năm
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy doanh thu năm 1999 là 78.350.428.650 đ đến năm 2000 doanh thu tăng lên là 80.274.450.200đ hơn năm 1999 gần 2 tỷ đồng tương đương với 2,5%. Năm 2001 doanh thu là 84.093.122.728đ so với năm 2001 tăng lên gần 4 tỷ đồng với tỷ lệ là 4,76% như thế tốc độ tăng trưởng năm 2001 cao hơn hẳn năm 2000. Năm 2002 tổng doanh thu là 88.436.418.234đ tăng 5,16% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước thể hiện hiệu quả của công ty.
Về chi phí: năm 1999 tổng chi phí là 75.084.805.051đ, đến năm 2000 là 76.802.923.292đ tăng 2,3%, năm 2001 là 80.421.201.842 tăng 4,71%, năm 2001 là 84.536.385.968 tăng lên 5,11% so với năm 2001. Việc chi phí tăng lên hàng năm là tất yếu bởi doanh thu cũng tăng lên hàng năm, nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm luôn cao hơn tỷ lệ tăng chi phí điều này đánh giá được hiệu quả tăng theo quy mô của công ty.
Các khoản đóng góp cho nhà nước trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản lớn nhất Công ty luôn thực hiện đầy đủ. Năm 1999 là 963.130.633đ đến năm 2002 là 1.174.435.634 tăng 21,9%. Cùng với việc tăng doanh thu, hàng năm Công ty đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng.
Tr.đ
1999 2000 2001 2002
2046.6
2213.5
2339.9
2495.7
0
500
1000
1500
2000
2500
Biểu 2: Lợi nhuận của công ty qua các năm
Lợi nhuận hàng năm của Công ty trên 2 tỷ đồng, năm 1999 là 2.064.652.596đ, đến năm 2001 là 2.495.675.722đ tăng 21,94%. Thu nhập của người lao động cũng không ngừng được cải thiện, năm 1999 là 1.153.000 đ, đến năm 2002 là 1.275.000 đ tăng10,6%. Công ty đã cố gắng tong bước nâng cao đời sống của công nhân góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
Với tốc độ phát triển cao liên tục Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện đã khẳng định được là một đơn vị có tiềm lực, có hiệu quả mặc dù thị trường không ít khó khăn. Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành đề ra, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân viên trong toàn Công ty.
II. Tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty
Tuy là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện lại có vốn lưu động chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty. Bởi vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm. Chúng ta phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình huy động và sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
- Do đặc điểm sản xuất của Công ty: sản phẩm nhựa HDPE và PVC (chiếm tới hơn 60% doanh số của Công ty) có tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm . Nguyên vật liệu chính cho các sản phẩm này là bột nhựa PVC và CaCO3 trong nước chưa sản xuất được mà Công ty phải nhập từ nước ngoài về. Hơn nữa giá cả của các loại nguyên vật liệu này phụ thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường thế giới do vậy Công ty thường phải tổ chức dự trữ nguyên vật liệu cho đủ sản xuất trong 20 ngày điều này ảnh hưởng tới chi phí cho dự trữ nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn tới vốn lưu động.
- Do đặc điểm kinh doanh của Công ty: phương thức bán hàng của Công ty chủ yếu là thông qua đấu thầu các hợp đồng. Nếu trong thời gian khối lượng các gói thầuđạt được lớn thì Công ty phải tăng cường sản xuất, thuê thêm lao động ngoài để đạt được đúng thời gian yêu cầu của hợp đồng. Ngược lại nếu trong thời gian nào đó số lượng các gói thầu không lớn thì Công ty có khối lượng công việc ít các khoản chi phí phát sinh sẽ giảm. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc huy động và sử dụng vốn lưu động.
- Do đặc điểm về thanh toán: khách hàng của Công ty chủ yếu là các khách hàng công nghiệp (khách hàng mua với số lượng lớn) do vậy giá trị của mỗi hợp đồng là rất lớn nên việc thanh toán giữa Công ty và khách hàng thường thông qua hình thức chuyển khoản là chủ yếu. Đặc điểm này ảnh hưởng tới việc dự trữ tiền mặt trong quỹ tiền mặt của Công ty. Các ngân hàng là tổ chức trung gian giữa Công ty với khách hàng và các nhà cung ứng. Bởi vậy Công ty dễ dàng hơn trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các nguồn hình thành vốn của Công ty: Do nguồn vốn từ ngân sách cấp cho Công ty và sự hỗ trợ vốn từ Tổng Công ty hạn chế và không thay đổi nhiều nên Công ty phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau như từ bản thân Công ty, từ các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2. Tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây.
Kết quả kinh doanh là sự quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ làm tăng cơ hội kinh doanh, tăng uy tín của doanh nghiệp; còn nếu lợi nhuận thấp hoặc lỗ thì sẽ phải thu hẹp sản xuất, nếu thua lỗ trong thời gian dài sẽ dẫn tới phá sản doanh nghiệp. Bởi vậy kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng tại Công ty. Do đó để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty ta cần nghiên cứu kết quả kinh doanh của công ty.
Bảng 2: Các nguồn hình thành vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền (đồng)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (đồng)
Tỷ lệ (%)
1. Nguồn ngân sách
2.561.279.034
9,63
2.561.279.034
11,45
2. Nguồn tự bổ sung
4.055.556.807
15,25
4.055.556.807
18,14
3. Vốn trong thanh toán
8.301.349.788
31,21
7.878.029.692
35,23
4. Vốn tín dụng
11.679.342.672
43,91
7.866.848.838
35,18
Tổng vốn lưu động
26.598.365.231
100
22.361.707.892
100
Vốn tín dụng
Nguồn ngân sách
Nguồn tự bổ sung
Vốn trong thanh toán
Biểu 3: Cơ cấu vốn lưu động năm 2001
31.21%
15.25%
9.63%
43.91%
11.45%
18.14%
35.23%
35.18%
Vốn ngân sách
Vốn tự bổ sung
Vốn trong thanh toán
Vốn tín dụng
Biểu 4: Cơ cấu vốn lưu động năm 2002
Qua bảng trên cho thấy tổng vốn lưu động của Công ty năm 2002 giảm 4.327.294.000 đồng tương đương với 15,93%. Việc giảm vốn lưu động không có nghĩa là quy mô kinh doanh của Công ty giảm chúng ta thấy doanh thu của Công ty vẫn tăng năm 2002 có nghĩa là Công ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn năm 2001
Trong nguồn hình thành vốn lưu động của công ty ta thấy nguồn vốn huy động từ bên ngoài (bao gồm vốn trong thanh toán và vốn tín dụng) là chiếm tỷ lệ lớn hơn. Vốn trong thanh toán chiếm tỷ lệ 31,21 % năm 2001 và 35,23 % năm 2002, vốn tín dụng (bao gồm cả vốn huy đông từ cán bộ công nhân viên) chiếm tỷ lệ 43,91% và 35,18 % năm 2001 và 2002. Năm 2002 vốn trong thanh toán của công ty tăng chứng tỏ công ty đã làm chưa tốt công tác thu hồi nợ.
Trong nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty thì vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn tổng công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: Vốn tự bổ sung chỉ chiêm 18,14% còn vốn ngân sách cấp chỉ chiếm 11,45 %. Mặc dù chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng sự ổn định của hai nguồn này phản ánh sự an toàn hơn trong sử dụng vốn
Hai nguồn vốn nội lực của Công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ vì vậy để đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cần phải huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Năm 2002 vốn lưu động được huy động từ các nguồn khác nhau giảm 4.237294333đ tương đương với 15,93 % tuy nhiên doanh thu năm 2002 vẫn tăng hơn so với năm 2001 điều này chứng tỏ Công ty Công ty đã sử dụng có hiệu quả hơn vốn lưu động. Vốn nội lực của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ lại hầu như không tăng điều này làm cho Công ty phụ thuộc vào bên ngoài Công ty phải chú ý tới vấn đề này hơn
Trên đây là những phân tích cơ bản về tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty. Để đánh giá được một cách chính xác hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chúng ta đi vào phân tích vấn đề một cách cụ thể hơn.
3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Như trên đã phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá thuận lợi. Vốn lưu động năm 2002 giảm so với năm 2001. Tuy nhiên sự biến động này không nói lên được điều gì cụ thể cả. Để có cái nhìn cụ thể hơn chúng ta xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thông qua một số chỉ tiêu. Do tính tạm thời của vốn lưu động trong phân tích sau đây chúng ta tính vốn lưu động của Công ty theo công thức:
VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm
Vốn LĐBQ năm = ————————————————
2
3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được phản ánh bằng tập hợp các chỉ tiêu:
Bảng 3: Tốc độ chu chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu
2001
2002
Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
84.093.122.728
88.436.418.234
4.343.295.596
2. VLĐ bình quân
27.090.400.720
24.479.718.036,5
-2.610.282.656,5
3. Số vòng quay VLĐ
3,104
3,612
0,508
4. Số ngày lưu chuyển
116
100
-16
5. Hệ số đảm nhiệm vốn
0,322
0,227
-0,045
Đơn vị: đồng
3.1.1. Vòng quay vốn lưu động
Kết quả tính toán trên cho thấy, hệ số luân chuyển vốn lưu động (vòng quay vốn lưu động) của Công ty tăng đều qua các năm. Năm 2001 là 3,14 vòng đến năm 2002 là 3,612 vòng. Như vậy, chỉ tiêu này cho biết năm 2002 vốn lưu động của Công ty luân chuyển được 3,612 vòng tăng 0.508 vòng so với năm 2001. Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu thuần và vốn lưu động binh quân. Chúng ta xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đối với tốc độ luân chuyển vl.
- ảnh hưởng của doanh thu thuần: nếu giả sử vốn lưu động bình quân không đổi doanh thu thuần sẽ gây ra sự thay đổi:
88.436.418.234 84.093.122.728
TĐ1 = ————————— - —————————— = 0,177
27.090.400.720 27.090.400.720
- ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân: nếu doanh thu thuần không thay đổi vốn lưu động bình quân thay đổi ta sẽ có:
84.093.122.728 84.093.122.728
TĐ2 = ————————— - —————————— = 0,331
24.479.718.063 27.090.400.720
Tổng hợp hai sự thay đổi trên ta có
TĐ = TĐ1 + TĐ2 = 0,160 + 0,331 = 0,491
Nhìn vào ta thấy: sự tăng lên của Doanh thu thuần làm cho vòng quay vốn lưu động tăng 0,177 vòng, còn sự giảm đi của vốn lưu động bình quân làm cho vòng quay vốn lưu động tăng lên 0,311 vòng. Như vậy sự thay đổi của doanh thu thuần gây ảnh hưởng ít hơn so với sự thay đổi do vốn lưu động bình quân giảm
Tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước đạt được điều này là do doanh thu thuần năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 và vốn lưu động bình quân năm 2002 giảm đi so với năm 2001
3.1.2. Thời gian luân chuyển vốn lưu động
Thời gian luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu có quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số luân chuyển vốn lưu động mà chúng ta vừa nghiên cứu. Có nghĩa là thời gian luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp. Chúng ta xem xét điều này trên thực tế có ngược lại với chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động hay không.
Nhìn vào bảng 3 ta thấy: năm 2001 số ngày luân chuyển vốn lưu động năm 2001 là 116 ngày và năm 2002 là 110 ngày. Như vậy năm 2002 số ngày luân chuyển vốn lưu động của Công ty đã giảm đi điều này chứng tỏ rằng trong một năm vốn lưu động của Công ty sẽ luân chuyển được nhiều hơn điều này phù hơp với những phân tích về vòng quay vốn lưu động. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này như đã phân tích ở trên là do sự thay đổi của doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân như đã phân tích ở trên
3.1.3. Hệ số đảm nhiêm vốn lưu động
Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động. Hệ số này được tính theo công thức:
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm VLĐ = ————————————————
Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói nên rằng để có một đồng doanh thu sinh ra thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao
Nhìn vào bảng 3 ta thấy năm 2001 cứ một đồng doanh thu thì cần 0,322 đồng vốn lưu động, đến năm 2002 thì một đồng doanh thu thuần sinh ra cần 0,227 đông vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động trong doanh thu năm 2002 giảm 0,045 đồng cho thấy một đồng doanh thu thuần tiết kiệm được 0,045 đồng vốn lưu động
Nhìn chung thông qua sự phân tích các chỉ tiêu chúng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty xét trên tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì năm 2002 cao hơn so với năm 2001. Tuy nhiên đó mới chỉ là xem xét trên góc độ luân chuyển vốn lưu động để có một nhận xét đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chúng ta cần phải xem xét tới các chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận do vốn lưu động mang lại. Đó là chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động
3.2. Sức sinh lời vốn lưu động
Sức sinh lời vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh khă năng sinh lời của vốn lưu động được sinh lời trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời VLĐ = ————————————————
Vốn lưu động bình quân
Bảng 4: Sức sinh lời của vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
1. LN trước thuế
3.440.991.361
3.670.111.365
229.120.004
2. VLĐ Bình quân
27.090.400.720
24.479.718.036,5
-2.610.628.656,5
3. Sức sinh lời
0,127
0,15
0,023
Đơn vị: đồng
Kết quả tính toán cho thấy chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động của Công ty. Năm 2001 một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,127 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2002 thì một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,15 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân cơ bản của sự tăng lên này là do sự tăng lên của lợi nhuận và sự giảm đi của vốn lưu động.
Sự tăng lên của lợi nhuận là do sự tăng lên của doanh thu thuần, còn sự giảm đi của vốn lưu động là do Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn
3.3. Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Bảng 5: Sức sản xuất chung của vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
84.093.122.728
88.436.418.234
4.343.295.596
2. VLĐ đầu năm
27.582.436.210
26.598.365.230
-984.070.980
3. VLĐ cuối năm
26.598.365.230
22.361.070.097
-4.237.294.333
4. VLĐ bình quân
27.090.400.720
24.479.718.036,5
-2.610.682.656.5
5. Hệ số sức sản xuất
3,104
3,612
0,508
Đơn vị: đồng
Năm 2001 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 3,104 đồng doanh thu, năm 2002 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 3,612 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn lưu động vì mặc dù vốn lưu động bình quân năm 2002 giảm so với năm 2001 nhưng hệ số sức sản xuất vẫn tăng 0,508
3.4. Chỉ tiêu tiết kiệm vốn lưu động
+Năm 2002 Công ty đạt được doanh thu 88.436.418.234 đ với 3,612 vòng quay. Nếu số vòng quay vốn lưu động vẫn như năm 2001 thì số vốn lưu động cần có là: 88.436.418.234 : 3,104 = 28.491.114.053 (đ)
Vậy Công ty đã tiết kiệm tương đối một lượng vốn là:
28.491.114.053 – 27.090.400.720 = 1.400.713.333 (đ)
Đây là lượng vốn lưu động không cần bỏ thêm mà quy mô sản xuất vẫn tăng do tăng vòng quay vốn lưu động
+ Nếu năm 2001 công ty đạt được số vòng quay vốn là3,612 thì số vốn lưu động cần có là 84.093.122.728 : 3,612 = 23.281.595.514 (đ)
Công ty đã tiết kiệm được tuyệt đối một lượng vốn lưu động là:
27.090.400.720 - 23.281.595.514 = 3.808.805.206 (đ)
Đây là lượng vốn lưu động được rút ra do tăng nhanh vòng quay vốn mà vẫn sản xuất theo quy mô cũ
3.5. Tình hình dự trữ tài sản lưu động
Bảng 6: Tình hình dự trữ tài sản lưu động năm 2002
Chỉ tiêu
Đầu năm 2002
Cuối năm 2002
Chênh lệch
Số tiền(đ)
Tỷ lệ(%)
Số tiền(đ)
Tỷ lệ(%)
Số tiền(đ)
Tỷ lệ(%)
1. NVL tồn kho
2.581.785.414
44,37
3.593.945.510
54,24
1.012.160.096
39,20
2. CCDC tồn kho
113.817.675
1,9
185.293.448
2,32
71.475.773
62,80
3. Thành phẩm
1.973.998.500
33,92
2.282.311.315
28,63
308.312.815
15,62
4.CPSXKD DD
1.398.583.410
17,54
1.398.583.401
5. Hàng gửi bán
1.149.610.500
19,75
511.728.800
6,43
-637.881.700
-55,49
Cộng
5.819.212.089
100
7.971.862.474
100
2.152.650.385
36,99
Qua bảng trên ta thấy dự trữ về nguyên vật liệu cuối năm tăng so với đầu năm 1.012.160.096 đ (39,2%) là phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty, vì tổng giá trị sản lượng năm 2002 tăng 13% so với năm 2001. Do vậy, dự trữ như vậy là phù hợp, đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục.
Công cụ dụng cụ tồn kho cuối năm lớn hơn so với đầu năm 71.475.733 đ (hay tăng 62,8%). Việc tăng dự trữ về công cụ dụng cụ là phù hợp với việc tăng quy mô sản xuất vì lượng công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá thành công cụ dụng cụ.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối năm 1.398.583.401đ (đầu năm không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) là do các công trình xây dựng (sản phẩm của đơn vị xây dựng) trong năm 2001 chưa hoàn thành.
Qua đó, cho thấy việc dự trữ cho sản xuất của Công ty là phù hợp với quy mô sản xuất được mở rộng. Điều đó cũng cho thấy quan hệ với bạn hàng của Công ty cũng như khả năng tiếp cận thị trường là rất tốt.
Thành phẩm tồn kho cuối năm tăng 308.312.815đ (15,62%) so với đầu năm có thể là do tình hình tiêu thụ sản phẩm không được tốt
4. Tình hình tổ chức cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu
Vật tư của Công ty do phòng vật tư và nhân viên làm việc tại kho chịu trách nhiệm quản lý. Công ty có một kho nguyên vật liệu chính và một kho công cụ dụng cụ
ã Tình hình dự trữ nguyên vật liệu tại Công ty: phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo, chu kỳ cung ứng và định mức kỹ thuật của các sản phẩm để lập định mức dự trữ vật tư. Căn cứ vào số lượng vật tư tồn kho trong kỳ xác định mức dự trữ thực tế
Bảng7: Tình hình dự trữ nguyên vật liệu CCDC năm 2002
Chỉ tiêu
Dự trữ theo định mức (đ)
Dự trữ thực tế(đ)
Tỷ lệ thực hiện %
1. NVL chính
2.924.387.304
3.070.579.219
105
2. NVL phụ
195.145.591
205.742.871
105
3. Phụ tùng thay thế
194.024.442
201.785.420
104
4. Phế liệu
144.673.267
115.820.000
101
5. CCDC
181.660.243
185.293.484
102
Cộng
3.610.681.847
3.779.238.958
Qua bảng trên cho thấy tình hình dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty tương đối sát với định mức kỹ thuật do Công ty xây dựng. Do vậy đảm bảo nguyên vật liệu cho kỳ sản xuất sau đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn trong dự trữ quá nhiều. Việc thực hiện việc dự trữ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tương đối tốt cuối năm 2002 đảm bảo đầy đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vào đầu năm 2003. Ngoài ra Công ty còn xây dựng cho mình mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại sản phẩm. Vật liệu có trong kho phải đảm bảo cho sản xuất trong 15 ngày đối với nguyên vật liệu sản xuất trong nước và 30 ngày cho nguyên vật liệu nhập ngoại
ã Tình hình cung ứng vật tư: việc tổ chức, cung ứng vật tư tại Công ty luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng tiến độ sản xuất, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo, mức tồn đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch, phòng vật tư lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Về phương thức mua: nếu lô hàng mua với số lượng lớn Công ty tổ chức đấu thầu, còn với lô hàng có giá trị nhỏ Công ty giao cho phòng vật tư
Bảng 8: tình hình thực hiện, cung ứng nguyên vật liệu CCDC 2002
Chỉ tiêu
Kế hoạch(đ)
Thực hiện (đ)
Tỷ lệ thực hiện %
1. Nguyên vật liệu chính
46.858.158.957
47.326.740.546
101
2. Nguyên vật liệu phụ
3.141.850.659
3.297.943.191
105
3. Nhiên liệu động lực
1.773.131.356
1.778.450.750
100,3
4. Phụ tùng thay thế
1.267.764.301
1.280.441.944
101
5. Công cụ dụng cụ
1.433.124.862
1.440.290.468
100,5
Cộng
54.474.030.135
55.123.866.917
Qua bảng trên cho thấy tình hình cung ứng vật tư năm 2002 được thực hiện tốt so với kế hoạch vượt không đáng kể từ 0,3% đến 1%. Do vậy, việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là đầy đủ và kịp thời tiến độ sản xuất. Điều này cũng góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận của Công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36753.doc