I. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 1
1. Khái niệm vốn lưu động 1
2. Đặc điểm của vốn lưu động. 1
II. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 2
1. Phân loại theo hình thái biểu hiện 2
2. Phân loại theo vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh 2
3. Phân loại theo nguồn hình thành 3
4. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn 3
5. Phân loại theo phạm vi huy động 3
III. Phương pháp xác định vốn lưu động 4
1. Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ 4
2. Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐ 5
2.1. Trường hợp đơn giản 5
2.2. Trường hợp điều chỉnh 5
IV. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
1. Khái quát về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 6
2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. 6
2.1. Số vòng quay VLĐ ( hiệu suất sử dụng VLĐ ) 6
2.2. Kỳ luân chuyển VLĐ 7
2.3. Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ 7
2.4. Mức đảm nhiệm VLĐ 8
2.5. Hệ số sinh lời VLĐ 8
2.6. Vòng quay hàng tồn kho 8
2.7. Kỳ thu tiền bình quân 8
2.8. Khả năng thanh toán hiện thời 8
2.9. Khả năng thanh toán nhanh 9
42 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uống sẽ làm cho hàng hoá của doanh gnhiệp khó tiêu thụ tồn đọng gây ứ đọng vốn. Ngoài ra còn có các nhân tố khác như mức độ cạnh tranh trên thị trường, thiên tai...
Đ Nhân tố chủ quan: là những nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo hướng có lợi cho mình.
- Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VLĐ của mình là kết quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh VLĐ sử dụng hiệu quả hay không quả.
- Chất lượng công tác quản lý VLĐ cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Bởi vì công tác quản lý VLĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hay lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt đồng thời cũng xác định được 1 lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn.
4. Bảo toàn vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh không tránh khỏi những rủi do bất ngờ xảy ra gây thiệt hại đến tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Những rủi do đó có thể do những nhân tố khách quan mang lại như đã trình bày ở phần 3.2 trên. Để phòng ngừa những rủi do đó và đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì lượng VLĐ tối thiểu, thường xuyên, cần thiết.
Muốn vậy hàng năm doanh nghiệp phải có những biện pháp bảo toàn và phát triển VLĐ. Cũng như vốn cố định, bảo toàn được VLĐ có nghĩa là bảo toàn được giá trị thực của vốn hay nói cách khác đi là bảo toàn được sức mua của đồng vốn không bị giảm sút so với ban đầu. Điều này thể hiện qua khả năng mua sắm TSLĐ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu tài chính như vòng quay toàn bộ VLĐ, hiệu suất sử dụng VLĐ, hệ số nợ để người quản lý có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi.
Ngoài ra hàng năm doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng tài chính như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi nhằm bảo toàn vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. Nguồn hình thành quỹ dự phòng được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của doanh nghiệp.
Chương 2:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng VLĐ tại công ty cổ phần chế tạothiết bị điện Đông Anh
I. Tổng quan về công ty cổ phần chế tạo thết bị điện Đông Anh.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh (CTCPCTTBĐ ĐA) tên giao dịch quốc tế EEMC (Electrical manufacturing joint stock company).
Địa chỉ: Tổ 26 thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh thành phố Hà Nội.
Tel:(84)048833781 –8833779. Fax:(84)-048833113
Email: EEMC.com.vn
Số tài khoản 710A-002 được mở tại ngân hàng Công thương Đông Anh.
Ngày 26/3 năm 1971 nhà máy sửa chữa thiết bị điện được thành lập theo quyết định số 88/NCQLKT của bộ điện than (nay là bộ công nghiệp) trực thuộc công ty sản xuất thiết bị điện -tổng công ty Điện lực Việt Nam. Nhà máy là 1 trong những lá cờ đầu của công ty thực hiện việc hạch toán tập trung.
Năm 1988 nhà máy tách khỏi công ty tiến hành hạch toán độc lập và lấy tên là nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
Đến năm 2005 nhà máy chế tạo thiết bị điện chuyển đổi và lấy tên là công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 816 người
- Kỹ sư: 190 người
- Công nhân kỹ thuật bậc cao: 520 người
- Nhà xưởng: 34.000 mét vuông
- Mặt bằng: 112.000 mét vuông.
Với số vốn 51% của nhà nước và 49% của cán bộ công nhân viên đóng góp, công ty thực hiện việc hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm bảo toàn và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
Công ty có các chức năng và nhiệm vụ như sau:
Đ Về hoạt động sản xuất:
+ Sản xuất máy biến áp truyền tải có công suất đến 250.000KVA có điện áp đến 220 KV.
+ Sản xuất máy biến áp phân phối và trung gian điện áp đến 35KV.
+ Sản xuất máy biến áp khô công suất đến 5600 KVA, điện áp đến 35 KV.
+ Sản xuất biến dòng, biến điện áp 6 – 110 KV.
+ Sản xuất cầu chì tự rơi điện áp đến 6 – 35 KV
+ Sản xuất cầu dao cách ly trong nhà, ngoài trời có điện áp đến 6 – 110KV, máy cắt phụ tải đến 35KV.
+ Sản xuất các loại tủ bảng điện: Tủ phân phối 0,4KV, tủ ki ốt, tủ điều khiển đo lường - bảo vệ cho các công trình đến 220KV.
+Sản xuất sản phẩm về đồng: dây điện từ tiết diện tròn và chữ nhật, có bọc giấy hoặc để trần tiết diện đến 120mm vuông, các loại đồng thanh cái, đồng lá.
+ Sản xuất cáp nhôm trần, cáp thép các loại có tiết diện đến 700mm vuông.
+ Sản xuất thiết bị trọn bộ trạm thuỷ điện nhỏ có công suất đến 60.000KW.
+ Sản xuất các sản phẩm cơ khí – kết cấu thép.
Đ Về hoạt động dịch vụ kỹ thuật
+ Sữa chữa máy biến áp các loại điện áp đến 500KV
+ Sửa chữa động cơ, máy phát và các thiết bị điện khác
+ Xây lắp các công trình điện đến 220KV và các công trình công nghiệp.
+ Trung tâm thử nghiệm cao áp: thử nghiệm các loại vật liệu, thiết bị kỹ thuật điện có cấp điện áp đến 500KV.
+ Vận tải, cho thuê kho bãi.
+ Cung cấp và lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị trọn bộ các trạm thuỷ điện nhỏ công suất đến 200.000KW.
Đ Về hoạt động kinh doanh
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại thiết bị điện đến 500KV.
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại vật tư công nghiệp khác.
3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, tiến hành tổ chức quản lý theo hệ trực tuyến, chức năng phù hợp với quy mô sản xuất cũng như chức năng và nhiệm vụ của công ty. Đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị, tiếp đó là Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc có 1 phó giám đốc kĩ thuật, 1 phó Giám đốc phụ trách về kinh doanh chịu trách nhiệm về từng mặt hoạt động của công ty.
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý của công ty
Chủ tịch HĐQT
Ban kiểm soát
Giám đốc
P.GĐ Kinh doanh
P.GĐ kỹ thuật
Phòng kỹ thuật
Phòng cơ điện
Phòng KCS
Khối phân xưởng sản xuất
Phòng tổ chức lao động
Phòng hành chính y tế
Phòng thanh tra, bảo vệ
Nghành đời sống
Phòng kế hoạch điều độ
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư
Đ Chức năng, nhiệm vụ
ã Chủ tịch hội đồng quản trị: Do đại hội cổ đông bầu ra. Là đại diện pháp nhân của công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước tất cả cán bộ công nhân viên công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị điều hành mọi hoạt động phát triển của công ty và là người có quyền cao nhất công ty.
- Ban kiểm soát: thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao, giám sát mọi hoạt động của công ty.
ã Giám đốc công ty: Do chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm. Là đại diện pháp nhân của công ty. Trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước hội đồng quản trị.
ã Phó giám đốc kĩ thuật: Do giám đốc công ty bổ nhiệm. Là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất gồm các phòng ban như: Phòng kĩ thuật, phòng KCS, phòng cơ điện, khối phân xưởng sản xuất.
ã Phó giám đốc kinh doanh: Do giám đốc công ty bổ nhiệm. Phó giám đốc kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động, quản lý và điều hành của khối kinh tế gồm các phòng ban như: phòng kế hoạch điều độ, phòng vật tư, phòng tài chính kế toán.
Giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng, giữa các phòng ban và các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau đảm bảo sự ăn khớp nhịp nhàng trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Ngoài ra giúp việc cho giám đốc còn có các hội đồng như: Hội đồng đánh giá, hội đồng thi đua, hội đồng đào tạo - nâng bậc, hội đồng xét kỷ luật và khen thưởng...
+ Phòng hành chính - y tế: Quản lý các hoạt động hành chính và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Phòng tổ chức lao động: theo dõi và thực hiện chế độ, chính sách về lao động, tiền lương và BHXH. Xác định định mức lao động, định mức đơn giá và tiền lương.
+ Ban thanh tra, bảo vệ
+ Nghành đời sống: phục vụ chế độ ăn ca và chế độ bồi dưỡng độc hại cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.
+ Phòng kĩ thuật
+ Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng
+ Phòng cơ điện: quản lý hệ thống điện nước và các máy móc thiết bị.
+ Khối phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
+ Phòng kế hoạch điều độ: làm công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, maketing bán hàng.
+ Phòng vật tư: Đảm bảo nhu cầu về NVL, thu nhận và bảo quản vật tư giao dịch để mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
+ Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện hạch toán kinh tế trong toàn công ty, tham mưu đắc lực cho GĐ trong việc quản lý chi tiêu, tài sản, vật tư, tiền vốn của toàn công ty.
4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
4.1. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung.Toàn bộ các công tác kế toán của công ty đều tập trung tại phòng tài chính kế toán. Dưới các phân xưởng chỉ bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, hạch toán ban đầu thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính kế toán.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có quan hệ trực tiếp với ngân hàng vừa hạch toán tổng hợp vừa hạch toán chi tiết.
4.2. Nhiệm vụ, chức năng của các cán bộ và nhân viên kế toán.
- Trưởng phòng kế toán: chỉ đạo, đôn đốc, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Quản lý và kiểm tra toàn bộ công việc hạch toán của các nhân viên trong phòng, là tham mưu đắc lực cho giám đốc trong việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả trong công tác sản xuất kinh doanh...
- KT tổng hợp: Thay mặt KT trưởng giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng, phụ trách toàn bộ công tác kế toán đồng thời còn kiêm kế toán tổng hợp. Là tham mưu cho kế toán trưởng trong mọi lĩnh vực, theo dõi các quỹ.
- KT tiền mặt: Hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi quỹ tiền mặt. Theo dõi cho vay tạm ứng, thanh quyết toán hợp đồng khoán nội bộ và các khoản phải thu phải trả khác. Theo dõi và lập kế hoạch thu chi tiền mặt.
- KT tiền gửi Ngân hàng: Hàng tháng phải lập kế hoạch chi tiêu bằng TGNH và vay vốn tín dụng của ngân hàng. Hàng ngày căn cứ báo chi séc của nhân viên tiếp liệu chuyển đến nếu thấy hợp lệ thì phát hành séc, nếu khách hàng mua hàng trả bằng séc thì kiểm tra, thu nhận và làm thủ tục nộp séc...
- KT tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảmTSCĐ và khấu hao TSCĐ của công ty. Hàng năm căn cứ vào các chế độ, chính sách kế toán tài chính lựa chọn pháp khấu hao TSCĐ thích hợp, lập kế hoạch khấu hao, thanh lý và mua sắm TSCĐ.
- KT tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ tính lương, BHXH và các khoản phải thu, phải trả của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- KT mua hàng: Theo dõi tình hình mua vật tư của công ty thông qua các chứng từ của bộ phận tiếp liệu, theo dõi tình hình thanh toán với người bán và thuế GTGT được khấu trừ. Đồng thời tham mưu cho KT trưởng trong việc lựa chọn nhà cung cấp có nhiều lợi thế nhất.
- KT nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho NVL và CCDC. Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi sổ song song.
- KT tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Cuối tháng căn cứ vào các bảng phân bổ như bảng phân bổ, các bảng kê, NKCT có liên quan...để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- KT thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, tổng hợp doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ, theo dõi chi tiết công nợ phải thu của khách hàng và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, giá vốn hàng bán, xác định kết quả kinh doanh.
- Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, quản lý tiền mặt tồn quỹ, đối chiếu số tồn thực tế tại quỹ với số dư trên sổ quỹ tiền mặt.
Đ Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty được sắp xếp như sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Trưởng phòng TCKT
Kế toán TH (Kiêm phó phòng TCKT)
Kế toán thanh toán tiền mặt
Kế toán thanh toán Ngân hàng
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiền lương và BHXH
KT mua hàng và thanh toán với người bán
KT nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
KT tập hợp CPSX và tính giá thành
KT thành phẩm và tiêu thụ
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê phân xưởng
4.3. Hình thức sổ kế toán của công ty
Đ Hình thức sổ kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chứng từ. Đây là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng.
Đ Phương pháp kế toán của công ty:
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng
- Kỳ hạch toán: tháng
- Niên độ kế toán: 01/01 đến 31/12 năm dương lịch
- Phương pháp tính thuế VAT: Phương pháp khấu trừ.
Trình tự ghi chép hình thức sổ KT được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ hình thức sổ kế toán của công ty
Chứng từ gốc
(2) (1)
(1)
Sổ(thẻ)KT chi tiết (3)
(2) Bảng phân bổ (4) Sổ quỹ
(4)
(5) (4)
Nhật kí chứng từ Bảng kê
(4) (6)
(6)
Bảng tổng hợp Sổ cái (7)
số liệu chi tiết (7)
(7)
Báo cáo tài chính
Ghi chú: ghi hàng ngày
ghi cuối tháng
đối chiếu
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào các NKCT hay bảng kê, bảng phân bổ liên quan.
Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa phản ánh trong bảng kê, NKCT thì đồng thời ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết làm căn cứ ghi vào NKCT.
(3) Chứng từ liên quan đến thu chi được ghi vào bảng kê, NKCT liên quan.
(4) Cuối tháng cân cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, NKCT liên quan rồi từ các NKCT ghi vào sổ cái.
(5) Căn cứ vào các sổ thẻ KT chi tiết, kế toán lập các bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
(6) Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các NKCT với nhau, giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
(7) Căn cứ vào số liệu từ NKCT, bảng kê, sổ tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính.
II. Thực trạng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng VLĐ tại công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
1.1. Cơ cấu vốn kinh doanh
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng trước hết ta đi nghiên cứu về vốn và nguồn vốn của công ty.
Bảng 01: Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
B_01 Đv: tr đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/06
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
A
Tài sản
303.223
100
340.218
100
36.995
12,2
1
Tài sản lưu động
241.330
79,6
282.697
83,1
41.367
17,14
2
Tài sản cố định
61.893
20,4
57.521
16,9
-4.372
-7,06
B
Nguồn vốn
303.223
100
340.218
100
36.995
12,2
1
Nợ phải trả
225.019
74,2
247.923
72,9
22.904
10,17
- Nợ ngắn hạn
207.136
92
232.358
93,7
25.222
12,17
- Nợ dài hạn
17.883
8
15.574
6,3
-2.309
-12,9
2
Vốn chủ sở hữu
78.204
25,8
92.286
27,1
14.082
18
- Vốn ban đầu
72.673
92,9
80.178
86,9
7.505
10,32
- Vốn bổ sung
4.161
5,3
9.535
10,3
5.374
129,1
- Nguồn kinh phí, quỹ khác
1.370
1,8
2.573
2,8
1.203
87,8
Nguồn số liệu: Do phòng tài chính – kế toán công ty CPCTTBĐ Đông Anh cung cấp
Nhìn vào số liệu bảng 01 (B_01) cơ cấu vốn và nguồn vốn ta thấy trong 2 năm gần đây tài sản lưu động chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Cụ thể là năm 2006 là 241.330tr chiếm 79,6% và năm 2007 là 282.697tr chiếm tới 83,1%. Năm 2007 TSLĐ tăng 41.367tr tuơng ứng với tỷ lệ tăng 17,14% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty năm sau được mở rộng hơn năm trước.
Ngược lại với TSLĐ thì TSCĐ năm 2007 lại giảm 4.372 tr đồng tương ứng với tỉ lệ giảm là -7,06% so với năm 2006. Nguyên nhân của vấn đề này là do TSCĐ bị hao mòn hữu hình, trong khi đó năm 2007 công ty chưa đầu tư đổi mới TSCĐ. Như vậy ta thấy VLĐ của công ty tăng 41.367tr còn vốn cố định giảm 4.372tr đồng.
1.2. Cơ cấu nguồn vốn
Qua bảng số liệu B_01 ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên trong năm 2007. Cụ thể là năm 2006 là 303.223tr và năm 2007 là 340.218tr, tương ứng với tỉ lệ tăng là12,2%/ năm. Trong đó nợ phải trả chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 nợ phải trả là 225.019tr chiếm tỉ trọng 74,2% tổng nguồn vốn của công ty và năm 2007 là 247.932 tr tương ứng với tỉ trọng 72,9%. Tỷ trọng nợ phải trả năm 2007 giảm 1,3% so với năm 2006 trong tổng nguồn vốn nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2007 lại tăng thêm 1,7% trong nợ phải trả. Tuy tỷ trọng nợ phải trả năm 2007 giảm hơn năm 2006 nhưng tốc độ năm 2007 vẫn tăng hơn năm 2006 là 22.904tr tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,17%. Trong đó nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn là nguồn vốn vay phải trả lãi, trong thời gian ngắn nếu sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến rủi do cao với công ty vì vậy công ty cần cố gắng giảm khoản mục này xuống thấp hơn nữa.
- Vốn chủ sở hữu: Là 1 công ty cổ phần với số vốn 51% của nhà nước và 49% của cán bộ công nhân viên đóng góp, tuy vậy nhưng trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm 1 tỷ trọng khá khiêm tốn năm 2006 là 78.204tr chiếm tỷ trọng 25,8% và năm 2007 là 92.286tr chiếm tỷ trọng 27,1%.Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty là thấp. ý thức được điều này nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2007 có tăng thêm 14.082tr tương ứng với tỷ lệ tăng là 18% so với năm 2006 và tăng 1,3% trong tổng nguồn vốn nhưng công ty cần thiết phải tăng tỷ trọng này hơn nữa để chủ động hơn trong việc sử dụng và định đoạt quá trình sử dụng vốn cũng như quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
B_02: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 và 2007.
B_02 Đv: tr đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007/2006
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1
Tổng doanh thu
424.224
529.333
105.109
24,77
2
Các khoản giảm trừ
1.000
1.250
250
25
3
Doanh thu thuần (1-2)
423.224
528.083
104.859
24,77
4
Giá vốn hàng bán
288.963
469.280
180.317
62,4
5
Lợi nhuận gộp (3-4)
134.261
58.803
-75.458
-56,2
6
Doanh thu tài chính
2.135
4.264
2.129
99,7
7
Chi tài chính
4.780
6.940
2.160
45,19
8
Chi phí bán hàng
17.532
9.332
-8.200
-46,77
9
Chi phí quản lý DN
16.160
16.532
372
2,3
10
Lợi nhuận từ HĐSXKD và TC{(5+6)-(7+8+9)]
97.924
30.263
-67.661
-68,4
11
Thu từ hoạt động khác
3.100
6.396
3.296
106,3
12
Chi hoạt động khác
500
2.100
1.600
320
13
Lợi nhuận khác
1.100
4.296
3.196
290,5
14
LN trước thuế (10+13)
99.024
34.559
-62.459
-64,46
15
Thuế thu nhập DN
27.727
9.676
-17.489
-64,37
16
LN sau thuế (14 - 15)
71.297
24.883
-46.414
-65,1
17
Nộp ngân sách
15.863
7.838
-8.025
-50,5
18
Thu nhập BQ đầu người
2,7
2,9
0,2
7,4
Nguồn số liệu: Do phòng tài chính - kế toán công ty CPCTTBĐ Đông Anh cung cấp
Năm 2007 doanh thu thuần của công ty là 528.083 tr đồng tăng 104.859tr tương ứng với tỷ lệ tăng 24,77% so với năm 2006. Doanh thu tăng mạnh là 1 dấu hiệu đáng mừng của công ty báo hiệu lợi nhuận gộp cũng sẽ tăng cao. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan mà giá vốn hàng bán của công ty tăng tỷ lệ quá cao là 62,4% và tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tôc độ tăng của DTT (62,4>24,77) vì thế mà lợi nhuận gộp của công ty không những không tăng mà còn bị giảm mạnh là 56,2% năm 2007. Giá vốn hàng bán tăng do nhiều nhân tố nhưng yếu tố tác động mạnh nhất là giá cả của các yếu tố đầu vào không ổn định và có xu hướng ngày càng tăng lên. Bên cạnh giá vốn hàng bán tăng thì công ty đã chủ động giảm các khoản chi phí khác liên quan như chi phí bán hàng(giảm 46,77%). Chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp là 2,3% nhỏ hơn tốc độ tăng của DTT là 24,77%. Đây quả thật là 1 dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự quan tâm chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty trong việc giảm thiểu các chi phí đầu vào góp phần hạn chế tốc độ giảm của lợi nhuận. Tuy nhiên do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán còn quá cao so với doanh thu thuần(tăng sấp xỉ 3 lần) nên lợi nhuận giảm là 1 điều không tránh khỏi do vậy công ty nên tìm mọi biện pháp để giảm giá vốn hàng bán cho tương xứng với doanh thu thuần hơn nữa để tối đa hoá lợi nhuận của công ty.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.129tr tương ứng với tỷ lệ tăng 99,7%. Bên cạnh đó thì chi hoạt động tài chính của công ty năm 2007 cũng tăng 45,19%, trong đó tất cả chi phí tài chính đều là chi phí về trả lãi tiền vay ngân hàng. Vì vậy mà doanh thu từ hoạt động SXKD và tài chính cũng giảm mạnh theo, giảm tới 68,4%. Cụ thể là lợi nhuận từ hoạt động SXKD và tài chính năm 2006 đạt 97.924 tr thì năm 2007 chỉ đạt 30.263 tr đồng. Do các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính đều giảm nên tổng lợi nhuận trước thuế cũng giảm theo. Thu nhập bình quân của công nhân viên tăng lên khá cao, từ 2,7tr/ năm năm 2006 lên 2,9tr/ năm năm 2007.
3. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
3.1.Cơ cấu VLĐ của công ty.
B_03 ĐV: tr đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/06
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỉ lệ
(%)
Tài sản
A
Vốn lưu động
241.330
100
282.697
100
41.367
17,14
I
Vốn bằng tiền
16.700
6,91
19.428
6,87
2.728
16,3
1
Tiền mặt tại quỹ
3.498
21
4.657
24
1.159
33,13
2
Tiền gửi NH
13.202
79
14.771
76
1.569
11,88
II
Các khoản phải thu
63.162
26,17
88.625
31,3
5.463
40,3
1
Phải thu của KH
51.881
82,1
71.413
80,6
9.532
37,6
2
Phải thu các khoản tạm ứng
7.372
11,7
10.618
12
3.246
44,03
3
Thuế GTGT được khấu trừ
1.589
2,51
2.371
2,67
782
49,2
4
Phải thu nội bộ
1.850
2,92
3.304
3,7
1.454
78,6
5
Các khoản phải thu khác
470
0,74
919
1,03
449
95,5
III
Hàng tồn kho
159.450
66,07
171.540
60,7
1.209
0,75
1
NL, VL tồn kho
84.246
52,8
89.770
52,3
5.524
6,5
2
CC, DC tồn kho
978
0,61
1.065
0,62
87
8,9
3
Chi phí sản xuất, KD dở dang
18.822
11,8
21.758
12,7
2.936
15,6
4
Thành phẩm
53.735
33,7
56.211
32,8
2.476
4,6
5
Hàng hoá
603
0,37
874
0,5
271
45
6
Hàng gửi đi bán
702
0,44
1.362
0,8
660
94
IV
Tài sản LĐ khác
2.382
0,98
3.604
1,97
1.222
51,3
Nguồn số liệu: Do phòng tài chính - kế toán công ty CPCTTBĐ Đông Anh cung cấp
Từ bảng số liệu trên (B_03) ta thấy VLĐ của năm 2007 tăng 41.367 tr đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 17,14%. VLĐ lớn sẽ là 1 điểm rất lợi thế đối với công ty vì VLĐ lớn thì công ty sẽ rất thuận lợi trong khả năng thanh toán nhanh. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là HTK và các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ. Cụ thể HTK năm 2006 là 159.450tr chiếm 66,07% trong tổng số VLĐ. Năm 2007 HTK tăng lên là 171.540tr tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,75%. Tuy nhiên ta thấy năm 2007 HTK chỉ tăng lên về con số tuyệt đối là 171.540tr nhưng tỷ trọng trong tổng VLĐ có xu hướng giảm xuống còn 60,7%. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu và thành phẩm. Qua đó ta có thể thấy rằng công tác quản lý HTK của công ty đã được chú trọng và thực hiện tốt hơn, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng VLĐ.
Các khoản phải thu là bộ phận cấu thành VLĐ của công ty và nó chiếm tỷ trọng thứ 2 (26,17% năm 2006 và 31,3% năm 2007) trong cơ cấu VLĐ sau HTK. Các khoản phải thu càng lớn đồng nghĩa với việc vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng càng nhiều. Nhìn vào số liệu bảng 3 ta thấy các khoản phải thu của công ty năm 2007 là 88.625tr tăng so với năm 2006 là 5.463tr tương ứng với tỷ lệ tăng 40,3%. So với các chỉ tiêu về tỷ lệ tăng của doanh thu, của VLĐ thì đây là 1 tỷ lệ khá cao. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ của công ty trong năm 2007 đã bị buông lỏng. Nếu vốn bị chiếm dụng, muốn sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục buộc công ty phải đi vay vốn. Và tất yếu là phải chịu chi phí lãi vay, chi phí lãi vay là 1 yếu tố làm tăng chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm và làm giảm lợi nhuận.
Ngược lại với hàng tồn kho thì vốn bằng tiền của công ty chiếm 1 tỷ trọng khá nhỏ trong tổng VLĐ. Năm 2006 vốn bằng tiền của công ty là 16.700tr còn năm 2007 là 19.428tr tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,3%. Trong tỷ trọng VLĐ của công ty thì năm 2006 vốn bằng tiền chiếm 6,91% còn năm 2007 vốn bằng tiền chỉ chiếm 6,87%. Đây là 1 điều chưa tương xứng trong cơ cấu VLĐ của công ty.Với lượng vốn bằng tiền có tỷ trọng thấp thì việc chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty là quá nhỏ. Hơn n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37268.doc