Đề tài Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống

Lời mở đầu

Chương I: Lý luận chung về vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu quả vốn lưu động 1

I - Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động 1

1. Khái niệm 1

2. Vai trò của vốn lưu động 2

II - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1. Quản lý và bảo toàn vốn lưu động 3

2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 4

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6

3.1. Chỉ tiêu phân tích chung 6

3.1.1. Hệ số hiệu quả của vốn lưu động 6

3.1.2. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động 7

3.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 7

3.2.1. Số vòng quay của vốn lưu động 7

3.2.2 Thời gian quay 1 vòng vốn lưu động 8

3.2.3 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 8

3.3. Khả năng thanh toán, kỳ thu tiền trung bình 9

3.3.1. Hệ số thanh toán hiện thời 9

3.3.2. Hệ số thanh toán nhanh 9

3.3.3 Kỳ thu tiền trung bình 9

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 10

Chương II. Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 12

I. Khái quát chung về nhà máy gỗ cầu đuống 12

1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy gỗ cầu đuống. 12

2. Chức năng nhiệm vụ Nhà máy gỗ Cầu Đuống 13

3. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống: 16

3.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 16

3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 16

4. Bộ máy kế toán và hình thức tổ chức kế toán của Nhà máy 18

II. Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 21

1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy 21

2. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy. 223

3. Cơ cấu tài sản lưu động 24

4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 25

III. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống. 29

1. Ưu điểm 29

2. Tồn tại 30

Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 31

I. Phương hướng phát triển của Nhà máy trong thời gian tới 31

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Nhà máy gỗ Cầu Đuống 31

1. Giải pháp quản lý vốn bằng tiền 31

2. Đa dạng hoá mặt hàng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. 32

3. Giải pháp quản lý các khoản phải thu 33

4. Xây dựng đội ngũ cán bộ: 33

5. Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm: 34

6. Cần chủ động trong việc lập kế hoạch và sử dụng vốn lưu động: 34

Kết luận.

 

doc42 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp v Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Trước tiên phải kể đến yếu tố chính sách kinh tế của Nhà nước. Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu phát triển mà Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác. Bởi vậy khi tiến hành sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm xuống. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh vốn lưu động sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Do đó vấn đề mấu chốt đối với doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn. Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, công tác quản lý vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn. Ngoài ra, công tác quản lý vốn lưu động còn làm tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường thông qua chính sách thương mại. Một nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh nghiệp sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn. Chương II. Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống I. Khái quát chung về nhà máy gỗ cầu đuống Tên đơn vị : Nhà máy Gỗ Cầu Đuống Tên giao dịch: Nhà máy Gỗ Cầu Đuống Trụ Sở: Thị Trấn Đức Giang - Gia Lâm - Hà nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy gỗ cầu đuống. Nhà máy Gỗ Cầu Đuống được khởi công xây dựng từ năm 1956 và được hoàn thành đưa vào sản xuất từ năm 1958, Nhà máy được xây dựng trên một diện tích rộng là 138.610 m2, phía trước nhà máy là đường quốc lộ 1A bên cạnh nhà máy là dòng sông Đuống thuộc địa bàn thị trấn Đức Giang, huyện Gia lâm cách trung tâm Hà nội 9km. Nằm trên vị trí như vậy nên có thể nói nhà máy có điều kiện về Giao thông vận tải. Nhà máy Gỗ Cầu Đuống là một nhà máy chế biến Gỗ đầu tiên của ngành công nghiệp Việt Nam, do Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc viện trợ và giúp đỡ xây dựng chuyên sản xuất gỗ dán, gỗ sẻ, gỗ lạng và hàng mộc với năng lực sản xuất theo thiết kế là 5000m3 gỗ/ 1 năm và với trên 1000 lao động. Là nhà máy chế biến gỗ đầu tiên của Việt Nam, sản phẩm của nhà máy đã ra đời kịp thời đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc xây dựng các cơ quan xí nghiệp Miền bắc theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng và nhà nước ta, cũng như trong việc góp phần xây dựng nhiều công trình có ý nghĩa lịch sử quan trọng của Quốc gia như nhà sàn của Bác Hồ, nhà khách Lăng chủ tịch, hội trường Ba đình.. Năm 1984 nhà máy Gỗ Cầu Đuống đã sát nhập với nhà máy Diêm Thống Nhất trở thành XNLH Gỗ Diêm Cầu Đuống. Ngày 01 tháng 11 năm 1997 Bộ công nhiệp đã có quyết định số 05/BCN sát nhập nhà máy Gỗ Cầu Đuống vào công ty Giấy Bãi Bằng. Trước khi sát nhập vào công ty Giấy Bãi Bằng thì tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống như sau: Nợ phải trả cho khách hàng, thuế phải nộp cho Nhà nước vv.. : 5.773.000.000 Tổng các khoản phải trả là: 7.605.000.000 Giá trị sản phẩm tồn kho, vật tư nguyên liệu tiền mặt tồn quỹ, phải thu của khách hàng: 4.935.000.000 Vì vậy so sánh giữa doanh thu và các khoản chi phí cũng như những khoản lỗ do tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống thì công ty Giấy Bãi Bằng phải bù vào là: 7.605.000.000 – 4.935.000.000 = 2.670.000.000 đồng (Hai tỷ sáu trăm bảy mươi triệu đồng). Để giải quyết những khó khăn tồn tại của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống. Đồng thời công ty Giấy Bãi Bằng cũng quyết định định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh mới cho Nhà máy, bắt đầu là việc đầu tư lắp đặt dây chuyền kẻ xén giấy, tổ chức sắp xếp lại lao động, tạo công ăn việc làm ổn định cho 293 lao động của Nhà máy. Đồng thời vẫn duy trì sản xuất các mặt hàng chuyền thống của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống như gỗ dán các loại, hàng mộc đảm bảo chất lượng. Hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã dần từng bước đi vào ổn định và đang đà phát triển làm ăn có lãi, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao. Trong thời gian này Nhà máy đang thực hiện dự án sản xuất giấy ăn và giấy vệ sinh cao cấp Tissue với sản lượng là 30.000 tấn giấy/ năm. 2. Chức năng nhiệm vụ Nhà máy gỗ Cầu Đuống Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo đúng nghề đăng ký (sản xuất giấy). Nhà máy phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các kế hoạch khác liên quan, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục đích chính của Nhà máy là: Đa dạng về chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm cao và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội. Nhà máy không những phải nâng cao công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện các biện pháp nhằm tăng sản phẩm, chất lượng cao và thực hiện tốt chính sách cán bộ, quy định quản lý tài chính, tài sản, chế độ lao động tiền lương, đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối theo lao động, làm tốt công tác bảo hộ lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ an ninh và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Thêm vào đó, Nhà máy phải không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy Tissue Bột khô Xử lý nước thải Nước thải Thải ra sông Đuống Nghiền, phối trộn và gia phụ liệu khác Xeo giấy Cuộn lại Gia công và bao gói Nhập kho 3. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống: 3.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh tế Phân xưởng giấy Tissue Phân xưởng cơ điện Phân xưởng mộc Phân xưởng gỗ dán Phân xưởng xé kẻ Phòng kỹ thuật Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổng hợp Phòng kinh doanh 3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. - Giám đốc nhà máy do tổng công ty bổ nhiệm có trách nhiệm quản lý chung toàn bộ Nhà máy, là người lãnh đạo cao nhất của Nhà máy, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chức năng và các phân xưởng sản xuất. - Phó giám đốc sản xuất: là người tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về các hoạt động sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ của công nhân sản xuất, trực tiếp chỉ đạo công tác sản xuất của các phân xưởng. - Phó giám đốc kinh doanh: tham mưu trực tiếp cho giám đốc về các chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, marketing, tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy. - Phòng tổng hợp: giúp giám đốc thực hiện các công tác văn phòng, tổng hợp, tổ chức bộ máy quản lý lực lượng lao động của Nhà máy, thay mặt giám đốc thực hiện các chế độ chính sách với toàn bộ hoạt động bảo vệ, nhà trẻ, nhà ăn, y tế, phòng cháy chữa cháy v.v.. - Phòng kỹ thuật: chỉ đạo các công tác kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất của các phân xưởng, hướng dẫn an toàn lao động và thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc. - Phòng kinh doanh: giúp giám đốc trong công tác điều độ sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. - Phòng Tài chính - Kế toán: giúp giám đốc công việc kế toán thống kê, tính giá thành, hạch toán tình hình tài chính của Nhà máy. - Phân xưởng giấy Tissue: Sản xuất các loại sản phẩm giấy Tissue. - Phân xưởng gỗ dán: sản xuất sản phẩm gỗ dán các kích cỡ và chủng loại theo kế hoạch của Nhà máy nhằm thoả mãn được nhu cầu trên thị trường. - Phân xưởng xén kẻ: sản xuất các loại vở, giấy tập theo nhãn mác của công ty Giấy Bãi Bằng và phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng như của giấy Bãi Bằng. - Phân xưởng mộc: sản xuất các mặt hàng mộc, hiện nay chủ yếu sản xuất để phục vụ cho việc trang trí nội thất của toàn Nhà máy. Phân xưởng cơ điện: chuyên sửa chữa và bảo dưỡng các loại thiết bị máy móc và đảm bảo cung cấp điện nước ổn định cho toàn Nhà máy. Phòng tổ chức cán bộ: Chủ động mở rộng mọi hình thức liên kết kinh tế với cá nhân, tập thể trong các thành phần kinh tế khác (kể cả liên doanh hợp tác với nước ngoài khi cấp trên cho phép). - Chủ động sắp xếp bộ máy quản lý bố trí cán bộ, ban hành các nội quy, quy chế thích hợp, đầy đủ phục vụ công tác chỉ huy điều hành SXKD của Xí nghiệp. - Chọn các hình thức trả lương, thực hiện rộng rãi lương khoán, lương sản phẩm trên cơ sở xây dựng định mức đơn giá hợp lý phù hợp các chính sách tiền lương hiện hành của Nhà nước. Thực hiện các hình thức thưởng trong Xí nghiệp trên cơ sở quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, làm đòn bẩy trong việc tăng năng suất lao động tại Xí nghiệp. - Chủ động lựa chọn, rà soát, bổ xung lao động theo yêu cầu thực tế. Xây dựng đội ngũ lao động có kiến thức nghề nghiệp có tác phong công nghiệp và ý thức chấp hành cao. - Trong điều kiện hiện nay, để đạt được thành công trước hết Xí nghiệp phải quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đúng chế độ, đạt hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn, chấp hành chế độ pháp luật, chính sách của Nhà nước. 4. Bộ máy kế toán và hình thức tổ chức kế toán của Nhà máy Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nói trên, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn ở phòng Kế toán tài chính của Nhà máy Phòng Kế toán tài chính của Nhà máy là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và thực hiện giúp Giám đốc về lĩnh vực thống kê kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và chấp hành các chính sách, quy tắc chế độ kế toán thống kê. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và cũng để phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, Phòng Kế toán tài chính được biên chế 7 người (2 nam, 5 nữ) và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau: Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tài chính, hạch toán kinh tế. Tổng hợp số liệu kế toán toàn Nhà máy, lập báo cáo hàng tháng. Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ: Thực hiện theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu tại kho, hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Cuối tháng tổng hợp số liệu, lập Báo cáo vật liệu tồn kho. Khi có yêu cầu, bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Ngoài ra chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Nhà máy. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt. Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng kiêm Kế toán tiền lương: Viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc, uỷ nhiệm chi, hàng tháng lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho Ngân hàng có quan hệ giao dịch. Cuối tháng lập NKCT số 1, số 2, số 4; Bảng kê số 1, số 2. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng và đơn giá lương của các Phân xưởng, hệ số lương gián tiếp để tính ra quỹ lương gián tiếp. Cuối tháng lập Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ số 1 và Bảng tập hợp chi phí. Kế toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi các khoản nợ phải thu phải trả trong Xí nghiệp và giữa Xí nghiệp với khách hàng. Ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng, cuối tháng lập NKCT số 5, số 10 và Bảng kê số 11. Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Có nhiệm vụ phân loại và tính khấu hao TSCĐ hiện có của Xí nghiệp, cuối tháng lập Bảng phân bổ số 3, NKCT số 9. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: Lập Báo cáo nguyên vật liệu, căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, Bảng tổng hợp chi phí để ghi vào Bảng kê số 4 tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm ghi sổ chi tiết thành phẩm đến cuối tháng lập Bảng kê số 8, Bảng kê số 11 và ghi Sổ cái các tài khoản có liên quan. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp được khái quát qua sơ đồ sau Kế toán trưởng (kiêm Kế toán tổng hợp) Kế toán vật tư kiêm thủ quĩ Kế toán TM và TGNH Và kiêm kế Toán tiền Lương Kế toán công nợ Kế toán TSCĐ kiêm Kế toán nguồn vốn Kế toán Chi phí Và tính Giá Thành Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ hình thức Nhật ký - Chứng từ : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký – Chứng từ Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết Báo cáo kế toán Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ và bảng kê (1) (2) (1) (1) (4) (3) (6) (5) (7) (7) (7) (7) II. Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Trong những năm qua, với ý chí quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên chức, sự ủng hộ của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt trong lĩnh vực trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cùng với sự lãnh đạo của Công ty Giấy Bãi Bằng. Nhà máy Gỗ Cầu Đuống đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ như sau: Bảng 01: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: 1000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh + - Số tiền % 1 Tổng doanh thu 9.785.217 11.057.313 1.272096 13 2 Các khoản giảm trừ 412.022 502.316 90.294 22 3 Doanh thu thuần 9.373.195 10.554.997 1.181.802 12,6 4 Giá vốn hàng bán 6.426.305 7.211.036 784731 12,2 5 Lợi nhuận gộp 2.946.890 3.343961 397.071 13,4% 6 Chi phí QLDN 752.086 782.853 30.767 4,1 7 Chi phí bán hàng 1.253.978 1.412.504 158.526 12,6 8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 940.826 1.148.604 207.778 22% 9 Thu từ hoạt động tài chính 215.334 261.312 45.978 21,4 10 Chi từ hoạt động tài chính 181.217 218.104 36.887 20,4 11 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 34.117 43.208 9.091 26,6 12 Thu nhập bất thường 173.026 207.312 34.286 19,8 13 Chi phí bất thường 298.146 309.431 11.285 3,8 14 Lợi nhuận bất thường -125.120 -102.119 23.001 18,3 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 849.823 1.089.693 239.870 28,2 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp 271.943 348.702 76.759 28,2 17 Lợi nhuận sau thuế 577.880 740.991 163.111 28,2 Qua số liệu trên ta thấy: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đang trên đà phát triển bởi doanh thu cũng như lợi nhuận của Nhà máy năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau: Doanh thu: Năm 2001 tổng doanh thu của Nhà máy là 9.785.217.000 đồng, năm 2002 con số này tăng hơn năm 2001 là 1.272.096.000 đồng (tăng 13%). Doanh thu thuần năm sau tăng hơn năm trước là 1.181.802.000 đồng (tăng 12,6%). Nguyên nhân là do Nhà máy sản xuất và tiêu thụ sản lượng giấy lớn. Năm 2002 toàn Nhà máy sản xuất 700 tấn giấy hơn 2001 là 100 tấn. * Chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Thông thường thì doanh thu tăng kéo theo sự biến dộng về chi phí cũng tăng theo. Năm 2002 chi phí của Nhà máy tăng khá cao (tăng 11,6% so với năm 2001) do giá vốn hàng bán tăng 784.731.000 đồng (tăng 12,2%), chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 30.767.000 đồng (tăng 4,1%). Ta thấy được tốc độ tăng của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên khoảng cách giữa doanh thu và chi phí không lớn cho nên lợi nhuận thu được còn khiêm tốn. Nhà máy cần có những biện pháp quản lý các khoản chi phí thật tốt sao cho mức chi phí này giảm xuống hơn nữa để nâng cao lợi nhuận kinh doanh. * Lợi nhuận sau thuế: Như đã phân tích ở trên ta thấy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn tới lợi nhuận tăng. Năm 2002 lợi nhuận sau thuế tăng 163.111.000 đồng (tăng 28,2%) so với năm 2001 điều này chứng tỏ Nhà máy đang làm ăn ngày càng có hiệu quả. 2. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy. Bảng 02: Vốn và nguồn vốn kinh doanh Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỉ lệ I. Vốn kinh doanh 15.729.359 100 17.058.707 100 1.329.348 8,5 Trong đó: 1. Vốn cố định 9.516.262 60,5 10.013.461 58,7 497.199 5,2 2. Vốn lưu động 6.213.097 39,5 7.045.246 41,3 832.149 13,3 II. Nguồn vốn kinh doanh 15.729.359 100 17.058.707 100 1.329.348 8,5 Trong đó: 1. Nợ phải trả 6.134.450 39 6.397.015 37,5 262.565 4,3 2. Nguồn vốn CSH 9.594.909 61 10.661.692 62,5 1.066.783 11,1 Qua bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn của Nhà máy thấy tổng vốn và nguồn vốn của năm 2002 so với năm 2001 tăng 1.329.348.000 đồng (tăng 8,5%) điều này chứng tỏ Nhà máy đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động thêm vốn . Trong tổng vốn kinh doanh thì vốn lưu động chiếm tỉ trọng khá cao chiếm từ 39,5% năm 2001 tới 41,3% năm 2002. Vốn cố định giảm nhẹ từ 60,5% năm 2001 xuống còn 58,7% năm 2002. Có thể nói mức chênh lệch giữa tỉ trọng vốn lưu động và vốn cố định tương đối hợp lý. Trong nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao (61% năm 2001 và 62,5% năm 2002) trong tổng nguồn vốn. Với tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu như trên thì Nhà máy có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán của mình, đồng thời đây cũng là một thế mạnh giúp Nhà máy nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và giữ vững được vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên nợ phải trả tương đối nhiều. Nợ phải trả năm sau so với năm trước tăng 262.565.000 đồng (tăng 4,3%). Đây cũng là mối quan tâm đáng ngại bởi nợ phải trả càng cao sẽ là gánh nặng cho Nhà máy trong việc trả nợ và lãi vay, đồng thời tỷ lệ nguồn vốn thấp sẽ làm khả năng tự tài trợ độc lập về tài chính của Nhà máy giảm. Do đó Nhà máy cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu của mình và giảm nợ phải trả vì đây là yêu cầu khách quan của việc sử dụng vốn kinh doanh. 3. Cơ cấu tài sản lưu động Đơn vị: 1000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền % Tổng tài sản lưu động 6.213.097 100 7.045.246 100 832.149 13,4 I Vốn bằng tiền 1.553.274 25 1.923.352 27,3 370.078 23,8 1 Vốn tiền mặt 502.034 655.482 153.448 30,5 2 Vốn tiền gửi ngân hàng 1.051.240 1.267.870 216.630 20,6 II Các khoản phải thu 2.298.846 37 2.712.420 38,5 413.574 18 1 Phải thu khách hàng 927.512 1.302.435 374.923 40,4 2 Phải thu nội bộ 378.979 206.148 -172.831 -45,6 3 Trả trước cho người bán 806.344 1.026.450 220.106 27,3 4 Phải thu khác 85.466 54.940 -30.526 35,7 5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 100.545 122.447 21.902 21,8 III Hàng tồn kho 1.770.733 28,5 1.831.764 26 61.031 3,4 1 NVL tồn kho 606.372 613.432 7.060 1,2 2 CCDC tồn kho 258.557 190.119 -68.438 -26,5 3 Chi phí sản xuất dở dang 382.364 351.077 -31.287 -8,2 4 Hàng gửi đi bán 523.440 677.136 153.696 29.3 IV Vốn lưu động khác 590.244 9,5 577.710 8,2 -12.534 2,1 Qua số liệu ở bảng 03 ta nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã chuyển biến tốt bởi số tài sản lưu động của Nhà máy đã được huy động tăng thêm 13,4%. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cụ thể các khoản mục để biết rõ hơn về cơ cấu tài sản lưu động của Nhà máy. * Lượng vốn bằng tiền của Nhà máy chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động chiếm 25% trong năm 2001 và 27,3% ở năm 2002. Lượng vốn bằng tiền của Nhà máy chiếm tỷ trọng lớn điều này chứng tỏ Nhà máy rất chủ động trong việc kinh doanh và khả năng thanh toán. Song điều này sẽ gây lãng phí vốn và phát sinh khoản chi phí cơ hội giữ tiền, khi đó Nhà máy nên sử dụng số tiền dư thừa đó thực hiện đầu tư có tính chất tạm thời hay ngắn hạn để có thể thu được lợi nhuận cao hơn thay vì gửi số tiền đó vào ngân hàng với lãi xuất thấp. * Năm 2002, các khoản phải thu chiếm 38,5% (tăng hơn 18% so với năm 2001). Nguyên nhân chính là do hàng bán cho khách hàng chưa thanh toán. Do đặc trưng của sản phẩm, khách hàng không trả hết tiền hàng trong một lần mà thường nợ lại Nhà máy. Nên tăng doanh thu cũng dẫn đến việc tăng các khoản phải thu của Nhà máy. bên cạnh đó việc các khoản phải thu tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản lưu động chứng tỏ vốn của Nhà máy bị các đơn vị khác chiếm dụng nhiều. Doanh nghiệp nên quản lý tốt các khoản phảI thu để vừa khuyến khích được người mua hàng, vừa tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. * Hàng tồn kho trong năm 2001 chiếm tỉ trọng 28,5% trong tổng tài sản lưu động, năm 2002 đã giảm xuống còn 26%. Hàng tồn kho có thể chuẩn bị cho kỳ sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu lớn làm ứ đọng vốn của Nhà máy và tăng chi phí bảo quản. * Cuối cùng ta xét tài sản lưu động khác của Nhà máy. Lượng tài sản này chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản lưu động chiếm 9,5% năm 2001 tới năm 2002 tài sản lưu động này tăng nhẹ chiếm 8,2% trong đó chủ yếu là các khoản tạm ứng. 4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đánh giá được chất lượng sử dụng vốn lưu động từ đó thấy được các hạn chế cần khắc phục để vạch ra các phương hướng, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống ta xem xét một số chỉ tiêu cụ thể qua bảng sau: Bảng 04: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu ĐV Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Chênh lệch % 1 Doanh thu thuần 1000đ 9.373.195 10.554.997 1.181.802 12,6 2 Vốn lưu động bình quân _ 5.113.945 6.098.275 984.330 19,2 3 Giá trị tổng sản lượng _ 6.426.305 7.211.036 784.731 12,2 4 Tổng lợi nhuận trước thuế _ 849.823 1.089.693 239.870 28,2 5 Tổng tài sản lưu động _ 6.213.097 7.045.246 832.149 13,4 6 Nợ ngắn hạn _ 3.014.900 3.407.240 392.340 13 7 Hàng tồn kho _ 1.770.733 183.176 -1.587.557 -89,6 8 Số vòng quay VLĐ (1/ 2) Vòng 1,83 1,73 - 0,1 - 5,5 9 Kỳ luân chuyển (360/8) Ngày 196 208 12 6,1 10 Hệ số đảm nhiệm (2/1) Đồng 0,55 0,58 0,03 5,5 11 Sức sản xuất VLĐ ( 3/2) _ 1,26 1,18 -0,08 - 6,3 12 Sức sinh lời của VLĐ (4/2) _ 0,17 0,18 0,01 5,9 13 Hệ số thanh toán hiện thời ( 5/6) _ 2,060 2,067 0,007 0,3 14 Hệ số thanh toán nhanh ( 5 - 7 ) /6 _ 1,47 2 0,53 36,1 * Số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. So sánh hai năm 2001 và 2002 ta thấy: Doanh thu thuần của Nhà máy từ năm 2001 tới năm 2002 tăng 12,6%, trong khi đó vốn lưu động bình quân lại tăng khá cao 19,2%. Do vậy mà số vòng quay vốn lưu động của năm 2002 giảm 0,1 vòng và kỳ luân chuyển kéo dài 12 ngày/vòng so với năm 2001. Nếu số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và chỉ tiêu kỳ luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Từ đó, tốc độ luân chuyển năm 2002 chậm hơn năm 2001. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động về mặt tốc độ luân chuyển kém hơn so với năm 2001. Từ số liệu bảng 04 ta thấy doanh thu thuần năm 2002 so với 2001 tăng 12,6%. Trong khi vốn lưu động bình quân năm 2002 so với 2001 tăng 19,2% từ tình hình đó bước đầu cho phép ta rút ra kết luận:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1217.doc
Tài liệu liên quan