Lời nói đầu
Chương I: Vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
1.1.Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động.
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm.
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động
1.1.2.Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động.
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn lưu động.
1.2.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
1.3. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động.
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương 2: Tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Technoimport.
2.1. Vài nét về công ty Technoimport.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Technoimport.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport.
2.2 Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong những năm gần đây.
2.2.3. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Technoimport.
2.2.3.2. Nguồn vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.3.3. Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.3.4. Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty Technoimport
2.2.3.5. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty Technoimport
2.2.3.6. Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty Technoimport
2.2.3.7. Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport.
2.2.4.Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport.
3.1.Phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong năm 2002.
3.2.Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport.
3.2.1.Cần có sự hỗ trợ của nhà nước và sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động.
3.2.2.Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ.
3.2.3.Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường và công tác vận chuyển hàng hoá khi mua và khi bán.
3.2.4.Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết.
3.2.5.Chú trọng phát huy nhân tố con người.
3.2.6.Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Kết luận.
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề phát sinh tại chi nhánh và đến cuối kỳ nộp báo cáo về phòng kế toán tổng công ty.
Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình trên được thể hiện theo sơ đồ sau:
2.2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
Để công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả, nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị mình, những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp hiện có để từ đó có các biện pháp phù hợp để tận dụng những nhân tố thuận lợi và hạn chế, khắc phục những nhân tố khó khăn. Qua đó từng bước tạo thế ổn định cho sự phát triển của công ty cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
a>Những thuận lợi.
Công ty thuộc bộ thương mại nên được sự hậu thuẫn rất nhiều từ bộ này. Về mặt pháp lý, công ty là doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, công ty được mở tài khoản tại ngân hàng, nhờ ngân hàng là trung gian giao dịch thanh toán, thu chi nội, ngoại tệ trong viêch thanh toán với các đối tác. Mặt khác công ty được Nhà nước và các cơ quan hữu quan giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, mở các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tìm bạn hàng, mở rộng thị trường.
Về nguồn lực con người, công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tai là 255 người, chủ yếu là trình độ đại học, đây là một nguồn lực dồi dào cả về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, tạo nên sự vững mạnh về văn hoá của doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ công nhân viên này không ngừng được củng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để thường xuyên và sẵn sàng đáp ứng với sự đổi mới không ngừng trong cơ chế thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
Đặc biệt cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khá chặt chẽ với những người lãnh đạo có trình độ chuyeen môn và kinh nghiệm, đồng thời sự kết dính giữa các phòng ban thường xuyên, khăng khít, đã góp phần vào việc chèo lái mọi công việc đi theo đúng hướng và mục tiêu đã đặt ra.
Bên cạnh đó, công ty là đơn vị duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho mọi ngành, mọi địa phương trong cả nước, cũng như công ty được thành lập từ khá lâu nên giúp cho công ty tránh gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh tạo thế ổn định trong kinh doanh, ổn định về thị trường, từ đó từng bước hạn chế được các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
b>Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, công ty còn gặp phải những khó khăn trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động như:
Khó khăn lớn nhất của công ty trong những năm vừa qua là vấn đề vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Chuyển sang cơ chế thị trường, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, công ty Technoimport không còn được bao cấp toàn bộ về vốn như trước mà phải tự chủ trong trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi. Do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà chủ yếu là nhập khẩu các thiết bị toàn bộ có giá trị lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại không đủ đáp ứng, do đó công ty phải đi vay vốn với một lượng khá lớn, việc trả lãi cho các khoản vay đó đã làm giảm phần lợi nhuận đạt được của công ty.
Do công ty hoạt động xuất nhập khẩu, nên việc mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác mới trong và ngoài nước, đồng thời công ty phải tự chủ về tài chính nên số chi phí bỏ ra cho việc nghiên cứu thị trường phần nào bị hạn chế.
Mặt khác, các thiết bị mà công ty nhập khẩu đều có giá trị rất lớn, nên khi giao hàng lại cho khách, nhiều khi thời hạn thanh toán bị kéo dài, làm đồng vốn bị ứ đọng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị hạn chế.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong những năm gần đây.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, chúng ta đi đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Mặc dù những năm gần đây công ty gặp không ít những khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
Để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty ta xem xét bảng sau:
Bảng1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport ngày 30/12/2001.
Đơn vị tính:ngđ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
1. Tổng doanh thu
1.280.318.059
326.325.976
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần(1-2)
1.280.318.059
326.325.976
4. Giá vốn hàng bán
1.267.595.355
314.832.503
5. Lợi nhuận gộp(3-4)
12.722.704
11.493.473
6. Chi phí bán hàng
2.521.696
3.740.314
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.939.434
6.184.169
8. Lợi nhuận thuần từ hđkd(5-6-7)
4.261.574
1.568.990
9. Thu nhập hđtc
1.695.054
1.794.701
10. Chi phí hđtc
2.801.002
2.336.750
11. Lợi nhuận thuần từ hđtc(9-10)
- 1.105.948
- 542.049
12. Thu nhập bất thường
13. Chi phí bất thường
14. Lợi nhuận bất thường(12-13)
15. Tổng lợi nhuận trước thuế
(8+11+14)
3.155.626
1.026.941
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.009.799
328.620
17. Tổng lợi nhuận sau thuế(15-16)
2.145.827
698.321
Qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2001 giảm đi khá lớn so với năm 2000. đồng thời lợi nhuận trước thuế năm 2001 giảm đi so với năm 2000 là:1.026.941- 3.155.626 = - 2.128.685(ngđ) tương ứng giảm đi 67,45%. Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 2.692.584(ngđ) tương ứng giảm đi 63,18%, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tăng lên:563.899(ngđ)
Đi sâu vào hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu thuần năm 2001 giảm đi so với năm 2000 là: 953.992.083(ngđ) tương ứng giảm đi 74,51%.
Đặc biệt năm 2001 tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng so với năm 2000 trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm rất lớn. Chứng tỏ công tác bán hàng cũng như quản lý doanh nghiệp của công ty còn bị hạn chế và lãng phí. Công ty cần có biện pháp thích hợp để khắc phục ở kỳ sau.
Về mức lương bình quân của công nhân viên trong công ty . Năm 2000 tiền lương bình quân là: 11.827(ngđ). Năm 2001 tiền lương bình quân là:11.603(ngđ). Thu nhập bình quân năm 2001 là:12.806(ngđ).
Như vậy ta thấy kết quả kinh doanh giảm đã làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên giảm và các chỉ tiêu khác giảm sút đáng kể.
2.2.3. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Technoimport.
Để thấy rõ tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty ra xem xét bảng sau:
Qua bảng 2 ta thấy:
Về vốn kinh doanh: cơ cấu vốn có sự chênh lệch khá lớn, VLĐ chiếm 96,15% năm 2000 và chiếm 96,34% vào năm 2001. Trong khi đó năm 2000 VCĐ chỉ là 3,85%, năm 2001 VCĐ chỉ chiếm 3,66% tổng vốn kinh doanh. Có thể nói vốn kinh doanh của công ty chủ yếu vẫn là VLĐ vì công ty Technoimport là một công ty thương mại, hoạt động chủ yếu là nhập các thiết bị có giá trị lớn.
Bảng 2: Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Đơn vị tính: ngđ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Vốn kinh doanh
122.800.226
100
129.332.566
100
1. Vốn lưu động
118.072.714
96,15
124.594.497
96,34
2. Vốn cố định
4.727.512
3,85
4.738.069
3,66
II. Nguồn vốn kinh doanh
122.800.226
100
129.332.566
100
1. Nợ phải trả
90.817.715
73,96
97.761.111
75,58
- Nợ ngắn hạn
90.833.079
100,01
97.779.368
100,01
Trong đó:
+ Vay ngắn hạn
59.417.556
65,41
39.789.419
40,69
+ Nợ dài hạn đến hạn trả
+ Phải trả cho khách hàng
- 4.605.138
- 5,07
2.033.154
2,08
+ Người mua trả tiền trước
19.469.672
21,43
32.902.795
33,65
+ Thuế và các khoản phải nộp NN
- 923.635
- 1,02
- 168.032
- 0,17
+ Phải trả công nhân viên
1.722.005
1,89
844.625
0,86
+ Phải trả nội bộ
+ Các khoản phải trả phải nộp khác
15.752.619
17,34
22.377.405
22,89
- Nợ dài hạn
_ Nợ khác
- 15.364
- 0,01
- 18.257
- 0,01
2. Vốn chủ sở hữu
31.982.511
26,04
31.571.455
24,42
Về nguồn vốn kinh doanh: nợ phải trả lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu.Cụ thể, năm 2000 nợ phải trả chiếm 73,96% trong tổng nguồn vốn còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 26,04% trong tổng nguồn vốn. Năm 2001 nợ phải trả có xu hướng tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối chiếm tỷ trọng là 75,58% trong tổng nguồn vốn, còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 24,42%.
Nợ phải trả năm 2001 là: 97.779.368(ngđ) chiếm 100,01% trong tổng nợ phải trả, đã tăng so với năm 2000. Cụ thể, nợ ngắn hạn năm 2000 là 90.833.079(ngđ) Năm 2001 trong nợ ngắn hạn có: vay ngắn hạn của ngân hàng là:39.789.419(ngđ) chiếm 40,69% trong tổng nợ ngắn hạn. Còn năm 2000 vay ngắn hạn của ngân hàng là:59.417.556(ngđ) chiếm 65,41% trong tổng nợ ngắn hạn. Như vậy vay ngắn hạn ngân hàng năm 2001 dẫ giảm đi so với năm 2000 là: 19.628.137(ngđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 33,03%.
Khoản phải trả cho khách hàng năm 2001 là: 2.033.154(ngđ) chiếm tỷ trọng 2,08% trong tổng số nợ ngắn hạn.
Khoản người mua trả tiền trước năm 2000 là: 19.469.672(ngđ) chiếm 21,43% trong tổng nợ ngắn hạn. Năm 2001 khoản người mua trả tiền trước là:32.902.795(ngđ) chiếm 33,65% trong tổng nợ ngắn hạn. Như vậy năm 2001 công ty được khách hàng trả tiền trước nhiều hơn năm 2000 là: 13.433.123(ngđ) tỷ lệ tương ứng tăng 68,99%. Đây là một thuận lợi lớn của công ty trong việc sử dụng vốn mà không bị mất lãi suất như đi vay.
Công ty còn chiếm dụng được ở khoản phải trả công nhân viên năm 2001 là: 844.625(ngđ).
Các khoản phải trả phải nộp khác năm 2001 là: 22.377.405(ngđ) chiếm 22,89% trong tổng nợ ngắn hạn. Trên đây cũng là một khoản vốn khá lớn mà công ty có thể tận dụng và sử dụng chúng một cách hợp lý nhất, sao cho vừa giảm chi phí sử dụng vốn vừa đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
Trên đây ta thấy cụ thể các khoản nợ ngắn hạn đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty. Biết được thành phần kết cấu các khoản nợ ngắn hạn này để công ty có thể đưa ra các biện pháp, cách thức một mặt bảo toàn vốn mặt khác tận dụng triệt để trong việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả là cao nhất có thể.
Để nhận thức, đánh giá được một cách đúng đắn thực trạng tài chính của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính qua các thời điểm cũng như xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty cụ thể như sau:
Nợ phải trả
+ Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn
90.817.715
Hệ số nợ năm 2000 = = 0,739
122.800.226
97.761.111
Hệ số nợ năm 2001 = = 0,755
129.332.566
Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Hệ số vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
31.982.511
Hệ số vcsh năm 2000 = = 0,260
122.800.226
31.571.455
Hệ số vcsh năm 2001 = = 0,244
129.332.566
Kết quả tính toán ở trên cho thấy: hệ số nợ của công ty năm 2001 đã tăng so với năm 2000. Với hệ số nợ năm 2000 là: 0,739 và năm 2001 là: 0,755 đây là mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Nhưng để tồn tại và phát triển công ty vẫn phải đi vay vốn ngân hàng và chịu lãi. Điều này cũng cho ta thấy việc công ty phụ thuộc vào các chủ nợ khá nhiều mà chủ yếu là ngân hàng.
Xét về hệ số vốn chủ sở hữu: năm 2001 là: 0,244, năm 2000 là 0,260. Chứng tỏ mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình là khá thấp vì vốn tự có của công ty ít.
Như vậy hệ số nợ cao đây được xem là điều có lợi vì công ty được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. Nếu sử dụng một cách hợp lý thì đây lại như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận của công ty. Song công ty luôn ở trong tình trạng phải no nguồn trả nợ đúng hạn và chịu sức ép của các khoản nợ vay, đây là một hạn chế, đôi khi rất mạo hiểm trong kinh doanh.
Đồng thời hệ số nợ quá cao cũng có thể làm cho các chủ nợ mất sự tự tin phần nào vào công ty về khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn.
Xét về tính ổn định của nguồn vốn ta thấy:
Nguồn vốn thường xuyên = vay dài hạn + vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn TX năm 2000 = 0 + 31.982.511 =31.982.511 (ngđ) chiếm tỷ trọng 26,04% tổng nguồn vốn. Trong đó đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.727.512(ngđ) chiếm 14,78%. Do vậy, nguồn vốn thường xuyên chủ yếu là cho nhu cầu vốn lưu động là: 27.254.999(ngđ) chiếm 85,22% nguồn vốn thường xuyên.
Nguồn vốn TX năm 2001 = 0 + 31.571.455 = 31.571.455(ngđ) chiếm tỷ trọng 24,42% tổng nguồn vốn. Trong đó đầu tư vào TSCĐ và ĐTDH là: 4.738.069(ngđ) chiếm 15,00%. Do vậy, nguồn vốn thường xuyên chủ yếu là cho nhu cầu VLĐ là: 26.833.386(ngđ) chiếm 85% nguồn vốn thường xuyên.
Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Năm 2000 nguồn vốn tạm thời là: 90.833.079(ngđ) chiếm 73,97% tổng nguồn vốn.
Năm 2001 nguồn vốn tạm thời là: 97.779.368(ngđ) chiếm tỷ trọng 75,69% tổng nguồn vốn.
Từ những tính toán phân tích ở trên ta có thêr đi đến một số nhận xét, đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2000 và 2001 như sau:
Hệ số nợ quá cao, cho thấy công ty đang vay nợ nhiều mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Đòi hỏi công ty phải thường xuyên có các nguồn hợp lý để trả nợ đúng hạn.
Nguồn vốn kinh doanh có xu hướng tăng, nguồn vốn thường xuyên chủ yếu đầu tư vào vốn lưu động đây là một điều thuận lợi trong việc huy động vốn lưu động vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nó cũng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại cần nhiều vốn lưu động.
Nhìn chung, hệ số nợ lớn nhưng nguồn vốn thường xuyên cũng chiếm tỷ trọng nhỏ do đó công ty phải luôn quan tâm tới cách thức sử dụng vốn vay cho hợp lý và có hiệu quả, cũng như quan tâm tới vấn đề an ninh tài chính của công ty.
2.2.3.2. Nguồn vốn lưu động của công ty Technoimport.
Là một doanh nghiệp thương mại, do đó vốn lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn lưu động của công ty gồm: nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo một phần cho tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn VLĐ TX = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Qua bảng 2 ta có:
Nguồn VLĐ TX năm 2000 = 118.072.714 - 90.833.079 = 27.239.635(ngđ) chiếm tỷ trọng 22,18% trong tổng số tài sản lưu động.
Nguồn VLĐ TX năm 2001 = 124.594.497 - 97.779.368 = 26.815.129(ngđ) chiếm tỷ trọng 21,52% trong tổng số tài sản lưu động.
Qua bảng 3 ta thấy vốn lưu động năm 2001 là: 124.594.497(ngđ), năm 2000 là:118.072.714(ngđ) như vậy vốn lưu động năm 2001 tăng so với năm 2000 là 6.521.783(ngđ) tỷ lệ tăng tương ứng là 5.52%. trong đó chủ yếu là các khoản phải thu tăng 10.577.449(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,28%. Tiền mặt cũng tăng 1.939.311(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,48%. Tái sản lưu động khác cũng tăng 129.299(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,82%. Tuy hàng tồn kho năm 2001 có giảm so với năm 2000 là 6.124.275(ngđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 20,9%.Song lượng hàng tồn kho của công ty còn khá lớn năm 2000 là; 29.304.274(ngđ) với tỷ trọng tương ứng là 24,81% trong tổng VLĐ, năm 2001 là: 23.179.99(ngđ) với tỷ trọng tương ứng là 18,60% trong tổng VLĐ. Có thể nói, việc luôn có lượng hàng trong kho thường xuyên để đáp ứng nhu cầu kinh doanh thường xuyên của công ty, nhưng lượng hàng tồn kho sao cho là hợp lý lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Với tỷ trọng hàng tồn kho quá nhiều lại là một bất lợi đối với công ty trong hoạt động kinh doanh, do bị ứ đọng một lượng vốn lớn và bị khách hàng chiếm dụng vốn, khi đó công ty cần có những biện pháp kịp thời và cứng rắn trong việc thu hồi nợ, cũng như cần nghiên cứu thị trường, thẩm định về loại hàng, chất lượng, giá cả để giảm dần lượng hàng tồn kho tới mức hợp lý nhất, từ đó làm cho đồng vốn lưu động được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều để hoạt động kinh doanh liên tục và bình thường thì tất yếu doanh nghiệp lại phải đi vay ngân hàng.
Bảng 3. Nguồn vốn lưu động của công ty Technoimport.
Đơn vị tính: ngđ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
Tt%
Số tiền
Tt%
Số tiền
Tỷ lệ%
I.VLĐ
118.072.714
100
124.594.497
100
6.521.783
5,52
1.Tiền
25.928.639
21,96
27.867.950
22,36
1.939.311
7,48
2.Các khoản phải thu
61.187.019
51,82
71.764.468
57,60
10.577.449
17,28
3.Hàng tồn kho
29.304.274
24,81
23.179.999
18,6
-6.124.275
-20,90
4.TSLĐ khác
1.652.781
1,39
1.782.080
1,43
129.299
7,82
II.Nguồn VLĐ
118.072.714
100
124.594.497
100
6.521.783
5,52
Theo thời gian huy động và sử dụng
Nguồn VLĐ thường xuyên
27.239.653
23,07
26.815.129
21,52
-424506
-1,55
Nguồn VLĐ tạm thời
90.833.079
76,93
97.779.368
78,48
6.946.289
7,64
Năm 2000 nguồn VLĐ tạm thời là: 90.833.079(ngđ) chiếm tỷ trọng 76,93% tổng nguồn vốn lưu động. Năm 2001 nguồn VLĐ tạm thời là: 97.779.368(ngđ) chiếm tỷ trọng78,48%. Như vây nguồn vốn lưu động tạm thời năm 2001 tăng so với năm 2000 là 6.946.289(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,64%. điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chủ động về vốn lưu động của công ty. Từ đó có thể gây ra nhiều khó khăn cho công ty khi thực hiện chiến lược kinh doanh nhất là những chiến lược kinh doanh lâu dài và nhiều khi công ty mất đi những cơ hội kinh doanh do thiếu vốn nhất là nguồn vốn lưu động thường xuyên. cụ thể nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty có xu hướng giảm năm 2001 so với năm 2000 là: 424.506(ngđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 1,55%.
Song xét trên tình hình thực tế của công ty cũng như kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây cho thấy công ty đã biết khai thác và sử dụng tốt nguồn vốn lưu động tạm thời nhằm đảm bảo nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Điều này chứng tỏ công ty rất năng động trong việc tổ chức nguồn vốn lưu động đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả cao nhất.
2.2.3.3.Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty Technoimport.
Để kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng cần có vốn với mỗi doanh ngiệp khác nhau lại có cơ cấu vốn khác nhau nhất định. Song việc phân bổ vốn ấy như thế nào cho hợp lý lại có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Nhiều nhà quản trị doang nghiệp cho rằng, hiện nay việc huy động vốn không khó bằng quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận.
Qua số liệu bảng 4 cho ta thấy:
Năm 2001 vốn lưu động đã tăng so với năm 2000 là 6.521.783(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng 5,52%. Vốn lưu động tăng chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Chủ yếu là do các khoản phải thu tăng, năm 2001 so với năm 2001 các khoản phải thu tăng 10.577.449(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 17,29%. Đồng thời trong cả hai năm các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tồng VLĐ. Cụ thể năm 2000 chiếm tỷ trọng 51,82%, năm 2001 chiếm tỷ trọng 57,6% trong tổng vốn lưu động. Như vậy đây là điều bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, có thể do công tác thu hồi vốn kém hiệu quả dẫn đến công ty bị chiếm dụng vốn một lượng khá lớn.
Bảng 4. Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty Technoimport.
Đơn vị tính: ngđ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
Tt%
Số tiền
Tt%
Số tiền
Tỷ lệ%
I.Tiền
25928639
21,96
27867950
22,37
1939311
7,48
1.Tiền mặt tại quỹ
1386542
5,35
2058631
7,39
672089
48,47
2.TGNH
24542
94,65
25809317
92,61
1267220
5,16
II.Các khoản đầu tư TCNH
III.Các khoản phải thu
61187019
51,82
71764468
57,60
10577449
17,29
1.Phải thu của KH
48239923
78,48
44573280
62,11
-3666643
-7,60
2.Trả trước cho NB
-
-
8369891
11,66
8369891
-
3.Thuế GTGT được khấu trừ
1136821
1,86
2164931
3,02
1028110
90,44
4.Các khoản phải thu khác
11810275
19,30
16656365
23,21
4846090
41,03
IV.Hàng tồn kho
29304274
24,82
23179999
18,60
-6124275
-20,90
1.Hàng mua đang đi trên đường
16342113
55,77
6000642
25,89
-10341471
-63,28
2.Hàng gửi đi bán
12962161
44,23
17179357
74,11
4217196
32,53
V.TSLĐ khác
1652781
1,40
1782080
1,43
129299
7,82
1.Tạm ứng
289850
17,54
420495
23,60
130645
45,07
2.Chi phí trả trước
1362931
82,46
1361585
76,40
-1346
0,10
Tổng cộng
118072714
100
124594497
100
6521783
5,52
Do sự thay đổi của vốn tiền mặt. Năm 2000 vốn tiền mặt là: 25.928.639(ngđ) chiếm tỷ trọng 21,96% tổng vốn lưu động, năm 2001 vốn tiền mặt là: 27.867.950(ngđ) chiếm tỷ trọng 22,37% tổng vốn lưu động.Như vậy vốn tiền mặt năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.939.311(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,48%.
Do tài sản lưu động khác tăng, năm 2001 tài sản lưu động khác tăng so với năm 2000 là: 129.299(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là: 7,82%.
Trong khi đó hàng tồn kho lại chiếm một tỷ trọng khá lớn qua các năm cụ thể: năm 2000 chiếm tỷ trọng 24,82% tổng VLĐ, năm 2001 chiếm tỷ trọng 18,6% tổngVLĐ. Mặc dù hàng tồn kho năm 2001 có giảm đi so với năm 2000 là 6.124.275(ngđ) tỷ lệ giảm tương ứng là 20,9%. Tuỳ vào tình hình cụ thể mà lượng hàng tồn kho là nhiều hay ít, nêu quá nhiều vốn sẽ bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ, còn nếu quá ít lại không đảm bảo khả năng cung cấp thường xuyên cho thị trường cũng như trong việc chớp cơ hội kinh doanh.
Như vậy vốn lưu động năm 2001 có xu hướng tăng so với năm 2000 ( tỷ lệ tăng 5.52%) đây là một tốc độ tăng khá lớn. Việc tăng vốn tiền mặt, cũng như việc giảm hàng tồn kho là một biểu hiện tốt. Công ty cần phát huy điểm mạnh này. Song các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng VLĐ lại có xu hướng tăng với tốc độ lớn, mà chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng các khoản phải thu. Điều này là một hạn chế trong công tác thu hồi nợ của công ty. Bởi vậy công ty cần xem xét cụ thể và có biện pháp thu hồi nợ một cách có hiệu quả nhất. Cũng như công ty cần có biện pháp thích hợp trong việc tiêu thụ tránh hàng tồn kho quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.3.4.Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty Technoimport.
Trong hoạt động kinh doanh vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong“đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng kinh doanh khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được triết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Song việc dự trữ tiền mặt phải luôn luôn chủ động và linh hoạt.
Từ bảng 4( tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty Technoimport) ta thấy:
Năm 2000 vốn tiền mặt là: 25.928.639(ngđ) chiếm tỷ trọng 21,96% trong tổng VLĐ.
Năm 2001 vốn tiền mặt là: 27.867.950(ngđ) chiếm tỷ trọng 22,37% trong tổng VLĐ.
Như vậy vốn tiền mặt năm 2001 đã tăng so với năm 2000 là:1.939.311(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng 7,48%.
Vốn tiền mặt tăng là do:
Tiền mặt tại quỹ năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 672.089(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 48,47%. Song tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn tiền mặt.
Trong khi đó TGNH lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn tiền mặt. Cụ thể năm 2000 là: 24.542.097(ngđ) chiếm tỷ trọng 94,65% tổng vốn tiền mặt. Năm 2001 là: 25.809.317(ngđ) chiếm tỷ trọng 92,61% tổng vốn tiền mặt. Như vậy TGNH năm 2001 tăng so với năm 2000 là:1.267.220(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng 5,26%. Việc tăng TGNH là một diều có lợi cho công ty vì khi đó ta không chỉ được hưởng lãi mà việc dùng chúng để thanh toán cũng khá thuận tiện, nhanh gọn, chống thất thoát nhờ hệ thống thanh toán của ngân hàng. Nó đặc biệt quan trọng đối với một công ty hoạt động xuất nhập khẩu như Technoimport.
Lý do TGNH tăng do trong kỳ những khoản chưa dùng đến công ty đem gửi vào ngân hàng như: quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng phúc lợi hoặc do khách hàng thanh toán cho công ty qua ngân hàng.
Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ thấp sẽ giúp công ty tăng được các tài sản lưu động sinh lãi giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Mặt trái của nó là công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải khoản chi phát sinh, khi đó chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao hơn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Như vậy ta thấy công ty dự trữ một lượng khá lớn vốn tiền mặt trong tổng vốn lưu động. điều này cho phép công ty có thể đáp ứng nhanh các khoản chi khi cần thiết, cũng như chớp cơ hội kinh doanh. Song công ty luôn phải xem xét để có một tỷ trọng hợp lý sao cho hiệu quả sử dụng vốn tiền mặt là hiệu quả và hợp lý nhất.
Khả năng thanh toán của công ty Technoimport
Việc dự trữ một lượng vốn tiền mặt nói riêng và tình hình vốn lưu động nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0022.doc