Đề tài Vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyên thu phương ở thôn 7A yên quang, ý yên, Nam Định

 

 

MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP 2

ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI. 2

I . Khái niệm 2

II.Các dạng tranh chấp đất đai. 2

III. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai. 3

IV. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. 3

PHẦN II : NỘI DUNG VỤ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRONG GIA ĐÌNH BÀ NGUYỄN THU PHƯƠNG VÀ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN. 5

I. Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai. 5

II. Lời khai của đương sự và các bên có liên quan trước tòa. 6

A. Bên nguyên đơn 6

B. Bên bị đơn 7

C. Phán quyết của Tòa án. 7

Quyết định 9

PHẦN III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ 10

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN 10

Nhận xét : 10

Một số kiến nghị 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyên thu phương ở thôn 7A yên quang, ý yên, Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở ĐầU Tranh chấp đất đai là một trong những hiện tượng tranh chấp phức tạp nhất trong xã hội hiện nay vì lịch sử và sở hữa đất đai thay đổi qua nhiều giai đoạn, sự phân chia các loại đất luôn luôn biến động do chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong một xã hội tồn taị sự đối kháng giữa các giai cấp thì đất đai luôn luôn là đối tượng tranh chấp giữa chúa đất và nông nô, giữa địa chủ và nông dân, giữa đông đảo quần chúng nhân dân không có ruộng đất và bọn chủ đất lớn. Những tranh chấp này biểu hiện mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp mà thực chất là cuộc xung đột giữa các giai cấp đối kháng. Những xung đột này không thể điều hoà được và cuối cùng sẽ kết thúc bằng các cuộc cách mạng xã hội, để thay thế chế độ sở hưũ đất đai khác tiến bộ hơn. Vì vậy, tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng. Sau khi Quốc hội thông qua Luật đất đai và luật này có hiệu lực pháp lý từ ngày 15/10/1993, vấn đề thiết chế các quyền năng cụ thể của hộ gia đình và cá nhân đã được quy định, song sau đó Luật đất đai sửa đổi, bổ sung thông qua Nghị định 17/1999/NĐ- CP đã hình thành cơ chế pháp lý để thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế, tranh chấp đất đaicho tất cả tổ chức, hộ gia đình và cá nhân . Em rất tâm đắc với những điều được học về Luật đất đai, em quyết định chọn đề tài : “Vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyên thu phương ở thôn 7A yên quang , ý yên, Nam Định ”, để hiểu sâu hơn về vấn đề này. Kính mong được sự giúp đỡ và góp ý chân thành của các thầy và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn . Phần nội dung phần i : tổng quan về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai. I . Khái niệm Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Chủ thể của quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể của quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu đất đai mà họ chỉ được Nhà nước giao đất cho sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định. Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không tốt đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của Luật Đất đai cũng như những đường lối, chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để. II.Các dạng tranh chấp đất đai. 1. Tranh chấp giữa những người sử dụng đối với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau. 2. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Một bên vi phạm quyền sử dụng đất, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng phát sinh tranh chấp. 3. Tranh chấp về mục đích sử dụng : đặc biệt là giữa đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa và đất nuôi tômtrong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng. Nền kinh tế thị trường cùng với chủ trương giao đất một cách ổn định và lâu dài cho người sử dụng đất thì tranh chấp về đất xảy ra hết sức gay gắt biểu hiện dưới các hình thức: - Đòi lại đất của người thân trong giai đoạn trứơc đây mà qua các cuộc điều tra chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác. - Tranh chấp trong việc giao khoán sản phẩm theo Nghị quyết 10. - Tranh chấp giữa đồng bào địa phương với đồng bào nơi khác đến khai hoang, xen canh, xen cư. - Tranh chấp giữa các thôn, đội sản xuất với nhau trong việc chia tách các hợp tác xã. Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương. III. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai. Luật đất đai cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đều được xây dựng theo những nguyên tắc thống nhất, bỏi vì đó là tư tưởng chỉ đạo, là nền tảng cơ sở, là xuất phát điểm để thực hiện các yêu cầu, mục đích đề ra. Vì thế việc giải quyết tranh chấp đất đai cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. 1. Nguyên tắc bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. 2. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân. 3. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất. Tạo điều kiện cho người nào giỏi nghề gì làm nghề đó, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa. IV. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Điều 38 Luật đất đai quy định: Các cuộc tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân dân giải quyết theo quy định sau đây: Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, tổ chức với nhau mà thuộc quyền quản lý của mình. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của ủy ban nhân dân đã giải quyết, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính thì do Uỷ ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau: + Nếu việc tranh chấp có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh thì do Chính phủ quyết định. + Nếu việc tranh chấp có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì do Quốc hội quyết định. Phần II : NộI DUNG Vụ VIệC TRANH CHấP đất đai trong gia đình bà nguyễn thu phương và phán quyết của tòa án. I. Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai. Ông Nguyễn Văn mạnh lập gia đình lần thứ hai với bà Nguyễn thu phương và có 6 người con là Nguyễn Văn Kiền, Nguyễn Văn Khảm, Nguyễn Văn Trụ, Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thị Aí, Nguyễn Thị Lương. Năm 1999, cụ ông mất để lại 485m2 cho bà Phương tiếp tục quản lý và sử dụng. Năm 1996 , bà Phương họp gia đình chia mảnh đất 485m2 này cho 4 người con trai là anh Trụ , anh Khảm , anh Mười và anh Kiền. Khi cán bộ địa chính đến đo lại đất, bà nhờ họ đo chia mảnh đất ra làm 2 phần với nôị dung: phần thứ nhất là của anh Trụ và anh Khảm; phần thứ hai là của anh Mười và anh Kiền. Hai anh Mười và anh Trụ có trách nhiệm trông coi phần đất của anh Kiền và anh Khảm(vì hai anh đang công tác ở xa không có ở nhà). Qua 4 năm sinh sống trong gia đình bà Phương có thay đổi vì người con gái út không xây dựng gia đình nên bà họp gia đình để chia lại mảnh đất làm năm phần , bà mời một số người làm chứng chia đất trong đó có anh trai chị Linh(chị Linh là vợ anh Trụ), thể hiện tại biên bản họp gia đình ngày 26-2-1999. Mảnh đất có chiều ngang 22m , bà Phương chia làm năm phần , mỗi con được 4,4 m .Sau khi chia xong, chị Lương là con gái bà cho thêm anh Trụ 0,6 m chiều ngang nên phần đất của chị còn lại 3,8m, phần đất của anh Trụ là 5m. Cũng trong năm 1999, anh Trụ làm nhà trên phần đất anh đã được chia, phần đất của anh Khảm bên cạnh để trống. Năm 2002 bà Phương phát hiện thấy vợ chồng anh Trụ có ý chiếm mảnh đất của anh Khảm bên cạnh nên bà báo cáo với ông Tường trưởng thôn và chính quyền xã . Tháng 10-2003 anh Khảm về quê để xây nhà ở thì vợ chồng anh Trụ không cho xây với lý do: anh Trụ và chị Linh không chấp nhận việc chia đất năm 1999 mà khẳng định việc chia đất năm 1996 và Phương đo chia làm 2 phần . Nay bà Phương kiện đòi quyền sử dụng mảnh đất của bà đã cho anh Khảm đã cho anh Khảm mà vợ chồng anh Trụ đang chiếm giữ để làm nhà ở. Nguồn gốc mảnh đất 485m2: bà Phương và ông Hạnh đựơc hợp tác xã chia cho mảnh đất này khi còn trẻ. Hiện nay, mảnh đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , mà chỉ có tên trong bản đồ địa chính xã và hiện nay bà Phương vẫn đóng lệ phí sử dụng đất 355 m2. Anh Trụ đóng lệ phí sử dụng đất phần bà Phương cho. Bà Phương có đơn kiện đề nghị tòa án xử buộc anh Khảm trả lại phần mảnh đất hiện anh Trụ đang chiếm giữ . II. Lời khai của đương sự và các bên có liên quan trước tòa. Nhận được đơn đề nghị của bà Phương, UBND xã đã có buổi làm việc, thu nhận chứng cứ do bà Phương cung cấp. Tòa án nhân dân huyện ý yên quyết định thụ lý vụ án, cho triệu tập bà Phương và anh Trụ. A. Bên nguyên đơn Trước tòa bà Phương khai: “Tháng 2 năm 1996 , tôi tổ chức họp gia đình có con bà cả, anh con rể cùng vợ chồng anh Hạp là con riêng của tôi cùng 5 người con đều có mặt, duy nhất thiếu anh Khảm là công nhân ở Hàm Yên, Tuyên Quang. Mục đích duy nhất là: phần của anh Kiền giao anh Mười trông nom bảo quản hộ; còn của anh Khảm thì giao anh Trụ. Anh Trụ đã giữ luôn phần của anh Khảm khi cán bộ địa chính xã đến đo đạc. Năm 1999 tôi lại họp gia đình chia lại thành 5 phần do còn một cô con gái (tên là Lương)không đi lấy chồng, mọi người đều nhất trí ký vào văn bản; cô Lương cũng nhường lại cho anh Trụ 60cm. Cùng trong năm này, vợ chồng anh Trụ ly thân, anh Trụ về ăn chung với tôi. Các con tôi đi làm ăn xa khi về anh Kiền đã trả tiền lệ phí đất ở mà tôi và anh Trụ đã đóng, tổng là 20 000 đồng; Anh Trụ đã nhận. Năm 2002 tôi phát hiện thấy anh Trụ có tình chiếm mảnh đất của tôi cho anh Khảm nên tôi báo cáo với ông Tường trưởng thôn là anh Trụ chỉ được hưởng 130m2 phần đất ở. Hiện tại anh Trụ cũng chỉ đóng thuế cho phần 130m2 cho xã, còn lại tôi trực tiếp đóng 355m2. Nay tôi đề nghị Tòa án giúp đỡ buộc anh Trụ phải trả phần đất mà tôi cho anh Khảm để mẹ con tôi làm nhà ở.” B. Bên bị đơn Trước tòa án anh Trụ đã khai nhiều điểm khác hẳn với lời khai của bà mẹ. “Tháng 2/1999 không họp gia đình mà chỉ có trưởng thôn là ông Tường ,ông Toàn- cán bộ địa chính xã, ông Phương- bí thư chi bộ và hai người ở tỉnh tôi không biết. Mẹ tôi chỉ nói cho anh Trụ(là tôi) một nửa và anh Mười một nửa. Từ đó tôi phải đóng lệ phí đất đến 2001 mỗi năm 9,4kg thóc. Ngày 26/2/1999 gia đình tôi tổ chức họp do mẹ tôi làm chủ trì chia lại: mỗi con được 4,4m. Sau đó cô Lương cho thêm tôi 0,6 m chiều ngang nên phần đất của tôi là 5m có mọi người ký làm chứng. Việc tôi ký văn bản họp đó là do muốn xây nhà cho xong vì không có chính quyền xã xác nhận và đát của tôi có trích lục. Nay tôi đề nghị Tòa án giúp đỡ giải quyết việc địa chính xã có xác nhận năm 1996 và đề nghị tòa về địa phương xác nhận. Tòa án nhân dân huyện ý yên đã làm công tác hòa giải song không thành. Qua nghe hai bên trình bày những lý lẽ và những yêu cầu của mình Tòa án đã phân tích, hòa giải khuyên đôi bên hãy thông cảm dàn xếp sao cho tình cảm gia đình, mẹ con hòa thuận, đảm bảo việc phân chia làm 5 phần đất ở cho các con như đia phương cũng như là bà con lối xóm đều mong muốn. C. Phán quyết của Tòa án. Theo ủy ban nhân dân huyên ý yên , diện tích đất 485m2 của bà Phương chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ có tên trong bản đồ địa chính .Thửa đất này cũng không ở trong tình trạng đang xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đây cũng không phải thuộc trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do vậy, căn cứ theo Thông tư liên tịch số 01 ngày 3-1-2002 của Tòa án nhân dân tối cao- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao- Tổng Cục địa chính, việc bà Phương yêu cầu xác định quyền sử dụng đất là việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân . Tòa án nhân dân huyện ý yên đã áp dụng điều 263 , 264,265 bộ luật dân sự , xác định quyền sử dụng của bà Phương có mảnh đất 94m2 nằm trong diện tích đất thổ cư 485 m2. Quyết định trên là không phù hợp, vì vậy Viện Kiểm sát nhân dân huyện ý yên kháng nghị số 02K3 ngày 11-6-2004 và chị Bùi Thị Linh kháng cáo 4-6-2004 . Bản án sơ thẩm số 04-/31.5.2004 của Tòa án nhân dân huyện ý yên đã quyết định . Xử xác định quyền sử dụng của bà Nguyễn thu Phương ở thôn 7A xã yên quang huyện ý yên , Nam Định có mảnh đất với diện tích 94m2 nằm trong diện tích thổ cư 485m2 bắc giáp đường thôn, tây giáp nhà anh Nguyễn Văn Trụ, đông giáp nhà anh Nguyễn Văn Mười, nam giáp hàng xóm. Sau khi tuyên án sơ thẩm ngày 11.6.2004 VKSND huyện ý yên có quyết định kháng số 02/KS –KN. Tòa án xét thấy việc anh Trụ và anh Mười đứng tên sử dụng toàn bộ diện tích đất thổ của bà Phương là không có căn cứ pháp lý.UBND xã yên quang cũng cho biết năm 1996 cán bộ địa chính đi đo đạc khảo sát đất đai gia đình anh Trụ và gia đình anh Mười tự khai diện tích đất của 2 hộ nên sau khi đo và vẽ vào bản đồ đất đứng tên anh Trụ và anh Mười chứ bà Phương chưa có thủ tục bàn giao cho đất hai anh.Chị Linh căn cứ vào đó đòi sử dụng cả phần đất chia cho anh Khảm là không đúng. Tòa án cần chấp nhận việc phân chia đất của bà Phương và các thành viên trong gia đình như biên bản họp chia đất ngày 26.2.1999 là đúng mức , vừa có lý lại vừa có tình.Khi nào bà Phương làm đủ thủ tục chia đất qua chính quyền lúc đó 5 người con của bà mới chính thức được quyền sử dụng đất. Vì lẽ đó bà Phương là nguyên đơn có quyền kiện đòi quyền sử dụng đất là đúng. Từ những nhận xét trên đây; áp dụng khoản 2 điều 69 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ dân sự . Quyết định Về hình thức : Chấp nhận đơn kháng nghị của VKSND huyện ý yên và kháng cáo của chị Bùi Thị Linh làm trong thời hạn luật định là hợp lệ. Chấp nhận việc rút kháng nghị của VKSND tỉnh Nam Định về bản kháng nghị số 02/11.6.2004 và quyết định sửa đổi kháng nghị đề ngày 29.6.2004 của VKSND huyện ý yên Về nội dung : Sửa một phần án sơ thẩm: Xác định anh Nguyễn Văn Trụ được quyền sử dụng diện tích đất tại thôn Tú Linh xã yên quang , huyện ý yên , tỉnh Nam Định mà bà Nguyễn thu Phương cho là 126m2. Có kích thứơc như sau: Phía Tây giáp đường thôn dài 5,3m Phía Đông giáp nhà anh út dài 5,3m Phía Nam giáp đất nhà anh Tiến dài 24m Phía Bắc giáp đất thổ của bà Phương ( Phần đất cho anh Khảm ) dài 23,6m Anh Nguyễn Văn Trụ phải trả lại cho bà Nguyễn thu Phương 94m2 đất thổ có kích thước như sau: Phía Tây giáp đường thôn dài 4m Phía Đông giáp đất nhà ông Sính dài 4m Phía Nam giáp đất nhà anh Trụ dài 23,6m Phía Bắc giáp đất thổ nhà anh Mười 23,6m. Gĩư nguyên các quyết định khác của tòa án sơ thẩm. Về án phí: Anh Nguyễn Văn Trụ không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm. Chuyển 50.000d dự phí phúc thẩm chị Bùi Thị Linh đã nộp ngày 20.8.2004 thành án phí dân sự. án xử phúc thẩm là chung thẩm có hiệu lực thi hành. Phần III : BàI HọC KINH NGHIệM Và MộT Số KIếN NGHị CủA BảN THÂN Nhận xét : Vụ án đã được toà án nhân dân huyện ý yên xét xử sơ thẩm và Toà án nhân dân tỉnh Nam Định xét phúc thẩm đảm bảo tính công bằng của cơ quan hành pháp. Nhưng điều chúng ta quan tâm hơn cả là trách nhiệm, đạo đức của những người có quyền định đoạt( bà Phương), người có quyền lợi hợp pháp( anh Trụ, anh Khảm)và người có liên quan( đại diện chính quyền địa phương). Qua tình tiết và nội dung vụ việc, mỗi nhóm người trên đã bộc lộ: Về phía nguyên đơn-bà Phương, Sau khi chồng bà mất , bà là người có quyền định đoạt mảnh đất 485m2.Bà đã làm đúng trách nhiệm của một nguòi mẹ là chia mảnh đất đó cho các con. Nhưng do bà không thông qua chính quyền địa phương ngay từ đầu tiên nên điều đáng tiếc đã xảy ra là vợ chồng anh trụ đã có ý định chiếm đoạt phần đất của anh Khảm. Hẳn tuổi đã già bà rất đau khổ khi vụ việc này xảy ra trong chính gia đình nhà bà, và điều đàn tiếc hơn là bà phải nhà đến chính quyền giải quyếtvụ tranh chấp trong gia đình bà. Về phần vợ chồng anh Trụ, theo tài liệu hồ sơ vụ việc thì anh Trụ lại mất năng lực trách nhiệm dân sự nên vợ anh là chị Bùi Thị Linh thay mặt chồng giải quyết mọi việc. Mặc dù chị là người có mặt cùng tham gia họp để nghe sự phân chia tài sản thừa kế là lô đất bà Phương chia đều cho bốn người con và được mọi người tin tưởng giao trách nhiệm trông coi phần đất cho anh Khảm( anh Khảm đi vắng không có mặt tại địa phương) nhưng thay vì việc phải quản lý trông coi phần đất đó,chị Linh đã làm một việc không đúng với đạo lý đó là khi cán bộ địa chính đến kiểm tra làm thủ tục cấp bìa sở hữu chị đã tự khai phần đất của anh Khảm vào phần đất của nhà mình. Khi bà Phương yêu cầu phải trả lại cho anh Khảm phần đất được chia, vợ chồng chị Linh đã không làm việc đáng phải làm mà còn cố tình chiếm giữ, thể hiện tính tham lam,vụ lợi. Trắng trợn hơn nữa, khi bà Phương đưa sự việc ra cơ quan pháp luật giải quyết, chị Linh còn tố cáo và đổ lỗi cho chính quyền địa phương là người gây ra hậu quả(liên quan đến việc công nhận quyền sở hữu đất ở). Chính chị Linh là người biết rõ ai là người gây nên sự việc tranh chấp giữa mẹ và con, anh và em trong gia đình. Hành vi đó đã phụ lòng tin của người thân trong gia đình, gây phiền nhiễu, tốn kém công sức, thời gian và kinh tế cho các cấp,các ngành can thiệp giải quyết, chà đạp lên tình mẫu tử, anh em một nhà. Hành vi đó cần phải được ngăn chặn và lên án. Về phía anh Khảm-người có quyền lợi hợp pháp, đựơc thừa kế phần đất mà mẹ anh chia cho cùng với những anh em khác trong nhà. Nhưng anh Khảm đã không kịp thời quan tâm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên phần thiếu sót của anh là rất nhỏ bởi nguyên nhân chính của vụ việc là sự tham lam,vụ lợi của vợ chồng anh Trụ, chị Linh. Về phía cán bộ địa chính xã, ta không có cơ sở xác định tiêu cực nhưng thông qua cách làm việc của cán bộ địa chính và những người có trách nhiệm trong chính quyền cho ta thấy một lề lối làm việc thiếu trách nhiệm, quan liêu yếu kém về năng lực. Nguyên tắc của cán bộ địa chính và chính quyền địa phương khi làm thủ tục xác định quyền sở hữu đất của người dân là căn cứ vào thổ ở của các gia đình để làm thủ tục, mặc nhiên họ phải biết rõ nguồn gốc thổ đất vợ chồng anh Trụ kê khai là từ đâu mà có. Và đương nhiên họ phải thẩm tra việc khai báo của vợ chồng anh Trụ thông qua bà Phương và những người giáp đất bên cạnh. Có như thế, họ mới làm tròn trách nhiệm, xứng đáng là những người được nhân dân bầu ra để đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của người dân. Còn về phần Toà án hai cấp huyện và tỉnh, thông qua việc xử lý của mỗi cấp có những quan điểm khác nhau. Toà án nhân dân huyện ý yên cho rằng vụ việc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã xử lý; Toà án nhân dân Tỉnh Nam Định lại khẳng định vụ tranh chấp đất đai của gia đình bà Phương thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân. Điều này chứng tỏ sự bất cẩn và thi hành pháp luật của cơ quan xét xử. Phải chăng, hiện nay, đây cũng là những yếu tố tác động không nhỏ đến những ý thức trách nhiệm , đoàn thể, cơ quan và các tổ chức xã hội ểong việc thực thi quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của nước ta. Một số kiến nghị - Tại các phiên họp Quốc hội hàng năm luôn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc hoàn thiện Pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng song điều đáng nói hơn cả là các cơ quan, chính quyền địa phương cần phải thực sự vào cuộc. Các cấp lãnh đạo phải thực sự nắm vững để sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật luôn được thực thi. Người cán bộ cần quan tâm đến đời sống nhân dân bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết của họ đến pháp luật. Để pháp luật trở nên gần gũi, là những điều dễ hiểu, thực sự là của dân, do dân và vì dân. - Qua bài học trên cho ta thấy để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ củ mình trước pháp luật, mội người phải học tập, và phait tự tìm hiểu và nắm chắ những kiến thức và phải vữn vàng trong cuộc sống. Và tạo ra sự thành đạt của bản thân và góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước. Kết luận Tranh chấp đất đai là một vấn đề hết sức phức tạp, vì trong xã hội hiện nay việc sở hữa đất đai thay đổi qua từng giai đoạn và sự phân chia các loại đất luôn luôn biến động do chuyển đổi mục đích sử dụng. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện quan trọng để Nhà nuớc quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế. Nhưng nếu Nhà nước chỉ ban hành pháp luật mà không đảm bảo cho được thực hiện thì pháp luật không thể phát huy được vai trò của mình. Cho nên cùng với việc ban hành pháp luật, Nhà nước còn đảm bảo cho pháp luật được thi hành. Vì vậy cho nên mới dẫn tới vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyễn thu Phương.Và thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình bà phương , Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội, đồng thời giáo dục ý thức pháp luật cho mọi công dân, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật đất đai khác có thể xảy ra. . Tài liệu tham khảo 1.Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 2. ĐH QL&KD Hà Nội “ Giáo trình Luật” Hà Nội, 2003. 3. Tạp chí “Pháp luật và đời sống”, Thời báo kinh tế,VN times 4. Hồ sơ vụ kiện từ tòa án nhân dân huyện ý yên và Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định Và một số báo An ninh, Luật học khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7061.doc
Tài liệu liên quan