Mục lục
Lời nói mở đầu
Chương I
KháI quát chung về WTO
I.Lịch sử hình thành và phát triển của WTO
1.Lịch sử hình thành và phát triển của WTO
2. Chức năng của WTO
3. Mục tiêu của WTO
4. Các nguyên tắc hoạt động của WTO
5. Cơ cấu tổ chức của WTO
II. Điều kiện cần thiết để tham gia WTO
III.Những lợi ích mà WTO mang lại cho các nước thành viên
Chương II
KháI quát chung về kinh tế việt nam
I.Đặc điểm cơ bản của các ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam trước khi gia nhập WTO
1. Công nghiệp
1.1Ngành dệt may
1.2. Các ngành công nghiệp lắp ráp (điện tử, ô tô, xe máy)
1.3. Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu
2. Nông nghiệp
II. Những tác động từ việc gia nhập WTO
1. Tác động đến kinh tế
2.Tác động đến xã hội
Chương III
Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập WTO
I. Lợi thế về thương mại
1. Khái quát thương mại Việt nam trước khi gia nhập WTO
2. Phân tích những điều kiện mà WTO đem lại cho thương mại Việt Nam
2.1 Thương mại tự do giúp giảm chi phí cuộc sống và tăng thu nhập
2.2 Kích thích tăng trưởng kinh tế
3.Thực trạng thương mại Việt nam khi tham gia WTO
II/ Lợi thế về xuất khẩu
1.Khái quát xuất khẩu Việt nam trước khi gia nhập WTO
2.Những lợi thế mà WTO mang lại cho xuất khẩu Việt nam.
2.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
2.2 Các định hướng chiến lược trong kỳ hội nhập
III/Lợi thế về môi trường đầu tư
1.Vài nét cơ bản về môi trường kinh doanh của Việt Nam
2.Các yếu tố tạo nên lợi thế của môi trường kinh doanh
2.1 Các định hướng chiến lược trong giai đoạn hội nhập
2.2 Những kết quả đạt được
VI. Lợi thế về tài chính
V. Lợi thế về các ngành dịch vụ
VI. Lợi thế về Nông nghiệp
Kết luận
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huỷ sản trên thị trường quốc tế. Về chất lượng một số loại thủy sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường thế giới, kể cả những thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát đã dẫn đến sự quản lý yếu kém về chất lượng. Những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm dư lượng kháng sinh, hoá chất bị cấm trong cá nuôi khá cao, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm chưa được xử lý một cách triệt để, khả năng đảm bảo trong xuất xứ nguồn gốc sản phẩm kém do diện tích manh mún, trình độ sản xuất chưa đồng đều. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam.
II. Những tác động từ việc gia nhập WTO
Trong xu thế toàn cầu hoá, khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản để thâm nhập, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá và tăng cường năng lực của nền kinh tế. Những cơ hội mới trong phát triển kinh tế xã hội chỉ có được khi hệ thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh để mọi loại hình doanh nghiệp được đối xử công bằng trong các hoạt động thị trường. Muốn đón nhận thời cơ, tận dụng điều kiện thoát khỏi tình trạng bị nước lớn gây sức ép, Việt Nam phải sớm hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế thị trường, cải cách hành chính và doanh nghiệp cho tương đồng với những thể chế toàn cầu. Đây chính là tác động mạnh mẽ của WTO đến hoạt động mở cửa thị trường và cải cách chính sách, thể chế luật pháp. Hệ thống chính sách minh bạch, ổn định và dễ dự đoán, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực cần mở mang.
1. Tác động đến kinh tế
Đối với ngành kinh tế, việc gia nhập WTO tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trong thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc xoá bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành công nghiệp, chế biến nông sản và nhất là dịch vụ có lợi thế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm xoá bỏ yêu cầu cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu. Khi gia nhập WTO, hiệp định TRIPS, một cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc đầu tư chuyển giao công nghệ và đưa công nghệ cao vào các ngành kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết TRIPS, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ cũng là giải pháp khuyến khích sáng tạo, khích lệ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hoạt động nghiên cứu phát triển, đặc biệt là ở những ngành hàng đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao, mang lại lợi ích kinh tế lơng. Làn sóng đầu tư nước ngoài nếu được gia tăng sẽ là động lực tích cực để tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và những sản phẩm ngành hàng. Nước ta mở rộng thị trường khi đại bộ phận các tổ chức sản xuất kinh doanh là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu nguồn lực đầu tư trình độ nhân lực thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nhiều lĩnh vực công nghệ đang còn lạc hậu. Sức ép lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi vào WTO là sự cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh thị trường nội địa càng trở nên gay gắt hơn khi các rào cản thương mại bị cắt giảm, những doanh nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu kém có nguy cơ phá sản hoặc giảm hiệu quả kinh doanh. Với tiềm lực hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam đang ở thế yếu trong những tranh chấp thương mại quốc tế, thu hút được đầu tư nước ngoài vào phát triển những ngành có lợi thế phát triển, đòi hỏi trình độ công nghệ cao sẽ là một hướng thúc đẩy nhanh những ngành hàng có lợi thế xuất khẩu để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Từ thực tiễn nhiều quốc gia, trong thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI thường mở mang những ngành nghề mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng sản xuất kinh doanh cho lao động của nước sở tại nhằm thu được lợi nhuận cao. Mở mang phát triển những ngành nghề mới áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ cao, buộc lực lượng lao động trẻ phải tự học hỏi vươn lên để có việc làm. Đây cũng chính là cơ hội để nâng cao trình độ nguồn nhân lực nước ta khi vào WTO.
Đối với ngành nông nghiệp của nước ta thì việc gia nhập WTO cũng mang lại rất nhiều cơ hội. Được hưởng ưu đãi của 149 nước thành viên, mặt hàng nông sản nhiệt đới có thế mạnh của nước ta không bị phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển có nhu cầu cao. Ngoài những sản phẩm có ưu thế đặc thù, cây trồng vụ đông là một thế mạnh khi các nước ôn đới đang mùa đông giá cần nhiều, nông sản thực phẩm sạch có khả năng mở rộng cũng là một hướng có nhiều triển vọng xuất khẩu lâu dài… Khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp nước ta có thuận lợi hơn trong các tranh chấp, với cam kết không phân biệt đối xử, hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ nước ta có thuận lợi hơn trong các tranh chấp với cam kết không phân biệt đối xử, hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ nước ta sẽ có cơ hội thâm nhập vào nhiều thị trường. Thêm vào đó, ảnh hưởng trong các chương trình nghị sự và quyền đàm phán đa biên của nước thành viên WTO cũng là những thuận lợi để tối đa hoá các lợi ích trong các vòng đàm phán thương mại. Từ chính sách và thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế, nông nghiệp nước nhà sẽ có sức thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, khi vào WTO, Việt Nam còn được tham gia nhiều hơn vào những chương trình hợp tác khoa học công nghệ, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, mở mang nhiều ngành nghề nông thôn, hiện đại hoá công nghiệp chế biến…sẽ tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn. Với hướng phát triển này, theo ước tính của ngành Lao động thương binh xã hội, nếu xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp tăng được 31%, 62% và 7% thì việc làm cho lao động nông nghiệp có thể tăng thêm 85 vạn.
Tác động đến tổng thể ngành công nghiệp: Có thể nói, khả năng cạnh tranh tổng thể ngành công nghiệp nước ta còn ở thế yếu do năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và trình độ khoa học công nghệ, khả năng quản lý còn nhiều hạn chế. Trong ngành công nghiệp có một số mặt hàng có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới song tỷ trọng nhỏ, chủ yếu dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ. Với chính sách thúc đẩy tự do hoá thương mại, việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan chỉ thực hiện được trong những hoàn cảnh nhất định và ngày càng giảm, khả năng Nhà nước bảo hộ cho ngành công nghiệp trước sức ép cạnh tranh ngày càng hạn hẹp, ngành công nghiệp nước nhà đang phải chấp nhận một cuộc chơi không cân sức, phải có những nỗ lực tối đa mới không bị biến thành thị trường tiêu thụ của các nước công nghiệp phát triển khi vào WTO.
Đối với ngành dịch vụ: Gia nhập WTO, dịch vụ sẽ là khu vực có độ mở cao. Đón nhận dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI sẽ đến cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư, xu hướng này cũng tạo nhiều thuận lợi để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng các ngành dịch vụ, đến lượt mình lại tạo điều kiện để tăng sức hấp dẫn và nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI. Các nguồn đầu tư được phân phối lại theo hướng hiệu quả cho phép phát triển nhanh những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, đi theo hướng này, nước ta có thể mở rộng một số dịch vụ du lịch và xuất khẩu lao động. Khi vào WTO, thị trường mở rộng, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những dịch vụ đa ngành với giá thấp và chất lượng tất sẽ là cơ hội để giảm chi phí sản xuất và quan trọng là nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.
2.Tác động đến xã hội
ở nhiều nước phát triển như Việt Nam, khi vào WTO, tiền lương của lao động lành nghề đã gia tăng nhanh cùng với nguy cơ mất việc làm và mức độ cải thiện thấp của lao động không có kỹ năng. Tự do hoá thương mại toàn cầu có tác động mạnh đến thu nhập của người lao động và có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Sự khác biệt trong thu nhập của lao động nước ta còn có thể cao hơn khi giá cả lao động trên thị trường nội địa và ở nước ngoài có khoảng cách xa. Việc cắt giảm trợ cấp các mặt hàng nông sản và dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân. Do năng suất lao động và trình độ kỹ thuật có nhiều cách biệt trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện cam kết WTO, khoảng cách thu nhập của lao động công nghiệp và nông nghiệp sẽ ngày càng lớn. Nông nghiệp và nông dân là đại diện lớn nhất của khu vực nông thôn, còn thành thị đang là khu vực mở mang nhanh công nghiệp và dịch vụ, thực trạng này, khiến chênh lệch giàu nghèo của khu vực thành thị và nông thôn là một thực tế khách quan, nếu không xử lý tốt có thể dẫn tới những quan hệ thiếu bình đẳng trong tiếp cận đến dịch vụ xã hội và tầng lớp nghèo ở nông thôn có thể là người chịu nhiều thua thiệt.
Chương III
Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập WTO
Việt Nam là quốc gia đang phát triển ở trình độ cấp thấp, giá nhân công rẻ do thu nhập người dân còn thấp, bên cạnh đó là lợi thế do thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, bờ biển trải dài, tài nguyên phong phú sẽ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Sự thành công của các khu chế xuất, khu công nghiệp Tân Thuận, Linh Trung, Tân Tạo tại TP Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương..., kim ngạch xuất khẩu và GDP của Việt Nam tăng hàng năm đã minh hoạ cho các lợi thế, và các chủ trương kêu gọi đầu tư của Việt Nam. Là một nước có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ sẽ giúp Việt Nam thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều nhân công như may mặc, da giầy...Điều này sẽ giải quyết lớn được vấn đề công ăn việc làm cho người lao động. Với bờ biển trải dài và khí hậu ôn hoà sẽ giúp Việt Nam có cơ hội phát triển các sản phẩm nông nghiệp như nuôi trồng thuỷ sản, các cây lương thực như lúa gạo, các cây công nghiệp như cao su, cà phê, tiêu, điều và các vùng rau, hoa, quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cơ hội này càng được nhân lên khi Việt Nam tham gia vào WTO, các định chế tự do thương mại được thực hiện thì sẽ không còn các rào cản về hạn ngạch Quota, sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam không chỉ xuất khẩu cho một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Pháp, Đức, Nga.... mà sẽ dễ dàng vào các thị trường Mỹ, các quốc gia Châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới. Đây không chỉ là cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước mà còn là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để khai thác các lợi thế xuất khẩu của Việt Nam.
Các cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ giúp cho sản phẩm hàng hoá Việt Nam giảm giá đáng kể do đầu vào của nguyên liệu được giảm thuế, và khi xuất khẩu theo nguyên tắc có đi có lại của các quốc gia thành viên WTO, sẽ không có sự áp đặt thuế nhập khẩu của các quốc gia nhập khẩu, sẽ tạo cho sản phẩm của Việt Nam dễ cạnh tranh hơn, như thế cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam). Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, các sản phẩm của các doanh nghiệp này sẽ ghi xuất xứ “Made in Việt Nam”, kim ngạch xuất khẩu, các chỉ tiêu tính GDP thuộc Việt Nam, nguyên tắc không phân biệt đối xử, luật đầu tư chung của Việt Nam đã khẳng định không phân biệt đối xử với các đối tượng sở hữu doanh nghiệp, vì thế những doanh nghiệp này phải được xem là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ở Việt Nam, chịu trách nhiệm pháp lý về kinh doanh tại Việt Nam và được hưởng các quyền lợi chính đáng của một doanh nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam phát triển và tăng trưởng nhanh trong mấy năm gần đây do lợi thế xuất khẩu, sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. Người dân có thu nhập cao, sẽ có nhu cầu mua sắm và tạo ra nhu cầu của thị trường và tạo ra sự kích thích sản xuất. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này.
Yếu tố chính trị ổn định của Việt Nam cũng là một lợi thế giúp cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm bỏ vốn kinh doanh.
I. Lợi thế về thương mại
1. Khái quát thương mại Việt nam trước khi gia nhập WTO
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, từ năm 1986 đến nay nền kinh tế thương mại Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu ở tất cả các ngành nghề kéo theo các chuyển biến tích cực về văn hoá-xã hội.Trong công nghiệp các doanh nghiệp nhà nước được trao quyền tự chủ, thực hiện hoạch toán kinh tế mở rộng sản xuất, kuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Luật đầu tư nước ngoài với nhiều khoản ưu đãi được ban hành đã tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng hơn, góp phần nâng cao năng lực sản xuất. Thời kỳ này, thương mại được coi là then chốt mở rộng thị trường với các thị trường giúp cho đa dạng hoá các mặt hàng tieu dùng. Trong sản xuất nông nghiệp, thành tựu nổi bật nhất là giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Việt nam từ nước thiếu lương thực triền miên thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ 2 trên thế giới từ năm 1989 đến nay. Mỗi năm lương thực tăng 1,3 triệu tấn khoảng 5% cao hơn tốc độ tăng dân số, bình quân lương thực đầu người tăng từ 280kg năm 1987 và ước tính tăng khonảg 455kg trong năm nay. Hàng xuất khẩu không chỉ tăng về giái trị mà cơ cấu có nhiều chuyển đổi tích cực, tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng, hàng nguyên liệu chưa qua chế biến giảm. Cán cân xuất-nhập về cơ bản đã cân bằng. Hiện nay Việt năm đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. nhiều hàng hoá mang nhãn hiệu Việt nam đã có mặt trên thị trường thế giới và số lượng ngày càng lớn, chủng loại phong phú chất lượng ngày càng cao và đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các thị trường quốc tế. Hoạt động đầu tư nước ngoài càng ngày sôi nổi, đến tháng 6/2000 cả nước có khoảng 3.000 dự án của 7000 doanh nghiệp thuộc 62 quốc và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 37 tỷ USD, vốn thực hiện đã đạt 17,82 tỷ USD. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước đã tạo công ăn việc làm cho 34 vạn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Nguồn vốn ODA đã giải ngân 7,2 tỷ USD là một trong những nguồn vốn của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng sản xuất ổn định của các ngành sản xuất dịnh vụ. Quá trình phát triển kinh tế của Việt nam trong 10 năm gần đây chỉ ra rằng sự thành công kinh tế của Việt nam phụ thuộc rất nhiều ở mức độ tham gia của đất nước vào nền kinh tế của khu vực và thế giới mà WTO là một tổ chức thương mại lớn nhất hiện nay.Việc tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất đó đã tạo nên một bộ mặt mới cho nền thương mại nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt nam nói chung và tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nma trong những năm qua nhanh.
2. Phân tích những điều kiện mà WTO đem lại cho thương mại Việt Nam
2.1 Thương mại tự do giúp giảm chi phí cuộc sống và tăng thu nhập
Việt nam đã là thành viên chính thức của WTO bởi vậy cần có một tư duy đổi mới phù hợp với sân chơi thương mại toàn cầu. Thương mại không chỉ đơn thuần là việc mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là niềm kiêu hãnh là sự tự chủ và phát triển của mỗi quốc gia. Thương mại có vững mạnh thì sản xuất, tiêu dùng, văn hoá,.. mới có thể tự chủ và phát triển được. Đối với Việt Nam thương mại là sự nghiệp của toàn dân không thể phó mặc cho Bộ thương mại hay các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Do nguyên tắc hoạt động của WTO là làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp các nước nhỏ hơn có nhiều tiếng nói hơn và cũng giảI thoát cho các nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương mại với các đối tác của mình các thành viên nên thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Khi gia nhập WTO giúp giảm bớt các hàng rào mậu dịch thông qua thương lượng và áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử kết quả là chi phí sản xuất giảm giá hàng hoá và dịch vụ giảm mức chi tiêu trong dân chúng giảm dẫn đến cuối cùng là chi phí cuộc sống của người dân Việt nam thay đổi. Hiện nay chúng ta có nhiều lựa chọn hơn và phạm vi chất lượng rộng hơn bởi Việt nam có thể nhập khẩu hàng hoá từ các nước thành viên. Bên cạnh đó thương mại tự do cho phép thương mại của Việt Nam có thể tự do thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên. ( 10 tháng đầu năm 2006 trị giá xuất khẩu đạt khoảng 87,1% so với kế hoạch cả năm).
2.2 Kích thích tăng trưởng kinh tế
Giảm bớt rào cản thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, điều này làm tăng thu nhập quốc dân và cả thu nhập cá nhân, tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 8 năm đạt mức 8,4% đứng thứ hai sau Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế trong năm 2006 được đẩy mạnh bởi sự gia tăng của tiêu dùng trong nước, chiếm khoảng 70% tổng GDP trong khi đó tổng mức bán lẻ đạt 31 tỷ USD tăng 20,5% so với năm 2004 đặc biệt là thương mại đạt 19%. Từ năm 1999 thị trường bán lẻ trong nước đã có những bước phát triển nhanh với tốc độ trung bình 16,6% trong giai đoạn 2001-2005 ( so với 12,7% trong giai đoạn 1996-2000) tạo ra nội lực mạnh mẽ cho tăng trưởng. Mức chi tiêu bình quân đầu người một tháng tăng 16% trong năm 2005 ( đạt 30USD). Tự do hoá thương mại giúp cho hàng hoá của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường của các cường quốc kinh tế một cách nhanh chóng, một số các mặt hàng chủ lực của chúng ta đã xuất hiện trên các thị trường khó tính như Mỹ.
Trong quy chế tối huệ quốc ( Quan hệ thương mại bình thường và không phân biệt đối xử) mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được sản xuất từ lãnh thổ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn cho hàng hoá tương tự hoặc có xuất xứ từ lãnh thổ của các nước thành viên
Biểu: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2000-2005
Đơn vi; Triệu USD
Nghìn tấn
Tên mặt hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Dệt may
1891,9
1975,4
2732,0
3609,1
4429,8
4838,4
Gạo
3476,7
3720,7
3236,2
3810
4063,1
5250,3
Cà phê
733,9
931,1
722,2
749,4
976,2
892,4
Đây là một cơ hội để hàng hoá của Việt nam có cơ hội cạnh tranh công bằng với hàng hoá của nước nhập khẩu. Ngoài ra mỗi bên điều hành các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có ảnh hưởng thương mại để tạo cho hàng hoá của bên kia những cơ hội cạnh tranh. Bên cạnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, trao đổi các pháI đoàn và hội thảo thương mại tại lãnh thổ nước mình, các nước thành viên.Về cơ bản WTO được sử dụng như một chất xúc tác để thay đổi trong một nền kinh tế đang chuyển tiếp như Việt nam thì thay đổi là cần thiết giúp cho các ngành kinh tế của Việt nam có thể vươn lên một tầm cao mới. Chúng ta có thể phân tích một số ngành then chốt như ngành dệt may trong tháng 01/2007 ước tính 500 triệu USD đạt 102,6% so với tháng 01/2006 điều này càng khẳng định mạnh mẽ những cơ hội mà WTO mang lại.Tất cả các khu vực kinh tế đều tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với năm ngoái riêng sản lượng công nghiệp tăng17,2% vượt chỉ tiêu 16 % của Nhà nước.
Bên cạnh đó WTO cũng tác động đến việc đổi mới cơ cấu tổ chức công nghệ quản lý và phương hướng kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước xâydựng các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu như các tập đoàn công ty mẹ- con , công ty thương mại bán buôn bán lẻ hiện đại hoặc các công ty kinh doanh dịch vụ. Qua đó còn tạo điều kiện phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại biết kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của từng thị trường trên từng địa bàn. Với tư cách là thành viên chính thức Việt nam không gặp những cản trở về thuế quan khi đem hàng hoá của mình sang các thị trường mới nhưng song song đón nhận những thách thức mới bằng cách phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng phù hợp với tính chất và trình độ sản xuất qua đó thoả mãn người tiêu dùng đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước. Nhất là đối với các ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù, chúng ta cần phải củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác lập mối liên kết dọc có quan hệ chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ. Đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các nhóm hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng, phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư làm tăng thêm sức cạnh tranh đói với các sản phẩm trong nước.
Khi tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại Việt nam phảI thực hiện các cam kết của mình vì thế Nhà nước chỉ có thể can thiệp vào thị trường ngành hàng này bằng quy chế về tổ chức và hệ thống kiểm soát phân phối dưới hình thức là sử dụng các công cụ gián tiếp.
Việc thực hiện các cam kết của các hiệp định đa phương và song phương giúp cho các ngành thương mại dịch vụ của Việt Nam có cơ hội thu hút được vốn đầu tư nước ngoài . Với những điều khoản đã ký kết chắc chắn sẽ tăng cường lòng tin với các nhà đầu tư từ đó quốc tế hoá các ngành thương mại dịch vụ.
3.Thực trạng thương mại Việt nam khi tham gia WTO
Cũng giống như các nước thành viên WTO khác Việt nam thu được nhiều lợi ích từ các nguyên tắc hoạt động của tổ chức đó như việc quan hệ thương mại công bằng và không phân biệt đối xử cho các mặt hàng xuất khẩu. Cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp với các cường quốc thương mại chính, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi phổ cập cho các nước đang phát triển thành viên và quan trọng hơn là củng cố những cải cách kinh tế của Việt Nam. Theo tiến trình thì sang năm 2007 hạn ngạch dệt may của Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam sẽ được gỡ bỏ, đây chính là cơ hội giúp cho ngành dệt may nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng co cơ hội để phát triển. Bên cạnh đó Việt Nam cũng phải cam kết thực hiện một loạt các nghĩa vụ như: mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài như ngân hàng, bảo hiểm, …đồng thời cũng phải cam kết bảo vệ mức độ phù hợp về sở hữu trí tuệ bằng thủ tục pháp lý trong nước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn này đã và tiếp tục đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để có đủ sức cạnh tranh lành mạnh với các Doanh nghiệp nước ngoài .
Biểu: Trị giá xuất khẩu hàng hoá
Đơn vị: triệu USD
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Hoa kỳ
732,8
1065,3
2452,8
3938,6
5024,8
5930,6
Biểu: Trị giá nhập khẩu hàng hoá
Đơn vị: tiệu USD
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Hoa kỳ
3363,4
410,8
458,3
1143,3
1133,9
864,4
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy được thương mại của Việt nam trong những năm gần đây đã có những bước chuyển lớn, lượng hàng hoá chúng ta xuất khẩu sang Hoa kỳ tăng lên theo từng năm với năm 2000 chúng ta chỉ xuất với tổng trị giá 732,8 triệu Đô la Mỹ thì đến năm 2005 tăng lên 5930,6 triệu Đô la Mỹ đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Bên cạnh đó trị giá nhập khẩu hàng hóa của năm 2000 là 3363,4 triệu Đô la Mỹ nhưng đến năm 2005 chỉ còn 864,4 triệu Đô la Mỹ điều này chứng tỏ chúng ta đã phần nào kiểm soát được tình trạng nhập siêu và cũng nói lên sự đa dạng, chất lượng của hàng hoá trong nước đã dần dần đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hay nói một cách khách quan là thương mại tự do đã tạo động lực cho các Doanh nghiệp trong nước cải thiện chất lượng sản phẩm không những đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường Hoa kỳ.
II/ Lợi thế về xuất khẩu
1.Khái quát xuất khẩu Việt nam trước khi gia nhập WTO
Không có một quốc gia nào có thể nhận được các lợi ích do cơ hội mở rộng thương mại và các điều kiện thuận lợi khác của WTO nếu không tự cam kết giảm thuế quan và các công cụ phi thuế quan đồng thời dần dần mở rộng thị trường của mình cho cạnh tranh quốc tế. Việt nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp và có một nền kinh tế yếu kém, hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bên cạnh đó việc Nhà nước dùng các chính sách thuế để bảo hộ hầu hết cho các doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo nên một sức ỳ cho hoạt động xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta đều dựa vào lợi thế về nhân lực, tranh thủ có hội được tạo ra từ sự dịch chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động tạo nên. Để thấy rõ hơn về kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây chúng ta có thể xem xét xuất khẩu của Việt nam trên thị trường Hoa kỳ. Năm 1994 Việt nam xuất khẩu sang Hoa kỳ lượng hàng hoá trị g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO.doc