Đề tài Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội

MỤC LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Phương pháp nghiên cứu: 2

3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

3.1. Mục tiêu nghiên cứu 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

4. Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI 4

1.1. Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 4

1.1.1 Các quan niệm về xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 4

1.1.2 Mục tiêu của xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 6

1.1.2.1 Về mặt xã hội 6

1.1.2.2. Về mặt kinh tế 6

1.1.3. Nhiệm vụ của xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 8

1.1.3.1. Phổ biến, giáo dục ý thức người dân trong công tác vệ sinh môi trường 8

1.1.3.2. Khuyến khích và đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 8

1.1.3.3. Lựa chọn mô hình quản lý xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 9

1.1.3.4.Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa người dân và cơ chế chính sách trong xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 9

1.1.4. Hiệu quả của xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 10

1.2 Quản lý rác thải 11

1.2.1. Rác thải 11

1.2.2. Phân loại các nguồn phát sinh rác thải 11

1.2.3. Hiện trạng quản lý rác thải 12

1.3. Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải 13

1.3.1. Khái niệm 13

1.3.2. Các mô hình tham gia thực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường ở nước ta 14

1.3.2.1. Mô hình doanh nghiệp quốc doanh 15

1.3.2.2. Mô hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh 16

1.3.2.3 Mô hình cộng đồng tự quản 18

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên thế giới cho Việt Nam 20

1.3.3.1. Trung Quốc 21

1.3.3.2. Nhật Bản 22

1.4. Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải 23

1.4.1. Về kinh tế 23

1.4.1.1. Chi phí thu gom 23

1.4.1.2. Chi phí vận chuyển 24

1.4.1.3. Chi phí xử lý 24

1.4.2. Về xã hội 24

1.4.3. Về môi trường 25

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ 26

2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 26

2.1.1. Vị trí địa lý 26

2.1.2. Điều kiện tự nhiên 26

2.1.2.1 Địa hình 26

2.1.2.2. Điều kiện khí hậu 27

2.1.2.3. Mạng lưới sông ngòi 28

2.2. Điều kiện kinh tế và xã hội 28

2.2.1. Dân số và diện tích đất tự nhiên 28

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế 30

2.3. Cơ sở hạ tầng 31

2.3.1. Hệ thống đường giao thông 31

2.3.2. Nước sạch 32

2.3.3. Điện nông thôn 32

2.4. Y tế 32

2.5. Hiện trạng phát sinh rác thải trên địa bàn huyện Thanh Trì 33

2.5.1. Các thành phần môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện Thanh Trì đang bị ô nhiễm 33

2.5.1.1. Không khí bị đặc quánh bởi các cơ sở sản xuất kinh doanh 33

2.5.1.2. Ô nhiễm môi trường đất 34

2.5.1.3. Ô nhiễm môi trường nước 35

2.5.2. Phát sinh chất thải rắn ở Huyện Thanh Trì 36

2.5.2.1. Phát sinh chất thải sinh hoạt 37

2.5.2.2. Phát sinh chất thải xây dựng 38

2.5.2.3. Phát sinh chất thải công nghiệp 38

2.5.2.4. Phát sinh chất thải bệnh viện 38

2.6. Quản lý rác thải trên địa bàn huyện Thanh Trì 39

2.6.1. Mô hìmh thực hiện của huyện Thanh Trì về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải 39

2.6.2. Tình hình quản lý rác thải ở huyện Thanh Trì 39

2.6.2.1. Thu gom rác thải 39

2.6.2.2. Tổ chức vận chuyển rác thải 43

2.6.2.3. Tình hình xử lý rác thải 44

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 46

3.1. Về kinh tế 46

3.1.1. Chi phí thu gom 46

3.1.2. Chi phí vận chuyển 50

3.1.3. Chi phí xử lý 52

3.2. Về xã hội 53

3.3. Về môi trường 53

3.3. Một số giải pháp 54

3.3.1. Giải pháp trưyền thông 54

3.2.2. Giải pháp thể chế 55

3.2.3. Giải pháp kinh tế 56

3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ 57

3.4. Kiến nghị 57

3.4.1. Đề xuất đối với tổ chức thu phí dịch vụ vệ sinh và hợp đồng dịch vụ 57

3.4.1.1 Tổ chức bộ phận thu tiền chống thất thu, thất thoát 57

3.4.1.2. Bố trí lao động 58

3.4.2. Nguyên tắc xác định mức thu phí 58

3.4.3. Mức phạt đối với các hộ sản xuất kinh doanh, các cơ sở 58

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 62

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc 4 tỷ đồng tự xử lý rác thải. Mô hình này trong thực tế đã được triển khai thành công tại phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm trước đây 4 năm. Với việc thực hiện dự án 3R, các hộ dân ở các phường trên sẽ được hướng dẫn cách phân loại rác, được phát xô đựng rác hữu cơ bằng nhựa, có rọ lọc chất lỏng. Rác hữu cơ sẽ được thu gom hàng ngày để xử lý làm phân vi sinh, còn rác vô cơ được thu gom hai ngày/lần, đưa về chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Ngoài ra, các gia đình cũng sẽ được phát túi vải để đi chợ, hạn chế việc sử dụng túi ni – lông. Hiệu quả bước đầu ở phường Phan Chu Trinh quận Hoàn Kiếm cho thấy, đối với người dân, dự án 3R trước lạ sau quen. Thời gian đầu khi triển khai dự án này tại phường, các tổ trưởng dân phố, Bí thư chi bộ, các bà, Chi hội phụ nữ thường xuyên phải nhắc nhở nhưng nay người dân đã quen dần với việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Từ hiệu quả bước đầu, công ty Môi trường đô thị lại tiếp tục chọn phường Phan Chu Trinh để triển khai dự án, đến tháng 8 tới triển khai tại phường Nguyễn Du, sau đó sẽ nhân rộng mô hình này trên toàn thành phố. Tuy nhiên, để dự án 3R thực sự đi vào cuộc sống cần có sự hưởng ứng của cơ quan quản lý, cơ quan truyền thông, đặc biệt mỗi người dân phải đồng lòng hưởng ứng, góp phần tiết kiệm “ tài nguyên” và bảo vệ môi trường. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên thế giới cho Việt Nam Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vai trò của Nhà nước trong hoạt động quản lý môi trường nhưng những nghiên cứu này đều dựa trên một quan niệm chung cho Nhà nước là tác nhân xã hội duy nhất đóng vai trò quản lý môi trường. Trong khi lĩnh vực quản lý môi trường là vô cùng phức tạp, rộng lớn bao gồm nhiều vấn đề như công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải… Vì vậy Nhà nước đã không đủ nguồn lực để đáp ứng cho công tác quản lý môi trường như thiếu các nhà quản lý có đủ trình độ kiến thức chuyên môn, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra giám sát môi trường, thiếu kinh phí… Kinh nghiệm của các nước cho thấy các cộng đồng dân cư có thể tác động một cách đáng kể có hiệu quả đến hoạt động môi trường từ đó làm thay đổi hành vi của mình sao cho phù hợp với môi trường. Ở một số nước trên thế giới xã hội hóa công tác vệ môi trường cộng đồng đã bắt đầu vận dụng từ những năm 1950 phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh môi trường, quan tâm đến các lợi ích về xã hội và môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. 1.3.3.1. Trung Quốc Kinh nghiệm về quản lý xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường ở tỉnh Giang Tây Trung Quốc. Chìa khóa thành công của Trung Quốc về công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường là quá trình lập kế hoạch, xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành Trung Ương và địa phương. Sau khi lập kế hoạch việc đảm bảo nguồn tài chính là rất quan trọng. Chiến lược huy động vốn từ 3 nguồn: Từ nguồn vốn của chính phủ Trung Ương và địa phương, huy động quyên góp vốn từ các tổ chức, giới kinh doanh, đóng góp của người hưởng lợi từ chương trình. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu chỉ ban hành các tiêu chuẩn hay hướng dẫn thì chưa đủ mà còn cần có các cơ quan quản lý, giám sát và các giải pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyên trách và đề ra chế tài xử lý sẽ góp phần đảm bảo chất lượng VSMT. Trung Quốc đã có cơ chế chính sách khuyến khích, tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ người dân thay đổi hành vi VSMT. Xử lý rác thải Nilon, các thành phố có hệ thống thu gom và nhà máy chế biến rác, còn ở nông thôn, nhiều nơi rác thải nilon cũng có vấn đề cần quan tâm đặc biệt là dùng nilon trong trồng trọt và thải ra ngoài môi trường. Biện pháp đang thực hiện ở các vùng nông thôn là chôn lấp. Kinh nghiệm về xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường ở Trung Quốc cho thấy, việc thành công chỉ có thể có được khi chiến lược, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân, công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và rộng rãi kết hợp giữa các bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ. 1.3.3.2. Nhật Bản Hiện nay vấn đề môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, chính phủ các nước đang tìm mọi cách để tìm ra phương án tối ưu để giải quyết vấn đề này. Đặc biệt là vấn đề do ô nhiễm sản xuất công nghiệp gây nên. Nhật Bản là một nước đi đầu trong việc bảo vệ môi sinh nhất là xử lý chất thải bởi sản xuất càng phát triển, chất thải ngày càng nhiều. Những điều Nhật Bản đã và đang làm trong vấn đề xử lý rác thải sẽ là những điều rất quý báu với Việt Nam, nếu chúng ta biết vận dụng kịp thời, biến rác thành tài nguyên. Mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 55 – 60 triệu tấn rác nhưng chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa đến bãi chôn lấp, còn phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế. Kinh nghiệm quản lý rác thải của Nhật Bản: Phân loại ngay tại thùng Trên các thùng rác hai bên vệ đường có vẽ những loại rác được phép bỏ vào, người dân rất tự nguyện bỏ rác đúng loại vào thùng như là một thói quen sinh hoạt. Sản xuất đi kèm tái chế Việc thu gom rác ở Nhật cũng không giống như ở Việt Nam, chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước, còn chất thải từ các công ty, nhà máy… cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định. Một điều mà Nhật Bản làm rất chặt chẽ trong việc quản lý rác thải công nghiệp là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về rác thải của mình. Và điều này được quy định bởi luật về bảo vệ môi trường. - Khu công nghiệp sinh thái. Từ năm 1991, chính phủ Nhật Bản chính thức khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, các công ty tái chế chất thải chủ yếu các mặt hàng như bao bì, gỗ, đồ điện tử….Không những khuyến khích các công ty tái chế, tái sử dụng các chất thải, Nhà nước cũng khuyến khích người dân sử dụng rác như một nguyên liệu sản xuất, xử lý rác thải hữu cơ làm phân composit bón cho cây trồng. Giáo dục ý thức người dân. Chính quyền địa phương đôi khi còn tổ chức các chiến dịch xanh, sạch, đẹp phố phường nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân và tặng thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đã tỏ ra hiệu quả. Học sinh ngay từ cấp tiểu học đã được dạy về việc ý thức bảo vệ môi trường. Do đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân Nhật quả thật đáng để Việt Nam học tập. 1.4. Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì được đánh giá về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. 1.4.1. Về kinh tế Tiếp cận theo góc độ tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý cho Xí nghiệp từ các mô hình cộng đồng tự quản và các đợt vệ sinh phong trào. 1.4.1.1. Chi phí thu gom C = Cnc + Csx + Cql Cnc: Chi phí nhân công Csx: Chi phí sản xuất Cql: Chi phí quản lý Cnc = Lương + phụ cấp Phụ cấp = Phụ cấp trung bình tháng của 1 công nhân x số công nhân x 12 Csx = Ccc + Cbh Ccc: Chi phí dụng cụ, phương tiện Cbh: Chi phí bảo hộ Cql = 10% chi phí lương công nhân 1.4.1.2. Chi phí vận chuyển Cvc = Ckh + Cbd + Cnl + Cnc + Cbh + Cpđ Cvc: Chi phí vận chuyển Ckh: Chi phí khấu hao Cbd: Chi phí bảo dưỡng Cnl: Chi phí nguyên liệu Cnc: Chi phí nhân công Cbh: Chi phí bảo hộ Cpđ: Lệ phí đường 1.4.1.3. Chi phí xử lý Cxl = M x B Cxl: Chi phí xử lý M: Khối lượng rác cộng đồng tự xử lý trong các đợt vệ sinh phong trào và mô hình cộng đồng tự quản. B: Chi phí xử lý trung bình 1 tấn rác theo đơn giá của Thành phố. 1.4.2. Về xã hội - Ý thức người dân được cải thiện trong công tác vệ sinh môi trường quản lý rác thải từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý. - Tăng sự đóng góp và huy động các nguồn vốn hiện có trong dân. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, người dân tham gia vào thực hiện công tác xã hội hóa quản lý rác thải. - Giải quyết thất nghiệp một vấn đề đang rất bức xúc hiện nay. 1.4.3. Về môi trường - Môi trường Huyện Thanh Trì ngày càng được cải thiện chất lượng, hạn chế tình trạng đổ rác và vứt rác bừa bãi. - Nhiều xã được tiếp cận với dịch vụ vệ sinh này. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ 2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Thanh Trì là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội là một trong những huyện sản xuất nông nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp cho thành phố, là khu vực tập trung nhiều công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật của thành phố. Một phần đất tự nhiên của huyện nằm trong quy hoạch phát triển thành phố trung tâm. - Phía Bắc giáp Quận Hoàng Mai. - Phía Nam và phía Tây Nam giáp Tỉnh Hà Tây. - Phía Đông giáp Huyện Gia Lâm có ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây giáp Quận Thanh Xuân. Tọa độ địa lý tự nhiên của Huyện Thanh Trì là 20050 đến 21000 vĩ độ Bắc và 105045 đến 105056 kinh Đông. Chiều dài Bắc Nam tương ứng với chiều dài từ Đông sang Tây vào khoảng 10km. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1 Địa hình Địa hình được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, các bãi bồi cao và các vũng trũng với các hồ, đầm. Huyện Thanh Trì là vùng đồng trũng, có độ cao trung bình từ 4m – 5m. Cao nhất từ 6m – 6.5m, nơi thấp nhất từ 2.5m – 2.8m được xếp vào vùng ô trũng ven đê của đồng bằng sông Hồng. Đất ở đây chủ yếu do phù sa mới của Sông Hồng hình thành, nền đất yếu hơn các vùng khác. Khu vực ngoài đê là vùng bãi bồi bao gồm 3 xã ven sông. Đất ở là sống đất bồi cao nằm giữa dòng sông và đê có độ cao khoảng 8m – 9.5m, đường bãi có cao độ khoảng 7m – 7.5m, có đầm, hồ chạy dài theo chân đê có khả năng giữ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.2. Điều kiện khí hậu Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Huyện Thanh Trì nằm trong vùng khí hậu II, phân vùng II khu vực thành phố Hà Nội. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm². Nhiệt độ: Ngày cao nhất trong năm 390C, nhiệt độ trung bình quân năm 270C. Độ ẩm: Cao nhất trong năm 97.5% vào các tháng(3,4,9,10). Thấp nhất trong năm 63% vào các tháng (1,11,12), độ ẩm bình quân năm 85%. Tổng lượng mưa: lượng mưa hàng năm thường từ 1700 – 2000mm. Với số ngày bình quân 143 ngày/năm, mưa nhiều vào tháng 8 với lượng mưa bình quân 300 – 350mm. Tháng 12 hầu như không có mưa. Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi hàng năm khoảng 938 mm, bốc hơi nhiều nhất vào tháng 7 bình quân 100 – 101 mm, bốc hơi ít nhất vào tháng 2 bình quân 50 – 51 mm. Số giờ nắng: có khoảng 220 ngày nắng với khoảng 1640 giờ/năm. Tốc độ gió trung bình trong năm: + Gió Đông Nam: 2.7m/s. + Gió Đông Bắc : 3.3m/s. Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô. Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 50C. 2.1.2.3. Mạng lưới sông ngòi Nét đặc trưng của cảnh quan Huyện Thanh Trì là một vùng nhiều sông ngòi và đầm hồ. Bao bọc xung quanh Thanh Trì là sông Hồng ở phía Đông, sông Nhuệ ở phía Tây, phía Bắc là sông Kim Ngưu, ở giữa có sông Tô, sông Sét, sông Lừ tạo nên hình ảnh rõ nét về một tứ giác nước bên cạnh những tứ giác khác của vùng Đồng Bằng Châu Thổ Bắc Bộ. Có các con sông tiêu thoát nước thải của Thành phố và các khu công nghiệp chảy qua có chiều dài 26,7 Km. Sông tô lịch đoạn Thanh Liệt dài 4 Km. Sông Om (đầu nguồn sông Sét, sông Kim Ngưu đổ vào) dài 7 Km chảy qua thị trấn Văn Điểm, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Đông Mỹ. Sông Hòa Bình dài 7 Km chảy qua các xã Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai, Đại Áng. Kênh tiêu 3 xã: Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Ngũ Hiệp dài 5 Km. Kênh tiêu 3 xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai dài 3,7 Km. Bên cạnh đó với nhiều ao hồ, nguồn nước dồi dào là những điều kiện thuận lợi để Thanh Trì có một nền nông nghiệp đa dạng và lâu đời với nhiều loại sản vật có chất lượng cao. 2.2. Điều kiện kinh tế và xã hội 2.2.1. Dân số và diện tích đất tự nhiên Hiện nay, địa bàn Huyện Thanh Trì có 1 thị trấn và 15 xã tính đến đầu năm 2004 theo số liệu NĐ 132/CP khi tách địa giới hành chính. Dân số của Huyện Thanh Trì là 1550737 nhân khẩu, diện tích tự nhiên 6131.2ha. Bảng 1: Bảng số liệu dân số và diện tích đất tự nhiên của Huyện Thanh Trì năm 2004. TT Tên thị trấn, xã Số dân( nhân khẩu ) Diện tích( ha ) 1 Thị trấn Văn Điển 10.542 91 2 Tứ Hiệp 8.754 465,9 3 Thanh Liệt 7.165 + 587KTT 351,9 4 Tam Hiệp 10.449 318,4 5 Ngũ Hiệp 10.015 320,4 6 Ngọc Hồi 8138 362 7 Liên Ninh 10.450 408,7 8 Đông Mỹ 6.135 272,1 9 Tân Triều 13.705 298 10 Tả Thanh Oai 16.720 816 11 Hữu Hòa 7.630 293 12 Vĩnh Quỳnh 19.207 650 13 Đại Áng 8.160 504,7 14 Yên Mỹ 4.467 360 15 Duyên Hà 4.536 265,9 16 Vạn Phúc 8.964 353,2 Tổng cộng: 155.737 6131,2 ( Theo số liệu NĐ 132/CP khi tách địa giới hành chính đầu năm 2004 ) 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế Thanh Trì là huyện sản xuất nông nghiệp, với các sản phẩm chính là lúa, ngô, đậu đỗ, rau xanh…. Nhưng trong một vài năm gần đây Thanh Trì đã và đang từng bước chuyển mình phát triển kinh tế tập trung, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện đang có nhiều dự án phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ đã và đang xây dựng và đi vào vận hành trên địa bàn huyện như: Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, Trung tâm thương mại Thanh Trì, chợ đầu mối, bến xe tải Ngũ Hiệp, Trung tâm thương mại Thủy sản Ngũ Hiệp, chợ đầu mối Cầu Bưu… Do đó huyện Ủy – Hội Đồng Nhân Dân - Ủy Ban Nhân Dân huyện xác định cơ cấu kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp (CN) – thương mại công nghiệp (TMCN) – thương mại dịch vụ (TMDV) – nông nghiệp (NN). Cụ thể kết quả về phát triển kinh tế giai đoạn năm 2000 – 2004 như sau: Kinh tế tiếp tục tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14%, tỷ trọng cơ cấu kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 38,8% xuống 24,4%, tỷ trọng CN – TTCN – TMDV tăng từ 61,2% lên 85,6%, sản xuất CN – TTCN tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20,6%. TMDV phát triển mạnh, doanh thu TMDV hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,5%. Giá trị sản xuất/ha đất NN năm 2001 đạt 40,7 triệu đồng/năm, năm 2004 đạt 52 triệu đồng/năm tăng gần 30%. Tổng thu ngân sách hàng năm đều tăng cả về số lượng và mức thu bình quân mỗi năm tăng 15,2%. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất cho phát triển điện, đường, trường, trạm khang trang làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong thời kỳ đô thị hóa của thủ Đô, thúc đẩy cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển hình thành các khu công nghiệp tạo thêm việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. 2.3. Cơ sở hạ tầng 2.3.1. Hệ thống đường giao thông Huyện Thanh Trì là đầu mối giao thông phía Nam của Thành phố Hà Nội, có nhiều loại hình giao thông: Đường bộ. Đường Quốc lộ 1A dài 8 Km, đoạn thị trấn Văn Điểm dài 2 Km được mở rộng 41m, đoạn từ thị trấn Văn Điểm đến giáp huyện Thường Tín dài 6 Km, mặt đường rộng từ 15- 17m. Cao tốc 1B chạy qua địa bàn huyện nối Hà Nội với các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Đường 70A, đoạn từ Quốc lộ 1A đến thị xã Hà Đông dài 9 Km. Đường 70B từ Quốc lộ 1A đến đê sông Hồng dài 7 Km, mặt cắt 13m. Đường liên xã: gồm 15 tuyến đường liên xã với chiều dài trên 50 Km, mặt cắt bình quân từ 4 – 8m. Đường liên xã đều đã được trải nhựa và bê tông hóa. Hệ thống đường giao thông liên thôn, ngõ xóm được trải nhựa, đổ bê tông, lát gạch nhưng mặt cắt đường nhỏ hẹp, hạn chế tốc độ hiệu đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đường sắt. - Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa phận huyện Thanh Trì từ cầu Văn Điển đến hết địa phận xã Liên Ninh với chiều dài khoảng 7km có Ga Văn Điển. Đường sông. - Trên địa bàn huyện Thanh Trì có nhiều sông nhưng phần lớn là sông nhỏ chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Đáng kể nhất là đoạn sông Hồng chảy qua địa phận 3 xã ngoài đê. 2.3.2. Nước sạch Tình hình sử dụng nước sạch của dân cư trong địa bàn Huyện đang ngày càng được cải thiện, do nhu cầu về nước sạch ngày một cao cũng như chất lượng phải được đảm bảo, tỉ lệ hộ sử dụng nước máy đã tăng lên cao nhưng nguồn nước ngầm cung cấp của các nhà máy có nguy cơ nhiễm mặn, nhiễm amoniac, nhiễm sắt vì qua thăm dò, khảo sát và đánh giá của các chuyên gia thì nguồn nước ngầm ở Huyện Thanh Trì có chứa hàm lượng kim loại nặng trong nước cao hơn 50% đặc biệt là hàm lượng As. Nên các nhà máy không nâng công suất mà vẫn giữ nguyên do đó vấn đề cung cấp nước sạh cho đời sống nhân dân cũng đang là một bài toán khó cần được giải quyết. Vì vậy tỉ lệ hộ sử dụng nước mưa tăng lên thay thế cho việc giảm sử dụng nước giếng khoan như trước đây. Toàn huyện có 30 trạm cấp nước sạch với công suất: 27.800m3 /ngày đêm. Trong đó: + Có 29 trạm cấp nước sạch mini với công suất: 22.800m3 /ngày đêm. + Có 1 nhà máy nước sạch thị trấn Văn Điểm với công suất: 5.000m3 /ngày đêm. 2.3.3. Điện nông thôn - Tổng số 52 trạm biến áp với tổng công suất 13.900 KVA. - Cải tạo lưới điện nông thôn các xã đã được đầu tư cải tạo 100%. Có 4 xã đã bán giao cho ngành điện quản lý. - Ở các xã và đường liên xã được chiếu sáng bằng đèn tròn hoặc đèn neong để đảm bảo giao thông và sinh hoạt của nhân dân trong các xã. 2.4. Y tế - Các bệnh viện trên địa bàn huyện. + Bệnh viện 103, bệnh viện Y học dân tộc, bệnh viện nông nghiệp I, bệnh viện K, bệnh viện bỏng quốc gia. + Bệnh viện Thanh Trì: 150 giường bệnh. Các bệnh viện sẽ xây dựng mới và mở rộng. + Bệnh viện nội tiết Trung ương. + Bệnh viện tư nhân Hải Châu. + Bệnh viện K. + Mở rộng bệnh viện bỏng Quốc gia. - Mạng lưới y tế xã: Các trạm y tế xã đã được đầu tư khang trang, đảm bảo đủ điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư, nâng cấp đảm bảo các trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. 2.5. Hiện trạng phát sinh rác thải trên địa bàn huyện Thanh Trì 2.5.1. Các thành phần môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện Thanh Trì đang bị ô nhiễm Huyện Thanh Trì đang trong quá trình đô thị hóa từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần các ngành nông nghiệp. Chính sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đã tạo điều tiền đề cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân. Nhưng không một hoạt động phát triển nào lại không có những tác động tiêu cực đến môi trường làm cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt…. 2.5.1.1. Không khí bị đặc quánh bởi các cơ sở sản xuất kinh doanh Huyện Thanh Trì có nghĩa Trang Văn Điển, là nơi Hà Nội thuê đất để chôn và thiêu với một khối lượng quá đông. Khi thiêu đã phát ra các khí rất độc như S, P, SO2… với nồng độ cao gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống quanh khu vực đó chưa kể đến là sự phát tán trong không khí còn ảnh hưởng, lan tỏa rất nhanh đến một diện rộng hơn. Ngoài nghĩa trang Văn Điển, ven đường Phan Trọng Tuệ và khu công nghiệp mới Ngọc Hồi có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với lượng chất thải, khí thải ra hàng ngày rất lớn như: Nhà máy Pin Văn Điển, Nhà máy Phân Lân Văn Điển, Nhà máy Sơn, Nhà máy Bột Giặt Nét…. nhiều nhà máy sản xuất không có hệ thống xử lý khí thải, khí thải nhiều khi không qua một phương tiện xử lý nào hoặc nếu có thì rất ít được xả trực tiếp ra ngoài không khí ảnh hưởng đến người dân. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí của người dân khu vực dọc đường Phan Trọng Tuệ này cũng hết sức báo động. Bụi và mùi nồng nặc bốc ra từ các Nhà máy Phân Lân, Xà Phòng,… khiến cho không khí của khu dân cư xung quanh bị đặc lại. Được biết việc di dời các Nhà máy sản xuất công nghiệp tại Huyện Thanh Trì chưa có tính thực thi vì Huyện mới chỉ có khu công nghiệp Ngọc Hồi. Để vào khu công nghiệp này, các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn. Để đảm bảo đời sống, sinh hoạt của người dân nơi đây, Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thanh Trì và các cơ quan chức năng nên nhanh chóng kiểm tra và có biện pháp khắc phục tạo ra một môi trường không khí trong sạch hơn. 2.5.1.2. Ô nhiễm môi trường đất Thanh Trì là một Huyện nông – công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp còn là hoạt động chính của Huyện đặc biệt Thanh Trì còn là vùng trồng rau và cung cấp rau chủ yếu cho Hà Nội và một số khu vực lân cận. Do người dân ở đây có trình độ nhận thức chưa cao, bên cạnh đó lại chạy theo mục tiêu là tăng năng suất cây trồng cao để thu được nhiều tiền hơn. Vì vậy họ đã sử dụng rất nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật với hàm lượng cao vượt qua nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và còn sử dụng một số loại thuốc cấm. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất làm cho đất trở nên suy thoái, thoái hóa, bạc màu, cằn cỗi…chi phí để cải tạo đất càng tốn kém hơn mà chất lượng rau xanh lại không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời một số xã người dân vẫn chưa có ý thức họ đổ rác bừa bãi, rác chất thành đống không hề xử lý, các bãi chôn lấp rác thì được hình thành một cách tự phát không tuân theo các quy hoạch, quy trình công nghệ, kỹ thuật, không đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn vệ sinh gây ô nhiễm nguồn đất tại đấy và khu vực dân cư xung quanh, ảnh hưởng tới môi trường sống, sức khỏe của con người. 2.5.1.3. Ô nhiễm môi trường nước Nhiều năm nay, người dân sống ở khu vực phía Nam dọc Cầu Tó xuống gần thị Trấn Văn Điển thuộc Huyện Thanh Trì theo đường Phan Trọng Tuệ phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh. Không chỉ có vậy, hiện khu vực này còn đang bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất lân cận… Khu dân cư trên thuộc địa phận 2 xã Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh nhiều năm nay vẫn phải dùng nước giếng khoan để ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đó lại có nghĩa Trang Văn Điển sinh hoạt người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì hàng ngàn ngôi mộ trôn ở đây ảnh hưởng đến quá trình thẩm thâu nên nguồn nước giếng khoan bơm lên có váng và hơi nhớt. Nguồn nước còn có nồng độ Fe, N2, P cao quá tiêu chuẩn cho phép, người dân còn tận mắt chứng kiến trong bể lọc nước giếng khoan màng Fe bám vàng khè cả lưới chắn. Nước bơm lên thường có màu vàng và mùi tanh nên rất nguy hiểm khi sử dụng, quần áo cũng bị vàng và dễ hư hỏng khi giặt. Người dân vẫn phải dùng nước giếng khoan, mặc dù thành phố đã đầu tư kinh phí xây dựng trạm nước khoan nên có hệ thống lọc nước tương đối tốt đảm bảo vệ sinh nước sạch sinh hoạt nhưng chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của người dân thôn Huỳnh Cung mà không cung cấp đủ nguồn nước cho dân. UBND xã đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên về nhu cầu được sử dụng nước sạch của dân song tình hình vẫn chưa có chuyển biến gì… Thanh Trì có mạng lưới các con sông tiêu thoát nước thải của thành phố và khu công nghiệp nên toàn bộ các nguồn nước thải công nghiệp của các nhà máy hoạt động trong các lĩnh vực hóa chất, cơ khí nồng độ của nước thải mang tính độc hại cao và nước thải sinh hoạt của toàn thành phố đều đổ vào các con sông chảy trên địa bàn huyện gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước các con sông, nước có màu đen kịt, mùi hôi thối, ô nhiễm kim loại nặng không sử dụng được cho sinh hoạt. Thanh Trì còn có rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp hầu hết các nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải ví dụ như: Công ty Bột Giặt Nét hiện nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải nên dùng máy bơm xả hết vào khu dân cư. Vào những ngày mưa nước xà phòng nổi bọt cao hàng trăm mét tràn hết ra đường Phan Trọng Tuệ, tràn hết cả vào nhà dân. 2.5.2. Phát sinh chất thải rắn ở Huyện Thanh Trì Với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, khối lượng và thành phần chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp tăng lên không ngừng theo tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hóa dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động nhiều đến yếu tố môi trường, ngành công nghiệp phát triển gây ô nhiễm do tăng lượng chất thải nguy hại, ngành thương mại và dịch vụ phát triển dẫn đến gia tăng lượng rác thải. Cũng như sự gia tăng dân số, gia tăng dân số bao gồm gia tăng tự nhiên và cơ học sẽ dẫn tới tăng mật độ dân số. Lượng chất thải tăng tỷ lệ thuận với gia tăng dân số. Hiện trung bình một cư dân Hà Nội thải ra khoảng 0,85 kg rác mỗi ngày tăng 0,44 kg so với thời điểm năm 1996. Còn ở Thành Phố Hồ Chí Minh trung bình một cư dân thải ra 1 kg rác mỗi ngày. Con số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27488.doc
Tài liệu liên quan