MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản của bò cái 3
2.2. Tình hình nghiên cứu về đề tài trong và ngoài nước 27
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 41
3.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41
3.6. Nguyên liệu 41
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1. Kết quả điều tra thực trạng khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở Ba Vì – Hà Nội. 42
4.1.1. Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của đàn bò lai hướng sữa 43
4.1.2. Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng cơ thể của đàn bò cái lai hướng sữa 46
4.1.3. Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò lai hướng sữa 48
4.1.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 49
4.1.5. Hệ số phối giống 51
4.1.6. Tỷ lệ thụ thai 53
4.2. Hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở Ba Vì 54
4.3. Kết quả ứng dụng kỹ thuật ELISA định lượng FSH và progesterone 56
4.3.1. Kết quả định lượng FSH 56
4.3.2. Kết quả định lượng Progesterone 62
4.4. Kết quả ứng dụng một số hormone và chế phẩm hormone sinh dục để điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa do nguyên nhân buồng trứng 70
4.4.1. Kết quả ứng dụng chế phẩm prostaglandin (PGF2α) điều trị bò có thể vàng tồn lưu 70
4.4.2. Kết quả ứng dụng GnRH kết hợp với PGF2α điều trị bò có buồng trứng kém phát triển 72
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74
5.1. Kết luận 74
5.2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
MỘT SỐ HÌNH ẢNH 83
92 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng và trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
NGUYỄN LINH
XÁC ĐỊNH DIỄN BIẾN MỘT SỐ HORMONE SINH SẢN NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN, PHÒNG, TRỊ HIỆN TƯỢNG CHẬM THÀNH THỤC TÍNH VÀ CHẬM ĐỘNG DỤC LẠI SAU ĐẺ Ở BÒ SỮA DO NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ BUỒNG TRỨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN TIẾN DŨNG
HÀ NỘI - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Linh
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ban lãnh đạo viện Đào tạo Sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Thú y đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Phòng công nghệ tế bào động vật - Viện công nghệ sinh học, đặc biệt là TS. Đỗ Thị Thảo.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ kỹ thuật, công nhân Nông trường Phù Đổng.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Linh
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục hình vii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản của bò cái 3
2.2. Tình hình nghiên cứu về đề tài trong và ngoài nước 27
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 41
3.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41
3.6. Nguyên liệu 41
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1. Kết quả điều tra thực trạng khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở Ba Vì – Hà Nội. 42
4.1.1. Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của đàn bò lai hướng sữa 43
4.1.2. Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng cơ thể của đàn bò cái lai hướng sữa 46
4.1.3. Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò lai hướng sữa 48
4.1.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 49
4.1.5. Hệ số phối giống 51
4.1.6. Tỷ lệ thụ thai 53
4.2. Hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở Ba Vì 54
4.3. Kết quả ứng dụng kỹ thuật ELISA định lượng FSH và progesterone 56
4.3.1. Kết quả định lượng FSH 56
4.3.2. Kết quả định lượng Progesterone 62
4.4. Kết quả ứng dụng một số hormone và chế phẩm hormone sinh dục để điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa do nguyên nhân buồng trứng 70
4.4.1. Kết quả ứng dụng chế phẩm prostaglandin (PGF2α) điều trị bò có thể vàng tồn lưu 70
4.4.2. Kết quả ứng dụng GnRH kết hợp với PGF2α điều trị bò có buồng trứng kém phát triển 72
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74
5.1. Kết luận 74
5.2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
MỘT SỐ HÌNH ẢNH 83
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ag: Antigen
Cs: Cộng sự
ĐVC: Đơn vị chuột
ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
FBS: Fetal Bovine Serum
FSH: Follicle Stimulating hormone
FRH: Folliculin Releasing hormone
GnRH: Gonadotropin Releasing hormone
HCG: Human Chorionic Gonadotropin
HF : Holstein Friesian
KN: Kháng nguyên
KT: Kháng thể
LH: Luteinizing hormone
LRH: Lutein Releasing hormone
LTH: Luteo Tropic hormone
OD: Optical Density
PGF2α: Prostaglandin F2 alpha
PMSG: Pregnant Mare Serum Gonadotropin
PRH: Prolactin Releasing hormone
RIA: Radio Immuno Assay
TMB: Tetrametyl benzidin
Tr: Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Các giai đoạn của pha động dục 11
4.1. Cơ cấu đàn bò sữa của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì 43
4.2. Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của bò cái lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng 45
4.3. Khối lượng cơ thể và tuổi đẻ lứa đầu của bò cái lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng Hà nội 47
4.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò cái lai hướng sữa 48
4.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò cái lai hướng sữa 50
4.6. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai trên đàn bò lai hướng sữa 52
4.7. Phân loại nguyên nhân bệnh lý buồng trứng gây hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò cái lai hướng sữa 55
4.8. Hàm lượng FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa 56
4.9. Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò 59
4.10. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa bằng định lượng FSH kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng 61
4.11. Hàm lượng Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa 63
4.12. Hàm lượng Progesterone trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò 66
4.13. Kết quả chẩn đoán rối loạn sinh sản ở bò sữa bằng định lượng Progesterone kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng 69
4.14. Hiệu quả ứng dụng PGF2α gây động dục ở bò lai hướng sữa 71
4.15. Hiệu quả sử dụng GnRH kết hợp PGF2α gây động dục ở bò lai hướng sữa 73
DANH MỤC HÌNH
ơ
STT
Tên hình
Trang
2.1. Đồ thị sóng nang trong chu kỳ 9
2.2. Hypothalamus điều khiển hoạt động hệ nội tiết 13
2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch điều hoà chu kỳ động dục của bò cái 16
3.1. Sơ đồ bố trí mẫu vào các giếng trong phản ứng ELISA 35
3.2. Mối tương quan giữa mật độ quang học (OD) và nồng độ FSH 36
3.3. Cơ chế trong phản ứng ELISA cạnh tranh 37
3.4. Trường hợp nồng độ progesterone trong máu cao 38
3.5. Trường hợp nồng độ progesterone trong máu thấp 39
3.6. Mối tương quan giữa mật độ quang học (OD) và nồng độ Progesterone 40
4.1. Động thái FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa 57
4.2. Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò 59
4.3. Động thái Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa 64
4.4. Hàm lượng Progesterone trong các trường hợp chậm sinh do buồng trứng ở bò 66
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt việc ra đời của nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhiều công ty phân phối thuốc thú y, nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn đáp ứng một lượng thực phẩm lớn cho nhu cầu thực phẩm trong nước và một phần xuất khẩu. Nhiều hình thức chăn nuôi kỹ thuật cao xuất hiện ở Việt Nam. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi.
Cùng với sự phát triển đó, một ngành chăn nuôi luôn đòi hỏi kỹ thuật cao là chăn nuôi bò sữa cũng phát triển đáng kể. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cuộc “cách mạng trắng” ở nước ta đã có những thành công ban đầu. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có thể nói là non trẻ, các giống bò sữa cao sản thường không thích nghi với khí hậu nước ta, kỹ thuật chăn nuôi thấp …đã mang lại không ít khó khăn cho người chăn nuôi. Sự nóng vội khi nhập bò ngoại cộng với công tác chuẩn bị không tốt đã làm cho một số dự án về bò sữa của nhà nước mất trắng, còn với người dân không những không thể xóa đói giảm nghèo nhờ chăn nuôi bò sữa mà còn vỡ nợ từ những dự án này. Tuy chưa có những báo cáo cụ thể nhưng phần lớn nguyên nhân dẫn tới những trường hợp thất bại của người dân là do bò mua về mắc các bệnh sinh sản ở buồng trứng như vô sinh, chậm thành thục về tính, chậm động dục lại sau đẻ, … ngoài ra bò sữa con mắc phải một số bệnh khác ở cơ quan sinh sản.
Như chúng ta đã biết quá trình thành thục về tính và sự rụng trứng chủ yếu do sự điều khiển của các hormone sinh sản như FSH, LH, Oestrogene, Progesterone, … do vậy việc bò chậm thành thục về tính, hay chậm động dục lại sau khi đẻ chủ yếu là do rối loạn các hormone này. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hormone trên gia súc chưa nhiều, chưa có công bố cụ thể và toàn diện nào về bản đồ hormone trong trường hợp sinh lý bình thường và định lượng hormone trong quá trình bệnh lý buồng trứng ở gia súc.
Vì vậy, để mở đầu trong việc góp phần xây dựng bản đồ hormone, ứng dụng trong chẩn đoán, phòng và trị một số hiện tượng rối loạn sinh sản ở đàn bò sữa nuôi tại Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xác định diễn biến hormone FSH và Progesterone trên bò sữa có chu kỳ sinh dục bình thường góp phần xây dựng bản đồ diễn biến hormone dùng trong chẩn đoán bệnh.
- Xác định diễn biến hormone FSH và Progestrone trên bò sữa bệnh lý, do yếu tố nội tiết từ nguyên nhân buồng trứng.
- Ứng dụng đưa ra một số phác đồ điều trị bằng hormone
- Đưa ra những khuyến cáo trong điều trị bằng hormone.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản của bò cái
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục cái
Trong chăn nuôi gia súc, biết tác động và đầu tư đúng mức vào sinh sản thì đó là con đường nhanh nhất, tốt nhất và kinh tế nhất để góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.
Cơ quan sinh dục bò cái gồm những bộ phận chủ yếu: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ.
* Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, gần mút sừng tử cung và nằm trong xoang chậu, hình dáng buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc ô van dẹt, khi mới sinh buồng trứng có khối lượng khoảng 0,3 gram, khi trưởng thành có khối lượng khoảng 10 – 20 gram, kích thước dài 1 – 2 cm, rộng 1 – 1,5 cm (Nguyễn Tấn Anh, 1995 [2]). Theo Kunitado Sato (1992) [48], kích thước của buồng trứng là: 35 x 25 x 15 mm, kích thước này có biến động giữa các bò cái và buồng trứng có hoạt động thì lớn hơn bình thường không hoạt động. Buồng trứng của gia súc có chức năng sinh ra trứng và tiết dịch nội tiết (Lưu Công Khánh, 1995 [15]).
Cấu tạo của buồng trứng gồm lớp trong và lớp vỏ được bao bọc bởi lớp biểu mô mầm. Lớp trong có nhân mạch máu, tổ chức liên kết. Trên buồng trứng có từ 70.000 – 100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều. Tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín được nổi lên bề mặt buồng trứng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là tế bào noãn bào. Tế bào noãn bào lúc đầu hình dẹt, sau hình khối và hình trụ. Noãn bào thứ cấp do tế bào noãn bào tăng sinh thành nhiều tầng và tiết ra dịch noãn bào ngày càng nhiều và hình thành xoang noãn bào, ép trứng về một phía, khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hoàn thành, dịch noãn bào nhiều, noãn bào nổi lên bề mặt buồng trứng. Đến một giai đoạn xác định, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng được hình thành sau khi trứng rụng do sự nở to và sự lutein hoá của các tế bào kết hạt được bắt đầu từ đó (Trần Tiến Dũng, 2002 [7]. Mô lutein lớn lên chủ yếu do sự nở to của các tế bào lutein gọi là thể vàng: thể vàng là một thể rắn màu vàng.
* Ống dẫn trứng (Ovidustus)
Ống dẫn trứng treo trên màng treo ống dẫn trứng. Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua diềm - phễu - phồng ống dẫn trứng và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh 1995 [2]).
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau và đồng thời một lúc. Cấu tạo của ống dẫn trứng thích hợp tốt với chức năng phức tạp đó. Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng gần sát buồng trứng và có hình loa kèn, loa kèn là màng mỏng tạo thành 1 cái tán rộng, vàng tán có các tua diềm lô nhô không đều ôm lấy buồng trứng. Đối với bò diện tích của loa kèn thường rộng 20 - 30 cm2 và phủ toàn bộ buồng trứng (Hoàng Kim Giao 1997 [13]). Bộ phận nhô tua diềm vận chuyển trứng rụng từ bề mặt buồng trứng tới phễu. Trứng được chuyển qua lớp nhầy đi đến phồng ống dẫn trứng (nơi xảy ra sự thụ tinh và phân chia sóm của phôi). Phôi được lưu lại trong ống dẫn trứng vài ngày trước khi về tử cung. Dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi bao gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử - phôi sau đó.
* Tử cung (Uterus)
Tử cung của các loài có vú đều gồm 2 sừng, 1 thân và 1 cổ tử cung. Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi đã đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng. Tử cung dài 35 - 50 cm, tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử sau này là thai phát triển được là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp. Giai đoạn đầu hợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào “sữa tử cung” thông qua cơ chế thẩm thấu, sau này giữa mẹ và con hình thành hệ thống nhau thai.
Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng của thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ.
Tử cung của bò có 3 phần từ ngoài vào trong là: Cổ tử cung, thân tử cung và sừng tử cung.
a. Sừng tử cung: ở gia súc cái sừng tử cung gồm 2 sừng trái và phải, độ dài của sừng 20 - 35 cm, đường kính phần dưới sừng tử cung 3 - 4 cm, phần ngọn chỉ khoảng 5- 8 mm. Khác với gia súc khác, 2 sừng tử cung ở phần gần với thân tử cung dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phía trên của tử cung gọi là rãnh đầu tử cung 3 - 5 cm ta dễ dàng nhận thấy khi khám qua trực tràng.
b. Thân tử cung: ở bò thân tử cung rất ngắn, chỉ khoảng 2 – 4 cm, thân tử cung nối giữa cổ tử cung với sừng tử cung. Cấu tạo bằng những lớp cơ trơn dày, cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài có khả năng đàn hồi tốt, trong cùng là các tuyến sinh dục có khả năng tiết ra những chất giúp cho sự vận động của tinh trùng cũng như sự phát triển của thai.
c. Cổ tử cung: Cổ tử cung là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông với âm đạo, luôn luôn đóng, chỉ mở khi nào hưng phấn cao độ, hoặc lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý. Cổ tử cung dài khoảng 5 - 10 cm, đường kính 2 - 5 cm (Tăng Xuân Lưu và Cs, 2003 Tr 14 [22]).
Niêm mạc cổ tử cung gấp nhiều lần làm cho thành tử cung không đồng đều nhau tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở. Thuỳ ngoài cùng nhô vào âm đạo 0,5 - 1,0 cm nhìn bên ngoài tựa như hoa cúc đại. Khám qua trực tràng cầm vào cổ tử cung tựa như cầm vào một đoạn cổ gà. Cổ tử cung có khác biệt ít nhiều giữa bò già, bò trẻ, giữa bò đẻ nhiều, bò đẻ ít, giữa các giống, giữa bò đẻ bình thường và bò đẻ không bình thường. Oestrogen làm cho tế bào biểu mô cổ tử cung tiết niêm dịch, niêm dịch này có đặc điểm kháng khuẩn, do đó bảo vệ cho tử cung (Trần Tiến Dũng và Cs, 2002 [7]).
* Âm đạo (Vagina)
Âm đạo của bò có dạng hình ống, vách mỏng và rất đàn hồi, dài khoảng 30 – 40 cm (Siphilop R.M, 1967 [50]), âm đạo của bò Việt Nam dài khoảng 22 – 25 cm (Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, 1997 [13]; Trần Tiến Dũng và Cs, 2002 [7]), âm đạo là cơ quan giao cấu nơi tinh dịch được phóng ra đọng lại ở đó và chuyển tiếp vào tử cung qua các đại phân tử của các cột nhầy ở cổ tử cung, tinh thanh không được chuyển tiếp vào cổ tử cung, phần lớn chúng được thải ra ngoài và hấp thu qua âm đạo. Ngoài ra âm đạo còn là ống thải các chất dịch cổ tử cung, dịch nội mạc tử cung và là đường cho thai đi qua khi sinh đẻ.
* Âm hộ (Vulva)
Âm hộ là bộ phận sinh dục bên ngoài, gồm phần tiền đình và phần liên quan của âm môn. Tiền đình là bộ phận của hệ thống đường sinh dục cái, nó chung cho hệ thống sinh dục và hệ tiết niệu, nó dài 10 - 12 cm. Âm môn gồm có tiểu âm môn (nếp gấp trong, môi trong của âm hộ) và đại âm môn (nếp gấp ngoài, môi ngoài của âm hộ). Môi ngoài được phủ một lớp lông mịn cho đến niêm mạc (Trần Tiến Dũng và Cs, 2002 [7]).
2.1.2. Đặc tính sinh lý sinh sản của bò cái
* Sự thành thục về tính và tuổi phối giống lần đầu
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về tính. Trong thực tế, thành thục về tính thường đến sớm hơn thành thục về thể vóc. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, gia súc, ngoại cảnh và mức độ nuôi dưỡng quản lý. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sự sinh trưởng được thúc đẩy và thành thục về tính sẽ đến sớm hơn. Bò sữa thành thục tính dục khi thể trọng đạt từ 30 – 40 % thể trọng lúc trưởng thành, còn bò thịt thì mức độ cao hơn 45 – 50 % (Nguyễn Quốc Đạt và Cs, 1998 [11]).
Bò cái nếu nuôi dưỡng tốt thì thành thục lúc 12 tháng tuổi, còn tầm vóc để bảo đảm cho sự phối giống phải từ 18 tháng tuổi trở lên (Siphilop R.M, 1967 [50]). Đối với bò lang trắng đen Hà Lan cho ăn đầy đủ chăm sóc tốt thì thành thục lúc 10 – 12 tháng tuổi, chăm sóc kém có thể kéo dài tới 16 – 18 tháng tuổi. Tuổi phối giống lứa đầu đối với bò sữa theo V.S. Mikhakop (1974) cho rằng vào độ tuổi 12 - 24 tháng tuổi, còn theo S. Mirnop (1980) lại cho rằng phối giống lần đầu tốt nhất vào lúc 15 - 18 tháng tuổi (trích theo Tăng Xuân Lưu, 1999 [20]).
Trong điều kiện nước ta do ảnh hưởng của khí hậu và chế độ dinh dưỡng không thích hợp cho nên tuổi đẻ lứa đầu thường là cao: bò vàng Việt Nam đẻ lứa đầu từ 33 – 48 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thưởng và Cs, 1992 [29]). Bò sữa Hà Ấn F2 (75 % máu bò Hà Lan) là 46 tháng (Nguyễn Kim Ninh, 1994 [24]).
* Dậy thì (Puberty)
Dậy thì ở bò cái được xác định ở độ tuổi động dục lần đầu có rụng trứng (dậy thì chưa phải là thành thục về tính (Cexual maturity). Dậy thì của con vật được kiểm soát bởi nhiều yếu tố và cơ chế nhất định về sinh lý kể cả các tuyến sinh dục thuỳ trước tuyến yên: ảnh hưởng cả di truyền và ngoại cảnh (mùa vụ, nhiệt độ, dinh dưỡng, môi trường, yếu tố di truyền.v.v..) tác động đến các cơ quan này. Trung bình tuổi dậy thì là 8 - 11 tháng, bò Jersey lúc 8 tháng với thể trọng 160 kg, còn bò HF trung bình là 11 tháng tuổi với trọng lượng 270 kg. Nếu nuôi kém thì dậy thì ở 20 tháng tuổi. Kunitado Sato, 1992 [48]).
* Chu kỳ động dục
Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển lớn dần đến độ chín nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục bên ngoài gọi là động dục. Trứng rụng có chu kỳ nên động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của bò và lợn thông thường là 21 ngày (dao động 17 – 24 ngày), của trâu là 25 ngày (tính trung bình). Quá trình trứng phát triển chín và rụng đều chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone (Trần Tiến Dũng, 2002 [7]). Trên cơ sở đó nhiều tác giả đã phân chia chu kỳ động dục thành 2 pha:
- Pha Folliculin: Gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng.
- Pha Lutein: Là những biểu hiện sau khi trứng rụng và hình thành thể vàng.Trong chu kỳ động dục của bò nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóng nang (Foliculas Wave).
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời gian. Các công trình nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của buồng trứng Invivo bằng phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ thường có 2 - 3 đợt sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3 - 9 của chu kỳ. Đợt 2 vào ngày 11 - 17 và đợt 3 vào ngày 18 - 20. Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang kích thước từ 5 - 7mm phát triển. Sau này có 1 số nang phát triển mạnh hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12 - 15 mm và các kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào các ngày 6, 13, 21 (Salin, 1987; trích theo Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23]).
Hình 2.1. Đồ thị sóng nang trong chu kỳ (trích theo Đào Thị Thúy Hồng, 2009 [15])
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Một đợt có 1 - 2 nang trội, vài nang lớn phát triển và sự phát triển của các nang còn lại bị kìm hãm, Tuy vậy khi thể vàng còn tồn tại, nang khống chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợt cuối cùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và rụng trứng mới được xẩy ra. Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng phát triển. Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phải nang khống chế dao động 5 - 6 ngày. Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống chế ở thời điểm này có thể đạt 1,6 mm/ngày (Fortune và Cs, 1988; Savio và Cs, 1988, trích theo Hoàng Kim Giao và Cs, 1997 [13]).
Ở bò chu kỳ động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường kéo dài 25 – 36 giờ. Theo Siphilop R.M (1967) [50], chu kỳ động dục của gia súc mang tính đặc trưng theo loài.
Chu kỳ động dục của bò được chia làm 4 giai đoạn (4 pha riêng biệt) nhưng liên tiếp nhau:
- Giai đoạn trước động dục: Là giai đoạn thời kỳ thoái hoá thể vàng của chu kỳ trước cho đến giai đoạn động dục kỳ này.
- Giai đoạn động dục: Kéo dài 8 - 30 giờ là giai đoạn trong đó bò chấp nhận sự phối giống. Trong giai đoạn này xảy ra quá trình cuối cùng của sự chín muồi tế bào trứng và nang trứng.
- Giai đoạn sau động dục: Đầu giai đoạn sau động dục xảy ra là hiện tượng nang trứng rách ra và vách của nang trứng rách phát triển thành thể vàng trong vòng 3 ngày.
- Giai đoạn cân bằng sinh học (An, Di-oestrus): giai đoạn này kéo dài 12 - 15 ngày và là thể vàng sản sinh mạnh Progesterone (Kunitado Sato, 1992 [48]).
Đặc điểm của từng giai đoạn động dục là những thay đổi về nội tiết, buồng trứng và cơ quan sinh dục được mô tả chi tiết qua bảng sau:
Bảng 2.1. Các giai đoạn của pha động dục(trích theo Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23])
Các biểu hiện
Trước chịu đực
Chịu đực
Sau chịu đực
Cân bằng
Biểu hiện bên ngoài dáng vẻ
Băn khoăn, ngơ ngác không yên, đi lại, đái rắt – kêu (không cho con khác nhảy, bỏ đi rong
Tìm đực hoặc đến gần con khác, chịu cho nhảy, mê ì.
Còn chịu cho nhảy và phối giống (một thời gian ngắn).
Bình thường
Ăn uống
Kém ăn, gặm cỏ lơ là
Ăn ít hoặc không ăn
Ăn ít
Ăn uống bình thường
Âm hộ
Sưng, xung huyết, đỏ, hơi phù, bóng ướt, màng âm hộ hé mở
Bớt sưng, hơi thâm, se dính cỏ rác.
Hết sưng
Bình thường
Biến đổi bên trong buồng trứng
Cơ quan trứng phát triển
Nang trứng nhô, căng
Ở bò rụng trứng quãng 12 – 14 giờ sau khi kết thúc chịu đực
Có thể vàng nhô lên
Tử cung (TC)
Màng nhầy tử cung dày lên tụ huyết
Màng nhầy tử cung dày, trương lực tối đa
Trương lực bớt căng
Bình thường
Cổ tử cung
Hé mở, đỏ hồng, bớt ớt, niêm dịch lỏng, nhiều, trong suốt, dễ đứt (kéo dài 1-2 cm)
Mở rộng, niêm dịch đặc dính có màu nửa trong kéo dài 7-10 cm.
Hẹp dần, niêm dịch đặc, giảm độ keo dính, màu đục bã đậu dễ đứt
Khép kín bình thường, không có niêm dịch
Âm đạo
Đỏ hồng, ướt bóng
Bớt đỏ
Dần dần trở về bình thường
Bình thường
Nội tiết
Nang trứng tiết oestradiol 17( với lượng nhiều dần.
Progestetrone giảm thấp do thể vàng chu kỳ trước ngừng hoạt động.
LH thấp nhất trong suốt giai đoạn này.
PGF2( tăng dần đạt đỉnh cao trước chịu đực 5 ngày, kéo dài 3 – 4 ngày rồi giảm.
Oestradiol 17( đỉnh cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở b.doc