Trang tựa: . i
LỜI CẢM TẠ . ii
TÓM TẮT. iii
MỤC LỤC . iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH . vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG . viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .1
1.1 Đặt vấn đề . 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu. 2
1.2.1 Mục tiêu . 2
1.2.2 Yêu cầu . 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
2.1 Lịch sử phát triển nuôi cấy mô . 3
2.1.1 Một số kết quả tiêu biểu trong lĩnh vực nuôi cấy mô thực vật trên thế giới . 3
2.1.2 Sơ lược quá trình phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam . 5
2.2 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật . 6
2.2.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng . 6
2.2.2 Nuôi cấy mô sẹo . 6
2.2.3 Nuôi cấy tế bào đơn . 6
2.2.4 Nuôi cấy protoplast – lai protoplast . 7
2.2.5 Nuôi cấy hạt phấn . 7
2.3 Quy trình nhân giống in vitro . 7
2.3.1 Khử trùng mẫu cấy . 7
2.3.2 Tái sinh mẫu nuôi cấy . 8
2.3.3 Nhân nhanh . 8
2.3.4 Tạo cây hoàn chỉnh . 8
2.3.5 Đưa cây ra đất. 8
2.4 Những vấn đề còn tồn tại trong nhân giống cây trồng . 9
2.4.1 Tính bất định về mặt di truyền . 9
2.4.2 Sự hoại mẫu . 9
2.4.3 Sử dụng thuốc kháng sinh . 10
2.4.4 Việc sản xuất các chất gây độc từ mẫu cấy . 10
2.4.5 Hiện tượng thủy tinh thể . 10
2.5 Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong nông nghiệp . 11
2.5.1 Vi nhân giống . 11
2.5.2 Sản xuất và bảo quản cây sạch bệnh . 12
2.5.3 Bảo quản và nhân giống in vitro. 12
2.6 Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (ĐHSTTV) . 12
2.6.1 Auxin . 12
2.6.2 Cytokinin. 13
2.7 Sơ lược về lan hồ điệp . 13
2.7.1 Vị trí phân loại . 13
2.7.2 Nguồn gốc, xuất xứ . 14
2.7.3 Mô tả hình thái . 14
2.7.4 Trồng trọt và chăm sóc . 17
2.7.5 Nhân giống truyền thống . 20
2.8 Vi nhân giống Phalaenopsis . 21
2.8.1 Nhân giống vô tính sử dụng chồi đỉnh. 21
2.8.2 Tái sinh chồi từ phát hoa Phalaenopsis . 22
2.8.3 Tái sinh PLB từ mô lá Phalaenopsis . 23
2.8.4 Tăng trưởng PLB thành cây con. 23
2.9 Giá trị kinh tế của lan hồ điệp . 24
_Toc241549069Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .26
3.1 Thời gian và địa điểm . 26
3.2 Phương tiện thí nghiệm . 26
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm . 26
3.2.2 Trang thiết bị và dụng cụ . 26
3.3 Tiến hành thí nghiệm. 28
3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ nước javel đến độ sạch của mẫu
cấy . 28
3.3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ BA,TDZ, điều kiện nuôi cấy tới quá trình tạo
protocorm từ lá cây hồ điệp . 29
3.3.3 Thí nghiêm 3:Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sinh trưởng, phát triển
của cây lan hồ điệp in vitro . 30
3.4 Xử lý số liệu. 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .32
4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ nước javel đến độ sạch của mẫu cấy . 32
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ BAP,TDZ, điều kiện nuôi cấy tới quá trình tạo
protocorm từ lá cây hồ điệp in vitro . 35
4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sinh trưởng, phát triển của cây lan hồ
điệp in vitro . 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .49
5.1 Kết luận . 49
5.2 Đề nghị. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .50
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .50
PHỤ LỤC .53
65 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4278 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định nồng độ nước Javel cho quá trình khử mẫu phát hoa lan hồ điệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tượng thủy tinh thể: qua nghiên cứu quá trình xuất hiện và đặc
điểm của những cây thủy tinh thể, có một số phương thức hạn chế sự xuất hiện như sau:
Giảm sự tăng hấp thu nước bằng cách tăng nồng độ đường trong nuôi cấy và dùng
các chất có áp suất thẩm thấu cao. Nhưng phương pháp này làm thay đổi sự tổng
hợp cấu trúc không gian của diệp lục và ức chế hình thành chồi.
Giảm gây vết thương trên mẫu qua chất khử trùng và tiếp xúc với môi trường cấy
ít nhất. ABA ngăn chặn được sự hóa thủy tinh thể ở một số loài cây trồng, nhưng
các chất kích thích sinh trưởng khác không có tác dụng.
Giảm nồng độ đạm trong môi trường nuôi cấy.
Chuyển cây in vitro thuần hóa ngoài vườn ươm không ảnh hưởng tới cây thủy tinh
Giảm ethylen trong bình nuôi cấy bằng cách thông gió tốt (Paek và Han).
Tăng cường độ ánh sáng và giảm nhiệt độ trong phòng cấy.
Kết luận: phương thức hiệu quả nhất, ít nhất là giảm sự hóa thủy tinh của mô cấy
in vitro, làm giảm ảnh hưởng của hàm lượng nước trong môi trường nuôi cấy bằng cách
tăng nồng độ đường và tạo điều kiện môi trường (yếu tố vật lý, nhiệt độ, ánh sáng, trao
2.5 Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong nông nghiệp
Kỹ thuật nhân giống in vitro có nhiều ứng dụng trong cải thiện giống cây trồng:
Tạo các cây con đồng nhất và giống như cây mẹ.
Nhân một số lượng cây con lớn từ một cá thể ban đầu trong một thời gian ngắn.
Tạo ra các cây con sạch bệnh.
Một giống cây quý có thể được nhân ra nhanh chóng để đưa vào sản xuất.
Việc trao đổi giống được dễ dàng.
Nhân giống vô tính in vitro được áp dụng phổ biến. Kỹ thuật nhân nhanh in vitro
khác với các kỹ thuật khác do sử dụng các kiểu nhân giống nhỏ in vitro, được nuôi cấy
trong điều kiện ổn định và môi trường nuôi cấy nhân tạo và có hệ số nhân hơn hẳn so với
Các ứng dụng nhân nhanh in vitro được kể như:
Nhân nhanh các dòng lai mới trong thời gian ngắn với điều kiện đầu tư thấp.
Phục tráng các giống cây trồng bị bệnh.
Nhân nhanh các giống cây trồng có khả năng nhân tạo khó khăn.
Nhân nhanh số lượng trong thời gian ngắn và đảm bảo đặc tính di truyền bố mẹ.
2.5.2 Sản xuất và bảo quản cây sạch bệnh
Công nghệ vi nhân giống có khả năng sản xuất hàng loạt cây sạch bệnh từ những
cây bị bệnh virus mà bằng biện pháp hóa học không phòng chống được.
2.5.3 Bảo quản và nhân giống in vitro
Phương thức duy nhất an toàn cho lai giống và tạo giống mới là phải có ngân
hàng giống. Giữ tập đoàn giống cho đến nay là một vấn đề nan giải cho những cây trồng
nhân vô tính hay đa bội. Bảo quản in vitro trong thời gian dài bằng phương pháp sinh
trưởng chậm bước đầu đã giải quyết được một phần, nhưng những biến đổi di truyền có
khả năng xảy ra qua thời gian nuôi cấy kéo dài, để hạn chế những biến dị này Withers
và Street (1977) đã đề nghị bảo quản giống bằng phương pháp lạnh sâu. Cơ sở của
phương pháp này là làm chậm hay ngăn chặn khả năng trao đổi chất của mô ở nhiệt độ -
196oC. Có khoảng 40 loài đã được bảo quản theo phương pháp lạnh sâu như: nuôi cấy tế
bào, mô sẹo, phôi, tế bào trần hay đỉnh sinh trưởng (Karth, 1987).
2.6 Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (ĐHSTTV)
Hai nhóm chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng trong nuôi cấy mô là auxin
Tác dụng sinh lý của auxin chủ yếu làm tăng thể tích của tế bào, kích thích sự
hình thành rễ, kìm hãm sự sinh trưởng của chồi bên, kìm hãm sự rụng hoa, rụng quả.
Auxin hoạt hóa các hợp chất cao phân tử (protein, cellulose, pectin) và ngăn cản sự
phân giải chúng. Auxin được xem là hormone thực vật quan trọng nhất vì chúng có vai
trò rất cơ bản trong quá trình phối hợp sinh trưởng và biệt hóa tế bào cần thiết cho sự
phát triển bình thường của thực vật. Auxin cùng với một số chất điều chỉnh khác đảm
bảo cho sự tạo thành khối các tế bào đang phân chia thành cơ thể thực vật hoàn chỉnh.
Trong nuôi cấy mô thường sử dụng các chất như:
- α - Naphthyl acetic acid (NAA)
- 2,4-Dichlorphenol acetic acid (2,4D)
Cytokinin có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của tế bào cấy mô và làm tăng
tốc độ phân bào.khi ở nồng độ cao, nó có tác dụng kích thích sự tạo chồi, đồng thời ức
Cytokinin có hiệu quả rất rõ trên sự phân chia của tế bào, trong quá trình này
cytokinin cần thiết nhưng chúng không có hiệu quả nếu vắng mặt auxin. Trong một tỷ
lệ giữa cytokinin và auxin thì có kích thích tạo chồi hay tạo rễ, thông thường cytokinin
cao hơn auxin thì kích thích tạo chồi còn ngược lại auxin cao hơn thì kích thích sự tạo
rễ. Trong cơ thể thực vật cytokinin có tác dụng rất lớn là tăng cường sự tổng hợp ADN
và protein, kích thích quá trình trao đổi chất.
Bao gồm các nhóm chất: 6-Benzylaaminopurin(BAP), 6-furpurin aminoopurin
(kinetin), Zeatin, Thidiazuron(TDZ).
Họ phụ (Subfamily):
Tông phụ (subtribe):
Nhóm (Alliance):
Giống (Genus):
Loài (Species):
Tên tiếng việt: lan hồ điệp, tiểu hồ điệp.
Lan hồ điệp được tìm thấy vào năm 1750, đầu tiên được Rumphius xác định dưới
tên Angraecum. Đến năm 1753, Linne đồi lại là Epidendrum amabile. Chi Phalaenopsis
do C. L Blume phát hiện vào năm 1825. Phalaenopsis hay còn gọi là lan hồ điệp. Tên
Phalaenopsis xuất hiện từ tiếng Hy Lạp: “Phalaina” (con bướm đêm) và “opsis”(trông
giống như), nghĩa là một loài hoa có hình dáng như bươm bướm.
Hình 2.1: Cây và hoa lan hồ điệp (
Năm 1887, loài hồ điệp lai đầu tiên được J. Veitch đăng kí với tên P. harriettiae,
từ việc kết hợp giữa P.amabilis và P.violacea. Sau đó, có rất nhiều loài lan lai tạo ra làm
tăng thêm sự đa dạng và huyền bí của Phalaenopsis.
Giống Phalaenopsis gồm 21 loài lan phát sinh, ưa nóng, sống ở bán đảo Mã Lai,
Indonexia, Phillipine, các tỉnh phía đông Ấn Độ, và Châu Úc. Chúng sống trên cây hoặc
trên đá, nơi có khí hậu nóng ẩm, độ cao trên 2000m.
Ở Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp một số loài lan hồ điệp trong các khu rừng
như P. coenu (hồ điệp dẹp), P. mannii ( hồ điệp ấn), P.parishii ( hồ điệp trung), P.
Lan hồ điệp thuộc nhóm lan đơn thân không có giả hành, gồm một trục chính tạo
ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục. Các đốt thân rất ngắn và thường được
bao bọc bởi hai hàng bẹ lá xếp dọc chiều dài thân. Hai hàng lá mọng nước hình elip xếp
đối diện, tạo thành bẹ ôm lấy thân, lá dưới cùng héo rụng thì mới có lá khác mọc lên từ
ngọn. Trong giai đoạn tăng trưởng bình thường, do không có cơ quan dự trữ chuyên biệt
nên chất dự trữ được chứa trực tiếp trong bộ lá mọng nước và chuyển dần lên phát hoa
khi cây ra hoa, chính vì vậy mà mọi tổn thương trên bộ lá thường rất dễ gây ra thối
nhũn. Thông thường một cây có từ 4 - 5 lá hoạt động, cá biệt ở một số loài có thể có ít
hơn (P. borneo, P.violaceae) hoặc nhiều hơn .
Mỗi trục lá có hai chồi xếp chồng, chồi bên trên cho ra một trục phát hoa sau khi
cảm ứng ra hoa, chồi bên dưới cho ra một cây con trong trường hợp có sự cố về hoạt
Rễ bất định khí sinh rất nhiều, mọc từ gốc của thân xuyên qua bẹ lá. Sự phân
nhánh của rễ phụ thuộc vào giai đoạn tăng trưởng của cây. Rễ mập với lớp mô xốp đặc
trưng cho rễ khí sinh dày, làm nhiệm vụ hút hơi nước trong không khí, trong lớp xốp
này có thể phân lập được nấm và nhiều loại vi khuẩn lam cộng sinh. Mô rễ chứa diệp lục
có thể thực hiện quá trình quang hợp.
Phát hoa hình thành ở nách lá (thường là một phát hoa). Hoa mọc thành cụm,
lưỡng tính, đối xứng hai bên. Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành hai vòng: ba mảnh
vòng ngoài và hai mảnh vòng trong bé hơn, mảnh thứ ba có màu sắc và hình dạng khác
hẳn gọi là cánh môi. Gốc cánh môi thường kéo dài ra chứa tuyến mật. Nhị và nhụy dính
Hạt phấn thường dính lại thành khối phấn, có chuôi và gót dính ở phía dưới. Hai
khối phấn ngăn cách nhau bởi trung đới. Bộ nhụy gồm ba lá noãn dính nhau thành bầu
dưới, mang nhiều noãn, đính bên (Hoàng Thị Sản, 2003). Cả cành hoa nở liên tục hơn
nửa năm. Trung bình một phát hoa cho 7 – 15 hoa. Mỗi hoa bền khoảng 2 tháng.
Quả của lan hồ điệp thuộc loại quả nang, mở bằng các khe nút dọc theo hai bên
đường của giá noãn. Quả lan chứa rất nhiều hạt, tùy vào giống, loài mà hạt có thể từ vài
trăm đến vài ngàn hạt. Hạt cần trải qua 130 – 150 ngày để hạt trưởng thành, hạt nở sau
90 ngày. Hạt nhỏ được gió mang xa như hạt bụi, phần lớn hạt bị chết vì chứa phôi chưa
phân hóa. Theo Bernard (1909), hạt lan muốn nảy mầm phải nhiễm nấm Rhizoctonia vì
loại nấm này có tác dụng khởi phát sự tái lập phân bào. Trong thực nghiệm, người ta có
thể đánh thức các “ phôi sơ khai” (protocorm) khi sử dụng sốc thẩm thấu bằng cách nuôi
cấy hạt trên môi trường chứa sucrose.
Hình 2.3: Trái lan hồ điệp 3 tháng tuổi (ảnh chụp tại Trại lan, Viện KHNN Miền Nam)
Hình 2.4: Keiki của lan hồ điệp (
Keiki chỉ một cây con mọc từ một mắt trên cuống hoa. Một số loài hoa nhỏ như
P. lueddemanniana thường tạo Keiki trên cuống hoa. Hiện tượng này được Williams mô
tả đầu tiên vào năm 1894 (Williams và Williams, 1894).
Keiki còn có thể được hình thành ở nhiều loài Phalaenopsis và một số loài thuộc
các chi lai. Các cây Phalaenopsis dưới điều kiện nuôi trồng không thuận lợi sẽ tạo ra
keiki trên cuống hoa, đặc biệt khi đỉnh đã bị cắt bỏ.
Việc trồng và chăm sóc lan hồ điệp gặp rất nhiều khó khăn, để có được những cây
khỏe mạnh, cho hoa đẹp cần phải tốn nhiều công sức và thời gian chăm sóc, vì vậy việc
tìm hiểu điều kiện sống phù hợp của giống lan này là điều kiện cần thiết để có được
Hồ điệp là một loài lan ở vùng nhiệt đới mà sự tăng trưởng của chúng chịu ảnh
hưởng của hai mùa mưa nắng rõ rệt. Tuy nhiên lan hồ điệp chỉ xuất hiện ở những vùng
rừng ẩm hoặc ven suối. Không có sự biến động đáng kể về nhiệt độ và ẩm độ giữa mùa
mưa và mùa khô nơi hồ điệp sinh sống, vì thế cây hồ điệp không có mùa nghỉ mặc dù do
sự bất lợi về thời tiết trong mùa khô, cây hồ điệp tăng trưởng chậm hơn chút ít so với
mùa mưa (trong điều kiện tự nhiên). Nhiệt độ thích hợp cho lan hồ điệp sinh trưởng và
phát triển là 18oC vào ban đêm và 22oC - 25oC vào ban ngày. Tuy nhiên hồ điệp là loài
lan chịu nóng hơn đa số các loài khác, do đó nó cũng có thể tăng trưởng khá tốt ở bất cứ
nơi nào nhiệt độ không quá 35oC vào ban ngày và 25oC vào ban đêm.
Đây là loài lan có biên độ khá rộng về ánh sáng, ánh sáng hữu hiệu cho loài lan
này là 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài lan duy
nhất chịu được ánh sáng yếu, nhưng thực tế nhu cầu ánh sáng của chúng cao hơn nhiều,
vì thế không nên đặt lan hồ điệp vào nơi quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự tăng
Hồ điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là cây lí tưởng cho việc ra hoa, hơn
nữa cây trồng trong điều kiện này có khẳ năng kháng bệnh kém. Cây lan được đặt nơi có
ánh sáng khuếch tán vừa phải với bộ lá có màu xanh, có ánh sáng nhẹ màu vàng là tốt
Ở Việt Nam, nếu cây lan hồ điệp được trồng với 12 giờ chiếu sáng trong ngày,
trong đó khoảng 1 - 2 giờ cây nhận được ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển tốt
Hồ điệp là loại đơn thân, không có giả hành nên không dự trữ nước, hơn nữa diện
tích bốc hơi của bản lá khá lớn và chúng không có mùa nghỉ vì thế phải cung cấp cho
chúng lượng nước đầy đủ và thường xuyên trong suốt năm. Trong mùa mưa mỗi ngày
phải tưới cho chúng 2 lần, trừ những ngày có mưa, một lần vào 9 giờ sáng, một lần lúc 3
giờ chiều. Tưới như vậy sẽ đảm bảo cho cây khô ráo khi trời tối vì đọng nước ở nách lá
suốt đêm có thể gây thối lá. Tốt nhất nên tưới từ trên xuống và tưới nghiêng để nước
không đọng trên hoa. Vào mùa nắng nên tưới chúng 3 lần/ngày. Nếu thời tiết trở nên
quá lạnh thì phải đợi cho nước ấm hơn mới tưới cây để cây không bị rét vì nước quá
Lan hồ điệp cần độ ẩm cao vào ban ngày, lá cần không khí ẩm khoảng 80%.
Không để nước nhiều trong chậu, cần để độ ẩm không khí cao. Ở vùng khô hạn, chúng
ta cần tăng độ ẩm bằng cách đặt cây phía trên một khay nước (không để đáy chậu đụng
vào nước). Không nên để cây trong điều kiện khô hạn quá lâu.
Cây cần được thông thoáng cao để tránh vi khuẩn và vi nấm gây viêm nhiễm.
Một số vi khuẩn rễ sẽ làm úng rễ. Để giải quyết những vấn đề này, cần cắt bỏ phần lá bị
nhiễm, dùng thuốc mancozeb, sau đó để cây trong điều kiện khô ráo trước khi xịt thuốc
khử trùng benzyl konium chloride để diệt bào tử quanh cây và chậu. Sau đó tăng độ
thông thoáng cho cây lên để loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân này. Trong khi xử lí cây nên
giữ bề mặt được khô ráo trong giây lát. Nếu không thể để cây được thông thoáng tự
nhiên có thể giảm nhiệt độ vào ngày nóng và sấy khô nhẹ cho cây vào đêm lạnh.
Nên sử dụng các loại chậu thông thoáng, có vòm ở đáy giữ nước. Các loại chậu
nhựa giúp mau khô thoáng, chậu bằng đất giúp giữ ẩm khi gió lớn. Còn các chậu có kích
thước phù hợp để bộ rễ phát triển tốt vì các chậu quá to sẽ làm giảm độ ẩm.
Đối với các cây trong chậu cao 13, 18, 25 cm thì sử dụng một lớp giá thể (vỏ cây,
dớn) dày khoảng 13 cm trộn với 20% than hoạt tính loại tốt. Trồng cây vào chậu, sau đó
thêm lên bề mặt chậu hỗn hợp giá thể tương tự để giữ ẩm cho rễ. Sử dụng hỗn hợp giá
thể phù hợp, không quá khô cũng không quá ẩm ướt.
Cây nên được trồng trong vườn ươm hoặc những nơi có điều kiện tương tự
nhưng phải được thông khí từ hai phía. Chúng ta còn có thể trồng cây bên ngoài nhà
kính, trong các hành lang, sân nhà có rào, hướng nam, khi đó cây cần có ẩm độ phù hợp
và hứng được ánh sáng vừa đủ, nên để cây cạnh cửa sổ hướng nam, nhiều bóng râm là
Thông thường cần bón phân cho cây 2 lần mỗi tuần. Cây cần được bón phân
thường xuyên vì chúng không thể giữ được phân bón lâu. Nên sử dụng các loại bình xịt
để tưới ướt là giúp lá hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất và dùng thêm chất giữ ẩm pha
vào phân. Phân bón tùy giai đoạn như sau:
- Khi cây ra hoa nên bón 6,9N - 10,8P - 27,1K vào mùa thu. Nồng độ đạm thấp
giúp lá tăng trưởng, P giúp rễ tăng trưởng tốt và K giúp cây cứng cáp, tạo phát
- Vào tháng 5 đến tháng 10, sử dụng dung dịch: 17,5N - 4,6P - 22,5K để cây phát
- Từ tháng 10 đến tháng 12 cần tưới 20,3N - 3,3P - 17K giúp cho tế bào phân chia
nhanh. Tuy nhiên, một số trường hợp cây sẽ bị mềm và yếu nếu sử dụng quá lâu.
Chú ý cắt bỏ rễ hư hỏng của cây và rửa với dung dịch mancozeb chuẩn trong 10
phút. Sử dụng dao sạch khuẩn để phòng bệnh cho cây.
Vào thời điểm có hoa cần chú ý tạo dáng cho cành hoa sớm để có được vòm hoa
đẹp. Khi cụm hoa bắt đầu rộ, chúng ta không nên di chuyển cây, thời gian này cần tăng
cường ánh sáng và dinh dưỡng cho cây.
2.7.5.1 Nhân giống hữu tính bằng hạt
Trong thiên nhiên sự thụ phấn của lan do côn trùng thực hiện. Cánh môi của hoa
lan có hình dạng và cấu tạo đặc biệt thuận lợi cho côn trùng đậu vào, tiếp xúc với khối
phấn và mang phấn đi. Thông thường, để đạt tỷ lệ thụ phấn thành công cao, con người
Năm 1899, nhà thực vật Pháp Noel Bernard đã khám phá ra được nguyên nhân
làm cho hạt lan có thể nảy mầm liên quan đến sự có mặt của nấm rễ. Nếu không có nấm
cộng sinh thì lan không thể nảy mầm. Với vai trò là nguồn cung cấp đường cho hạt lan,
hệ thống rễ sợi của nấm xâm nhập vào trong phôi và cung cấp nguồn cacbon cho phôi
Năm 1922, Knudsun đã nghiên cứu thành công việc thay nấm bằng đường ở môi
trường thạch để gieo hạt. Gieo hạt in vitro có thể làm cho các hạt chưa chín nảy mầm và
việc khử trùng cả quả dễ dàng hơn. Khi qủa đã chín 2/3 có thể khử trùng quả bàng dung
dịch thuốc tẩy và cồn. Sau đó dùng một con dao tách vỏ và lấy hạt ra để lên môi trường
nuôi cấy trong điều kiện vô trùng. Sau khi hạt nảy mầm được 30 - 60 ngày chuyển cây
con sang môi trường mới. Rễ thường hình thành khi cây con có từ 2 - 3 lá. Cấy chuyển
cây con sau mỗi 30 - 60 ngày đồng thời giảm mật độ cây trong bình.
Quá trình nhân giống từ hạt cho đến khi cây có thể ra hoa mất khoảng 4 năm
hoặc nhiều hơn tùy giống. Tuy nhiên, một đặc điểm nổi bật ở các cây họ lan là biến dị
xảy ra thường xuyên và dễ dàng, điều này đã giúp mang lại sự đa dạng cho các loài lan
nhưng cũng gây khó khăn cho quá trình nhân giống vì các cây con tạo thành từ hạt
2.7.5.2 Nhân giống vô tính bằng cách tách chiết
Thời vụ tách chiết tốt nhất đối với các loài lan là vào đầu mùa tăng trưởng. Trong
điều kiện ẩm độ tốt hoặc trồng trong các nhà kính mang tiểu khí hậu nhân tạo thì có thể
Vào thời kỳ cuối mùa sinh trưởng của cây, cây được cắt rời thành từng đoạn lan
và vẫn giữ nguyên trong chậu. Sau một thời gian, lấy cây đem cắt bỏ các rễ hư rồi rửa
bằng dung dịch khử trùng để tiêu diệt hết mầm mống gây bệnh. Sau đó đặt các đoạn lan
vừa tách chiết vào giữa chậu mới. Để cây ở nơi có điều kiện ẩm độ và ánh sáng thích
hợp với từng loại cụ thể để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Những loài lan đơn thân như Phalaenopsis không có giả hành nhưng trồng lâu
năm cây vẫn cao lên, có nhiều rễ gió. Muốn cắt trồng nên cắt phần ngọn có 3 rễ, bôi
thuốc kích thích ra rễ, dùng giá thể thật thoáng với than gỗ to. Phần bên gốc cây cắt sát
sẽ nảy ra 2 - 3 cây con ở nách lá gần chỗ cắt. Có thể dùng dây kẽm siết chặt giữa thân
cây, dưới chỗ cột sẽ mọc ra 2 - 3 cây con. Khi hoa tàn thì cắt bỏ chừa 3 - 4 mắt phía trên
phát hoa, những mắt này sẽ mọc lên cây con. Phalaenopsis trồng lâu năm có thể ra cây
Việc nhân giống vô tính bằng phương pháp tách chiết truyền thống tạo được cây
con đồng nhất nhưng thời gian nhân giống rất dài và hệ số nhân rất thấp, hơn nữa cây
con tạo thành có sức sống không cao.
Hầu hết các giống lan rất dễ xảy ra biến dị, vì vậy việc nuôi cấy hạt không thể tạo
được cây con đồng nhất (Arditti, 1992). Vì vậy, để sản xuất cây con đồng loạt cần phải
áp dụng phương pháp nhân giống vô tính.
Khó khăn lớn nhất trong nhân giống vô tính Phalaenopsis là nguồn mẫu rất hạn
chế do chúng là lan đơn thân, sử dụng chồi đỉnh để nuôi cấy như nhiều loài lan khác sẽ
làm tổn thương cây mẹ (Intuwong và Sagawa, 1974). Hơn nữa, Phalaenopsis thường
tiết nhiều hợp chất phenol từ bề mặt cắt ra môi trường nuôi cấy, gây độc cho mẫu (Fast,
Một số phương pháp nhân giống vô tính Phalaenopsis thành công được trình bày
2.8.1 Nhân giống vô tính sử dụng chồi đỉnh
Chồi đỉnh của cây Phalaenopsis khi bị tổn thương hoặc già cỗi có khả năng được
tạo ra được một hoặc nhiều chồi từ các chồi ngủ ở gốc. Từ quan sát này, các nhà làm
vườn đã mạnh dạn cắt phần phía dưới các rễ khí của cây và nuôi cấy riêng lẻ chúng để
nhân thành các cây mới theo ý muốn.
Phương pháp này được xem là phổ biến nhất. Chồi có thể phát triển từ phần gốc
khi được nuôi cấy ở 27oC (Trần Thanh Vân, 1974). Từ phương pháp này, một chồi ban
đầu có thể tạo ra 3 - 4 chồi khác trong 10 tháng (Trần Thanh Vân, 1974). Các chồi sinh
dưỡng phát triển thành chồi ngủ trên trục cây Phalaenopsis, từ nách lá mỗi chồi sẽ tạo ra
2 chồi mới (Koch, 1974, Holters, 1983).
Phương pháp sử dụng chồi đỉnh được ứng dụng thành công cho nhiều loài lan.
Tuy nhiên, đối với các loài lan đơn thân như Phalaenopsis, khi sử dụng phương pháp
nuôi cấy chồi đỉnh sẽ làm tổn thương cây mẹ, do đó, hiện nay phương pháp nhân giống
sử dụng phát hoa được sử dụng phổ biến hơn.
2.8.2 Tái sinh chồi từ phát hoa Phalaenopsis
Gavino Rotor là người đầu tiên trong việc nhân giống vô tính in vitro lan hồ điệp
khi còn là nghiên cứu sinh Lawrence McDaniels Đại Học Cornell (Rotor, 1949). Ông đã
sử dụng phát hoa đã bỏ lá bắc mang 4 - 6 chồi, cắt phát hoa thành các đoạn mang một
chồi nằm giữa cách hai đầu cắt 7 - 8 cm. Sau đó khử trùng bề mặt và cắt vô trùng thành
các đoạn mang chồi cách hai đầu 1- 2 cm.
Cấy các đoạn phát hoa vào môi trường Knudson C làm rắn với agar, các đoạn
phát hoa được cắm thẳng cho chồi hướng lên.
Phương pháp của Rotor ít được chú ý đến do tỷ lệ nhiễm cao và hệ số nhân thấp.
Nhưng 10 năm sau đó những nhà nghiên cứu khác đã tạo ra nhiều quy trình mới dựa
trên phương pháp này (Sagawa và Niimoto, 1960; Sagawa, 1961; Kotomori và
Hình 2.5: Quy trình tái sinh cây con từ phát hoa lan hồ điệp
Phương pháp nhân giống từ phát hoa là phương pháp đặc trưng ở Phalaenopsis.
Ưu điểm chính của phương pháp này là tạo ra cây con sạch bệnh và đồng nhất về di
truyền, điều mà gieo hạt truyền thống không thể đạt được. Ngoài ra, việc nhân giống in
vitro từ phát hoa có ưu điểm lớn là không làm tổn thương cây mẹ, so với việc nhân
giống từ ngọn chồi hoặc lá trưởng thành từ cây mẹ. Tuy nhiên, phương pháp này có
khuyết điểm là hệ số nhân thấp. Do vậy phương pháp nhân giống vô tính từ phát hoa
thường được sử dụng để tạo nguồn nguyên liệu mô in vitro cho các phương pháp hiệu
quả hơn sau này. Một số phương pháp mới như phát sinh PLB trực tiếp từ mô in vitro,
tạo mô sẹo và phát sinh phôi vô tính đem lại hệ số nhân cao đều dựa vào nguồn mẫu in
vitro tạo thành nhờ nuôi cấy phát hoa (Tanaka và cộng sự, 1977; Park và cộng sự, 2000,
2.8.3 Tái sinh PLB từ mô lá Phalaenopsis
M.Tanaka và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu việc nhân giống vô tính cây
Phalaenopsis từ mô lá tại trường đại học Osaka, Nhật Bản (Tanaka và cộng sự, 1975;
Tanaka và Sakanishi, 1977, 1980, 1985). Nguyên liệu cho các thí nghiệm ban đầu của
nhóm là mô lá lấy từ cây trưởng thành và từ cây con in vitro tạo thành từ gieo hạt. Tuy
nhiên các lá trưởng thành này không có khả năng tạo PLB, trong khi đó lá các cây con
mới nảy mầm lai tạo được PLB. Như vậy, khả năng tạo PLB giảm xuống khi tuổi cây
giống tăng lên (Tanaka và cộng sự, 1975). Theo phương pháp này, PLB có thể tạo ra từ
nuôi cấy mẫu lá in vitro trên môi trường MS, mỗi mẫu tạo ra trung bình khoảng 3,8 PLB
(từ 1 đến 7 PLB) tại mặt cắt của mẫu lá. Các PLB này có thể được biệt hóa tiếp tục trên
môi trường lỏng Vacin – Went bổ sung 20% nước dừa và tiếp tục được tái sinh trên môi
trường gieo hạt Phalaenopsis. Sau khi chuyển sang vườn ươm cây tiếp tục phát triển
bình thường và nở hoa. Quy trình này tạo được số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt
2.8.4 Tăng trưởng PLB thành cây con
Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tối ưu hóa giai đoạn
tăng trưởng PLB thành cây con, chủ yếu chỉ theo dõi ảnh hưởng của các chất bổ sung
lên tốc độ tăng trưởng chứng tỏ là quá trình sản xuất trong thực tế đã khá hoàn thiện về
Nghiên cứu về việc sử dụng các chất chống nâu hóa trong giai đoạn này, cho thấy
chồi con phát triển tối đa trong môi trường bổ sung 2 g/l than hoạt tính.
Khảo sát của Rahman A. và cộng sự chứng tỏ chồi non tăng trưởng mạnh trên
môi trường bổ sung 50 ml/lít cao bắp, tốt hơn dịch khoai tây và đu đủ.
Một vấn đề thực tế là quá trình tăng trưởng PLB của cây con thường xảy ra
không ổn định, điều này thường gặp ở rất nhiều cơ sở sản xuất giống lan hồ điệp trong
nước. PLB có xu hướng tạo thành cụm chồi nhiều hơn là chồi, làm giảm tốc độ tăng
trưởng riêng của chồi, buộc người sản xuất phải có thêm một đợt cấy chuyền không
mong muốn. Vần đề này có thể được giải quyết bằng cách bổ sung IAA thay cho NAA
2.9 Giá trị kinh tế của lan hồ điệp
Hồ điệp không chỉ phổ biến ở Nam Mĩ, trong những năm gần đây, hồ điệp trở
thành loại hoa trồng chậu có giá trị nhất trong ngành công nghiệp trồng hoa ở Hà Lan.
Chúng còn là những món quà xa xỉ ở các nước Châu Á đặc biệt là Nhật Bản. Ngoài ra
các loài hoa đẹp, xa xỉ cũng được nhập vào Mỹ để trang trí chậu hoặc dưới dạng quà
Lan hồ điệp, là một loài lan có độ bền bông cao trong điều kiện thích hợp, cũng
là một loài cây rất thích hợp để trồng trong nhà, dễ ra hoa. Hơn nữa, trong vài thập kỉ
gần đây nền công nghệ trồng lan phát triển giúp người trồng đã giảm giá thành đáng kể
đối với loại lan này nên giá cả phù hợp với những người mê hoa hay người mới tập
trồng. Hồ điệp rất được ưa chuộng và được trồng ở nhiều nơi. Trước đây, hồ điệp có
giá khá cao, nên được xem là một loại hàng hoá cao cấp trên thị trường. Trong 20 năm
trở lại đây, công nghệ hiện đại và các nghiên cứu đã giúp cho loại sản phẩm này trở
nên phổ biến với người tiêu dùng, đặc biệt là trong các ngày lễ. Thêm vào đó, công
nghệ lai giống và gieo hạt ngày càng tạo nên nhiều chủng loại giống mới, nổi bật về
màu hoa, kích thước hoa…Điều này làm cho người tiêu dùng rất thích thú với thú chơi
lan và tạo nên những cơn sốt hoa lan trên thị trường thế giới.
Hồ điệp được trồng ở mọi nơi trên thế giới, hầu hết là ở Đức, Nhật bản, Phần
Lan, Đài Loan, Thái Lan và Mỹ. Cây con được nuôi cấy mô ở các nước Phần Lan,
Thái Lan, Đài Loan sau đó cây con lại được xuất khẩu cho các nước khác với cả Mỹ
để trồng ra hoa. Hàng ngàn các giống được lai và tạo dòng rất có giá trị trên thị trường.
Các nhà nhân giống đã gieo hạt được rất nhiều giống hồ điệp có chất lượng hoa và cây
giống rất có giá trị như các tính trạng qui định màu sắc hoa, và cấu trúc hoa, nhiều
nhánh, nhiều vòi hoa, và gần đây là các giống có hương thơm. Cuộc chạy đua diễn ra
hầu hết tại Đài Loan, điều này dẫn đến một hệ quả là các giống có giá trị hiện nay có
thể không còn giá trị chỉ trong vài năm nữa.
Hình 2.6: Một số giống lan hồ điệp tại Việt Nam
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Thời gian thực hiện từ tháng 2 - 2009 đến tháng 7 - 2009 tại phòng di truyền giống
cây trồng - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, số 121 Nguyễn Bỉnh
Thí nghiệm được tiến hành trên giống lan hồ điệp lai Phalaenopsis sp tại Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
- Bình chứa môi trường nuôi cấy, pipet, ống đong.
- Bàn để môi trường và mẫu cấy.
- Các dụng cụ thao tác: dao, kéo, pen, đèn cồn, bình tia, bông gòn thấm nước.
Ghi chú: tất cả phải được hấp vô tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BAP, TDZ, NAA đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lan hồ điệp lai (Phalaenopsis sp) in vitro.doc