Đẳng thức cuối cùng cho thấy, số dư của hạng mục lỗi và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Bởi vì, cán cân bù đắp chính thức, cán cân vãng lai và cán cân vốn luôn được xác định ( luôn thể hiện là một số cụ thể trên cán cân thanh toán quốc tế ), do đó, đẳng thức trên được áp dụng để xác định số dư lỗi và sai sót khi lập cán cân thanh toán quốc tế trong thực tế.
Tóm lại, giá trị của cán cân bù đắp chính thức đúng bằng với cán cân tổng thể nhưng ngược dấu. Thực tế, đây là một dạng “cân đối tài khoản kế toán” để tổng các hạng mục trong cán cân thanh toán quốc tế phải bằng “0”. Nhìn vào hạng mục này, có thể thấy ngay dự trữ ngoại hối của quốc gia đựơc tăng lên hay giảm đi.
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường do đó việc gặp nhiều khó khăn là một điều tất yếu khó tránh khỏi. Xin nêu một số vấn đề cụ thể:
Trong nền kinh tế nước ta trước cải cách kinh tế, ngoài kinh tế quốc doanh còn có một bộ phận sản xuất nhỏ và cá thể. Phần này chiếm tỷ lệ không nhiều và có tỷ trọng không đáng kể. Nhưng từ khi tiến hành cải cách kinh tế, hoạt động của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh và ngày càng có tỷ trọng đáng kể trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Trong khi đó, chế độ ghi chép và báo cáo các số liệu chưa được quy định chặt chẽ và chưa đi vào nề nếp.
Trước đây, các số liệu đều thống kê theo hệ MPS; vì vậy việc thu thập và xử lý số liệu lúc này gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tính toán các chỉ tiêu của cán cân thanh toán; bởi vì:
Một số chỉ tiêu trước đây không có trong hệ thống thông tin báo cáo kế hoạch của các Bộ hoặc các cơ quan tổng hợp. Ví dụ như các chỉ tiêu xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Lúc này chưa có nhiều cơ quan theo dõi và quản lý xuất nhập khẩu. Đến năm 2000, vấn đề này mới được giải quyết.
Một số chỉ tiêu có quy định trong quá trình xây dựng và báo cáo kế hoạch của các Bộ, các ngành, các địa phương nhưng chưa được tính toán và tổng hợp chính xác.
Ví dụ: Thống kê số lượng và chủng loại các mặt hàng nhập khẩu theo các nguồn cụ thể như viện trợ, vay nợ, đầu tư trực tiếp….
Cho đến cuối năm 1996, các cơ quan tổng hợp chưa bóc tách được cụ thể hàng năm có bao nhiêu hàng nhập thuộc nguồn viện trợ, bao nhiêu thuộc nguồn vay nợ hoặc đầu tư trực tiếp. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc tính toán các chỉ tiêu của cán cân thanh toán.
Một số chỉ tiêu trước đây tính theo hệ MPS, đến thời điểm này mới bắt đầu tính lại theo hệ SNA nên còn rất nhiều sai sót. Điều dễ nhận thấy là trong ngành giao thông, bưu điện. Trước đây chỉ thống kê và tính phần 2 ngành này phục vụ cho quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Những phần dịch vụ không tạo ra của cải vật chất theo hệ MPS thì không được thống kê vào thu nhập quốc dân.
Trong quá trình cải cách kinh tế, đến thời điểm này, việc phân công chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành vẫn còn nhiều chồng chéo, chưa hợp lý mà lại không bao quát hết nhiệm vụ.
Hiện có nhiều cơ quan theo dõi xuất khẩu (UBKHNN, Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan….) nhưng số liệu chỗ thì trùng lặp, chỗ lại không thống kê được. Hơn nữa, chưa có một quy định chuẩn nào về chế độ báo cáo tổng hợp nên chưa bóc tách được số liệu.
Đến ngày 30/8/1993 mới có Nghị định 58/CP quy định về quy chế vay và trả nợ nước ngoài. Như vậy, đến lúc này chức năng theo dõi việc vay và trả nợ nước ngoài mới được quy định cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa là trước đây, muốn có số liệu tổng hợp về vay nợ, trả nợ, nợ quá hạn; trả gốc, trả lãi là rất khó khăn. Không phải dễ dàng gì để tìm được số nợ do các địa phương vay và trả trong một giai đoạn kế hoạch nào đó trước đây..
Mặc dù quá trình xây dựng cán cân thanh toán có nhiều khó khăn, nhưng mấy năm qua, chúng ta đã từng bước nâng cao được chất lượng các chỉ tiêu của cán cân thanh toán. Đến thời điểm này cán cân thanh toán của Việt Nam đã được xây dựng với những nội dung chính sau:
Bảng 2.2:Cán cân thanh toán của Việt Nam thời kỳ 1990 - 1995.
Đơn vị tính: triệu USD.
Hạng mục
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Cán cân thương mại
-41
-63
-60
-547
-1.192
-2.346
Xuất khẩu ( FOB)
1.731
2.042
2.475
2.985
4.054
5.198
Nhập khẩu ( FOB )
-1.772
-2.105
-2.535
-3.532
-5.245
-7.543
Dịch vụ phi đại lý (ròng)
55
179
312
78
19
159
Dịch vụ đại lý ( ròng )
-412
-339
-384
-560
-337
-310
Chuyển giao ( ròng )
138
91
123
264
305
627
Cán cân vãng lai.
- Ngoại trừ quà biếu tặng.
-350
-188
-73
-957
-1.340
-2.020
- Bao gồm quà biếu tặng
-262
-133
-9
-763
-1.205
-1.870
Cán cân vốn
122
-60
271
352
897
1.870
Các khoản vay trung và dài hạn.
-46
-192
52
-597
-275
-284
- Các khoản giải ngân.
233
65
487
54
272
443
- Trả nợ định kỳ.
-279
-256
-435
-651
-547
-727
Khoản vay ngắn hạn ( ròng )
48
-88
-41
-117
124
310
Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
120
220
260
832
1.048
1.781
Lỗi và sai sót.
-2
143
6
-645
-101
114
Cán cân tổng thể.
-142
-50
268
-1.056
-409
-177
Cán cân bù đắp chính thức.
142
50
-268
1.056
409
177
- thay đổi dự trữ ngoại tệ.
-159
-276
-463
477
-292
-449
- IMF ( ròng )
-6
-39
175
92
- Nợ khất lại
301
332
386
-265
526
534
- Tái cơ cấu
-
-
-190
883
-
-
Nguồn: Bộ Thương Mại, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước..
Như phần lý luận ở chương 1 đã nêu, cán cân thanh toán có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia, những nhà quản lý kinh tế sẽ dựa vào tình hình cán cân thanh toán của quốc gia mình - được lập hàng quý, nửa năm hoặc năm mà đề ra các chính sách kinh tế phù hợp cho sự phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ.
Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cán cân thanh toán đối với các chính sách kinh tế của nước ta, chúng ta hãy xem xét và phân tích tình hình kinh tế của Việt Nam thông qua cán cân thanh toán đã được lập trong thời kỳ này. Dựa vào bảng trên chúng ta sẽ xem xét tình hình kinh tế Việt Nam năm 1995 :
Nhìn vào bảng trên ta thấy cán cân vãng lai thâm hụt tới 10% GDP năm 1995, trong khi xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tăng 27,1% giá trị tính bằng USD và nhập khẩu tăng 41,2% giá trị tính bằng USD. Song song với những tiến triển của cán cân vãng lai, cả nguồn ODA và FDI chảy vào Việt Nam đã tăng gấp hai lần, kéo theo đó là dự trữ ngoại tệ chính thức từ 876 triệu USD vào cuối năm 1994 lên tới 1,4 tỷ USD vào cuối năm 1995. Tuy nhiên, do sự gia tăng mạnh mẽ của nhập khẩu trong cả năm 1995 nên lượng dự trữ chính thức chỉ có thể đáp ứng được trong 2,3 tháng nhập khẩu tính theo “giá trị tháng nhập khẩu”. Số liệu ước tính năm 1996 cho thấy thâm hụt thương mại sẽ tiếp tục tăng. Đã có dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại trong khi nhập khẩu- cả tư bản và hàng tiêu dùng- vẫn tiếp tục tăng mạnh. Thông tin về nguồn tài trợ cũng cho thấy những khoản vay ngắn hạn sẽ gia tăng. Chính phủ đã thực hiện những bước đi nhằm hạn chế thâm hụt cán cân vãng lai, đặc biệt là sự gia tăng xuất nhập khẩu cũng như sẽ kiểm soát việc vay nợ nước ngoài một cách chặt chẽ hơn. Nếu những bước đi này không thành công, Chính phủ cần thắt chặt các chính sách kinh tế vĩ mô hơn nữa.
Những bước đi quan trọng này góp phần đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới nhanh chóng hơn. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, điều này giúp cho việc hội nhập của nền kinh tế nước ta vào hệ thống thương mại Đông Nam á càng gần gũi hơn. Bên cạnh đó, với việc quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được bình thường hoá và quan hệ chính thức đã được thiết lập với EU, những bước đi hướng tới quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới có thể làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.
Trong năm 1995, xuất khẩu đạt 5,2 tỷ USD so với 4,1 tỷ USD năm 1994. Sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu Việt Nam chủ yếu dựa vào các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dầu thô, nông sản và hàng công nghiệp nhẹ. Dầu thô tiếp tục là mặt hàng quan trọng nhất, đạt 7,6 triệu tấn, giá trị hơn 1 tỷ USD. Trong các mặt hàng nông sản thì gạo và cà phê chiếm tới 1 tỷ USD. Sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 với 1,6 tỷ USD trong đó may mặc chiếm 800 triệu USD và hàng thuỷ sản 620 triệu USD, tiếp tục là những mặt hàng quan trọng. Một số sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ như giầy dép đã có những bước tiến đáng kể với việc xuất khẩu được lượng hàng hoá có giá trị 200 triệu USD. Sự vươn lên và phát triển của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cho thấy đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy năng lực xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm, Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với nhiều thị trường mới, một ví dụ điển hình chính là sự gia nhập của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ theo quá trình bình thường hoá quan hệ, từ xấp xỉ 50 triệu USD năm 1994 lên tới khoảng 200 triệu USD năm 1995. Những mặt hàng như cà phê, chè, cá và hải sản – những mặt hàng không phải đối tượng chịu thuế quan của Mỹ đã mở đường vào thị trường Mỹ. Những tiến bộ này thực sự đáng ghi nhận đặc biệt khi những cuộc đàm phán thương mại chính thức bắt đầu vào tháng 11 năm 1995.
Nhập khẩu được ghi nhận tăng trưởng rất mạnh trong năm 1995, đạt khoảng 7,5 tỷ USD. Trong năm 1994, hàng hoá tư bản - đi theo các dự án đầu tư nước ngoài – chiếm một phần lớn trong tổng nhập khẩu (2,8 tỷ USD) và bên cạnh đó là nguyên liệu thô cũng như đầu vào trung gian (1,4 tỷ USD). Tuy nhiên, những mặt hàng nhập khẩu khác như hàng tiêu dùng chiếm tới 45% trong tổng mức gia tăng nhập khẩu của năm 1995, những mặt hàng đó là xe máy, linh kiện ô tô- cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của cầu trong nước. Hơn nữa, trong 9 tháng đầu năm 1996 cho thấy nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng mạnh và hàng hoá tư bản tiếp tục góp một phần lớn trong sự gia tăng nhập khẩu năm 1996.
Đối với cán cân vãng lai và cán cân vốn, với sự tăng trưởng vượt xa của nhập khẩu so với xuất khẩu, thâm hụt thương mại tăng từ 1,2 tỷ USD năm 1994 lên 1,9 tỷ USD năm 1995. Sự gia tăng của cán cân chuyển giao một chiều – 476,7 triệu USD đã góp phần hạn chế thâm hụt cán cân vãng lai. Mặc dù vậy, thâm hụt cán cân vãng lai vẫn là 10% GDP cao hơn dự báo và cao hơn năm 1994 (8,6%). Sự thâm hụt này chủ yếu được bù đắp bởi nguồn FDI lên tới 1,8 tỷ USD, cao hơn dự đoán. Phần còn lại được bù đắp bởi các khoản ODA và các khoản vay khác (chẳng hạn nguồn tiền gửi tư nhân từ nước ngoài về cho người thân trong nước). Một số nguồn khác bao gồm các khoản giải ngân từ IMF và các khoản tín dụng thương mại ngắn hạn là 310 triệu USD. Những luồng vốn này góp phần tạo nên lượng dự trữ ngoại tệ chính thức lên tới 1,4 tỷ USD vào cuối năm 1995. Tuy nhiên, lượng dự trữ này chỉ có thể đáp ứng được 2,3 tháng nhập khẩu.
Bảng 2.3: Cán cân thanh toán Việt Nam thời kỳ 1996 - 1998.
Đơn vị tính: triệu USD.
Hạng mục
1996
1997
1998
Cán cân thương mại
-3.143
-1.315
-981
-Xuất khẩu ( FOB )
7337
9145
9365
- Nhập khẩu ( FOB )
-10.480
-10.460
-10.346
- Cán cân dịch vụ và chuyển nhượng một chiều ( ròng ).
712
-349
-86
-Dịch vụ phi đại lý.
-61
-623
-539
-Trao đổi chính thức.
150
175
172
Cán cân vãng lai.
-2.431
-1.664
-1.067
Cán cân vốn.
2.079
1.662
216
-Vay trung và dài hạn.
772
1.007
1.121
- Trả nợ định kỳ.
-674
-632
-690
-Vay ngắn hạn ( ròng ).
224
-612
-644
-Tổng FDI.
1.813
2.074
800
Lỗi và sai sót.
71
-2
327
Cán cân tổng thể.
-281
-4
-524
Cán cân bù đắp chính thức.
-Thay đổi dự trữ ngoại tệ (ròng).
-438
-265
63
-Tín dụng IMF (ròng)
178
-54
-78
-Khoản giảm nợ.
0
0
413
-Thay đổi các khoản nợ còn phải trả.
541
323
126
Nguồn: IMF- Việt Nam country profile.
Nhìn vào Bảng 2.3 ta thấy thâm hụt cán cân thương mại lên tới 3,143 tỷ USD trong năm 1996 (hoặc 14% GDP). Nhập khẩu và xuất khẩu tăng nhanh, gần 40% tính theo USD. Tất cả các thành phần của hàng hoá xuất khẩu đều tăng. Hàng chế biến xuất khẩu tăng mạnh lên 2 tỷ USD trong năm 1996 do sự gia tăng mạnh mẽ của các mặt hàng dệt, hàng may mặc và giầy dép. Xuất khẩu hàng nông sản, dầu thô cũng tăng nhanh trong năm 1996. Xuất khẩu gạo tăng lên 3,2 triệu tấn, đảm bảo Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Xuất khẩu dầu thô tăng 30% chia đều giữa mức tăng về giá và lượng.
Thâm hụt thương maị năm 1996 chỉ được bù trừ một phần nhỏ bởi mức thặng dư của cán cân dịch vụ, dẫn đến mức thâm hụt của cán cân vãng lai khoảng 11% GDP trong năm 1996, cao hơn mức 10% của năm 1995. Phần lớn mức thâm hụt được bù trừ bằng nguồn FDI. Giải ngân của hỗ trợ phát triển chính thức – ODA,kể cả viện trợ không hoàn lại, tăng từ khoảng 430 triệu USD trong năm 1995 lên đến 570 triệu USD trong năm 1996. Các nguồn vay nợ thương mại và vay nợ ngắn hạn cũng tăng thêm. Đây là một mối lo ngại vì khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn còn yếu kém. Nói chung, đã có một mức thặng dư trong cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ tăng thêm trên 400 triệu USD, nhưng mức tăng dự trữ ngoại tệ này chậm và thấp hơn mức tăng của nhập khẩu, dẫn đến mức dự trữ ngoại tệ giảm, tính theo “giá trị tháng nhập khẩu” tương đương, từ 2,3 “giá trị tháng nhập khẩu” năm 1995 xuống 2,2 “giá trị tháng nhập khẩu” vào cuối năm 1996. Mức dự trữ này được xem là thấp nếu so với thông lệ quốc tế và phản ánh tình trạng mỏng manh của cán cân thanh toán Việt Nam.
Trong hai năm 1997 và 1998, tình hình cán cân thanh toán Việt Nam đã có nhiều xáo trộn không như các chuyên gia kinh tế đã dự báo do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á.Thâm hụt cán cân thương mại của hai năm so với năm 1996 đã giảm đi rất nhiều do trong hai năm trên xuất khẩu đã có những bước tiến vượt bậc, xuất khẩu năm 1997 là 9,145 tỷ USD so với 7,337 tỷ USD. Bên cạnh những bước tiến của lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu trong hai năm 1997 và 1998 không những không tăng mà còn giảm. Tuy nhiên, đây không phải là điều tốt (nó chỉ đáng nói về mặt số liệu) mà là do chúng ta đã cố kìm hãm nhập khẩu lại nên cán cân vãng lai tốt lên nhưng tthực trạng nền kinh tế lại xấu đi. Cán cân thương mại hai năm 1997, 1998 lần lượt là -1.315 triệu USD và -981 triệu USD so với -3.143 triệu USD năm 1996. Tuy nhiên, cán cân vốn lại không có được những bước tiến như vậy mà liên tục suy giảm trong hai năm 1997 và1998.
Một điều rất đáng mừng đối với cán cân thanh toán Việt Nam là các khoản vay nợ ngắn hạn đã giảm nhiều điều đó cũng có nghiã là chúng ta đã thực hiện tốt chính sách vay nợ và thực hiện thành công việc trả nợ nước ngoài. Phần lớn mức thâm hụt cán cân thanh toán chủ yếu vẫn được bù đắp từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta. Nguồn vốn FDI sau một thời gian liên tục tăng nhưng đến năm 1998 đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn chung của toàn bộ khu vực do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á mang lại. Điều này đặt ra cho chúng ta những thách thức to lớn trong quá trình “hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước” do nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí rất quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư của đất nước.
Trên đây, chúng ta đã xem xét, phân tích tình tình kinh tế đất nước thông qua việc lập cán cân thanh toán. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc xây dựng cán cân thanh toán vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể nhiệm vụ cũng như vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác này. Chúng ta vẫn cần rất nhiều đến sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ Quốc tế cũng như Ngân hàng Thế giới.
2.2.2. Thời kỳ từ 1999 đến nay.
Năm 1999 đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xác lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Ngày 16/11/1999 Nghị định số 164/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, ngày 28/3/2000 Thông tư hướng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ cũng đã được ban hành. Theo đó, việc lập cán cân thanh toán quốc tế được quy định cụ thể từng nhiệm vụ cho các Bộ, các cơ quan, Ban ngành có liên quan.
Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê cùng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán.
Trách nhiệm của từng cơ quan được quy định cụ thể như sau:
Ngân hàng Nhà nước chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê phân tích cán cân thanh toán, đề xuất các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán trình Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước còn là đầu mối thu thập, tổng hợp số liệu, lập và theo dõi cán cân thanh toán thực tế và cán cân thanh toán dự báo. Chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động tín dụng, quản lý ngoại hối, đề xuất các biện pháp quản lý vay trả nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp nhằm cải thiện cán cân thanh toán. Cung cấp bảng cán cân thanh toán thực tế, cán cân thanh toán dự báo cho các Bộ, ngành có liên quan khi cần thiết. Trình Chính phủ cán cân thanh toán dự báo và thực tế và báo cáo phân tích cán cân thanh toán.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chịu trách nhiệm theo dõi tác động của kết quả cán cân thanh toán đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để đề xuất các giải pháp, chủ trương, chính sách kinh tế dài hạn trình Chính phủ.
Bộ Thương mại: chịu trách nhiệm điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, theo dõi tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến cán cân thanh tóan để đề xuất các biện pháp, chính sách thương mại nhằm cải thiện cán cân thương mại cũng như cán cân thanh toán.
Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm điều hành chính sách tài khoá để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, đề xuất các biện pháp, chính sách tài khoá tác động tích cực đến cán cân thanh toán.
Trong Nghị định số 164/1999/NĐ-CP cũng đã giải thích rõ các từ ngữ, các khái niệm cũng như quy định phạm vi áp dụng. Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP thì cán cân thanh toán bao gồm cán cân thanh toán dự báo và cán cân thanh toán thực tế:
Cán cân thanh toán dự báo được lập trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế tài chính dự báo cho thời gian tới.
Cán cân thanh toán thực tế được lập trên cơ sở số liệu kinh tế tài chính thực tế phát sinh trong kỳ báo cáo.
Nguyên tắc lập cán cân thanh toán:
Cán cân thanh toán phản ánh toàn bộ các giao dịch tiền tệ giữa Người cư trú và Người không cư trú (đã được quy định rõ trong Nghị định số 164/1999/NĐ-CP).
Cán cân thanh toán được lập theo đơn vị tiền tệ thích hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Các giao dịch kinh tế được thống kê tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu.
Giá trị các giao dịch kinh tế được tính theo giá thị trường và được quy đổi ra đơn vị tiền tệ thích hợp theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Về cơ bản, nội dung của cán cân thanh toán Việt Nam theo quy định của Nghị định số 164/1999/NĐ-CP cũng tương tự như mẫu của IMF đưa ra áp dụng chung cho các quốc gia trong quá trình lập cán cân thanh toán. Nội dung của cán cân thanh toán Việt Nam được quy định như sau:
Cán cân vãng lai tổng hợp toàn bộ các giao dịch tiền tệ giữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
Cán cân vốn và tài chính tổng hợp toàn bộ các giao dịch tiền tệgiữa Người cư trú và Người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy đinh của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.
Cán cân tổng thể là tổng hợp của cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính.
Phần bù đắp tổng hợp những thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng và những thay đổi về nợ quá hạn.
Nghị định số 164/1999/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về thời hạn cung cấp số liệu, theo đó thời hạn cung cấp tình hình, số liệu được quy định như sau:
Thời hạn cung cấp tình hình, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước:
Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu dự báo của quý chậm nhất vào ngày 15 của tháng cuối cùng của quý trước; thông tin, số liệu dự báo năm và thông tin, số liệu dự báo cho thời kỳ trung hạn chậm nhất vào ngày 10/11 của năm trước.
Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu thực tế của quý chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu của quý sau và thông tin, số liệu thực tế năm chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm sau.
Tổng cục Hải quan ( nay thuộc Bộ Tài chính ) cung cấp số liệu nhanh 10 ngày một lần.
Các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác cung cấp số liệu hàng tháng chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo; cung cấp thông tin, số liệu quý, năm chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm sau.
Thời hạn báo cáo thông tin, số liệu cán cân thanh toán của Ngân hàng Nhà nước cho Chính phủ:
Báo cáo cán cân thanh toán dự báo quý chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối cùng của quý trước và cán cân thanh toán dự báo năm chậm nhất vào ngày 20 tháng 11 của năm trước.
Báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán thực tế quý chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu quý sau; cán cân thanh toán thực tế năm chậm nhất vào ngày 10 tháng 02 của năm sau.
Bảng 2.4: Mẫu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Đơn vị: Triệu….
Quý
Năm
I
Cán cân vãng lai.
1
Cán cân thương mại.
Xuất khẩu ( FOB ).
Nhập khẩu ( FOB ).
2
Thu, chi từ dịch vụ ( ròng ).
Thu.
Chi.
3
Thu nhập.
Thu nhập của người lao động.
Thu nhập về đầu tư.
+ Thu nhập từ đầu tư trực tiếp.
+ Thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá.
+ Nợ lãi đến hạn phải trả của các khoản vay nợ.
( Trong đó: thực trả )
4
Chuyển giao vãng lai một chiều.
Chuyển giao của khu vực Nhà nước.
Chuyển giao của khu vực tư nhân.
II
Cán cân vốn và tàI chính.
1
Chuyển giao vốn một chiều.
2
Đầu tư trực tiếp ( ròng ).
3
Đầu tư vào giấy tờ có giá.
4
Tín dụng trung- dài hạn.
Vay.
Nợ gốc đến hạn phải trả của các khoản vay nợ.
( Trong đó: thực trả )
5
Tín dụng ngắn hạn.
Vay.
Nợ gốc đến hạn phải trả của các khoản vay nợ.
( Trong đó: thực trả )
III
Lỗi và sai sót.
IV
Cán cân tổng thể.
V
Nguồn bù đắp.
1
Thay đổi tài sản có ngoại tệ.
Thay đổi dự trữ ( - tăng; + giảm ).
Sử dụng vốn của IMF ( ròng ).
+ Vay.
+ Trả.
2
Thay đổi nợ quá hạn.
Theo thông tư số 05/2000/TT-NHNN1 ra ngày 28/3/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP, các Bộ, ngành có liên quan khi tập hợp số liệu để lập cán cân thanh toán thì tương ứng với mỗi Bộ, ngành đều có những mẫu bảng, biểu riêng để thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu.
Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét, phân tích tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam trong những năm gần đây khi Nghị định số164/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán của Việt Nam đã có hiệu lực thi hành.
Bảng 2.5:Cán cân thanh toán của Việt Nam thời kỳ 1999 – 2001.
Đơn vị tính: Triệu USD
Hạng mục
1999
2000
2001
Cán cân vãng lai.
1.285
642
1.059
Cán cân vãng lai
( không kể viện trợ cho Chính phủ ).
1.154
906
909
Cán cân vốn và tàI chính.
-334
-772
563
Lỗi và sai sót.
-183
247
-1.275
Cán cân tổng thể.
768
117
347
Nguồn: IMF, Ngân hàng Nhà nước
Dưới đây ta sẽ phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2001 thông qua các chỉ tiêu trên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Kinh tế thế giới và kinh tế trong nước năm 2001 có nhiều biến động đã tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Sau 3 quý thặng dư, cán cân vãng lai quý IV đã thâm hụt 120 triệu USD một phần do tác động của sự kiện 11/9. Tuy nhiên, tính cả năm cán cân vãng lai vẫn có thặng dư ước đạt 1.059 triệu USD. Như vậy, cán cân vãng lai của Việt Nam thặng dư trong 3 năm liền kể từ năm 1999.
Trong cán cân vãng lai, cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ tương đối cân bằng. Mặc dù có giảm so với năm 2000, song thâm hụt cán cân thu nhập (theo nhân tố sản xuất) vẫn lên tới 510 triệu USD. Chuyển giao tư nhân (ròng) giảm xấp xỉ 14% so với năm 2000 do suy thoái kinh tế ở các nước phát triển đã làm giảm thu nhập của Việt kiều cũng như sự kiện 11/9 đã hạn chế việc chuyển kiều hối về nước trong quý IV năm 2001.
Do có những cải thiện nhất định trong môi trường đầu tư cộng với sự ổn định về mặt chính trị, đầu tư nước ngoài (vốn giải ngân, kể cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) tăng hơn so với năm 2000. Các khoản vay ròng ngắn hạn, trung và dài hạn cũng không quá mất cân đối. Khác với tình trạng thâm hụt năm 2000, cán cân vốn và tài chính năm 2001 ước bội thu 563 triệu USD. Do vậy, cán cân tổng thể thặng dư xấp xỉ 350 triệu USD (do sai số còn lớn) góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế áp lực căng thẳng cung cầu về ngoại tệ.
Tỷ lệ dịch vụ thanh toán nợ (tỷ lệ % giữa số trả nợ trên tổng số xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ) năm 2001 ở mức 4,3% trong đó 2,0% là trả nợ lãi (con số tương ứng của năm 2000 là 13,0% và 2,5%). Mặc dù tỷ lệ dịch vụ thanh toán nợ thấp, song trả nợ gốc chỉ đạt ở mức khiêm tốn so với khoản cần phải thanh toán và điều này có thể làm giảm lòng tin của cộng đồng tài chính quốc tế đối với Việt Nam.
Do chính sách công bố thông tin tài chính của Việt Nam mang nặng tính quốc gia, tính chất quan trọng của công việc cũng như tầm quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế đối với mỗi nền kinh tế nên mặc dù năm 2002 đã qua đi nhưng cán cân thanh toán của năm 2002 vẫn chưa được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, vào đầu năm 2002, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới và IM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37131.doc