Đề tài Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

1.1 Các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tổng hợp đới bờ 7

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu quản lý đới bờ 7

1.1.2 Khái niệm về đới bờ và quản lý tổng hợp đới bờ 8

1.1.3 Quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam – thành công và hạn chế 13

1.2 Các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế sinh thái 17

1.2.1 Lịch sử nghiên cứu kinh tế sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam 17

1.2.2 Khái niệm về kinh tế sinh thái 19

1.2.3 Khái niệm về mô hình hệ kinh tế sinh thái 21

1.3 Quan điểm nghiên cứu 22

1.3.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp 22

1.3.2 Quan điểm lịch sử 23

1.3.3 Quan điểm phát triển bền vững 23

1.4 Phương pháp nghiên cứu 24

1.4.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 24

1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 25

1.4.3 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) 25

CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 27

2.1.1 Vị trí địa lý 27

2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình 27

2.1.3 Đặc điểm khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan 30

2.1.4 Thuỷ văn 33

2.1.5 Thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật 34

2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 38

2.2.1 Dân số và lao động 38

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Hải An 38

2.2.3 Sức ép dân số tới tài nguyên đất 41

2.2.4 Hiện trạng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng 45

2.3 Đặc điểm cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 48

CHƯƠNG 3 - XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN HẢI LĂNG 53

3.1 Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương. 53

3.1.1 Khái niệm sinh kế 53

3.1.2 Sinh kế và bảo vệ môi trường 53

3.1.3 Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân khu vực ven biển 54

3.2 Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 67

3.2.1 Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường xã Hải An. 68

3.2.2 Các chính sách phát triển và nhu cầu quy hoạch xã Hải An 72

3.2.3 Quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng xã Hải An, giai đoạn 2009 – 2020 73

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu vào tháng V, VI, VII, gây ra. Loại gió khô nóng này khi hoạt động khiến cho nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm không khí giảm xuống rất thấp (Khi hoạt động mạnh, vận tốc gió xấp xỉ đạt từ 5 - 10 m/s làm cho nhiệt độ không khí trong ngày có gió có thể đạt tới 370C - 400C, độ ẩm không khí giảm xuống dưới 45%. Khi tốc độ gió tây khô nóng vừa phải, khoảng 2 - 3 m/s, nhiệt độ không khí có thể là 340C - 350C và độ ẩm thấp dưới 55%). Nền nhiệt cao kết hợp với gió tây khô nóng khiến cho đất đai trở nên khô cằn, thiếu ẩm nghiêm trọng, thực vật khó phát triển. Đây là một nét đặc trưng đáng lưu ý khi lựa chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi có khả năng chịu hạn, tăng khả năng bền vững cho các mô hình kinh tế sinh thái. Cát di động: đây là một hiện tượng tự nhiên cực đoan do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu (gió, mưa) kết hợp điều kiện thổ nhưỡng gây ra. Do các dạng di chuyển của cát (cát bay, cát chảy), mặt cát luôn xáo trộn trung bình từ 30 - 35cm, làm cho cây cối bị lấp vùi và không sống được trên cát. Đối với hiện tượng này, để có thể hình thành và phát triển mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp, cần thiết phải có sự nghiên cứu và lựa chọn hợp lý nhằm hạn chế được hiện tượng cực đoan này, chẳng hạn trồng rừng chống cát di động. Thuỷ văn Hệ thống nước mặt và nước ngầm là nguồn cung cấp nước cho mọi hoạt động sinh sống và sản xuất của người dân. Đây là nhân tố tự nhiên then chốt, quyết định sự tồn tại của các mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình, là cơ sở cho việc xác định vị trí các mô hình phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống nước mặt: bao gồm dòng chảy thường xuyên và dòng chảy tạm thời có vai trò rất quan trọng đối với khu vực nghiên cứu. Trong đó, dòng chảy thường xuyên gồm những con suối bắt nguồn từ các xã Hải Ba, Hải Quế, chảy qua trung tâm vùng cát theo hướng vuông góc với đường bờ biển. Các con suối này thường không sâu (độ sâu khoảng 10 - 20cm), rộng trung bình khoảng 5m, lưu lượng nước vào mùa khô đạt 0,18m3 /s. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước, những con suối này còn có vai trò tiêu, thoát lũ vào mùa khô. Hệ thống nước ngầm: dạng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu là nước lỗ hổng tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ. Lượng nước ngầm khá dồi dào với mực nước nông. Mùa mưa mức nước đó cách mặt cát từ 0,8 - 1,5m. Tầng nước đó được chứa trong tầng cát, thuộc phụ thống Holocen thượng nguồn gốc sông - gió - biển. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến hạt thô, mài mòn và chọn lọc tốt, có chiều dày từ 20 - 30m và được ngăn cách bởi tầng trầm tích thuộc phụ thống Holocen giữa là tầng trầm tích không thấm nước, vì thế mà lượng nước ngầm nhiều năm của tầng dưới không tràn lên tầng nước ngầm trên cùng. Nhìn chung, nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, yếu tố thuỷ văn này cũng tồn tại những đặc điểm không thuận lợi cho cuộc sống cũng như quá trình sản xuất của người dân trong xã Hải An. Cụ thể, lượng dòng chảy mặt nhỏ, tập trung lượng lớn vào một số tháng trong năm (từ tháng IX đến tháng XI), suối có lưu vực nhỏ, ngắn, dốc nên khả năng giữ nước kém, vì vậy, các suối có thể là phương tiện để mang cát về lấp đồng ruộng, nhà cửa và đường sá, tăng thêm lượng lũ (nhất là các tháng X và XI) và hạn chế phù sa về bón ruộng. Bên cạnh đó, do có quan hệ thủy lực với dòng nước mặt nên nước ngầm dễ bị nhiễm bẩn. Thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật Thổ nhưỡng Nhóm đất cát thuộc lãnh thổ nghiên cứu bao gồm: đất cồn cát biển (đất cồn cát trắng, đất cồn cát vàng) và bãi cát ven biển. Đặc điểm chung của nhóm đất này là đất khô, thiếu ẩm, nghèo chất dinh dưỡng, và đặc biệt rất nghèo mùn. Tuy đất cát có tuổi thành tạo trẻ nhưng lại có xu hướng thoái hoá nhanh do thành phần cơ giới nhẹ, đặc biệt là khả năng giữ nước kém. Trong đó, mỗi nhóm đất có đặc điểm riêng như: - Đất cồn cát biển có thành phần cơ giới thịt nhẹ, chủ yếu là cát. Đất có phản ứng từ trung tính đến hơi chua. Độ phì tự nhiên của đất cồn cát vàng (Cv) thấp nhưng cao hơn đất cồn cát trắng (Cc). Đạm tổng số và các chất dễ tiêu lân, kali đều nghèo, tổng cation trao đổi thấp. Hàm lượng mùn trong đất thấp, từ 0,1 - 0,2% trong đất cồn cát trắng tới 0,2 - 0,5% trong đất cồn cát vàng. Đất cồn cát trắng có địa hình cao hơn so với đất cồn cát vàng, độ dốc thường 3 - 50, chúng có thể di chuyển và san lấp những dải đất canh tác nông nghiệp khi mưa to, gió lớn hoặc chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. - Đối với bãi cát biển, nhóm đất này nằm trên địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ phì thấp, thành phần cơ giới tuy có nặng hơn đất cồn cát biển nhưng tỷ lệ sét nhỏ hơn, mùn trong đất nghèo, các chất tổng số như đạm, lân, kali đều thấp. Hiện nay, bãi cát biển chịu ảnh hưởng của triều nên bị mặn ít (Cm). Ngoài ra nguyên nhân triều, đất tại khu vực thôn Thuận Đầu cũng bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của đầm nuôi tôm của doanh nghiệp Thái Lan. Tuy nhiên, nhóm đất cát này vẫn có thể cải tạo được thành đất trồng trọt nếu đảm bảo được cả ba yếu tố: cát phải ổn định không bị xáo trộn, cát có độ ẩm thích hợp và cát phải có lượng dinh dưỡng nhất định. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra khi xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình trong khu vực, sao cho phối hợp đồng bộ ba giải pháp sau: biện pháp thủy lợi, biện pháp lâm nghiệp và biện pháp nông nghiệp. Hình 26. Sơ đồ thổ nhưỡng khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Lớp phủ thực vật Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chu trình sinh - địa - hóa. Đặc biệt trên các vùng đất cát, thực vật lại càng đóng vai trò quan trọng, giúp giảm bớt hiện tương cát di động, cải tạo điều kiện vi khí hậu, tính chất cơ lý, tăng lượng hữu cơ trong đất, cải tạo đất. Khu vực nghiên cứu hiện có các thảm thực vật chính: - Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu gồm các loài thực vật chịu hạn như: (i) Trảng cây cỏ trên các đụn cát với ưu thế là loài cỏ chông, cao dưới 1,5m; che phủ kín. (ii) Trảng cỏ và cây bụi chịu ngập thấp dưới 10 - 20cm, với ưu thế là Rau ngổ trâu, Rau dừa nước, Cỏ dùi trống, Mua thường, Hoàng đầu hẹp, Hoàng đầu ít hoa… (ii) Các trảng cỏ chịu hạn (chỗ đất chưa được canh tác) như Bời lời Nha Trang, Cói quăn láng, Cói quăn lông tơ, Cỏ lông bò, Cỏ may đông cao 0,5 - 1m, che phủ thưa. (iv) Ngoài ra, dọc bãi biển hiện đại còn gặp loài Rau muống biển mọc ở nơi mép triều, về phía bãi triều và cửa lạch. Ở cửa lạch nơi nước chảy ra biển và vẫn chịu ảnh hưởng của triều cao có quần xã Rau đắng biển cao 5cm. (v) Trảng cây bụi thứ sinh nhân tác: thảm thực vật này hình thành do hậu quả của quá trình canh tác lâu dài và của chiến tranh, gồm một số loài cây chịu được hạn và sống được trên đất nghèo dinh dưỡng như sim, mua. - Thảm thực vật nhân tác - thảm thực vật nuôi trồng nhân tạo bao gồm: Thảm thực vật nuôi trồng nhân tạo gồm thảm rừng trồng và cây trồng hàng năm. Trong đó, thảm rừng trồng chủ yếu là phi lao, keo và tràm hoa vàng. Dải phi lao được trồng thành dải ở khu vực đụn cát ven biển và xen kẽ trong các khu dân cư. Tràm hoa vàng được trồng tập trung ở phần tây nam của xã, hình thành dải rừng phòng hộ rộng 1 - 2km. Bên cạnh đó, cây trồng hàng năm chủ yếu là khoai lang, sắn, đậu, lạc, các loại rau màu… Tóm lại, thảm thực vật ở đây chủ yếu là thảm thực vật trồng nhân tạo, với các loại cây phù hợp với đất cát, có tác dụng chắn gió, có tác dụng về kinh tế và cải tạo đất tốt như cây phi lao, tràm hoa vàng, cây dứa dại và cây dứa gai. Ngoài ra, cây hàng năm cũng đã được người dân trồng trọt nhưng diện tích canh tác rất nhỏ và manh mún, tập trung trong vườn nhà, trong khi đó, trên những diện tích đất tự nhiên chưa được sử dụng chỉ có lớp phủ thực vật tự nhiên nghèo nàn. Vì vậy, khi xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái, ngoài việc lựa chọn và kết hợp những loại cây trồng hiện tại, còn cần có biện pháp thuỷ lợi phù hợp để cải tạo đất phục vụ sản xuất, giúp mở rộng diện rộng đất canh tác. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Dân số và lao động Tổng số dân của xã Hải An là 5009 người, với 1.051 hộ gia đình (theo số liệu điều tra đến tháng 4 năm 2008), được chia thành bốn thôn gồm thôn Thuận Đầu, thôn Tây Tân An, thôn Đông Tân An và thôn Mỹ Thuỷ. Tốc độ gia tăng dân số trung bình năm là 0,99%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% dân số, đây là nguồn lao động dồi dào cho việc phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, lực lượng lao động tại chỗ không nhiều (khoảng 30%) do phần lớn lao động hiện đang làm việc tại các địa phương khác. Bên cạnh đó, đời sống còn khó khăn, trình độ người lao động chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, đánh bắt hải sản gần bờ. Lao động trong các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ và không ổn định, chủ yếu là lao động thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch và làm thuê ở các tỉnh khác. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 21,1%. Mật độ dân số trung bình là 429 người/km2. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không đều (tập trung chủ yếu dọc theo đường quốc phòng ven biển), với diện tích đất canh tác nhỏ, manh mún, đa phần là ở vườn nhà. Hiện trạng sử dụng đất xã Hải An Tổng diện tích xã Hải An là 1120,53 ha (theo số liệu thống kê của xã tính đến ngày 1/1/2008). Trong đó, theo mục đích sử dụng, quỹ đất của xã bao gồm các loại đất sau: Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích là 173,44ha, chiếm 15,5% tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân trên đầu người vào khoảng 0,035 ha/người. Đất nghèo dinh dưỡng kết hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và tình trạng “cát bay”, “cát nhảy” đã khiến cho hệ số sử dụng đất thấp, năng suất cây trồng thấp. Một đặc điểm nữa của loại hình sử dụng đất này trên địa bàn xã là không có đất trồng lúa mà chủ yếu là đất trồng các cây hàng năm như khoai lang, sắn, đậu, lạc, một số cây rau màu và cây gia vị. Các nông sản chưa mang tính sản xuất hàng hoá, chủ yếu phục vụ chăn nuôi và đáp ứng một phần nhu cầu lương thực thực phẩm của xã. Đất lâm nghiệp: Diện tích loại đất này là 686,15ha, chiếm 61,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Rừng phòng hộ phân bố thành hai khu vực: dải rừng hẹp chạy sát bờ biển với thành phần chủ yếu là phi lao và một diện tích lớn ở phần tây nam trồng tràm hoa vàng và phi lao. Diện tích rừng phòng hộ lớn đã làm giảm đáng kể hiện tượng cát di động lấp ruộng, vườn, nhà cửa, đường giao thông. Hình 27. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hải An năm 2008, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Đất nuôi trồng thuỷ sản: Loại đất này tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ, khoảng 0,3% tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng đáng quan tâm về mặt kinh tế và môi trường, có thể mở rộng trong tương lai cùng với các mô hình kinh tế sinh thái. Đất chuyên dùng: Theo số liệu thống kê của UBND xã năm 2007, tổng diện tích đất chuyên dùng là 61,25 ha, chiếm 5,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng nhỏ, với diện tích đất dành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 0,9% diện tích đất chuyên dùng, chứng tỏ đây là một xã còn nghèo, cần có sự đầu tư các dự án nhằm khai thác lãnh thổ phát triển kinh tế. Đất thổ cư: Diện tích đất ở là 20,09 ha, chiếm 1,8% diện tích đất tự nhiên. Dân cư phân bố dọc theo tuyến đường ven biển, với mật độ dân cư cao, vì vậy cần thiết thực hiện chính sách giãn dân và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp. Đất chưa sử dụng: Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 116,61 ha, chiếm 10,4% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại ven biển. Chính quyền các cấp cần có những nghiên cứu, giải pháp cụ thể để khai thác có hiệu quả diện tích đất này, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Cơ cấu sử dụng đất xã Hải An được thể hiện ở bảng và hình sau: Hình 28. Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất xã Hải An năm 2008 Sức ép dân số tới tài nguyên đất Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, nhưng đất có khả năng canh tác tốt thì gần như không còn. Mặt khác, sự gia tăng dân số nhanh, do vậy hiện tượng thiếu đất cho sản xuất đang xảy ra, gây sức ép đáng kể tới tài nguyên đất, đặc biệt là đất canh tác tại xã Hải An. Theo số liệu điều tra của huyện Hải Lăng năm 2007, nếu chia mật độ dân số trung bình năm của các xã theo ba mức độ: thấp (50 - 260 người/km2 ), trung bình (260 - 440 người/ km2) và cao (440 - 910 người/ km2), Hải An là một trong những xã có mật độ dân số trung bình. Bảng 22. Thống kê đơn vị hành chính thuộc huyện Hải Lăng TT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (km2) Dân số tính đến 31/12/2006 (người) Mật độ dân số trung bình năm (người/km2) Diện tích đất canh tác (km2) 1 Xã Hải An 11,62 4536 390 4,57 2 Xã Hải Khê 8,43 3093 367 3,63 3 Xã Hải Dương 24,13 4940 205 14,98 4 Xã Hải Quế 14,99 3800 254 8,59 5 Xã Hải Ba 22,23 5997 270 14,08 6 Xã Hải Vĩnh 10,98 5083 462 6,68 7 Xã Hải Xuân 8,23 4417 537 4,85 8 Xã Hải Quy 7,08 4710 665 3,56 9 Xã Hải Phú 17,43 4287 246 13,68 10 Xã Hải Lệ 66,66 4236 64 45,51 11 Xã Hải Thuợng 16,61 5294 319 7,43 12 Xã Hải Lâm 82,06 4371 53 71,37 13 Xã Hải Thọ 22,27 6578 295 13,17 14 Xã Hải Thành 5,88 2206 375 3,87 15 Xã Hải Thiện 12,73 3802 299 8,34 16 Xã Hải Trường 45,05 6369 141 28,58 17 Xã Hải Sơn 55,36 4629 84 38,24 18 Xã Hải Tân 7,69 5373 699 4,77 19 Xã Hải Chánh 35,38 7601 215 21,3 20 Xã Hải Hoà 11,82 5262 445 9,52 21 Thị trấn Hải Lăng 2,81 2538 903 0,7 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng 2007) Tuy vậy, sự phân bố này không đồng đều, chủ yếu tập trung tại những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp, không cần đầu tư nhiều công nghệ kỹ thuật để cải tạo đất đai, cụ thể là dọc hai bên đường quốc phòng ven biển. Chính vì vậy, diện tích đất canh tác của xã Hải An vốn đã nhỏ hẹp nay lại càng giảm dần. Sức ép của dân số tới tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, thể hiện rõ nét thông qua chỉ số mật độ hữu hiệu. Mật độ hữu hiệu được tính bằng công thức: MĐHH Trong đó: - MĐHH: Mật độ dân số hữu hiệu - DS(n): Tổng số dân tại năm thứ n - Snn(n): Tổng diện tích đất nông nghiệp tại năm thứ n - n: năm đánh giá Kết quả tính toán mật độ hữu hiệu của huyện Hải Lăng năm 2006 cho thấy các xã trong huyện được chia thành 3 nhóm: Nhóm có áp lực dân số cao: 760 - 3630 người/km2. Nhóm này bao gồm các xã: Hải An (993 người/km2), Hải Khê (852 người/km2), Hải Xuân (911 người/km2), Hải Quy (1323 người/km2), Hải Tân (1126 người/km2), thị trấn Hải Lăng (3626 người/km2), Hải Vĩnh (761 người/km2). Nhóm có áp lực dân số trung bình: 430 - 760 người/km2. Nhóm này bao gồm các xã: Hải Thượng (713 người/km2), Hải Quế (442 người/km2), Hải Thọ (500 người/km2), Hải Thành (570 người/km2), Hải Thiện (456 người/km2), Hải Hoà (553 người/km2). Nhóm có áp lực dân số thấp: 60- 430 người/km2. Nhóm này bao gồm các xã: Hải Ba (426 người/km2), Hải Dương (330 người/km2), Hải Phú (313 người/km2), Hải Lệ (93 người/km2), Hải Lâm (61 người/km2), Hải Trường (223 người/km2), Hải Sơn (121 người/km2), Hải Chánh (357 người/km2). Theo cách đánh giá này, Hải An nằm trong nhóm xã có áp lực dân số cao với mật độ 993 người/km2, cao gấp gần 3 lần so với mật độ dân số trung bình năm của xã. Số liệu này cũng cho thấy sự thiếu hụt diện tích đất canh tác tương đối lớn, đặc biệt đối với một xã thuần nông như Hải An, do đó cần thiết phải mở rộng thêm diện tích đất canh tác bằng cách cải tạo và đưa vào sử dụng diện tích đất chưa sử dụng hoặc kém hiệu quả (chủ yếu là đất cát ven biển) hoặc tiến hành giãn dân nhằm giảm bớt sức ép tới tài nguyên đất. Trước yêu cầu thực tế này, các mô hình kinh tế sinh thái là một trong những giải pháp mang ý nghĩa thiết thực. Các mô hình không chỉ giúp cải thiện đời sống người dân, cung cấp thêm kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho người dân trong xã mà cũng là một trong những phương thức giúp cải tạo đất đai, tăng thêm diện tích cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời góp phần cải thiện môi trường, hạn chế các hiện tượng thời tiết cực đoan như cát di động, hạn hán, hình 2-9. Hình 29. Bản đồ mật độ dân số hữu hiệu huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Hiện trạng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng Theo số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, tổng thu nhập xã Hải An là khoảng 35 tỷ đồng, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7 triệu đồng/người/năm. Trong cơ cấu kinh tế xã Hải An năm 2008, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm ưu thế nhất là 63,4%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 13,9%, dịch vụ 2,7%, và các ngành khác 20% (hình 2.10). Hình 210. Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hải An năm 2008 (a) Nông – lâm – ngư nghiệp Nông nghiệp Hiện trạng phát triển của ngành nông nghiệp là một trong những cơ sở cho việc lựa chọn giống cây, con phù hợp cho hợp phần vườn, chuồng trong xây dựng mô hình kinh tế sinh thái của xã. Trong đó: Về trồng trọt: Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích đất trồng trọt phân tán, người dân chưa được hướng dẫn kỹ thuật canh tác có hiệu quả trên đất cát nên khu vực hiện tại chưa thể trồng lúa, chủ yếu trồng một số cây hoa màu vào vụ đông xuân như khoai lang, đậu, sắn, lạc. Vì diện tích canh tác ít, nhỏ lẻ nên sản xuất còn chưa mang tính hàng hoá, sản phẩm chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình và phục vụ chăn nuôi. Về chăn nuôi: So với các xã lân cận, Hải An có thế mạnh về chăn nuôi trong đó chủ yếu là chăn nuôi lợn và hầu hết chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình. Do thức ăn của lợn chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp (rau khoai lang, bã rượu sau khi nấu và những thức ăn khác), lợn ít bị dịch bệnh nên trung bình mỗi gia đình trong xã đều nuôi 1 đến 2 lứa lợn trong năm. Hiện nay trang trại vùng cát ở thôn Tây Tân An đã đầu tư 120 triệu đồng để xây dựng trang trại giống chăn nuôi, đã thả nuôi 40 con lợn, trên 200 con gà, nuôi 3 hồ cá nước ngọt, diện tích 0,5 ha gồm 11.000 con cá giống và các loại cây lâm nghiệp khác. Lâm nghiệp Diện tích trồng cây lâm nghiệp của khu vực tương đối lớn. Đây là thảm thực vật giúp điều hòa sinh thái, cải tạo môi trường và cũng là nguồn cung cấp nhiên liệu cho khu vực. Những loại cây lâm nghiệp như phi lao, keo lá tràm (tràm hoa vàng)… là cơ sở cho hợp phần rừng trong mô hình kinh tế sinh thái, tuy nhiên vẫn cần ưu tiên chức năng sinh thái của rừng phòng hộ nhằm ngăn chặn hiện tượng cát di động cũng như điều hoà không khí. Trong năm 2008, địa phương đã khai thác 1.986 m3 (củi phi lao: 812m3, gỗ keo lá tràm: 1174 m3). Nhóm hộ ông Nguyễn Đình Thả nhận trồng rừng theo dự án 661 với diện tích 100 ha, số lượng cây đã trồng 28 vạn cây. Nhân dân địa phương sau khi khai thác đã trồng lại 3 vạn cây phân tán. Ngư nghiệp Ngư nghiệp gồm hai loại hình chính là đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Đây cũng là một trong những hợp phần hình thành nên mô hình kinh tế sinh thái, tuy điểm hạn chế của loại hình đánh bắt hải sản là nguồn hải sản ven bờ đang suy giảm, còn loại hình nuôi trồng thủy sản là vấn đề ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Về đánh bắt hải sản, người dân địa phương tập trung khai thác hải sản ven bờ với công cụ đánh bắt thô sơ, nguồn thu nhập bấp bênh, không ổn định. Cụ thể, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, biển động kéo dài nên sản lượng toàn xã khai thác được 13.388 tấn, đạt 95,6% so với kế hoạch đề ra, xuất khẩu 84,8 tấn đạt 40,2%. Nhìn chung, hình thức đánh bắt này nếu kéo dài gây nguy cơ cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ. Về nuôi trồng thuỷ sản: (i) Nuôi trồng thủy sản nước ngọt: trong xã có hơn 30 hộ nuôi cá nước ngọt. Đây là loại hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, công lao động tốn không nhiều, nhưng do chưa có quy hoạch cụ thể nên chưa được nhân rộng. (ii) Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Trên địa bàn xã hiện tại có một doanh nghiệp Thái Lan đầu tư nuôi tôm nước lợ trên cát. Doanh nghiệp trên đã đầu tư nuôi trồng trên diện tích mặt nước là 50 ha với năng suất trung bình khoảng 18 tấn/ha. Hàng năm loại hình này đã tạo việc làm cho khoảng 35 lao động trong xã với mức thu nhập cao, ổn định so với các ngành nghề khác. Ngoài ra, trong năm 2008, nhóm hộ ở Tây Tân An đầu tư 420 triệu đồng để nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích gần 1 ha, vụ đầu đã thu hoạch và thu lãi ròng 190 triệu (gồm 6 hộ) và đã thả nuôi vụ thứ 2, tôm phát triển tốt. Tuy nhiên, loại hình nuôi tôm trên cát nếu không có biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải hợp lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường khu vực, tác động xấu đến các loại hình kinh tế khác. (b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp So với sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, thu nhập từ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thấp hơn rất nhiều, chỉ chiếm 13,9% tổng thu nhập toàn xã, với hai loại hình chính là làm nước mắm và nấu rượu, vì vậy cần phải có sự tính toán đến hiệu quả kinh tế khi lựa chọn làm hợp phần trong mô hình hệ kinh tế sinh thái. Trong đó, lợi nhuận từ nghề nấu rượu không đáng kể, nếu tính cả công lao động thì hầu như không có lãi. Mục đích người dân làm nghề này là để lấy bã rượu sau khi nấu phục vụ chăn nuôi lợn, giảm bớt tiền thức ăn chăn nuôi. Nghề làm nước mắm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nông nghiệp nhưng do sản lượng đánh bắt không đủ nên trong xã chỉ có một phần nhỏ số hộ làm nghề mắm, thậm chí nhiều hộ phải đi mua cá ở nơi khác. Mô hình nước mắm đóng chai Thanh Thủy ở thôn Mỹ Thủy đầu tư 60 triệu (dự án hỗ trợ 20 triệu), bình quân mỗi tháng bán ra thị trường 2.100 lít nước mắm, thu lãi ròng mỗi tháng trên 5 triệu đồng, hiện đang duy trì hoạt động tốt. Năm 2008, toàn xã đã chế biến, bán ra thị trường 563.900 lít, đạt 102,5% kế hoạch đề ra. (c) Thương mại, dịch vụ và du lịch Khu vực nghiên cứu hiện còn một số di tích lịch sử chiến tranh và một số cảnh quan đẹp như bãi biển Mỹ Thủy có tiềm năng lớn về du lịch nhưng chưa được khai thác phù hợp. Do Hải An là một xã thuần nông, đời sống người dân còn thấp nên chưa thể tập trung vốn đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ cho du lịch. Trong đó, khu vực bãi biển Mỹ Thủy tuy đã có một số cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch nghỉ mát, nhưng cơ sở vật chất còn kém, hình thức dịch vụ chưa phong phú nên không thu hút được khách du lịch, lượng khách du lịch chủ yếu là người dân ở huyện lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Do vậy, thu nhập từ dịch vụ du lịch ở đây chưa nhiều, không đủ để bù vào tiền đầu tư ban đầu. Vì vậy, trong những năm tới đây, chính quyền và nhân dân địa phương cần có sự đầu tư thoả đáng và tổ chức quản lý tốt để thúc đẩy phát triển du lịch khu vực. Bên cạnh đó, cần phát triển các loại hình dịch vụ ngành nghề khác của xã, bao gồm các cơ sở kinh doanh xăng dầu, ngư luới cụ, tạp hoá, sửa chữa xe máy, xe đạp, điện tử. (d) Hiện trạng cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông: Cơ sở hệ thống phục vụ giao thông tương đối hoàn chỉnh, khu vực hiện có hai con đường liên xã trải nhựa chạy từ quốc lộ 1A ra tới biển và một con đường nhựa chạy dọc ven biển ra tới cảng Cửa Việt. Những con đường này có ý nghĩa quan trọng đối với việc lưu thông hàng hóa, thu mua và phân phối sản phẩm với các xã trong huyện và với các tỉnh. Tuy nhiên, cần đầu tư hơn nữa cho đường liên thôn phục vụ cho nhu cầu phát triển. Hệ thống điện: Do các khu dân cư đều nằm trên các trục đường chính nên hầu hết các gia đình đều có điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Trên địa bàn xã có lưới điện nối từ lưới điện quốc gia với các trạm biến áp từ 50 – 180 KVA. Đặc điểm cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nước, đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam, cảnh quan khu vực nghiên cứu đã được tiến hành phân loại thành 4 cấp chính với các dấu hiệu tương ứng như sau: Bảng 23. Hệ thống phân loại cảnh quan xã Hải An STT Cấp Dấu hiệu đặc trưng 1 Hạng cảnh quan Đặc điểm địa hình và các quá trình địa lý tự nhiên hiện tại 2 Loại cảnh quan Mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật phát sinh và hiện tại với các loại đất 3 Diện cảnh quan Đặc trưng bởi một quần thể sinh vật và một biến chủng thổ nhưỡng (địa thế là nhân tố chủ yếu) Nguồn: Nguyễn Thành Long (1993) Hình 211. Bản đồ cảnh quan khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Hình 212. Chú giải bản đồ cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị a) Hạng cảnh quan Khu vực nghiên cứu thuộc phụ kiểu cảnh quan nhiệt đới ẩm có mùa đông ấm, phụ lớp cảnh quan đồng bằng: tương đối bằng phẳng, dễ bị ngập nước. Hình thái phát sinh địa hình và các quá trình ngoại sinh cùng với nền địa chất đã phân hoá lãnh thổ thành 2 hạng cảnh quan: Hạng cảnh quan đồng bằng nguồn gốc biển (phân bố chủ yếu trên bề mặt thềm Holocen giữa muộn, tương ứng với phần giữa lãnh thổ) và hạng cảnh quan nguồn gốc biển - gió (phân bố dọc theo đường bờ biển và ranh giới tây nam lãnh thổ). Trong đó, hạng cảnh quan đồng bằng nguồn gốc biển phân bố chủ yếu trên bề mặt thềm Holocen giữa muộn, tương ứng với phần giữa lãnh thổ, với đặc trưng địa hình lượn sóng, phân cắt yếu và quá trình bóc mòn - tích tụ chiếm ưu thế. Hạng cảnh quan nguồn gốc biển - gió, với dạng địa hình chủ yếu là cồn cát kéo dài dọc bờ biển và ranh giới phía tây nam lãnh thổ, có quá trình ưu thế là quá trình thổi mòn - tích tụ. b) Loại cảnh quan Khu vực nghiên cứu gồm 3 loại đất: đất cồn cát trắng, đất cồn cát vàng và đất cát mặn, 5 nhóm quần xã thực vật: quần xã thực vật tự nhiên, thảm rừng trồng, quần xã cây nông nghiệp hàng năm, vườn trong khu dân cư, quần xã sinh vật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4_Thesis_V.doc
  • doc5_References_Phu luc_for thesis_101209.doc
Tài liệu liên quan