MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 2
1. Khái niệm về thương hiệu. 2
1.1. Khái niệm. 2
1.2. Các thành tố của thương hiệu. 3
2. Sự cần thiết phải có thưong hiệu cho hàng nông sản Việt Nam. 4
2.1. Khái quát về hàng nông sản VN. 4
2.2. Vai trò của thương hiệu đối với nông sản. 5
2.2.3.Với doanh nghiệp nông sản: 5
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới thương hiệu hàng nông sản. 6
3.1 Nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu và xây dựng thương hiệu. 6
3.2 Chính sách, vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản. 7
4 Quá trình xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam bắt đầu từ đâu? 8
II. XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM 9
1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý ( Geographical Indication - IG ). 9
1.1. Khái niệm 9
1.2.Yêu cầu đối với đơn đăng kí chỉ dẫn địa lý 11
2. Tác dụng của chỉ dẫn địa lý đối với nông sản. 11
2.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản 11
2.2 Tạo ra giá trị tăng thêm cho nông sản 12
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chỉ dẫn địa lý nông sản. 12
3.1. Các chính sách của nhà nước 12
3.2. Nhận thức của người nông dân 13
3.3. Nhận thức của chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể nơi có chỉ dẫn địa lý 13
4. Lợi ích của bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý nông sản. 13
5. Những vấn đề liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý. 14
5.1. Đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý 14
5.2 Tên gọi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải thoả mãn các điều kiện 14
5.3 Các hình thức bảo hộ ở Việt Nam hiên nay 15
III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM 16
1. Thuận lợi. 16
2. Những khó khăn 17
IV. GIẢI PHÁP 19
V. Kết luận. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 22
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3729 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Sản phẩm không có thương hiệu sẽ không có khả năng phát triển, và sẽ dần bị mai một, lãng quên. Nhất là đối với sản phẩm nông sản, dù chất lượng sản phẩm là rất quan trọng, nhưng nếu không có thương hiệu, thương hiệu không nổi tiếng, sản phẩm sẽ khó được người tiêu dùng chấp nhận. Thực tế 90% nông sản Việt Nam Xuất khẩu phải thông qua trung gian hay dưới nhãn hiệu của nước khác.Bởi nông sản Việt Nam một mặt là chưa có thương hiệu, một mặt là chưa có đầu tư xứng đáng cho xây dựng, củng cố thương hiệu, nên những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam hầu như chưa được khách hàng ở những thị truờng trọng điểm quốc tế công nhận Điều này đã gây cho Việt Nam và đặc biệt là nông dân, doanh nghệp nông sản những thiệt hại lớn. Xuất khẩu một lưọng lớn nông sản hàng năm, nhưng lợi nhuận thu về lại không đáng bao nhiêu.
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới thương hiệu hàng nông sản.
3.1 Nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu và xây dựng thương hiệu.
Ở các nước phát triển, thương hiệu là một khái niệm quen thuộc đối với mọi doanh nghiệp, với mọi người, từ giám đốc đến người công nhân, từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nhưng ở Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết về thương hiệu, chưa nhận thức được thương hiệu với những vai trò và tác dụng to lớn của nó trong kinh doanh. Đi đôi với sự thiếu hiểu biết về thương hiệu là doanh nghiệp chưa định vị được thị trường, khách hàng mục tiêu và thiếu niềm tin vào giá trị gia tăng do thương hiệu tạo ra. Điều này đã cản trở việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản hiện nay ở Việt Nam vẫn chỉ quan tâm đến sản xuất và tìm cách tiêu thụ một cách thụ động. Hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm, tìm hiểu thị hiếu điều tra nghiên cứu thị trường, xây dựng một chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu một cách bài bản nhằm tìm một chỗ đứng cho thương hiệu của mình. Hay nói chính xác là các doanh nghiệp vẫn chưa có những đầu tư tương xứng cho việc xây dựng thương hiệu.
Các doanh nghiệp lấy lý do thiếu vốn, thiếu nhân lực, hay cở sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý thương hiệu ở Việt Nam là chưa đủ, còn rườm rà, …v.v. Xong nguyên nhân lớn nhất vẫn là do các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy hết những lợi ích do thương hiệu mang lại, không nhận thấy những nguồn lợi to lớn mà thương hiệu sẽ đem lại cho doanh nghiệp trong tuơng lai. Bởi theo các chuyên gia của công ty luật sở hữu trí tuệ Lê Lê (Hà Nội) khẳng định chi phí xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trung bình chỉ ở mức phí trên dưới 2 triệu đồng. Hay như nhãn hiệu coffee G7 của công ty cà phê Trung Nguyên đăng kí bảo hộ tại 24 nước, mức phí phải bỏ ra cũng chỉ là 4.500 USD.
Từ việc doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu dẫn đến thiếu chiến lược, thiếu sự đầu tư chuyên sâu, cũng như thiếu tính chuyên nghiệp, trong công tác maketing nói chung và xây dựng thương hiệu nói riêng.
3.2 Chính sách, vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản.
Kinh doanh hàng nông sản, ngoài các doanh nghiệp còn nhiều cơ sở của người nông dân đứng lên kinh doanh trên thị trường địa phương, thị trường trong nước. Nên hạn chế trong nhận thức về thương hiệu càng lớn. Hơn nũa với một nước nông nghiệp nghèo như nước ta thì vai trò của nhà nước là rất quan trọng. Tuy không thể làm thay doanh nghiệp, nhưng những chính sách của nhà nước ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng thương hiệu cho nông sản. Những chính sách đúng đắn sẽ khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp. Ngược lại những quy định không rõ ràng, rườm rà, mang nặng tính hành chính sẽ cản trở quá trình xây dựng, đăng kí thương hiệu, từ đó làm nản chí các doanh nghiệp.
Nhà nước có vai trò to lớn trong việc làm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu, giúp doanh nghiệp ý thức được việc cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá cả là chưa đủ, cần phải có chiến lược hoàn chỉnh để xây dựng và tìm chỗ đứng cho thương hiệu của mình. Để xây dựng thành công một thương hiệu cần phải có sự phối kết hợp của nông dân, doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học… Tuy nhiên Nhà nước cần phải giữ vai trò chủ đạo để thống nhất hành động của mọi người, hướng hành động của mọi người theo đúng những chính sách, kế hoạch chiến lược của Nhà nước.
4 Quá trình xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam bắt đầu từ đâu?
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình đầu tư lâu dài và khó khăn, nhất là đối với nước ta, vì sự hiểu biết về thương hiệu còn quá hạn chế. Không thể ngay một lúc có thể thay đổi nhận thức của mọi người, đặc biệt là các doanh nghiệp, người nông dân về thương hiệu. Và không phải chỉ một sớm, một chiều là có thể có được thương hiệu mạnh, thương hiệu nổi tiếng. Để có một thương hiệu nổi tiếng sản phẩm cần phải được kiểm chứng qua thực tế tiêu dùng, được chính người tiêu dùng công nhận. Bởi vậy xây dựng thương hiệu cần phải có kế hoạch, chiến lược lâu dài, một sự nỗ lực hết sức của mọi người, từ nông dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Trước hết cần phải thay đổi suy nghĩ của người nông dân - những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Giúp họ hiểu việc cần thiết phải có một thương hiệu khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường, nhất là ra thị trường quốc tế. Khẳng định điều này liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ bằng việc nâng cao giá thành sản phẩm và mở rộng thị trường. Người nông dân có thể hưởng lợi từ thương hiệu, không chỉ khi trực tiếp kinh doanh sản phẩm có thương hiệu mà cả khi cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp đã có thương hiệu hay đang xây dựng thương hiệu. Việc sản xuất các sản phẩm đã có thương hiệu đòi hỏi sự điều phối chặt chẽ, nỗ lực cố gắng của cả nước trực tiếp sản xuất cũng như các công đoạn khác trong toàn bộ quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu và đem lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các bên tham gia. Mặt khác, hộ nông dân cũng rất có thể bị loại ra quá trình hưởng lợi, nếu như họ thiếu các kỹ năng cần thiết, thiếu nguồn lực nhất định và khả năng tiếp cận thị trường, vì nó không đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm, cơ sở quan trọng nhất để duy trì và phát triển thương hiệu. Vậy thương hiệu là gì? Làm thế nào để duy trì, phát triển thương hiệu và người nông dân có thể tham gia và được hưởng lợi từ chuỗi giá trị của nông sản có thương hiệu đem lại.
Thứ hai, những doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh, mua, bán nông sản cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong thương mại hiên nay. Chính họ chứ không phải là những người nông dân sẽ xây dựng thương hiệu mạnh cho nông sản Việt Nam.
Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa bộ ba: Các doanh nghiệp - nông dân - Nhà nước để mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao chất lượng nông sản. Chất lượng nông sản chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, vững mạnh của thương hiệu. Ví dụ như gạo, chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo nhưng việc xây dựng thương hiệu cho gạo lại không hề đơn giản. Đến nay hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều chưa có thương hiệu. Một số doanh nghiệp cho biết, khách hàng đồng ý về bao gói, quy cách của gạo Việt Nam, nhưng về chất lượng gạo Việt Nam còn thua Thái Lan. Gạo thơm là loại gạo được ưa thích, nhưng do chất lương không đồng đều, dễ bị lẫn tạp chất, giữ mùi thơm không lâu nên chưa xuất khẩu được với số lượng lớn. Do vậy, xây dựng thưong hiệu phải đi liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đây là hai yếu tố không thể tách rời.
Thứ tư, cần tăng cường quảng cáo sản phẩm. Việc quảng bá sản phẩm sẽ dựa trên những thương hiệu, những hình ảnh, những nông sản mang tinh thần văn hoá dân tộc.
Ngoài ra chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh để phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế giúp các doanh nghiệp thích ứng với thị trường lớn.
II. XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM
Xây dựng chỉ dẫn địa lý là một trong các hình thức nhằm tạo ra thương hiệu cho nông sản. Ở Việt Nam có nhiều chỉ dẫn địa lý tiềm năng, đây là một sự thuận lợi dể thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu nông sản. Bởi đây là một cách tạo thương hiệu cho sản phẩm nông sản dễ, đơn giản, chí phí không cao, đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý đơn giản, nhưng lại có hiệu lực pháp lý cao hơn việc đăng kí nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuât xứ… phù hợp với một nước còn nghèo như nước ta.
Vậy chỉ dân địa lý là gì ? Việc xây dựng chỉ dân địa lý cho nông sản ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào ? chúng ta cùng xem xét một số vấn đề sau để rõ hơn về vấn đề này.
1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý ( Geographical Indication - IG ).
1.1. Khái niệm
Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là một yếu tố mà một sản phẩm, hàng hoá được mang một cách tự nhiên, nói lên sự gắn kết của sản phẩm với tên một miền lãnh thổ, thường là gắn với truyền thống, tập tục của địa phương, từ tay nghề truyền thống của người dân địa phương, tạo nên sự khác biệt hay nổi tiếng của sản phẩm.
Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới (WTO): “ Chỉ dẫn địa lý là một chỉ dẫn, được dùng để xác định một hàng hoá có nguồn gốc từ lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng một điạ phương của lãnh thổ đó, với điều kiện chất lượng, danh tiếng của sản phẩm hoặc các đặc điểm khác của sản phẩm mà chủ yếu gắn với nguồn gốc địa lý của sản phẩm này mang lại”.
Chỉ dẫn địa lý là những từ, tên gọi dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng dể chỉ ra rằng sản phẩm có nguôn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lưọng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Tính chất đặc thù về danh tiếng của hàng hoá được thể hiện bằng một hoặc một số yếu tố như chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kĩ thuật khoa học hoặc chuyên gia theo phương pháp thử được xác định cụ thể.
Danh tiếng, uy tín của hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý thể hiện thông qua sự biết đến hàng hoá đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng trong quá trình tồn tại và phát triển của sản phẩm.
Tính chất đặc thù về điêu kiện tự nhiên, được thể hiện thông qua các yếu tố độc đáo về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình và các điều kiện tự nhiên khác.
Tính chất đặc thù về con người được thể hiện thông qua các yếu tố độc đáo về kĩ năng, kĩ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất, truyền thống của người dân địa phương, nếu quy trình đó là nhân tố tạo ra và duy trì chất lượng, uy tín của sản phẩm.
Ví dụ một số tên chỉ dẫn địa lý như: Chè Thái Nguyên, Mộc Châu, Bảo Lộc, Tân Cương, cà phê Buôn Mê Thuật, hồ tiêu Phú Quốc, quế Trà Mi, Buởi Phúc Trạch….
Chỉ dẫn địa lý như một chứng chỉ hay một mác hiệu hàng hoá để đảm bảo chất lượng sản phẩm với một quy trình sản xuất truyền thống. Là tài sản chung của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh có được do sự tự nguyện của các nhà sản xuất tuân thủ một cách trung thực các quy trình, các tiêu chí trong quy trình sản xuất đó. Nó được công nhận nhằm tôn vinh sản phẩm và khắc hoạ hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Vì vậy chỉ dẫn địa lý cũng cần được bảo hộ như là một sở hữu trí tuệ đặc thù và độc lập.
Chỉ dẫn địa lý khác với tên gọi xuất xứ là một khái niệm mang tính lịch sử lâu đời, chỉ dẫn địa lý là một khái niệm mới hơn, rộng hơn. Có thể coi tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý.
1.2.Yêu cầu đối với đơn đăng kí chỉ dẫn địa lý
* Tài liệu, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng kí chỉ dẫn địa lý bao gồm:
a) Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
c) Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (gọi là Bản mô tả tính chất đặc thù);
d) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
* Bản mô tả tính chất đặc thù phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô (nếu có), và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
b) Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
c) Chứng cứ về loại sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý, theo nghĩa tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 84 của Luật này;
d) Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
đ) Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện tự nhiên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 84 của Luật này;
e) Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
2. Tác dụng của chỉ dẫn địa lý đối với nông sản.
2.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
Chỉ dẫn địa lý có tác dụng như một nhãn hiệu cho nông sản. Nó là thông điệp của cộng đồng, một khu vực, lãnh thổ. Cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin về sản phẩm được sản xuất ra trong điều kiện sản xuất đặc biệt, những đặc trưng riêng có của khu vực đó, và khẳng định những đặc trưng đó của sản phẩm chỉ có thể có khi sử dụng sản phẩm của khu vực đó, mà không có ở những khu vực khác. Khi nói đến chỉ dẫn địa lý đó là người ta liên tưởng ngay đến sản phẩm ấy. Ví dụ khi nói đến gạo tám Hải Hậu người ta dễ dàng liên tưởng đến một loại gạo thơm, ngon, mà đặc biệt nhất là mùi thơm của Tám Hải Hậu không loại gạo nào khác có được dù là cùng giống ấy nhưng được trồng ở những vùng khác.
Một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về mặt pháp lý sẽ có tác dụng giúp cho nhà sản xuất nông sản có được các quyền để khai thác chỉ dẫn địa lý này trong việc phát triển thị trường, thậm chí cả ở những thị trường có nhiều hàng nông sản có tính năng tương tự. Người sản xuất cũng có thể sử dụng các chỉ dẫn địa lý này trong các cuộc đàm phán để kí kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hoặc xuất khẩu nông sản. Về khía cạnh này, chỉ dẫn địa lý thực sự là một tài sản sở hữu trí tuệ giúp củng cố sức cạnh tranh của nông sản.
Khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về mặt pháp lý sẽ chứng tỏ một đẳng cấp về chất lượng của sản phẩm. Những sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm điển hình mà chất lượng của chúng được hình thành trên cơ sở đặc tính địa lý lãnh thổ, chẳng hạn như điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước…Những điều kiện như vậy luôn mang tính chất đặc trưng riêng có, nhiều khi là cá biệt không nơi nào có được.
Chỉ dẫn địa lý giúp cho việc tiếp thị, thâm nhập thị trường mới thuận tiện hơn.
2.2 Tạo ra giá trị tăng thêm cho nông sản
Cũng giống như thương hiệu, chỉ dẫn địa lý tạo ra cho nông sản những giá trị gia tăng rất lớn. Ngoài việc tạo danh tiếng và nâng được giá của sản phẩm trên thương trường, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp thu hút đầu tư và quảng bá du lịch cho vùng có sản phẩm đặc sản đó.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chỉ dẫn địa lý nông sản.
3.1. Các chính sách của nhà nước
Một tình trạng đáng báo động hiện nay là tình trạng làm giả các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý ngày càng nhiều. Sản phẩm càng nổi tiếng càng trở thành mục tiêu bị làm giả. Thực tế là nước măm Phú Quốc của Việt Nam ngày càng nổi tiếng, thì vẫn tồn tại loại nước mắm Phú Quốc sản xuất tại Thái Lan, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và sản xuất kinh doanh loại sản phẩm nổi tiếng này. Theo các chuyên gia, tình trạng tình trạng làm giả các sản phẩm nổi tiếng đã được đăng kí bảo hộ là rất nguy hiểm. Để được đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải tập hợp tư liệu, xây dựng hồ sơ mất khá nhiều thời gian, sau khi được đăng kí lại yêu cầu rất cao về kiểm tra, quản lý sản phẩm. Sản phẩm được đăng kí là một công cụ quảng bá hữu hiệu. Tuy nhiên, tất cả những công lao tạo dựng đó sẽ bị giảm tác dụng vì hàng nhái, hàng giả và làm mất niềm tin của khách hàng.
3.2. Nhận thức của người nông dân
Đây là những người trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm đó. Tưởng như người sản xuất không cần chú ý đến việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đó là một quan niệm sai lầm. Bởi chính người sản xuất đóng vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm, sự ổn định về chất lượng nông sản phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực, sự đầu tư cho cả quá trình từ chọn giống đến thu hoạch, chế biến. Không có thương hiệu cho sản phẩm chất lượng kém, chất lượng không đồng đều và không ổn định. Với những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, có thuận lợi trong việc duy trì, ổn định chất lượng nông sản. Tuy nhiên nếu không được chú ý chăm sóc, đầu tư, phát triển thì những giá trị đó cũng sẽ dần mai một, nó không thể trường tồn nếu chúng ta không có các biện pháp duy trì.
3.3. Nhận thức của chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể nơi có chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là tài sản chung, tài sản của tập thể, của nhà nước. Bởi vậy mà các cơ quan chức năng cần phải nhận thức được vai trò chủ đạo của mình trong việc đề xuất xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của địa phương mình.
4. Lợi ích của bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý nông sản.
Xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý sản phẩm nông sản hiện nay đang được xem là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị cho hàng Việt Nam. Các chuyên gia cho răng gia cho rằng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp và địa phương vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng của các sản phẩm đặc sản và việc đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm này. Vì vậy mà các doanh nghiệp, địa phương vẫn chưa có ý thức chủ động xây dựng, khai thác và phát triển. Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cho biết hiện mới chỉ có ba sản phẩm được chính thức công nhận và bảo hộ địa lý là nước mắm Phú Quốc, chè Shan Tuyết Mộc Châu (từ năm 2001) và cà phê Buôn Ma Thuật (năm 2005). Có gần 150 loại nông sản đang được xem xét trong kế hoạch bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong vòng 10 năm tới. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do những giá trị to lớn của chỉ dẫn địa lý, cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá chưa được hiểu rõ và quan tâm đúng mức.
Trong thực tế, chỉ dẫn địa lý mang lại , một giá trị to lớn. Theo điều tra thì có 43% người tiêu dùng Châu Âu sẵn sàng mua đắt hơn 10% nếu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Ở Việt Nam, sau khi chè Shan Tuyết Mộc Châu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá trị thương mại của sản phẩm này tăng lên thêm 15%. Theo kinh nghiệm các nước chính nhờ chỉ dẫn địa lý mà công ăn việc làm tại địa phương được tạo ra nhiều hơn, thu hút du lịch, giảm bớt sự dịch chuyển dân cư từ vùng nông thôn ra thành thị…
Bảo hộ IG lợi ích hơn hẳn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. IG là cái có sẵn trong khi nhãn hiệu hàng hoá phải nghiên cứu sáng tạo mới có được. Bảo hộ IG là bảo hộ rẻ nhất, ở mức cao nhất, cao hơn tất cả những bảo hộ khác liên quan đến sở hữu trí tuệ. Bất kì sản phẩm nào được công nhận IG đều đồng nghĩa với sự công nhận về chất lượng, uy tín của sản phẩm.
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý của hàng hóa nông sản mang lại những lợi ích sau:
Bảo vệ nhà sản xuất chống lại việc lạm dụng chỉ dẫn địa lý từ những nông sản khác cùng loại, chống lại nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng lấy tên các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng để kinh doanh, gây tổn thất về lợi ích kinh tế, cũng như gây mất uy tín của những người kinh doanh chân chính. Đồng thời chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bảo vệ lợi ích người tiêu dùng không bị đánh lừa bởi những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý giả
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về mặt pháp lý sẽ hỗ trợ cho xúc tiến thương mại và là một “hộ chiếu” cho việc xuất khẩu nông sản, bởi đó là cơ sở bảo đảm uy tín, chất lượng hàng hoá bằng chính tên gọi của vùng lãnh thổ và được quốc tế công nhận.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp lý sẽ làm giảm các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Khi xảy ra tranh chấp về chỉ dẫn địa lý có thể kiện và đòi bồi thường giá trị kinh tế thiệt hại.
5. Những vấn đề liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
5.1. Đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
- Tên địa danh: là tên vùng đất, địa phương hay quốc gia mà nông sản đó được sản xuất ra. Tên địa danh được bảo hộ phải rõ ràng, khi nói đến địa danh nay người ta phải xác định được nó ở đâu trên bản đồ. Ví dụ như các tên Mộc Châu, Phú Quốc…
- Các dấu hiệu: không phải là tên, nhưng nhìn vào các dấu hiệu này người ta cũng có thể biết được đấy là chỉ vùng nào
- Các biểu tượng: các gia huy, biểu trưng
- Hình ảnh: trong nhiều trường hợp người ta sử dụng hình ảnh của một vùng, của nơi sản xuất sản phẩm đó thay cho chỉ dẫn địa lý.
5.2 Tên gọi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải thoả mãn các điều kiện
- Tên địa lý: tên gọi này phải liên quan đến một sản phẩm cụ thể, tức là phải nói rõ đó là cà phê, chè, cam, bưởi… Không được nói chung chung là hàng lương thức, thực phẩm, trái cây…Ví dụ như nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, Thanh Long Bình thuận… mà không được nói như : Hoa quả Bắc Ninh, lương thực Nam Định…
-Sản phẩm đó phải được sản xuất, chế biến tại vùng địa lý tương ứng. Điều này nghĩa là sản phẩm đó phải có một vùng sản xuất ra với những đặc trưng riêng có. Bởi vậy mà vùng địa lý này phải quy định được. như Chè Shan Tuyết Mộc Châu phải được sản xuất tại Mộc Châu, gạo Tám Hải Hậu phải được gieo, trồng tại Hải Hậu mà không phải là ở bất cứ một nơi nào khác.
- Phải nêu được những đặc tính, đặc trưng chủ yếu của sản phẩm do nguồn gốc địa lý tạo nên. Đặc tính đặc trưng này đã được hình thành qua nhiều thế hệ, thời gian và có uy tín xác định trên thị trường.
Ví dụ với chè Shan Tuyết Mộc Châu có các đặc trưng sau được nêu trong bản mô tả xin đăng kí bảo hộ
Có hai loại chè được đăng kí là chè đen và chè xanh
+Chè đen có những đặc trưng như là: Màu đen hơi nâu, có nhiều tuyết trắng, hơi pha vàng, hưong thơm mạnh đặc trưng, vị đậm dịu hài hoà, có vị ngọt hấp dẫn.
+Chè xanh: màu xanh đen, có nhiều tuyết trắng,thơm đặc trưng mạnh, vị mát dịu hài hoà,rõ ngọt hậu (không chát mạnh, không xít đắng).
Các đặc trưng này càng được nêu rõ ràng, chi tiết, cụ thể thì hiệu lực bảo hộ càng mạnh, bởi đây là cơ sở để phân biệt với các sản phẩm cùng loại. Nếu khi đăng kí bảo hộ nêu chung chung, khi xảy ra tranh chấp không có các cơ sở để chứng minh, chống lại đối phương.
5.3 Các hình thức bảo hộ ở Việt Nam hiên nay
Hiện nay ở Việt Nam có các hình thức bảo hộ chính sau:
- Bảo hộ tên gọi xuất xứ: đây là hinh thức bảo hộ tên gọi và các điều kiện đặc thù của sản phẩm, các trội thế của sản phẩm gắn với điều kiện địa lý
Đây là hình thức bảo hộ của Chè Shan Tuyết Mộc Châu
- Bảo hộ bằng việc đăng kí nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, tức là tập thể, hiệp hội, tổ chức của một vùng đứng ra đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của vùng mình.
Vừa qua cà phê Buôn Mê Thuật cũng đã đăng kí bảo hộ chỉ dẫn theo hình thức này, hay hiệp hội sản xuất buởi Hà Tĩnh đăng kí bảo hộ cho bưởi Phúc Trạch, tập thể nhân dân Thanh Hà đăng kí cho sản phẩm vải Thanh Hà…Đây là một hình thức đăng kí mà phí bỏ ra thấp, lại có sự liên kết của tập thể, sự ủng hộ của các đoàn thể, cán bộ địa phương, nên trong thực tế có nhiều điều kiện để phát triển.
Theo nghị định 54/2000/NĐ-CP thì chỉ dẫn địa lý không cần phải đăng kí bảo hộ, khi có tranh chấp xảy ra nếu có đủ cơ sở để chứng minh sản phẩm của mình có đủ các điều kiện như các đặc điểm, đặc tính, lợi thế trội của sản phẩm do vùng địa lý đó tạo nên, thì vẫn được bảo vệ. Tuy nhiên nếu đuợc đăng kí thì hiệu lực bảo hộ vẫn cao hơn. Thực tế một số chỉ dẫn địa lý không đăng kí bảo hộ, khi bị xâm hại đòi lại được quyền lợi của mình là rất khó khăn, vất vả và không có những đền bù về kinh tế cho sự xâm hại đó. Một ví dụ điển hình là trường hợp của chỉ dẫn kẹo dừa Bến Tre, hay của nước mắm Phú Quốc.
III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM
1. Thuận lợi.
Trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã tổ chức nhiều các cuộc hội thảo về chuyên đề xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu đối với mặt hàng nông sản như cuộc hội thảo của uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với câu lạc bộ xây dựng thương hiệu Việt Nam về chuyên đề này, ngoài ra các ổ chức chính quyền từng địa phương cũng đang nỗ lực tạo điều kiện cho các cá nhân, cũng như các đơn vị kinh doanh ở địa phương mình có các cở hội để tìm hiểu về vấn đề này từ các doanh nghiệp khác trên lãnh thổ Việt Nam hay trên thế giới bằng việc tổ chức các triển lãm nông sản tại địa phương hay tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp đó đi dự các cuộc trưng bày, triển lãm nông sản, các chương trình tập huấn hay tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức mà Nhà nước đang thực hiện nhằm mục đích học hỏi và nâng cao kinh nghiêm.
Bên cạnh đó các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời gian gần đây cũng đưa ra nhiều những kiến nghị nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền có các cơ sở để ngày một hoàn thiện hơn các điều luật trong lĩnh vực này.
Sự ra đời của các câu lạc bộ xây dựng thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam đã trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân về kiến thức, vốn, tư vấn cho doanh nghiệp phương pháp xây dựng, cũng như chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của các nước mạnh về hàng hoá nông sản để doanh nghiệp thực hiện kế hoạch xây dựng, phát triển thương hiệu của mình.Trong thực tế câu lạc bộ “ Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam” do thời báo Kinh tế Sài Gòn và công ty cà phê Trung Nguyên thành lập đã hỗ trợ công ty Hoàng Hậu với sản phẩm là trái thanh long Bình Thuận thiết kế lại toàn bộ tất cả mẫu mã, bao bì cũng như n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35783.doc