Đề tài Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Quy hoạch quá trình phát triển đô thị hóa phải luôn gắn liền với sự phát triển bền vững. Đa dạng sinh học dù trong hoàn cảnh phát triển nào cũng cần được chú trọng và bảo tồn. Bảo tồn đa dạng sinh học nơi đô thị chính là bảo vệ môi trường sống của các hệ sinh thái. Bản thân của sự đa dạng sinh học tốt hay xấu là hệ quả của phát triển đô thị hóa.Quy hoạch phát triển các đô thị Ninh Thuận gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi trường là yếu tố tác động tích cực đến bảo vệ đa dạng sinh học. Hiện tại Ninh Thuận đã thực hiện nhiều quy hoạch phát triển trong đó đề cập đến vấn phát triển bền vững có tác dụng bảo vệ sự đa dạng sinh học:

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận.

- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Rang Tháp Chàm đến năm 2025. Theo quy hoạch này nguồn nước thải sẽ được xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn trước khi thải bỏ ra môi trường.

- Xây dựng chương trình quan trắc môi trường nước, nước dưới đất, đất và môi trường không khí tỉnh Ninh Thuận. Các giải pháp quan trắc được thực hiện là giải pháp ứng cứu kịp thời giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học.

 

doc214 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong đó: ++ Chất thải rắn không nguy hại: 1,7 tấn/ngày; +++ Chất thải rắn nguy hại: 0,2-0,4 tấn/ngày; ++++ Bùn thải: 0,14 tấn/ngày. - Mức độ ô nhiễm môi trường: nhẹ - Hệ thống thu gom, vận chuyển và lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp: chưa có - Biện pháp xử lý chất thải rắn: Hợp đồng với Công ty TNHH Nam Thành Ninh Thuận vận chuyển về nhà máy xử lý rác tại xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc xử lý làm phân vi sinh và chôn lấp hợp vệ sinh. Khu công nghiệp Du Long: - Thông tin về chủ đầu tư cơ sở hạ tầng: + Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH liên doanh Hoa Chen Long Đức Phong-Hoàng Quân. + Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 696.731.949.000 đồng. - Hệ thống đường giao thông nội bộ khu công nghiệp Du Long: Chưa xây dựng. - Hệ thống cấp điện: Chưa xây dựng. - Hệ thống thoát nước: Chưa xây dựng. - Hệ thống thoát nước thải: Chưa xây dựng. Bảng 8: Hiện trạng hoạt động của Khu công nghiệp Du Long STT Tên doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất đang hoạt động Loại sản phẩm sản xuất Tổng số lao động Khối lượng sản phẩm năm 2008 - 2009 Giá trị sản phẩm trong năm (đồng) Lao động nam Lao động nữ Sản xuất trong năm Tiêu thụ trong năm 1 Nhà máy gạch tuy nen Du Long - Gạch 4 lỗ - Thẻ 2 lỗ - Thẻ đặc 70 người 80 người 25 triệu viên/năm 25 triệu viên/năm 15.125.000.000 đồng Hiện tại, các cụm và khu công nghiệp của tỉnh chỉ có khoảng 8 nhà máy đang hoạt động. Các loại chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) phát sinh từ cụm công nghiệp không nhiều và được xử lý theo yêu cầu tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi thải ra môi trường nên chưa gây tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng. Đối với các cơ sở nằm ngoài C/KCN thì chất thải rắn được đơn vị thu gom của địa phương quản lý. c/ Vùng nông thôn Tỉnh Ninh thuận có chủ trương tăng cường công tác khuyến công, khuyến khích khôi phục phát triển làng nghề truyền thống; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thay đổi trang thiết bị, công nghệ sản xuất. Khôi phục và mở rộng các làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như xay xát lương thực, cơ khí, VLXD…và khôi phục làng nghề có tính chất truyền thống trên các vùng nông thôn của mỗi huyện như: dệt thổ cẩm, dệt chiếu, chằm nón, mành trúc, làm đũa…; một số làng nghề như: làng gốm ở Phước dân, huyện Ninh Phước; dệt thổ cẩm Chăm ở Chung Mỹ thuộc thị trấn Phước dân huyện Ninh Phước; tranh thêu, tranh ghép gỗ, sản phẩm từ mây tre và hàng thủ công mỹ nghệ Chăm khác…Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp xử lý môi trường làng nghề thì đây sẽ là những điểm ô nhiễm môi trường làng nghề nghiêm trọng. Hiện tại khu vực nông thôn Ninh Thuận vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp CTR hợp vệ sinh; tình trạng thải bỏ rác bên cạnh rãi rác các trục lộ hoặc bãi đất trống rất còn phổ biến. 2.1.4.3 Tác động Quá trình tăng dân cư đô thị cùng với các quá trình phát triển của các thành phần kinh tế xã hội, các hoạt động sản xuất và gia tăng mức tiêu dùng của người dân là tăng sự phát sinh chất thải rắn tại các khu đô thị tỉnh Ninh Thuận. Lượng chất thải rắn nếu không được quản lý và xử lý tốt sẽ tác động tiêu cực đến rất nhiều vấn đề môi trường sống. Hầu hết tại 4 khu đô thị điển hình tại Ninh Thuận đã có các biện pháp cho thu gom và xử lý chất thải, tỉ lệ thu gom là tương đối cao (hầu hết > 60%) tuy nhiên thị trần Tân Sơn huyện Ninh Sơn hoạt động thu gom chất thải chưa được thực hiện (2005). Những hộ gia đình không được cung cấp dịch vụ thu gom chất thải đã sử dụng các biện pháp không chính thống để đổ bỏ rác thải của họ. Những biện pháp điển hình được người dân áp dụng như chôn lấp ở nơi đất trống, đốt ngoài trời, đổ ra bãi biển, các vực nước như biển, sông , hoặc các kênh mương hở…vv. Việc xử lý chất thải không hợp lý tạo ra những tác động xấu đến mỹ quan môi trường đô thị, tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Sự lưu chất thải nhiều trên các hệ thống kênh mương hở gây tắc nghẽn dòng chảy, gây ngập úng cục bộ và ô nhiễm nguồn nước mặt. Xử lý không hợp lý chất thải không những làm ô nhiễm nguồn nước và đất mà còn tác động tiêu cực đến môi trường không khí. Việc chôn lấp chất thải không đúng hay việc đổ bỏ lộ thiên hay đốt đều tác động đến môi trường không khí. Điều kiện khí hậu Ninh Thuận thuận lợi cho quá trình phân hủy chất hữu cơ từ rác thải, các quá trình này sinh ra mùi hôi. Kết hợp với gió xuất hiện quanh năm là điều kiện cho sự phát tán chất ô nhiễm, mùi hôi đi xa hơn. Gia tăng lượng chất thải đô thị không được thu gom xử lý hợp vệ sinh không những tác động tiêu cực đến môi trường còn tác động đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển trong đó khả năng lây lan dịch bệnh từ chất thải y tế là cao nhất. Hiện nay ở tỉnh Ninh Thuận công nghệ xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp và hướng đến chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề ô nhiễm quan trọng cần được quan tâm tại các bãi chôn lấp đó là: - Mùi hôi: khó quản lý, dễ phát tán ra khu vực lân cận với bán kính ảnh hưởng rất lớn, dễ dàng gây phản ứng cho cộng đồng dân cư trong khu vực. - Vấn đề nước rỉ rác: Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước rỉ rác rất lớn (BOD, COD, Nitơ tổng,…). Công nghệ xử lý nước rác rất đặc thù, Rác tại Ninh Thuận chưa được phân lọai nên thành phần nước rác rất phức tạp và chưa có một công nghệ hữu hiệu nào để xử lý. - Vấn đề nước mưa và thoát nước mưa: tuy Ninh Thuận là tỉnh có đặc điểm khô hạn có mùa mưa ngắn với lưu lượng cũng thấp hơn với các vùng khác của cả nước, tuy nhiên cũng đặc biệt lưu ý vấn đề tách nước mưa ra khỏi nước rác rất khó khăn, nếu không thực hiện được thì khả năng phát tán ô nhiễm cao ảnh hưởng tới môi trường đất, nước ,nước ngầm tại khu vực. 2.1.4.4 Đáp ứng Để giải quyết vấn đề chất thải rắn trên địa bàn, tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành thực hiện các chương trình nghiên cứu xác định luận cứ khoa học cho việc quy hoạch quản lý chất thải rắn một cách hợp lý và hiệu quả. Thực hiện các đề án môi trường về quản lý CTR bước đầu có những kết quả nhất định. Hiện tại các ngành, huyện thị trong tỉnh đặc biệt là các khu đô thị, thị trấn đã nhận thức được tầm quan trọng và tính bức xúc của vấn đề thu gom và xử lý rác thải đô thị hợp vệ sinh cũng như tính bức xúc trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Thực tại vấn đề quản lý môi trường về chất thải rắn tại Ninh Thuận nói chung và tại các đô thị tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã được trú trọng nhưng vẫn còn rất hạn chế và tồn tại nhiều nhược điểm. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn còn rất hạn chế như thị trấn Tân Sơn lượng chất thải sinh hoạt chưa được tổ chức thu gom xử lý. Các huyện thị hiện tại chưa có bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, điều này tạo nên áp lực cho việc thu gom và quản lý chất thải tại các địa phương. Thiếu các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, rác thải chủ yếu được thu gom xử lý bởi Nhà máy xử lý rác thải Nam Thành Ninh Thuận. Việc đi vào hoạt động từ năm 2003 với công suất xử lý 150 tấn/ngày của nhà máy góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên với phương thức quản lý chất thải rắn như hiện tại thì mức độ phát thải rác và tỉ lệ thu gom có sự chênh lệch lớn. Khả năng thu gom chất thải của nhà máy Nam Thành Ninh Thuận có hạn trong khi đó mức độ phát thải tại các đô thị ngày càng tăng. Mức độ ô nhiễm chất thải tại các khu đô thị ngày càng tăng cao, môi trường sinh thái và cảnh quan bị thay đổi theo chiều hướng xấu, sức khỏe con người ngày càng bị tác động. Việc nghiên cứu xây dựng phương pháp luận trong quản lý hiệu quả chất thải rắn tại các khu đô thị tỉnh Ninh Thuận là điều cần thiết. Thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 04/2009/NĐ- CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy khác có liên quan Hầu hết các huyện, thị đều có bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, các bãi rác chưa được xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để đáp ứng các yêu cầu VSMT. Công nghệ chôn lấp rác ở tỉnh hiện nay rất đơn giản và lạc hậu. Việc quản lý, xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp hầu hết chưa tuân thủ theo các qui định hiện hành dẫn đến ô nhiễm nước, không khí, nước rò rỉ, thẩm thấu rác gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, các khí mê tan, H2S … bốc lên gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Năng lực quản lý, công tác thu gom và xử lý CTR còn hạn chế, chưa đồng nhất trên toàn tỉnh, hiện tại chỉ được thu gom khoảng 3 đô thị gồm Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Phước, Ninh Hải ; ngoài ra tại các địa phương khác công tác quản lý chất thải rắn còn một số hạn chế thể hiện như: Thiếu lực lượng lao động, phương tiện, công cụ thu gom và vận chuyển rác. Hầu hết các huyện, thị sử dụng xe ben đã quá cũ kỹ hoặc xe ba gác thô sơ để thu gom rác. Số lượng công nhân thu gom rác chưa đáp ứng yêu cầu, ở khu đô thị trung tâm dao động khoảng 75-100 người/đô thị; ở các huyện, thị khoảng 14-20 người/huyện thị. Chưa thực hiện được việc thí điểm công tác phân loại rác tại các hộ gia đình đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xử lý rác. Các tổ chức tư nhân chưa tham gia đầu tư nhiều trong công tác thu gom và xử lý rác. Công tác thu gom xử lý rác được các huyện giao khoán chủ yếu cho các Ban quản lý chợ hoặc đơn vị thu gom phường xã, riêng 03 đô thị Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Phước, Ninh Hải thì công tác thu gom rác giao cho công ty Nam Thành đảm nhiệm. Các hoạt động nghiên cứu và triển khai thực hiện công tác quản lý CTR đang được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế, công tác quan trắc môi trường tại các địa điểm chôn rác chưa thực hiện được. Nguồn kinh phí cho công tác thu gom và xử lý CTR chưa rõ ràng và chưa có sự đầu tư đúng mức để thực hiện. Theo báo cáo của các huyện thị, trung bình hàng năm mỗi huyện thị đầu tư khoảng 150 - 200 triệu cho công tác thu gom và xử lý CTR. Kinh phí từ phí thu gom rác thải của các hộ dân là không đáng kể và không thể đáp ứng yêu cầu thu gom, xử lý rác. 2.1.5 Đa dạng sinh học 2.1.5.1 Áp lực Ninh Thuận nằm trong khu vực có nhiều kiểu khí hậu và tương đối khắc nhiệt so với các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên tỉnh Ninh Thuận có nguồn tài nguyên sinh học rất đa dạng và phong phú.Việc tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội cùng những biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây tạo ra những áp lực cho việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học tại tỉnh Ninh Thuận nói chung và tại các khu vực đô thị nói riêng. Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu đất ở tại các đô thị ngày càng tăng, các quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho xây dựng các khu Công nghiệp cũng như những chuyển đổi trong cơ cấu cây trồng, mùa vụ, thay đổi các hình thức canh tác nuôi trồng thủy sản sẽ làm thay đổi các hệ động thực vật, suy giảm nguồn gốc gen đa dạng sinh học. Sự phát triển các hình thức nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm trên cát hàng năm tiêu thụ lượng nước ngọt rất lớn. Hoạt động nuôi trồng này không những là nguyên nhân góp phần gây thiếu nước vào mùa khô, gây ô nhiễm nguồn nước mặt mà còn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, làm giảm sự đa dạng sinh học. Khí hậu khô và gió nhiều làm gia tăng mức độ xa mạc hóa đất đai, các hệ sinh thái thuộc vùng khí hậu nóng ẩm dần biến mất và thay vào đó là hệ sinh thái với các thành phần đặc trưng sinh học của savan và sa mạc như: cỏ thỏ, trang, xương rồng cạnh khế, xương rồng bàn chải, dương xỉ nhung, thầu tấu, tiêu bấu, ba bét, các loài thiên tuế, me…Đặc biệt tập đoàn cây neem di thực từ sa mạc Sahara thích nghi với điều kiện Ninh Thuận. Sự thay đổi đa dạng sinh học tác động lớn đến hình thức sản xuất của của người dân. Hướng phát triển du lịch của tỉnh là tập trung vào loại hình du lịch sinh thái với lợi thế tự nhiên, về tính đa dạng sinh học mà rất ít tỉnh có được. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cũng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững đối với tài nguyên sinh vật tại vùng này. 2.1.5.2 Hiện trạng Mức độ đa dạng sinh học có sự khác biệt giữa khu vực đô thị và các khu vực khác. Tại đô thị, thị trấn mức độ đa dạng sinh học suy giảm đáng kể và chủ yếu mang đặc trưng của các hệ sinh thái đô thị nên sự đa dạng sinh học không cao. Đa dạng sinh học tại các khu đô thị chủ yếu được đánh giá thông qua các hệ sinh thái kênh, sông và các ao hồ trong khu vực đô thị và một số hệ sinh thái trên cạn khác. - Đa dạng sinh học tại các hệ thống kênh, sông và ao hồ trong khu vực đô thị: hiện tại các đô thị tỉnh Ninh Thuận hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Lượng nước được thải trực tiếp ra môi trường vào các kênh, sông do đó đa dạng sinh học giảm rõ rệt. Số lượng cá thể cá, tôm và các loài thân mềm hiện nay chỉ còn lại ít. Sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt làm tăng đáng kể các loại rong, tảo đặc biệt với các hệ sinh thái tồn tại trong phạm vi môi trường khép kín như ao, hồ thì khả năng bị phú dưỡng hóa rất lớn. Đa dạng sinh học bị tác động mạnh, sự cân bằng sinh học bị phá bỏ và thay vào đó là các loài ưu thế đặc trưng như các loại tảo. - Đa dạng sinh học khu vực biển thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: khu vực biển thuộc địa phân PR-TC là nơi có địa thế thuận lợi cho phát triển các hoạt động kinh tế biển như hoạt động cảng cá, cảng vận tải…mức độ đa dạng sinh học bị thay đổi đáng kể. San hô được xác định là kém phong phú hơn so với khu vực từ Vĩnh Hy đến thôn Mỹ Tân xã Nhơn Hải (tại đây xác định được khoảng 197 loài thuộc 49 chi). Tuy nhiên một số loài động vật thân mềm khác như các loài giun tơ, da gai lại phát triển. Hiện tại các đô thị lớn cảu tỉnh Ninh Thuận diện tích cây xanh đô thị còn rất ít so với tổng diện tích đô thị. Như tại thành phố Phan Rang- Tháp Chàm hiện diện tích cây xanh công viên khoảng 7,81ha, bao gồm : Vườn hoa trung tâm trên đường 16/4, vườn hoa trước UBND Thành Phố và các khu cây xanh vườn hoa khác được bố trí ở các phường. 2.1.5.3 Tác động Quá trình đô thị hóa tại các đô thị tỉnh Ninh Thuận làm gia tăng tiếng ồn, cuộc sống sôi động đô thị có những tác động tiêu cực đến nơi cư trú, sinh sản và phát triển của các loài động vật như chim, cá, các loài côn trùng, các loài thực vật…Số lượng các động vật này giảm theo sự phát triển của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Chất thải rắn, nước thải từ hoạt động sản xuất từ các khu công nghiệp và nước thải từ sinh hoạt là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh học tại các khu đô thị. Như tại Ninh Thuận nếu chất lượng nước sông Dinh bị nhiễm bẩn do sự cố trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp thì hệ sinh thái thủy vực sông Dinh và khu vực đầm Nại sẽ bị tác động, đặc biệt là các vùng sinh sản của các loài thủy sản. Nguồn nước thải chủ yếu được thải bỏ vào biển Đông, do vậy cũng tác động đến đa dạng sinh học vùng biển 2.1.5.4 Đáp ứng Quy hoạch quá trình phát triển đô thị hóa phải luôn gắn liền với sự phát triển bền vững. Đa dạng sinh học dù trong hoàn cảnh phát triển nào cũng cần được chú trọng và bảo tồn. Bảo tồn đa dạng sinh học nơi đô thị chính là bảo vệ môi trường sống của các hệ sinh thái. Bản thân của sự đa dạng sinh học tốt hay xấu là hệ quả của phát triển đô thị hóa.Quy hoạch phát triển các đô thị Ninh Thuận gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi trường là yếu tố tác động tích cực đến bảo vệ đa dạng sinh học. Hiện tại Ninh Thuận đã thực hiện nhiều quy hoạch phát triển trong đó đề cập đến vấn phát triển bền vững có tác dụng bảo vệ sự đa dạng sinh học: - Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận. - Xây dựng kế hoạch điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Rang Tháp Chàm đến năm 2025. Theo quy hoạch này nguồn nước thải sẽ được xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn trước khi thải bỏ ra môi trường. - Xây dựng chương trình quan trắc môi trường nước, nước dưới đất, đất và môi trường không khí tỉnh Ninh Thuận. Các giải pháp quan trắc được thực hiện là giải pháp ứng cứu kịp thời giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học. 2.1.6 Tình hình khai thác khoáng sản 2.1.6.1 Áp lực Ninh Thuận được coi là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trong đó một số loại có trữ lượng lớn như đá, vật liệu xây dựng như cát, vôi, đất sét; nước khoáng thiên nhiên.... tỉnh cũng đang trên đà đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và hiện đang phải đối mặt với tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, không có quy hoạch, gây lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh. Việc sử dụng công nghệ lạc hậu, cấp phép ồ ạt, khai thác tràn lan đang làm chảy máu nguồn tài nguyên khoáng sản. Ngành địa chất hiểu biết nhất về tài nguyên khoáng sản thì lại hầu như đứng ngoài cuộc, chỉ làm mỗi việc nghiên cứu, điều tra cơ bản, rồi cấp phép. Việc khai khoáng lại hầu như không tham gia. Thời gian qua đã xảy ra tình trạng các địa phương đua nhau cấp giấy phép khai thác. Đã thế, điều đáng buồn là chúng ta lại cấp phép cho nhiều người không biết gì về khoáng sản. Chính điều này đã khiến cho việc khai thác khoáng sản bị chia nhỏ, cục bộ, thiếu sự đầu tư sâu và mạnh ai nấy làm. Sử dụng công nghệ lạc hậu, tranh thủ đào bới để khai thác thô xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí tài nguyên khoáng sản. Thực tế cho thấy, do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay mới chỉ lấy đi được phần giàu nhất mà bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng. Thật sự là rất lãng phí. Hoạt động khai thác khoáng sản còn khá phổ biến tình trạng lãng phí, chưa sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên. Một trong những nguyên nhân là do chính sách kinh tế, cụ thể là thuế tài nguyên chưa hợp lý, chưa khuyến khích và bắt buộc đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản phải tiết kiệm tài nguyên. Việc quy định thuế tài nguyên khoáng sản được tính trên sản lượng khoáng sản thương phẩm thực tế khai thác được đã dẫn đến tình trạng các đơn vị khai thác không tận dụng triệt để tài nguyên, chỉ chọn loại tốt, dễ làm, khó bỏ. 2.1.6.2 Hiện trạng Theo các tài liệu nghiên cứu tỉnh Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại khoáng sản. Tuy nhiên do chưa có quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nên hoạt động khai thác còn thiếu định hướng. Những loại khoáng sản có trên địa bàn tỉnh gồm : - Nhóm khoáng sản kim loại như: Wolfram ở Krông pha (425 tấn), ở Núi đất (36.000 tấn); Molipđen ở Krôngpha (120 tấn), ở núi Đất (3.000- 4.000 tấn); Thiếc gốc ở núi Đất (24.000 tấn),... - Nhóm khoáng sản không kim loại như Thạch anh tinh thể (ở núi Chà Bang, Mộ tháp I, Mộ tháp II), Cát thuỷ tinh ở Thành Tín (5.780.000 tấn); sét gốm ở thôn Vĩnh Thạnh; ... - Muối khoáng: Thạch anh ở Cà Ná (3.000.000 tấn/năm), ở Đầm Vua (2.500.000 tấn/năm), Sôda ở đèo Cậu, thôn An Thạnh. - Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng gồm: Đá vôi san hô ở Mỹ Tường 2,5 triệu tấn CaO; Sét phụ gia ở Tây Mỹ Sơn, xóm Dủ Dĩ; Đá xây dựng ở Núi Đất (5,5 triệu m3), Hòn Bà (1,5 triệu m3), Hòn Ngang (6,5 triệu m3), Đèo Cậu (20 triệu m3), Sông Pha (4,5 triệu m3),... ; Đá khối Granit ở Mỹ Hoà (25 triệu m3), Thái An (100 triệu m3), Vĩnh Hy (75 triệu m3), Núi Quýt (200 triệu m3), núi Cà Đú (450 triệu m3),...; Sét gạch ngói ở Mỹ Đức (500.000 m3), ở An Hải, Khánh Hải, Bắc Du Long, cây số 42,43,44; Cát sạn xây dựng: ở sông Kinh Dinh 1,5 triệu m3; Cát kết vôi ở Sơn Hải (1,4 triệu m3), ở Bắc Hòn Chồng (2,25 triệu m3); Nước khoáng ở Tân Mỹ (Ninh Sơn), Nhị Hà I, II và III... Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2005 của tỉnh Ninh Thuận thì các loại khoáng sản khai thác chủ yếu là các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như đất, đá, cát và đất sét phục vụ cho san lấp, xây dựng công trình dân dụng và làm nguyên liệu sản xuất gạch, cụ thể như sau: Năm 2002, UBND tỉnh cấp 14 giấy phép khai thác khoáng sản. Trong đó: - Khai thác cát xây dựng 05 dự án. Tổng công suất khai thác 95.000m3/năm. - Khai thác đá xây dựng 6 dự án. Tổng công suất khai thác 22.855 m3/năm. - Khai thác đất sét 01 dự án, công suất khai thác 15.000m3/năm. - Khai thác quặng ilmenit 01 dự án, công suất khai thác 100.000 tấn cát quặng/năm. - Khai thác đất cấp phối 01 dự án, công suất khai thác 40.000m3/tháng Năm 2003, UBND tỉnh cấp 20 giấy phép khai thác khoáng sản. Trong đó: - Khai thác cát xây dựng 03 dự án. Tổng công suất khai thác 65.000 m3/năm. - Khai thác đá xây dựng 16 dự án. Tổng công suất khai thác 79.693 m3/năm. - Khai thác đất san lấp 01 dự án, công suất khai thác 10.000 m3/năm. Năm 2004, UBND tỉnh cấp 16 giấy phép khai thác khoáng sản. Trong đó: - Khai thác cát xây dựng 05 dự án. Tổng công suất khai thác 83.000 m3/năm. - Khai thác đá xây dựng 11 dự án. Tổng công suất khai thác 18.000 m3/năm. - Khai thác đất san lấp 01 dự án, tổng lượng đất khai thác 10.000m3. Trong thời gian qua tình hình khai thác khoáng sản của tỉnh Ninh Thuận diễn ra khá Bảng 9: Bảng số liệu tổng hợp về khai thác, chế biến khoáng sản năm 2009 Stt Loại khoáng sản Sản lượng khai thác ( m3 ) Sản lượng chế biến Khối lượng khoáng sản xuất khẩu 1 Ilmenite 3.500 tấn 3.000 tấn 2 Nước khoáng 3.876.074 lít 1.674 lít 3 Đá ốp lát Granite 222,248 137,988 4 Đá xây dựng 220.889,39 183.129 5 Đá chẻ xây dựng 4.815 6 Cát xây dựng 350.504,6 7 Đất, cát san lấp 207.303,980 200,544.51 8 Đất sét 8.550 69.687.194 viên (Nguồn : Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Ninh Thuận ) Hiện nay khoáng sản tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là phát triển công nghiệp khai thác mỏ (đá và đất sét, cát) làm vật liệu xây dựng, sản xuất muối công nghiệp và sản phẩm sau muối và nước khoáng ở Tân Mỹ. UBND tỉnh đã tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2010; Báo báo kiểm tra việc thực hiện Nghị Quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy về thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về giáo dục-đào tạo, khoa học và công nghệ xác định việc đầu tư cho phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập vào thị trường cả nước, khu vực và thế giới, bảo đảm duy trì nhịp độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 24 -25 %/năm. Trọng tâm phát triển công nghiệp giai đoạn 2010-2020 là xây dựng ngành công nghiệp chủ lực chế biến hoá chất sau muối và phát triển công nghiệp đóng, sửa tàu thuỷ. Khâu đột phá để tăng trưởng công nghiệp là gắn hoàn thành các cụm, khu công nghiệp với kêu gọi các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư tăng nhanh đầu tư vào công nghiệp chế biến thuỷ sản, nông - súc sản, khoáng sản xuất khẩu, muối thực phẩm. Hoàn thành các dự án sản xuất muối công nghiệp, đưa sản lượng đạt 400 - 450 ngàn tấn. Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị để ổn định sản xuất một số sản phẩm như: đường, xi măng, gạch tuynen; mở rộng quy mô các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, chế biến hạt điều. 2.1.6.3 Tác động Tình trạng các phương tiện trọng tải lớn tham gia vận chuyển quặng trong lưu thông đã và đang hủy hoại nhiều tuyến đường trong đó có những tuyến đường Nhà nước đầu tư, đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, gây nguy cơ mất an toàn giao thông; những biểu hiện diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự xã hội có dấu hiệu phát sinh, gây bức xúc cho người dân các địa phương. Tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng hệ sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi. Trong đó nạn phá rừng, huỷ hoại bề mặt đất và hệ thống thuỷ văn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất canh tác và không khí, phá vỡ các khu sinh thái làm ảnh hướng đến hoạt động của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ đá, đất sét, cát..phục phục trong xây dựng đã và đang gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy việc sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực này đảm bảo mục tiêu toàn diện, cả về kinh tế - xã hội, môi trường. Cả địa phương và doanh nghiệp không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất đi tương lai phát triển bền vững, vì cộng đồng. 2.1.6.4 Đáp ứng Đối với ngành khai thác và chế biến khoáng sản Tỉnh cần đặc biệt coi trọng về mặc quy hoạch khai thác hợp lý và kế hoạch phục chế bảo vệ môi trường tương xứng nhằm hướng đến mục tiêu sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, hợp lý gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để làm giảm các bất cập về môi trường trong hoạt động khoáng sản nêu trên, cần có những điều khoản cụ thể ngay trong Luật Khoáng sản, cần quy định rõ các vấn đề liên quan đến BVMT như trách nhiệm các bên, ĐMC, ĐTM, quan trắc và giám sát môi trường, phí và sử dụng phí BVMT trong hoạt động khoáng sản. Các điều khoản này sẽ giúp tránh khỏi việc làm chậm tính hiệu lực của Luật và đảm bảo việc thu phí và sử dụng phí gắn liền với hiệu quả BVMT; đồng thời tránh được việc Chính phủ phải ra văn bản dưới Luật như Nghị định 63/2008/NĐ-TTg về phí BVMT trong khai thác khoáng sản và Quyết định 71/2008/QĐ-TTg về ký quỹ phục hồi môi trường làm mất nhiều thời gian và tính thực thi của Luật. Đảm bảo thu phí và sử dụng phí gắn liền với hiệu quả BVMT. Cách tính phí BMVT cần xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như phương pháp khai thác, chế biến (lộ thiên, hầm lò, phương pháp tuyển, công nghệ chế biến), đặc điểm tự nhiên, vùng miền, mức độ gây ô nhiễm đến môi trường... Thống nhất ký quỹ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận.doc
Tài liệu liên quan