MỤCLỤC
Trang
Chương 1: MỞĐẦU
1.1. Lý do chọn đềtài. 1
1.2. Mụctiêu nghiên cứu. 1
1.3. Phạmvinghiên cứu. 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.2
1.4.1.1. Dữ liệu thứ cấp. 2
1.4.1.2. Dữ liệu sơcấp. 2
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu. 2
Chương 2: CƠSỞLÝTHUYẾT CỦAVIỆCXÂYDỰNGCHIẾNLƯỢC
2.1. Kháiniệmquản trịchiến lược. 3
2.2. Quy trình quản trịchiến lược. 3
2.2.1. Giaiđoạn hình thành chiến lược. 4
2.2.2. Giaiđoạn thựcthichiến lược. 4
2.2.3. Giaiđoạn đánh giáchiến lược. 4
2.2.3.1. Phân tích ảnh hưởng củamôitrường vĩmô. 4
2.2.3.2. Phân tích ảnh hưởng củamôitrường tácnghiệp. 5
2.2.4. Kiểmsoátnộibộ doanh nghiệp đểnhận diện cácđiểmmạnh, điểmyếu. 6
2.2.5. Thiếtlập cácmụctiêu dàihạn. 8
2.2.6. Xây dựng vàlựachọn chiến lược. 8
2.3. Cáccông cụ đểxây dựng vàlựachọn chiến lược. 9
2.3.1. Cáccông cụ cung cấp thông tin đểxây dựng chiến lược. 9
2.3.1.1. Matrận đánh giácácyếu tố bên trong (IFE). 9
2.3.1.2. Matrận đánh giácácyếu tố bên ngoài(EFE). 9
2.3.1.3. Matrận hình ảnh cạnh tranh. 10
2.3.2. Cáccông cụ đểxây dựng cácchiến lượckhảthicó thểlựachọn. 10
2.3.2.1. Matrận điểmmạnh - điểmyếu - cơhội- đedọa(SWOT). 10
2.3.2.2. Matrận chiến lượcchính. 11
2.3.3. Công cụ đểlựachọn chiến lược:Matrận hoạch định chiến lượccó thểđịnh
lượng (QSPM). 11
Chương 3: ĐÁNHGIÁHOẠT ĐỘNGSẢNXUẤT – KINHDOANHCỦA
KHÁCHSẠNKIMANH
3.1. Quátrình hình thành. 12
3.2. Kếtquảhoạtđộng trong thờigian qua. 12
3.3. Phân tích cáchoạtđộng. 13
3.3.1. Quản trị. 13
3.3.1.1. Hoạch định.13
3.3.1.2. Tổ chức. 13
3.3.1.3. Lãnh đạo. 13
3.3.1.4. Kiểmtra. 14
3.3.2. Nhân sự.14
3.3.3. Marketing. 15
3.3.3.1. Sản phẩm. 15
3.3.3.2. Giácả. 16
3.3.3.3. Chiêu thị. 16
3.3.4. Tàichính - kếtoán. 17
3.3.5. Sản xuất- tácnghiệp. 18
3.3.6. Nghiên cứu vàpháttriển. 20
3.3.7. Hệthống thông tin. 20
3.4. Tácđộng củamôitrường đến hoạtđộng củakhách sạn. 21
3.4.1. Môitrường tácnghiệp. 21
3.4.1.1. Khách hàng. 21
3.4.1.2. Đốithủ cạnh tranh hiện tại. 22
3.4.1.3. Đốithủ cạnh tranh tiềmẩn. 26
3.4.1.4. Sản phẩmthay thế. 28
3.4.1.5. Nhàcung cấp. 28
3.4.2. Môitrường vĩmô. 29
3.4.2.1. Ảnh hưởng kinh tế. 29
3.4.2.2. Ảnh hưởng văn hóa- xãhội- dân số.30
3.4.2.3. Ảnh hưởng tự nhiên. 31
3.4.2.4. Ảnh hưởng chính trị- pháp luật. 31
3.4.2.5. Ảnh hưởng công nghệ. 32
Chương 4: XÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCKINHDOANHCHOKHÁCHSẠNKIM
ANHGIAIĐOẠN2006-2010
4.1. Xây dựng cácmụctiêu cho khách sạn KimAnh đến năm2010. 34
4.1.1. Căn cứ xácđịnh mụctiêu. 34
4.1.2. Mụctiêu củakhách sạn KimAnh đến năm2010.34
4.1.2.1. Mụctiêu dàihạn . 34
4.1.2.2. Mụctiêu cụ thể. 34
4.2. Xây dựng cácchiến lược. 35
4.2.1. Xây dựng cácphương án chiến lược. 35
4.2.1.1. Matrận SWOT. 35
4.2.1.2. Phân tích cácchiến lượcđãđềxuất.37
4.2.1.2.1. Nhómchiến lượcS-O. 37
4.2.1.2.2. Nhómchiến lượcS-T. 37
4.2.1.2.3. Nhómchiến lượcW-O. 38
4.2.1.2.4. Nhómchiến lượcW-T. 38
4.2.2. Matrận chiến lượcchính. 39
4.2.3. Lựachọn chiến lược. 39
4.3. Cácgiảipháp cụ thểđểthựchiện chiến lược. 44
4.3.1. Giảipháp vềquản trị. 44
4.3.2. Giảipháp vềmarketing. 45
4.3.2.1. Giảipháp vềsản phẩm. 45
4.3.2.2. Giảipháp vềgiácả. 45
4.3.2.3. Giảipháp vểchiêu thị. 46
4.3.3. Giảipháp vềsản xuấtvàtácnghiệp. 47
4.3.4. Giảipháp vềnghiên cứu vàpháttriển. 47
4.3.5. Giảipháp vềnhân sự. 47
4.3.6. Giảipháp vềtàichính. 48
4.3.7. Giảipháp vềhệthống thông tin. 48
KẾT LUẬN
PHỤLỤC
TÀILIỆUTHAMKHẢO
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đoạn 2007-2010
động cao, từ đó dẫn tới chi phí bảo quản cao đối với các loại hàng tồn kho là
nguyên liệu chế biến thức ăn và thức uống.
Về cơ cấu tài sản: Vì đây là ngành đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng
nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản. So với Đông
Xuyên, Hòa Bình II thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Kim Anh chưa đạt
hiệu quả.
Về khả năng hoạt động: Kim Anh có tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao hơn
hai khách sạn kia, chứng tỏ Kim Anh đang làm tốt trong khâu quản lý nguyên
liệu đầu vào. Còn về vòng quay tài sản cố định và toàn bộ vốn thì Đông Xuyên
cao hơn Kim Anh và Hòa Bình II. Qua đó, cho thấy Đông Xuyên đang sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh và hoạt động kinh doanh ngày càng phát
triển.
Về khả năng sinh lợi: Nhìn chung các khách sạn đều kinh doanh có hiệu quả
và tạo ra mức lợi nhuận cũng tương đối. Tuy nhiên, so với các khách sạn được
xét thì các tỷ số sinh lợi của Kim Anh đều cao hơn, cho thấy Kim Anh đang
quản lý tốt các chi phí đầu vào của mình trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung tình hình tài chính của Kim Anh khá mạnh, đảm bảo an toàn về mặt tài
chính trong quá trình hoạt động. So với các đối thủ cạnh tranh thì Kim Anh chủ động
hơn trong vấn đề vốn do nó hoạt động chủ yếu từ nguốn vốn tự có.
3.3.5. Sản xuất - tác nghiệp
Vị trí địa lý: Mặc dù khách sạn Kim Anh được đặt ở phường Mỹ Long _
phường trung tâm của thành phố Long Xuyên, nhưng Kim Anh lại bất lợi về vị
trí. Để có thể dễ hình dung, chúng ta hãy nhìn vào sơ đồ 3.1 sau:
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 19
Đ. Lê Hồng PhongĐ. Nguyễn Trãi
Kim
AnhCông viên
Hai Bà Trưng
Đông
Xuyên
Đ. Thị Sách
Đ. Lương Văn Cù
Công viên
Nguyễn Du
Hòa
Bình II
Đ. Trần Hưng Đạo
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
Sơ đồ 3.1: Vị trí địa lý của khách sạn Đông Xuyên, Kim Anh, Hòa Bình II
Từ sơ đồ 3.1 cho thấy khách sạn Kim Anh không được thuận lợi về mặt vị trí địa lý
như khách sạn Đông Xuyên và Hòa Bình II. Vì thế khách hàng của Kim Anh có thể bị
hạn chế trong việc quan sát hoặc thưởng ngoạn phong cảnh.
Quy trình phục vụ: Hoạt động kinh doanh của nhà hàng và khách sạn chủ yếu
được thực hiện qua các hình thức chủ yếu là điện thoại, fax hoặc tiếp xúc trực
tiếp.
Khách sạn: Hoạt động chủ yếu của khách sạn là đáp ứng nhu cầu lưu trú của
khách hàng. Trong thời gian mà khách hàng lưu trú tại khách sạn thì họ có thể sử dụng
các dịch vụ khác trong khách sạn và phải tuân theo các quy định riêng của khách sạn
như: khách hàng không được sử dụng rượu bia trong phòng nghỉ hoặc khi tiếp khách thì
phải ra tiền sảnh của khách sạn. Chính vì thế mà trong bước đầu hoạt động khách sạn đã
gặp một số khó khăn, nhưng sau đó khách hàng đã dần dần thông cảm. Và cho đến nay,
khách sạn đã làm tốt trong việc phục vụ cho khách lưu trú tại đó.
Nhà hàng: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của nhà hàng là phục vụ các bữa
cơm trưa và chiều cho khách lưu trú tại khách sạn và nhân viên của các công ty, cơ quan
trên địa bàn Long Xuyên. Bên cạnh đó, nhà hàng còn phục vụ các buổi tiệc như cưới
hỏi, sinh nhật, hội họp … nhưng chiếm tỷ lệ thấp (công suất hoạt động bình quân
khoảng 50% đến 60%). Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Vị trí của Kim Anh không
thuận tiện như các nhà hàng - khách sạn khác, (2) Diện tích phục vụ và bãi đậu xe tương
đối hẹp.
Công suất hoạt động:
Khách sạn: Vào những thời điểm bình thường thì khách sạn có công suất hoạt
động bình quân khoảng 40% - 45%. Với công suất như thế thì tình trạng lãng phí về cơ
sở vật chất cũng như về nhân lực là khá cao. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của
Kim Anh có công suất hoạt động bình quân (60% - 70%) cao hơn.
Nhà hàng: Công suất hoạt động của nhà hàng trong thời điểm bình thường từ
tháng 3 đến tháng 7 trong năm thì chỉ đạt công suất khoảng 50% - 60%. Nhưng khi
bước vào mùa cưới, nhất là những tháng cuối năm thì nhu cầu của khách rất cao, lúc
này công suất hoạt động của nhà hàng có thể đạt đến 80%. Nhưng khi so với đối thủ của
mình thì công suất hoạt động của họ cao hơn so với Kim Anh vì họ có diện tích phục vụ
rộng và có vị trí thuận lợi. Nhất là vào thời điểm nhu cầu của khách cao thì công suất
hoạt động của họ có thể đạt từ 95% - 100%.
Cơ sở hạ tầng: Vì ngay từ đầu chủ khách sạn đã có ý thức đầu tư vào cơ sở vật
chất của khách sạn nên hầu hết các trang thiết bị trong khách sạn đều còn mới.
Mặc dù chỉ đạt tiêu chuẩn hai sao nhưng các trang thiết bị, các vật liệu trang trí
trong khách sạn đạt chất lượng tương đương với Đông Xuyên, ngoại trừ diện
tích phòng loại 1 nhỏ hơn. Thêm vào đó tất cả các phòng ngủ của Kim Anh đều
được trải thảm, trong khi đó khách sạn Hòa Bình II và Đông Xuyên thì không
có và chỉ có phòng đặc biệt mới có. Bên cạnh đó, các hệ thống xử lý nước, hệ
thống điện thường xuyên được kiểm tra, bảo trì tu dưỡng. Ngoài ra, ngoài cầu
thang đi bộ để thoát hiểm thì Kim Anh có 2 thang máy để khách dễ dàng lưu
thông và nhanh chóng. Đồng thời khi có sự cố thì cũng dễ thoát hiểm. Trong
khi đó thì Đông Xuyên chỉ có 1 thang bộ và 1 thang máy.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 20
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
Quản lý nguyên liệu: Với lợi thế nằm gần chợ và khách hàng đòi hỏi thực
phẩm phải tươi sống, nên các nguyên liệu chế biến sử dụng chế biến thức ăn để
phục vụ cho bộ phận nhà hàng đều được mua tại chợ Long Xuyên. Vì thế các
nguyên liệu tồn kho trong khách sạn rất thấp. Hiện tại công tác thu mua và
kiểm tra nguyên liệu do bếp trưởng nhà hàng đảm nhiệm trong việc mua, và
chủ yếu là mua qua điện thoại.
3.3.6. Nghiên cứu và phát triển
Hiện nay Kim Anh chưa có bộ phận chuyên biệt làm công tác nghiên cứu. Từ khi
được thành lập cho đến nay Kim Anh cũng chưa đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu và
phát triển để cải thiện chất lượng dịch vụ. Thậm chí là chưa thực hiện được một cuộc
thăm dò lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của mình như: về
phong cách phục vụ, thái độ của nhân viên đối với khách hàng hoặc mức độ hài lòng
của nhân viên với môi trường làm việc của họ.
3.3.7. Hệ thống thông tin
Hiện tại khách sạn Kim Anh chưa có bộ phận thông tin. Các thông tin liên lạc
trong nội bộ khách sạn cũng như với các đối tượng bên ngoài chủ yếu bằng điện thoại
hoặc fax. Chẳng hạn như khi khách có yêu cầu thì gọi trực tiếp cho quầy tiếp tân, và
nhân viên tiếp tân sẽ thông báo cho các bộ phận có liên quan biết. Hoặc khi có sự cố thì
bộ phận có sự cố đó sẽ gọi trực tiếp cho quản lý khách sạn để xử lý. Ngoài ra, điện thoại
và fax là phương tiện chủ yếu để khách đăng ký phòng trước.
Mặc dù, khách sạn có trang bị máy vi tính nhưng chỉ dùng để làm công tác kế toán
và sổ sách của khách sạn. Chính vì thế việc thu thập thông tin từ bên ngoài của khách
sạn như về thông tin của các sở ban ngành có liên quan, từ đối thủ cạnh tranh, từ khách
hàng còn rất hạn chế và thụ động
Từ những thông tin phân tích ở trên, ta thiết lập ma trận IFE của Kim Anh:
Bảng 3.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của khách sạn Kim Anh
STT Các yếu tố bên trong
MĐ
quan
trọng
Phân
loại
SĐ
quan
trọng
1 Uy tín của khách sạn 0,12 3 0,36
2 Tài chính mạnh 0,12 4 0,46
3 Phong cách phục vụ của nhân viên khá tốt 0,10 3 0,30
4 Quản trị nhân sự tốt 0,09 3 0,26
5 Chức năng kiểm soát được thực hiện khá tốt 0,10 3 0,30
6 Chất lượng cơ sở hạ tầng tốt 0,10 3 0,30
7 Quản lý chi phí hoạt động tốt 0,09 3 0,26
8 Hoạt động marketing chưa tốt 0,08 2 0,16
9 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 0,07 1 0,07
10 Khả năng nghiên cứu và phát triển chưa sâu 0,06 2 0,12
11 Vị trí không thuận tiện 0,09 1 0,09
Tổng cộng 1,00 2,68
Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,68 cho thấy sức mạnh nội bộ của
Kim Anh chưa được mạnh hay nói cách khác là khách sạn chưa khai thác tốt các nguồn
lực sẵn có của mình như: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, năng lực quản lý chi phí và nhân
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 21
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
sự. Tuy nhiên, khách sạn vẫn còn một số hạn chế nên cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình
hình hoạt động của khách sạn. Vì thế để tiếp tục khẳng định và nâng cao vị thế cạnh
tranh, khách sạn Kim Anh cần phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục các hạn chế của mình
như: hệ thống thông tin, khả năng nghiên cứu và phát triển và đẩy mạnh hoạt động
marketing.
3.4. Tác động của môi trường đến hoạt động của khách sạn:
3.4.1. Môi trường tác nghiệp
3.4.1.1. Khách hàng
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, khách hàng là người rất quan trọng, là
người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ và doanh nghiệp có mối
quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau được.
Khách hàng của khách sạn Kim Anh bao gồm những người có nhu cầu sử dụng
dịch vụ trong khách sạn. Một số khách sống và làm việc ở thành phố Long Xuyên, phần
lớn là họ sử dụng dịch vụ của bộ phận nhà hàng. Khách từ các tỉnh ngoài, chủ yếu là từ
thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các khách này sẽ sử dụng dịch vụ lưu trú và các dịch
vụ kèm theo của khách sạn. Ngoài ra còn có một số khách quốc tế. Những khách hàng
này có đặc điểm, nhu cầu và sở thích khác nhau, vì thế khách sạn đã phân ra thành từng
nhóm và chọn những nhóm khách hàng phù hợp với đặc điểm dịch vụ của mình.
Thị trường thành phố Long Xuyên
Nhóm 1: Khách hàng là các công ty, doanh nghiệp ở Long Xuyên. Phần lớn
họ không có không gian để tổ chức các buổi tiệc chiêu đãi bạn bè, khách hàng hoặc tổ
chức các cuộc hội nghị mang tính trọng đại. Đây là những khách hàng sẵn sàng chi trả,
thường không nhạy cảm với giá, nhưng ngược lại họ đòi hỏi rất cao về phong cách phục
vụ của nhân viên, cách trang trí, bố trí trong buổi tiệc và chất lượng thức ăn.
Nhóm 2: Khách hàng là các gia đình có thu nhập khá cao, họ cũng là những
đối tượng không có thời gian, không gian để thỏa mãn nhu cầu tự phục vụ trong các
buổi tiệc. Ngoài ra, họ đến với nhà hàng vì nó sẽ tạo cho họ cảm thấy sang trọng hơn,
tiện nghi hơn và có thể khẳng định được vị thế của họ với bạn bè, người thân. Đây là
những khách hàng ít nhạy cảm với giá, họ thường chú trọng nhiều hơn đến chất lượng
của thức ăn hơn là phong cách phục vụ. Nhưng không vì thế mà họ lại bỏ qua việc phục
vụ không chu đáo.
Thị trường ngoài tỉnh
Khách hàng chính của Kim Anh là các cán bộ, doanh nhân làm việc trong các
công ty, doanh nghiệp lớn ở thành phố Hồ Chí Minh như: công ty Bảo vệ thực vật Sài
Gòn, ngân hàng Đông Á, Tổng công ty Lương Thực Miền Nam, Tổng công ty Lương
Thực Miền Bắc,…Đây là những khách hàng quen thuộc của khách sạn và các khách này
chiếm khoảng 80% lượng khách của khách sạn. Đây là những khách hàng có khả năng
chi trả rất cao, ít hoặc không nhạy cảm với giá, sử dụng các dịch vụ trong khách sạn
nhiều và có thời gian lưu trú tại khách sạn khá dài, thường là trên 7 ngày. Phần lớn các
khách hàng này đòi hỏi rất cao đối với khách sạn, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong
phòng nghỉ đến phong cách phục vụ của nhân viên.
Hiện nay mức độ canh tranh giữa các khách sạn ở Long Xuyên tương đối gay gắt,
họ thường chú ý đến các khách đến với mục đích kinh doanh, hội họp từ các tỉnh, thành
bên ngoài. Trong khi đó, mỗi khách sạn lại phải đương đầu với những khó khăn nhất
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 22
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
định và chất lượng phục vụ của các khách sạn hiện nay chưa tạo được sự khác biệt
mang tính đột phá. Bên cạnh đó, đối với dịch vụ này thì các chi phí đổi mối mà khách
hàng phải bỏ ra không đáng kể, thậm chí là không có. Vì thế khách hàng có thể thay thế
và chọn bất kỳ khách sạn nào khi họ muốn.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 23
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
3.4.1.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Tình hình phát triển ngành kinh doanh nhà hàng - khách sạn
Lĩnh vực nhà hàng khách sạn đang trên đà phát triển và có tiềm năng lớn: năm
1990 toàn tỉnh chỉ có 25 khách sạn tham gia vào ngành và chưa có khách sạn đạt tiêu
chuẩn 3 hoặc 4 sao, nhưng hiện nay đã có đến 56 khách sạn, trong đó có 1 khách sạn đạt
4 sao và 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao theo quy định của Tổng cục Du lịch Việt
Nam; năng lực phục vụ đã tăng lên vượt bậc, nếu năm 1990 chỉ có 540 phòng thì đến
năm 2005 đã lên đến 1.339 phòng. Ngành kinh doanh nhà hàng - khách sạn chủ yếu tập
trung ở thành phố Long Xuyên (trung tâm kinh tế, tài chính của Tỉnh) và thị xã Châu
Đốc (trung tâm du lịch chủ yếu của Tỉnh với nhiều lễ hội văn hóa truyền thống). Tuy
nhiên, các khách sạn ở Long Xuyên phải đối mặt với thực trạng chung là không thể giữ
chân được khách lâu do Long Xuyên chưa có khu du lịch hoặc khu vui chơi giải trí. Bên
cạnh đó, các nhân viên phục vụ trong khách sạn còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ khi
tiếp xúc với khách nước ngoài.
Xác định đối thủ cạnh tranh
Nhóm 1: Các khách sạn có khả năng cạnh tranh mạnh đạt tiêu chuẩn hai sao
trở lên: Đông Xuyên, Kim Anh, Hòa Bình II, Bảo Giang, Kim Phát,…
Nhóm 2: Các khách sạn đạt tiêu chuẩn một sao: Long Xuyên, Thái Bình 2, An
Long, Thanh Toàn, Thủy Tiên, Hoàng Kim,..
Nhóm 3: Các khách sạn khác: Cây Bàng, Thiên An, Thanh Vinh, Khải Hoàn,
Hòa Bình I,… Đây là những khách sạn có khả năng cạnh tranh thấp.
Đối tượng phục vụ của khách sạn Kim Anh là những khách có thu nhập cao, vì thế
đối thủ cạnh tranh của Kim Anh là các khách sạn ở nhóm 1, trong đó các đối thủ mà
Kim Anh quan tâm là Đông Xuyên, Hòa Bình II. Và sau đây là thị phần của tất cả các
khách sạn ở thành phố Long Xuyên.
Biểu đồ 3.2: Thị phần của các khách sạn ở Long Xuyên
năm 2005
Đông Xuyên
33%
Bảo Giang
7%
Hòa Bình II
14%
Kim Anh
11%
Khác
35%
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 24
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
Nguồn: Sở Du Lịch An Giang
Từ biểu đồ 3.2 cho thấy Đông Xuyên có thị phần cao nhất ở Long Xuyên, chiếm
đến 33%. Tiếp theo là Hòa Bình II, chiếm 14%, Kim Anh hiện đang ở vị trí thứ ba,
chiếm 11% thị phần.
Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính:
(1) Đông Xuyên
Các chiến lược đã sử dụng: trong thời gian vừa qua Đông Xuyên đã sử
dụng các chiến lược chủ yếu sau: thâm nhập thị trường (chủ yếu là các khách
hàng công tác trong kinh doanh và việt kiều về nước), chiến lược phát triển
sản phẩm (ẩm thực gánh hàng rong, cà phê góc phố corner), chiến lược kết
hợp xuôi (liên kết với công ty cổ phần du lịch An Giang). Việc sử dụng các
chiến lược đó nhằm giúp Đông Xuyên tăng công suất hoạt động, đa dạng hóa
dịch vụ, tăng khả năng cạnh trạnh
Điểm mạnh
Thị phần: Trong 2005 Đông Xuyên đã phục vụ khoảng 25.000 lượt khách và có
thị phần lớn nhất tại thành phố Long Xuyên (33%). (xem biểu đồ 3.2)
Quy mô của khách sạn: hiện tại Đông Xuyên là khách sạn có quy mô lớn nhất
tại Long Xuyên có 60 phòng với 114 giường. Bên cạnh đó, Đông Xuyên là khách sạn
duy nhất đạt tiêu chuẩn ba sao tại Long Xuyên.
Vị trí địa lý: Đông Xuyên có vị trí rất thuận tiện, nằm ngay trung tâm của thành
phố Long Xuyên. Vì thế khách hàng có thể thưởng thức được toàn cảnh của thành phố
Long Xuyên về đêm.
Khả năng tài chính: Đông Xuyên là một bộ phận trực thuộc của công ty cổ
phần du lịch An Giang. Lĩnh vực kinh doanh của công ty rất đa dạng và tiềm năng phát
triển rất lớn. Vì thế khả năng tài chính của Đông Xuyên tương đối mạnh (xem bảng 3.5)
Ngoài ra, nó còn đem lại một lượng khách cho Đông Xuyên thông qua mối quan hệ của
công ty cổ phần du lịch An Giang.
Bảng 3.5: Vốn kinh doanh của một số khách sạn trong ngành (Đvt: tỷ đồng)
Khách sạn Kim Anh Đông Xuyên Hòa Bình II
Vốn 17,00 20,77 18,75
Nguồn: các báo cáo tài chính của Kim Anh, Đông Xuyên, Hòa Bình II.
Khả năng nghiên cứu và phát triển: Đông Xuyên đã đẩy mạnh công tác nghiên
cứu và phát triển nhằm tăng tính đa dạng, và đã thành công trong việc phát triển thêm
các dịch vụ mang nét đặc trưng riêng như ẩm thực gánh hàng rong, cà phê góc phố
(corner).
Marketing: Ngoài các hình thức quảng cáo như treo băng rol, quảng cáo trên
báo thì Đông Xuyên còn đẩy mạnh hoạt động marketing thông qua việc tham gia hội
chợ hàng Việt Nam chất lượng cao để quảng bá tên tuổi của mình.
Điểm yếu
Quản trị nhân sự: Đông Xuyên còn yếu trong việc quản lý nguồn nhân sự của
các bộ phận trong khách sạn, chưa tạo được động lực thúc đẩy tinh thần làm việc cho
nhân viên.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 25
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
Quản lý nguyên liệu: bộ phận thu mua nguyên liệu dùng để chế biến của Đông
Xuyên còn yếu, do nhân viên phòng hành chính - kế toán đảm nhiệm trong khâu thu
mua nguyên liệu. Bên cạnh đó, khả năng quản lý hàng tồn kho của Đông Xuyên còn yếu
nên mức tồn kho còn khá cao.
(2) Hòa Bình 2
Các chiến lược đã sử dụng: chỉ chủ yếu sử dụng chiến lược thâm nhập thị
trường để tăng công suất hoạt động của khách sạn.
Điểm mạnh
Khả năng tài chính: Từ bảng 3.5 cho thấy nguồn vốn kinh doanh của khách sạn
Hòa Bình cũng tương đối mạnh.
Sức chứa của nhà hàng: Trong năm 2005 Hòa Bình II cũng đã phục vụ được
khoảng 8.345 lượt khách, cao hơn so với Kim Anh (khoảng 2530 lượt khách). Trong đó,
bộ phận nhà hàng hoạt động khá tốt với sức chứa khoảng 600 khách và được xây dựng
trên diện tích rộng với một không gian vừa thoáng mát lại vừa khang trang lịch sự.
Chính sách quản trị nhân sự: Hòa Bình II có mức lương và chính sách khuyến
khích, động viên tinh thần làm việc cho nhân viên cao, vì thế đã thu hút được nhiều
nhân viên có trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn.
Khả năng cạnh tranh về giá: do có kinh nghiệm quản lý từ khách sạn trước nên
Hòa Bình II đã tiết kiệm được các khoản chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Vì thế, Hòa Bình II đưa ra mức giá có khả năng cạnh tranh cao, nhất là trong lĩnh vực
nhà hàng.
Vị trí địa lý: Mặc dù Hòa Bình II không nằm ở vị trí trung tâm thương mại của
thành phố Long Xuyên, nhưng nó được đặt gần khu hành chính của Tỉnh nên có thể thu
hút lượng khách về đây hội họp. Bên cạnh đó, nó nằm gần công viên Nguyễn Du nên
môi trường xung quanh khách sạn thoáng mát và tạo cho khách hàng có cảm giác dễ
chịu.
Điểm yếu
Khả năng nghiên cứu và phát triển: cũng như đa số các khách sạn hiện nay,
khách sạn Hòa Bình II chỉ chủ yếu cung cấp dịch vụ lưu trú và nhà hàng. Từ khi thành
lập đến nay, Hòa Bình II chưa cung cấp thêm bất kỳ dịch vụ nào khác, ngoài các dịch
vụ hỗ trợ quen thuộc như: karaoke, massage.
Marketing: hoạt động marketing còn đơn giản, chủ yếu chỉ treo băng rol, tặng
quà vào các dịp lễ, tết.
Để thấy được đặc điểm chung của ngành và chất lượng dịch vụ của các khách sạn
hiện nay, ta sẽ phân tích ma trận sau:
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 26
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
Hình 3.1: Ma trận xác định thị trường tiềm năng
Từ việc phân tích các đối thủ cạnh tranh và qua hình 3.1 ta thấy: dung lượng thị
trường hiện nay (Long Xuyên) và trong tương lai (Châu Đốc và các tỉnh lân cận) của
ngành vẫn còn tiềm năng rất lớn. Vì vậy, bản thân khách sạn Kim Anh và các đối thủ
trong ngành có thể tăng công suất hoạt động lên. Đồng thời qua đó cũng thấy vẫn còn
cơ hội cho các đối thủ mới thâm nhập vào ngành. Và họ cũng tạo ra sức ép lớn cho tất
cả các khách sạn trong ngành hiện nay.
Còn về chất lượng dịch vụ, tuy hiện nay các khách sạn đã có nhiều cải tiến đáng
kể, nhưng vẫn chưa tạo được sự khác biệt mang tính đột phá cho riêng mình và chưa
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó một số khách sạn khác có thêm các
dịch vụ hỗ trợ phong phú như: hồ bơi, dịch vụ du lịch, sân tennis, dịch vụ xuất khẩu lao
động, …..Và hạn chế lớn nhất của tất cả các khách sạn hiện nay là các nhân viên phục
vụ còn hạn chế về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ nên còn hạn chế trong việc phục
vụ cho các khách nước ngoài.
Từ sự phân tích trên, ta thiết lập Ma trận Hình ảnh cạnh tranh của Kim Anh:
Bảng 3.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của khách sạn Kim Anh
S
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Mức
độ
QT
Kim Anh Đông Xuyên
Hòa Bình
II
PL MQT PL MQT PL MQT
1 Khả năng tài chính 0.12 4 0.48 4 0.48 4 0.48
2 Phong cách phục vụ 0.12 4 0.48 4 0.48 3 0.36
3 Công suất và thị phần 0.09 2 0.18 4 0.36 3 0.27
4 Vị trí thuận tiện 0.07 2 0.14 3 0.21 3 0.21
5 Khả năng cạnh tranh về giá 0.09 3 0.27 2 0.18 3 0.27
6 Quản trị nhân sự 0.06 3 0.18 2 0.12 3 0.18
7 Khả năng nghiên cứu và phát triển 0.09 2 0.18 3 0.27 2 0.18
8 Hoạt động marketing 0.11 2 0.22 3 0.33 2 0.22
9 Quản lý nguyên liệu 0.05 3 0.15 2 0.10 3 0.15
10 Quy mô của khách sạn 0.10 2 0.20 4 0.40 3 0.30
11 Cơ sở vật chất 0.10 3 0.30 3 0.30 2 0.20
Tổng cộng 1.00 2.78 3.23 2.82
(Ghi chú: QT: quan trọng, PL: phân loại, MQT: mức quan
trọng)
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 27
Mới
Hiện tại Tương lai
Hiện tại
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
Nhận xét: Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy khách sạn Đông Xuyên (tổng
số điểm quan trọng là 3,23) là đối thủ mạnh nhất hiện nay ở Long Xuyên. Đứng ở vị trí
thứ hai là khách sạn Hòa Bình II (tổng số điểm quan trọng là 2.82) và Kim Anh đang
đứng ở vị trí thứ ba. Do đó, Kim Anh cần phải nổ lực hơn nữa để nâng cao vị thế của
mình. Vì thế, khi xây dựng chiến lược cho hoạt động của khách sạn, Kim Anh cần phải
biết phát huy những thế mạnh của mình (chất lượng phục vụ, cơ sở vật chất và khả năng
tài chính dồi dào) và khắc phục hạn chế của mình (khả năng cạnh tranh về giá, khả năng
nghiên cứu và phát triển, hoạt động marketing).
3.4.1.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Trong những năm gần đây, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - khách sạn của nước ta
nói chung và của An Giang nói riêng đang có những bước chuyển biến đáng kể. Tuy
mức độ cạnh tranh của lĩnh vực này khá cao nhưng nó đem lại lợi nhuận tương đối cao.
Vì thế mà có thể thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh mới như:
Các khách sạn mới vào ngành: Trong những năm gần đây, nhiều khách sạn
đã gia nhập vào ngành nên số lượng khách sạn đã tăng lên đáng kể: 36 khách
sạn (năm 2001), 47 (năm 2002), 45 (năm 2003), 53 (năm 2004) và 56 vào năm
2005.(sở Du Lịch An Giang năm 2005)
Các công ty du lịch: Do sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh nhà hàng -
khách sạn gắn liền với sự phát triển của ngành du lịch. Do đó các công ty du
lịch như: công ty cổ phần du lịch An Giang, công ty cổ phần dịch vụ du lịch lữ
hành An Giang,… có thể phát triển thêm dịch vụ lưu trú. Các công ty này
thường có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp cao và nhiều kinh
nghiệm do họ đã hoạt động lâu và tiếp xúc với nhiều loại khách. Ngoài ra, các
công ty đó có khả năng huy động vốn cao và có quy mô hoạt động tương đối
lớn. Đối với trường hợp này thì khả năng xảy ra rất cao. Vì trong thực tế đã có
khách sạn được thành lập bởi một công ty du lịch. Đó là khách sạn Đông
Xuyên, trực thuộc công ty cổ phần du lịch An Giang và tọa lạc ngay vị trí trung
tâm của thành phố Long Xuyên. Hiện nay nó là khách sạn lớn nhất tại Long
Xuyên (đã phân tích ở phần đối thủ cạnh tranh).
Ngoài ra còn có một số khách sạn, nhà nghỉ khác nằm trong nội ô thành phố
Long Xuyên và các khách sạn ở các tỉnh thành lân cân trong khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long cũng là đối thủ tiềm ẩn của Kim Anh. Mặc dù hiện nay
họ chưa phải là đối thủ của khách sạn nhưng trong tương lai thì họ có thể là đối
thủ cạnh tranh với khách sạn. Những đối tượng này có thể liên kết lại để thâm
nhập vào phân khúc thị trường mà Kim Anh đang hoạt động.
Đó là một số đối tượng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh mới và mạnh trong
tương lai của khách sạn Kim Anh. Nhưng để xâm nhập vào ngành thì họ phải cần phải
làm những gì và bỏ ra những gì để bước chân vào ngành. Các yếu tố đánh giá khả năng
xâm nhập vào ngành của đối thủ mới là:
Rào cản xâm nhập vào ngành: để có thể xâm nhập vào ngành thì đòi hỏi các
chủ đầu tư phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Việc xây dựng khách sạn phải phù hợp với quy hoạch của địa phương, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng
hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Vị trí của khách sạn phải được xây dựng cách
bệnh viện, trường học ít nhất 100 mét căn cứ vào ranh giới giữa hai cơ sở, không được
nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng an ninh. Đây là điều kiện tương đối khó khi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung_DH3KN1 Trang 28
Xây dựng chiến lược kinh doanh ThS. Huỳnh Phú Thịnh
cho khách sạn Kim Anh giai đoạn 2007-2010
muốn thành lập một khách sạn vì hầu hết các chủ đầu tư thường muốn đặt khách sạn tại
các vị trí thuận lợi, dễ thu hút được mọi người.
- Cán bộ quản lý và nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_cam_nhung_3kn1_7143.pdf