Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành hàng dược phẩm của công ty cổ phần dược Hậu Giang

MỤC LỤC

 - 

Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG VÀ NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM 1

1.1 Tổng quát về công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang 1

1.2 Lịch sử hoạt động của công ty 1

1.2.1 Quá trình hình thành 1

1.2.2 Quá trình phát triển 1

1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Dược Hậu Giang 2

1.3.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009: 2

1.3.2 Tỷ trọng doanh thu thuần của ngành dược theo cơ cấu 3 nhóm hàng: Dược phẩm, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm qua 3 năm 2007 đến 2009. 3

1.3.3 Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009: 3

1.4 Tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam 4

1.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngành hàng Dược phẩm: 4

Chương II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG 6

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô của ngành hàng Dược phẩm 6

2.1.1 Yếu tố kinh tế 6

2.1.2 Yếu tố văn hóa xã hội 7

2.1.3 Yếu tố chính trị pháp luật: 7

2.1.4 Yếu tố tự nhiên 8

2.1.5 Yếu tố nhân khẩu 9

2.1.6 Yếu tố công nghệ 9

2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp ngành hàng Dược phẩm 10

2.2.1 Khách hàng: 11

2.2.1.1 Nhóm khách hàng gián tiếp 11

2.2.1.2 Khách hàng trực tiếp 12

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh: 12

2.2.2.1 Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành 12

2.2.2.2 Nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh 13

2.2.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 15

2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 16

2.2.4 Nhà cung cấp 16

2.2.5 Sản phẩm thay thế 16

2.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 16

2.3 Phân tích môi trường nội bộ ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG 17

2.3.1 Các hoạt động chủ yếu 18

2.3.1.1 Hậu cần đầu vào 18

2.3.1.2 Vận hành 19

2.3.1.3 Hậu cần đầu ra 19

2.3.1.4 Marketing và bán hàng: 20

2.3.1.5 Dịch vụ khách hàng 21

2.3.2 Các hoạt động hỗ trợ 21

2.3.2.1 Thu mua: 21

2.3.2.2 Phát triển công nghệ 22

2.3.2.3 Quản trị nguồn nhân lực 22

2.3.2.4 Cơ sở hạ tầng 23

2.3.3 Ma trận đánh giá nội bộ ngành hàng Dược phẩm 25

Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM 26

3.1 Xây dựng mục tiêu phát triển cho ngành hàng dược phẩm công ty CP Dược Hậu Giang đến năm 2015 26

3.1.1 Mục tiêu: 26

3.1.2 Căn cứ xác định mục tiêu: 26

3.2 Xây dựng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh cho ngành hàng Dược phẩm 26

3.2.1 Đề ra chiến lược kinh doanh tổng quát cho ngành hàng Dược phẩm 26

3.2.1.1 Ma trận phạm vi hoạt động và lợi thế cạnh tranh 26

3.2.1.2 Ma trận lưới sự nhạy cảm vế giá và mức qua tâm đến sự khác biệt: 27

3.2.2 Đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể cho ngành hàng Dược phẩm của DHG 27

3.2.2.1 Ma trận SPACE 27

3.2.2.2 Ma trận SWOT 29

3.2.2.3 Lưa chọn phương án chiến lược tối ưu 30

3.2.3 Hoạch định tài chính cho chiến lược cụ thể 32

3.2.3.1 Hoạch định tài chính cho chiến lược thâm nhập thị trường 32

3.2.3.2 Hoạch định tài chính cho chiến lược phát triển sản phẩm 32

3.2.3.3 Hoạch định tài chính cho chiến lược tích hợp dọc về phía sau 32

3.2.4 Đề ra các giải pháp để thực hiện chiến lược 32

3.2.4.1 Thâm nhập thị trường nội địa 32

3.2.4.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 33

3.2.4.3 Tích hợp dọc về phía sau: 33

Chương IV: KẾT LUẬN 34

4.1 Kết luận 34

4.2 Hạn chế của đề tài 34

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành hàng dược phẩm của công ty cổ phần dược Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới vì dân số đông, thu thập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện, vì vậy nhu cầu nhập khẩu dược ở khu vực này cũng sẽ gia tăng. Trong tương lai quy mô của nhóm khách hàng này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển. Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài (các nước châu Âu): Yêu cầu về chất lượng và tính an toàn cao khi sử dụng sản phẩm. Quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm. Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước Như phân tích ở trên trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Vì vậy cho thấy nhóm khách hàng gián tiếp trong nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp trong nước Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội. Họ luôn mang tâm lý rằng thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt. Phần lớn người dân tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, nên có nhu cầu cao các loại thuốc có giá rẻ Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB. 03/2010. Tài liệu đã dẫn. . Họ có thói quen là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% người tiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm) Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB. 03/2010. Tài liệu đã dẫn. . Ngoài ra do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn nên vấn đề về sức khỏe cũng được quan tâm, chăm sóc và đầu tư kỹ hơn vì vậy người dân ngày nay yêu cầu cao hơn về chất lượng được phẩm cũng như uy tín thương hiệu. Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước không gây sức ép cho ngành vì dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu không có sản phẩm thay thế và không có sự mặc cả về giá. Khách hàng trực tiếp Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của ngành dược. Nhu cầu mua thuốc phụ thuộc vào lượng mua của nhóm khách hàng gián tiếp. Nhóm khách hàng trực tiếp cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ: Nhóm 1: Bao gồm các bệnh viện và các cơ sở điều trị tại các cấp. Nhóm 2: Bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các nhà thuốc (như các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm, công ty thương mại, các điểm bán lẻ...) Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB. 03/2010. Tài liệu đã dẫn. : Bởi vì dược phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng nên họ đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng và uy tín. Họ mong muốn mức chiết khấu thương mại cao. Họ yêu cầu khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký kết. Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép cao lên ngành bởi vì: Họ mua với số lượng sản phẩm lớn, chiếm doanh số cao trong tổng các doanh số của ngành Dược. Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng phải thông qua các kênh phân phối của họ. Họ có nhiều sự lựa chọn về người bán. Họ có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả, đặc điểm của người tiêu dùng. Đối thủ cạnh tranh: Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành Mức độ cạnh tranh trong ngành dược hiện nay khá cao vì: Đây là một ngành có khá nhiều đối thủ cạnh tranh (tính đến tháng 7 năm 2010, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, chiếm 55,1 % và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu ngoài ra còn có 5 doanh nghiệp sản xuất Vaccin, sinh phẩm y tế) Hoàng Trường Giang. 26/07/2010. Cần xây dựng chiến lược cho ngành Dược phẩm [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày23/9/2010) . Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh có thể khẳng định đến thời điểm hiện nay thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng có của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này có nghĩa các nguyên tắc và quy luật của cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng ngày càng có vai trò chi phối trên thị trường này. Ngày nay các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn quốc tế và đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tính đến tháng 7/2009 có 53 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP- WHO chiếm 57% và 24 doanh nghiệp đạt GMP-ASEAN. Theo cam kết gia nhập WTO đến cuối năm 2010 các doanh nghiệp Dược Việt Nam đều phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO nếu không sẽ phải ngừng sản xuất Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB. 03/2010. Tài liệu đã dẫn. . Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện các tiêu chuẩn này và để góp phần tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp Dược trong nước hiện nay chỉ có thể bào chế các loại thuốc thông thường, cạnh tranh nhau trong thị trường nội địa nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn và theo lộ trình cam kết của Việt Nam gia nhập WTO thì kể từ năm 2009 thị trường dược nội địa chỉ được bảo hộ ở mức rất thấp (chỉ còn lĩnh vực phân phối là chưa mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài). Và đến khi hết thời hạn bảo hộ thì ngành Dược sẽ có một môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Lúc đó các doanh nghiệp Dược trong nước sẽ phải đối đầu với các tập đoàn đa quốc gia có công nghệ hiện đại, năng suất cao. Sau khi tìm hiểu về mức độ cạnh tranh trong ngành ta sẽ phân tích một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của DHG để đánh giá năng lực cạnh tranh của họ. Nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh Xác định đối thủ cạnh tranh. Hiện nay các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu là phục vụ cho thị trường nội địa nên việc xác định đối thủ cạnh tranh sẽ dựa vào thị phần của các công ty trong ngành Dược Việt nam. Theo thống kê của cục quản lý dược Việt Nam Dược Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam và đứng thứ 6 trong top 10 doanh nghiệp có doanh thu đứng đầu ngành dược ( 5 doanh nghiệp đứng đầu thuộc các doanh nghiệp nước ngoài ) Đối thủ cạnh tranh của DHG trong ngành công nghiệp dược Việt Nam là tất cả các công ty đang hoạt động trong ngành như: Domesco, Imexpharm, Trapaco, dược Viễn Đông và OPC…Trong đó Domesco đứng thứ 2 với thị phần tiêu thụ nội địa là 4,67% và Imexpharm đứng thứ 3 với thị phần 3,72% (tính đến hết quý I/2010) Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Miền Nam (MHB). Tháng 8/2010. Tài liệu đã dần . Đây là 2 đối thủ quan trọng của DHG. Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của Dược Hậu Giang còn là các công ty dược nước ngoài như: Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp).... Bài phân tích sẽ chọn phân tích đối thủ Sanofi –Aventis vì tại Việt Nam Sanofi- Aventis giữ vị trí số một trên thị trường, dẫn đầu trong các doanh mục dược phẩm kê toa, không kê toa và Vacxin. Tổng quan về các đối thủ: Công ty Sanofi- Aventis Việt Nam: Tại Việt Nam Sanofi – Aventis Việt nam là công ty giữ vị trí số 1 trên thị trường dược phẩm với danh mục sản phẩm phong phú, dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng cũng như những đóng góp trong việc phát triển ngành Dược Việt Nam. Sanofi – Aventis Việt Nam có hơn 150 sản phẩm các loại bao gồm các sản phẩm kê toa, không kê toa và vacxin. Trong đó có những sản phẩm hàng đầu trong lĩnh vực điều trị tim mạch, ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương, đái tháo đường, nội khoa và vacxin. Sanofi – Aventis Việt nam đã thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ khách hàng với việc mở trung tâm dịch vụ khách hàng (2002) để hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Hiện tại Sanofi đang thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ đối tác, đặc biệt là trong công nghệ sinh học và trị liệu sinh học, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trên toàn thế giới để cải tiến sản phẩm và phát triển thêm các sản phẩm mới. Mục tiêu Sanofi trong tương lai trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dự định tăng tỷ lệ sản phẩm bắt nguồn từ công nghệ sinh học từ 14% (2008) đến 25% (2012) Không tác giả. 3/2010. Giới thiệu Sanofi – Aventis Việt nam.[trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 24/9/2010). . Công ty Domesco: Năm 2009, DOMESCO chiếm 4,67% thị phần trên thị trường thuốc tiêu thụ tại Việt Nam, với công nghệ hiện đại Công ty đã nghiên cứu thành công và được phép sản xuất hơn 406 mặt hàng phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩuKhông ngày tháng. Năng lực sản xuất kinh doanh & thị trường tiêu thụ [trực tuyến]. Trang wed công ty Domesco. Đọc từ: (đọc ngày: 24.09.2010) . Nguyên vật liệu sản xuất thuốc của Domesco chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất nguyên vật liệu dược nổi tiếng trên thế giới tại châu Âu và Mỹ, chất lượng của các loại nguyên liệu đạt độ ổn định cao và có chứng nhận DMF. Riêng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo mộc, Domesco tổ chức thu mua tại các vùng cung cấp lớn trong nước15/5/2007. Domesco công bố nhiều thông tin quan trọng [trực tuyến]. Trang wed công ty Domesco. Đọc từ: (đọc ngày 26/9/2010) . Mục tiêu của Domesco là đến năm 2015 phát triển thành một Tập đoàn về Dược - Thực phẩm chức năng, có đủ sức chiếm thị phần lớn trong cả nước, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Công ty đang thực hiện các chiến lược phát triển sản phẩm, tích hợp dọc về phía sau như duy trì và phát triển hệ thống chất lượng toàn diện (TQM), tích hợp bộ tiêu chuẩn ISO nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao. DMC đã khánh thành cụm công nghiệp Dược giai đoạn 1 với nhiều hạng mục cơ bản của dự án đã hoàn tất, đưa các hạng mục này vào khai thác sẽ giúp DMC đa dạng hóa các mặt hàng dược phẩm. Đồng thời Domesco cũng đang khẩn trương xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Dược kỹ thuật cao Domseco, diện tích 111.320m2, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2010 Không ngày tháng. Nhận định chung về nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán [trực tuyến]. Nguồn: DTCK, 13/8. Đọc từ: %20VN%20160810.pdf (đọc ngày 26/09/2010) . Công ty Imexpharm: Trong năm 2009, công ty chiếm 3.72% thị phần các thị trường thuốc tiêu thụ tại Việt Nam. Imexpharm đặt ra mục tiêu trong tương lai là tổng doanh thu thuần 760 tỷ đồng tăng 7,55% so với năm 2009 và trở thành Công ty Dược phẩm hàng đầu trong nước, tạo thế cạnh tranh riêng biệt, tiếp tục chiến lược ổn định, bền vững và hiệu quả Không ngày tháng. Mục tiêu năm 2010 [trực tuyến]. Báo cáo thường niên năm 2009. Đọc từ: www.imexpharm.com. (đọc ngày 20/09/2010) . Điều này cho thấy công ty chú trọng việc phát triển ổn định và bền vững. Với những năng lực hiện tại: có đội ngũ nhân viên có trình độ cao luôn tâm huyết với công ty và đội ngũ bán hàng, tiếp thị, phân phối năng động nhiệt tình tạo cho công ty có đủ năng lực và phương tiện phân phối sản phẩm 64/64 tỉnh thành cả nước Việt Nam Không ngày tháng. Báo cáo thường niện năm 2009. Đọc từ: www.imexpharm.com. (đọc ngày 20/09/2010) . Hệ thống phân phối sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO: 9001:2000 và 22000, GMP-WHO, GSP, GLP công ty luôn hướng tới việc cho mình một hướng đi riêng chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà định hướng vào khách hàng 07.09.2010. Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm: tạo thế đứng vững trên thị trường [trực tuyến]. Đọc từ:http://:www.t5g.org.vn/?u=dt&id=1428.(Đọc ngày 22.09.2010) . So với DHG va Domesco có hệ thống phân phối của Imexpharm đang còn yếu thế hơn. Imexpharm mới chỉ có 3 đại lý trong khi số đại lý của DHG là 20 và Domesco là 75. Ma trận hình ảnh cạnh tranh Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu của ngành hàng Dược phẩm mà nhóm thảo luận và khả năng đối phó của doanh nghiệp đối với các yếu tố này: Trọng số được cho theo mức độ quan trọng của các nhân tố thành công trong ngành. Điểm đánh giá khả năng cạnh tranh của các công ty được cho theo mức độ từ 1 đến 4: rất yếu = 1, khá yếu = 2, khá tốt = 3, rất tốt = 4. Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG TT Các nhân tố thành công Trọng số DHG SANOFI DOMESCO IMEXPHARM Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số 1 Khả năng kiểm soát nguồn dược liệu ổn định 0,1 4 0,4 4 0,4 3 0,3 3 0,3 2 Sản phẩm chất lượng, an toàn 0,17 3 0,51 4 0,68 3 0,51 3 0,51 3 Kênh phân phối sản phẩm 0,18 4 0,72 2 0,36 3 0,54 2 0,36 4 Năng lực nghiên cứu, phát triển thuốc mới 0,15 3 0,45 4 0,6 3 0,45 3 0,45 5 Marketing tốt 0,13 3 0,39 4 0,52 3 0,39 3 0,39 6 Năng lực sản xuất 0,15 4 0,6 4 0,6 4 0,6 2 0,3 7 Năng lực tài chính 0,12 4 0,48 4 0,48 3 0,36 2 0,24 Tổng 1 3,55 3,64 3,15 2,55 Bảng trên cho thấy công ty Sanofi (3,64) đang dẫn đầu ngành; Công ty DHG (3,45) cũng khá mạnh đang đứng vị trí số 2; Domesco đứng thứ 3 (3,15); Imexpharm yếu hơn các công ty trên (2,67). Điểm mạnh then chốt của Sanofi là khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu, năng lực nghiên cứu phát triển và dịch vụ khách hàng. So với các đối thủ điểm mạnh của DHG là khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu, tổ chức hệ thống phân phối tốt và nguồn tài chính tốt và năng lực sản xuất tốt. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối với ngành Dược nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là không cao. Vì rào cản xâm nhập ngành hiện nay còn cao do ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lí của nhà nước và các tổ chức thế giới: Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BYT của bộ y tế và yêu cầu của tổ chức Y Tế Thế Giới thì các doanh nghiệp muốn sản xuất thuốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn như: GMP theo khuyến cáo của WHO (GMP - WHO); Hệ thống kho bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP; Thực hành tốt phòng thí nghiệm về vacxin và sinh phẩm (GLP); Thực hành tốt về phân phối thuốc(GDP); Thực hành tốt về quản lí nhà thuốc (GPP). Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn trên của thì mới có thể tồn tại và phát triển được Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB. 03/2010. Tài liệu đã dẫn. . Vì vậy nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là không cao. Nhà cung cấp Nhà cung cấp cho ngành Dược phẩm bao gồm: Nhà cung cấp về nguyên vật liệu chế biến thuốc, nhà cung cấp về nguồn lao động. Trong ngành Dược lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng, vì ngành đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ cao và có kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, trong thực trạng ngày nay thì nguồn nhân lực có trình độ cao còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. “Theo báo cáo ngành dược năm 2010 thì tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân” Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB. 03/2010. Tài liệu đã dẫn. . Về nguồn nguyên vật liệu cho ngành Dược: Hiện nay sức mạnh của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chế biến thuốc đối với ngành còn cao vì vậy sức ép từ phía các nhà cung cấp này lên ngành là cao. Tuy hiện nay có một số doanh nghiệp Dược đã xây dựng được nguồn nguyên liệu riêng do vậy đã chủ động được một phần nguồn nguyên liệu để sản xuất nhưng tỷ lệ này là rất thấp. Đa số nguồn nguyên liệu dùng cho việc sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Châu Á như : Áo, Ý, Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc....Trong đó 2 quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dược nhiều nhất vào Việt Nam với tỷ trọng tương ứng là 25% và 21% (năm 2008) Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB. 03/2010. Tài liệu đã dẫn.. . Với hơn 90% nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc nhập khẩu từ nước ngoài Không ngày tháng. Ngành Dược Việt Nam còn thiếu định hướng [trực tuyến]. Đọc từ: /Suc-khoe/Nganh-duoc-Viet-Nam-con-thieu-dinh-huong/65169345/245/(đọc ngày /10/2010) , thì sự lệ thuộc về nguyên liệu của các công ty sản xuất thuốc trong nước là rất lớn và sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà cung cấp này tăng giá bán. Sản phẩm thay thế Áp lực từ sản phẩm thay thế đối với ngành Dược là không đáng kể. Vì nhu cầu dược phẩm là một nhu cầu thiết yếu không có sản phẩm có thể thay thế thuốc chửa bệnh. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài được hình thành khi phân tích môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Các yếu tố cơ hội và đe dọa trong ma trận được nhóm chọn ra từ nội dung phân tích môi trường bên ngoài của ngành hàng Dược phẩm. Trọng số được cho theo mức độ quan trọng của các yếu tố đến sự thành công của các công ty trong ngành. Điểm đánh giá được cho theo mức độ phản ứng của các công ty với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài theo thang điểm từ 1 đến 4: Phản ứng rất yếu = 1, khá yếu = 2, khá tốt = 3, phản ứng rất tốt = 4. Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành hàng Dược phẩm TT Các yếu tố bên ngoài Trọng số Điểm Điểm có trọng số 1 Biến động tỷ giá đang tác động xấu đến việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc 0,08 2 0,16 2 Người tiêu dùng trong nước còn mang tâm lý thích thuốc ngoại 0,11 2 0,22 3 Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng 0,1 2 0,2 4 Nhu cầu tiêu dùng thuốc của người dân có xu hướng tăng 0,12 3 0,36 5 Gia nhập WTO, mở rộng quan hệ hợp tác tạo điều kiện tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới 0,13 3 0,39 6 Nguồn nhân lực tay nghề cao còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu 0,09 2 0,18 7 Sức ép từ khách hàng là không đáng kể 0,1 4 0,4 8 Người tiêu dùng VN đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng thuốc 0,08 3 0,24 9 Thách thức từ việc lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài 0,09 2 0,18 10 Rào cản gia nhập ngành vẫn còn cao 0,1 4 0,4 Tổng 1 2,74 Nhận xét: Tổng điểm có trọng số là 2.78 cho thấy khả năng phản ứng của các công ty trong ngành trước cơ hội và đe dọa từ bên ngoài ở mức trên trung bình cận khá tốt. Các chiến lược từ công ty phản ứng tốt với một số yếu tố bên ngoài như: sức ép từ khách hàng là không đáng kể, nhu cầu tiêu dùng thuốc của người dân đang có xu hướng tăng, gia nhập WTO mở rộng quan hệ hợp tác tạo điều kiện tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng thuốc. Bên cạnh các phản ứng tích cực đó công ty còn một số hạn chế chưa phản ứng tốt: biến động tỷ giá đang tác động xấu đến việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc, người tiêu dùng trong nước còn mang tâm lý thích sử dụng thuốc ngoại, gia nhập WTO áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng, nguồn nhân lực tay nghề cao còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu, thách thức từ việc lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài. Phân tích môi trường nội bộ ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG Phân tích môi trường nội bộ là một phần rất cần thiết khi lập chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dược Hậu Giang. Vì nó giúp công ty hiểu rõ hơn về bản thân mình như các điểm mạnh điểm yếu, lợi thế cạnh tranh của công ty từ đó làm cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Một phương pháp tốt để khảo sát hoạt động của DHG trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng chính là xây dựng nên chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Nội dung bài phân tích chỉ tập trung phân tích lĩnh vực kinh doanh dược phẩm của DHG nên phân này, nghiên cứu chỉ vẽ chuổi giá trị của ngành Dược. Lợi nhuận Lợi nhuận Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Thu mua Hậu cần đầu vào Vận hành Hậu cần đầu ra Dịch vụ khách hàng Marketing & bán hàng Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Đào tạo tay nghề, trình độ sản xuất Chính sách lương. Tuyển dụng Đào tạo nhân viên bán hàng, nhân viên nghiên cứu. Chính sách lương Tuyển dụng, đào tạo. Chính sách lương Thiết kế thành phần dược liệu, hệ thống máy Nghiên cứu thị trường Hổ trợ bán hàng Quy trình dịch vụ khách hàng Vận chuyển nguyên liệu Thu mua nguyên liệụ Quản lý nguồn cung Thu mua thiết bị bảo quản Đi lại, ăn ở. Dịch vụ truyền thông Đi lại, ăn ở. Quản lý nguyên liệu nhập khẩu Sản xuất sản phẩm. Năng suất thiết bị. Quản lý tồn kho thành phẩm. Dự đoán tiêu thụ Bán sản phẩm Hoạt đông PR Hội nghị khách hàng Dụ lịch, Chiến lược 20/80 chăm sóc KH Hình 2.1: Chuỗi giá trị của ngành dược phẩm của DHG Chuỗi giá trị của ngành Dược cũng như các ngành khách bao gồm các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ sẽ hỗ trợ cho các hoạt động chủ yếu bên dưới. Mỗi hoạt động hỗ trợ có thể hỗ trợ hoặc liên kết với một hoạt động chủ yếu bên dưới và hỗ trọ cho toàn chuổi giá trị. Tuy nhiên riêng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp là không liên kết với cụ thể một hoạt động chủ yếu bên dưới nào mà nó hỗ trợ cho toàn doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào các hoạt động trong chuỗi giá trị của DHG. Các hoạt động chủ yếu Hậu cần đầu vào Về vấn đề quản lý nguồn nguyên liệu: Chính sách quản lý nguyên vật liệu tốt, giá cả nguyên vật liệu được dự báo tốt ngay từ đầu, chủ động nhập khẩu và tồn trữ nguyên liệu hài hòa giữa giá cả, tỷ giá, chi phí cơ hội, chi phí tồn trữ. Cộng với hệ thống kho đảm bảo điều kiện bảo quản tối ưu giúp cho chất lượng nguyên liệu, thành phẩm ổn định trong quá trình lưu trữ. Nhờ vậy, đã hỗ trợ rất nhiều cho công ty trong việc sản suất và phân phối sản phẩm đạt chất lượng cao. Việc lựa chọn nhà cung ứng là một trong những tiêu chí góp phần tạo nên sự ổn định về chất lượng cho sản phẩm. Phòng cung ứng của DHG có chức năng chọn mua và cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên liệu, bao bì phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng với giá cả hợp lý cho sản xuất và nghiên cứu. 2.3.1.2 Vận hành DHG có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP do cục quản lý Việt nam chứng nhận. Bên cạnh các máy móc thiết bị ngoại nhập, Dược Hậu Giang còn sử dụng máy móc thiết bị do đội ngũ kỹ sư của phòng Cơ điện chế tạo Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Miền Nam (MHB). Tháng 8/2010. Báo cáo Công ty CP Dược Hậu Giang [trực tuyến]. Đọc từ: _43d5 a079_281952233ff9.pdf. (đọc ngày 20/9/2010) . Năm 2009, tổng giá trị sản xuất của DHG 1.638 tỷ đồng, đây tiếp tục là năm thứ 14 DHG đứng đầu ngành Dược Việt Nam, công suất nhà máy luôn được khai thác tối đa. Công suất nhà máy hiện nay khoảng 3 tỷ viên/năm. Từ năm 2009 công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy mới với vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Khi nhà máy này đi vào hoạt động sẽ nâng công suất của công ty lên gấp đôi, tức khoảng 6 tỷ đơn vị sản phẩm/năm Không tác giả. 31/ 12/2009. Báo cáo thường niên năm 2009 DHG [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 20/9/2010) . Hiện tại, Imexpharm đã tập trung đầu tư để hoàn thành nhà máy Cephalosporyn tại Bình Dương với vốn đầu tư 110 tỷ đồng dự tính khi nhà máy hoạt động sẽ nâng công suất hiện tại của công ty lên thêm từ 400-500 tỷ đồng, nâng cấp và tách nhà máy Cephalosporyn và Penycillin tại Đồng Tháp theo công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế. Domesco đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên - cốm - bột với công suất 2,5 tỷ đvsp/năm tương đương 67 tỷ đồng, hợp tác với DCPL – India xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tiêm Non Betalactam-thuốc nhỏ mắt công suất 80 triệu đvsp/năm Không tác giả. Giới thiêu công ty. Dự án đầu tư [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 3/10/2010) . Cùng với quy mô hoạt động đứng đầu ngành Dược Việt Nam (tổng tài sản năm 2009 đạt 1500 tỷ đồng tăng 42% so với 2008 đứng đầu ngành, trong khi Domesco và Imexpharm có quy mô tổng tài sản lần lược là 710 tỷ đồng và 731 tỷ đồng) Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB. 03/2010. Báo cáo phân tích ngành Dược [trực tuyến]. Công ty CP chứng khoán MHP. Đọc từ: /0e10e5a0-c355-4c65-86cb-cb9a14bb1a79.pdf. (đọc ngày 20/9/2010) . Điều này cho phép DHG có thể phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hạ thấp giá thành sản xuất tăng khả năng cạnh tranh. 2.3.1.3 Hậu cần đầu ra Thời gian tồn kho đã được DHG cải thiện đáng kể do công ty đã thực hiện tốt công tác dự báo kế hoạch bán ra, và giảm định mức tồn kho trung gian ở khối lưu thông phân phối, cải thiện đáng kể khoản giảm trừ doanh thu. Bảng 2.3: Thay đổi khoản giảm trừ doanh thu của DHG và đối thủ cạnh tranh ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục Dược Hậu Giang Không tác giả. 31/ 12/2009. Báo cáo thường niên năm 2009 DHG [trực tuyến]. Tài liệu đã dẫn. Domesco Không tác giả. 31/12/2009. Báo cáo thường niên năm 2009 Domesco [trực tuyến]. Tài liệu đã dẫn. Imexpharm Không tác giả. 31/12/2009. Báo cáo thường niên năm 2009 Imexpharm [trực tuyến]. Tài liệu đã dẫn. 2008 2009 2008 2009 2008 2009 Tổng doanh thu 1.518,437 1.770,345 941,225 1.071,895 569,022 663,515 Khoản giảm trừ 32,973 24,323 3,464 3,998 7,178 3,439 Tỷ trọng khoản giảm trừ/tổng doanh thu 2,17% 1,37% 0,37% 0,37% 1,26% 0,52% Chênh lệch tỷ trọng 2009/2008 -0,80% 0,00% -0,74% (Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính của các công ty) Từ bảng số liệu cho thấy: Năm 2009, tỷ trọng các khoản giảm trừ doanh thu của DHG giảm 0,80% (từ 2,17% năm 2008 giảm còn 1,37% năm 2009 trong khi doanh thu 2009 tăng nhiều so với 2008). Tỷ trọng các khoản giảm trừ doanh thu của Domesco không thay đổi (doanh thu Domesco tăng và các khoảng giảm trừ cũng tăng lên), tỷ trọng các khoản giảm trừ doanh thu của Imexpharm giảm 0,74% (từ 1,26% giảm còn 0,52% vào năm 2009). Từ những dữ liệu trên cho thấy năm 2009 DHG đã thực hiện quản lý‎ tồn kho thành phẩm khá hiệu quả, chất lượng sản phẩm tồn kho được đảm bảo, nên giảm được các khoản giảm trừ doanh thu như: hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán so với năm 2008. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu của DHG vẩn còn cao hơn hai đối thủ cạnh tranh vần đề này cho thấy hoạt động quản lý tồn kho thành phẩm của công ty chưa tốt bằng đối thủ vì vậy trong tương lai công ty cần chú ‎ý cải thiện tình hình này. 2.3.1.4 Marketing và bán hàng: Dược Hậu Giang là doanh nghiệp duy nhất trong ngành Dược có hệ thống phân phối sâu và rộng khắp lãnh thổ Việt N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành hàng dược phẩm của công ty cp dược hậu giang.doc
Tài liệu liên quan