Về quy mô tương đối giữa khách hàng và VPI thì xét theo tuyến khách hàng(các bệnh viện tuyến 1 tiêu thụ số lượng hàng lớn hơn rất nhiều so với bệnh viện tuyến 2): Từ bảng danh mục hợp đồng trên cho thấy bệnh viên tuyến Trung Ương là các khách hàng cực kỳ quan trọng. Các đối tượng như Viện K, viện Bạch Mai, Viện Chợ Rẫy sử dụng khối lượng rất lớn thuốc trong điều trị bệnh ung thư gấp hàng nhiều lần so với các bệnh viện tuyến tỉnh. Đây là các khách hàng lớn nhất đối với VPI và luôn cần được chăm sóc đặc biệt. Nhìn chung toàn bộ khối viện Trung Ương khu vực Hà Nội đều là những khách hàng rất lớn đối với bất kỳ nhà phân phối dược phẩm nào. Tình trạng quá tải ở các viện Trung Ương cho thấy nhu cầu sử dụng thuốc của họ là rất lớn trong khi đó VPI mới chỉ cung cấp một vài mặt hàng trên mà thôi.
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu vào của nhập khẩu hàng hóa tăng khoảng 7-8.5%, vì vậy đây là vấn đề đáng quan tâm đối với VPI.
Yếu tố Văn hóa xã hội
Người dân quan tâm đến sức khỏe ngày càng lớn nên nhu cầu khám Chữa bệnh tăng ngày một cao. Các bệnh viện nhất là bệnh viện cấp Trung Ương luôn ở tình trạng quá tải. Trên báo Vietnamnet GĐ Lê Hoàng Minh ở bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh đưa ra một số minh chứng: Nếu năm 2003, lượt người khám tại BV dừng ở mức 231.777, thì qua năm 2007 đã tăng gần 100 ngàn lượt với 328.222 bệnh nhân. Con số thống kê chưa đầy đủ của 10 tháng năm 2008 này đã tăng lên vài chục ngàn trường hợp so với năm trước
HÌNH 10: Bảng số lượt khám bệnh của người dân ở các tuyến
Năm
Tổng số
Trong đó
Trung ương
Y tế các ngành
Địa phương
2002
127.824.420
2.803.289
2.981.721
122.039.410
2003
146.944.901
3.369.777
2.879.213
140.695.911
2004
155.686.076
3.296.697
2.635.642
149.753.737
2005
155.608.361
3.400.732
2.715.643
149.491.986
Nguồn( tổng cục thống kê)
Tình trạng quá tải BV là do một số nguyên nhân sau: chất lượng điều trị của tuyến dưới thấp, chất lượng điều trị và ngày điều trị còn kéo dài, số giường bệnh trên 1 vạn dân của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó là do tâm lý bệnh nhân và người nhà tin rằng các viện tuyến 1 được đầu tư các TTBYT hiện đại và đầy đủ, trình độ các y– bác sỹ chuẩn đoán và điều trị cao. Thực tế là rất nhiều trường hợp kết quả chuẩn đoán sai lệch giữa các cấp điều trị, điều này do trình độ các y-bác sỹ còn chưa cao.
Tình trạng quá tải trên được giải quyết một phần bởi sự đi vào hoạt động của các bệnh viện tư nhân. Qua số liệu dưới đây cho thấy số lượng các bệnh viện là tăng nhanh 206 bệnh viện từ năm 2006 – 2007, đây là các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp phân phối dược phẩm. Số lượng khách hàng( bệnh viện) tăng nhanh khi Chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách xã hội hóa ngành y tế, cho phép các bệnh viện tư đi vào hoạt động.
Hình 11: Số bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh
Năm
Bệnh viện
Phòng khám đa khoa khu vực
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng
2005
878
880
53
2006
903
847
51
2007
956
829
51
Nguồn(tổng cục thống kê)
Hội nhập kinh tế quốc tế
Do Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ công nghệ và khả năng nghiên cứu còn rất thấp vì vậy không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn nhiều lĩnh vực khác chủ yếu phụ thuộc nhiều vào công nghệ và sản phẩm nước ngoài. Sản xuất dược phẩm trong nước còn thấp mới chỉ đáp ứng được 40% thị phần thuốc, chủ yếu là nhập khẩu nước ngoài:
Hình 10: Kim ngạch suất nhập khẩu thuốc của Việt Nam
Nguồn( cục quản lý dược Việt Nam)
Đấy chưa kể đến vấn đề nhập khẩu TTBYT công nghệ cao gần như là hoàn toàn. Sản xuất TTBYT trong nước mới chỉ là vật tư: giường bệnh, bơm tiêm… Có TTBYT hiện đại sẽ hỗ trợ cho các thầy thuốc chẩn đoán, phát hiện và xử lý kịp thời, có hiệu quả những căn bệnh hiểm nghèo: ung thư, sọ não, ghép tạng, đa chấn thương... như vậy các sản phẩm kinh doanh ngành y tế: dược phẩm và TTBYT sẽ theo xu hướng chất lượng và hiện đại. Lựa chọn con đường kinh doanh sản phẩm ngoại là lối đi đúng hướng cho VPI.
Hội nhập kinh tế quốc tế mở đường cho giao thương thuận tiện hơn. Hợp tác với nước ngoài thuận lợi hơn về mọi mặt: văn hóa, kinh tế, khoa học…. chỉ sau 1 năm ra nhập WTO hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng nhanh chóng, năm 2008 xuất khẩu Việt Nam tăng 39% đạt 48.6 triệu USD, nhập khẩu tăng 48.3% đạt 64.4 triệu USD. Bên cạnh đó còn đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa của các Quốc gia trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa các nước càng thúc đẩy nhanh khi tuổi thọ sản phẩm ngày càng bị rút ngắn. Cùng với sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật : Máy móc thiết bị, kỹ thuật sử dụng, đào tạo nhân sự điều khiển….
Nhiều cơ hội cho VPI cũng như nhiều DN khác đó là hội nhập giúp các doanh nghiệp trong nước dễ dàng hợp tác với các đối tác nước ngoài do nước tham gia phải thực hiện các qui định khi tham gia. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO từ ngày 11/7/2007, và trong sân chơi này Việt Nam bắt buộc phải thực hiện đúng các qui định: Cam kết về thuế xuất đối với các mặt hàng xuất- nhập khẩu ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp,…, về độ mở rộng đối với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam….:
Thuế:Dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0-5% so với mức thuế 0-10% như trước đây. Mức huế trung bình sẽ là 2.5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO
Quyền kinh doanh( xuất nhập khẩu):Kể từ ngày 1/1/2009 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của DN nước ngoài tại Việt Nam được trược tiếp xuất- nhập khẩu dược phẩm.
Hoạt động Nhập khẩu ủy thác và ủy thác nhập khẩu 0.7-1.5% không còn như hiện nay
Bên cạnh việc bắt buộc thực hiện theo qui định của WTO thì Việt Nam vẫn có được các quy định riêng của mình. Về lĩnh vực xã hội hóa trong đó có ngành y tế về Quyền phân phối trực tiếp: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại VN sẽ không được tham gia phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam
Các thuốc do DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại VN nhập khẩu trực tiếp sẽ bán lại cho các DN phân phối trong nước có chức năng phân phối ( kể từ ngày 1/1/2009)
Ra nhập WTO tạo ra các cơ hội cho VPI dễ dàng hơn trong hợp tác làm việc với đối tác nước ngoài, nhập khẩu ủy thác và ủy thác nhập khẩu giảm mở rộng đường nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm, qui định về thuế sẽ giảm được chi phí đầu vào so với trước vì vậy lượng vốn cho kinh doanh sẽ linh động hơn.
Nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức khi thu hút nhiều DN nước ngoài tham gia thị trường tiềm năng này. DN có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng…
Phân tích môi trường vi mô ( môi trường nội bộ ngành dược phẩm)
Hình 13: Mô hình hoạt động của hệ thống phân phối dược phẩm
2.1- Môi trường nội bộ ngành
Thống kê 2007 trên cả nước có khoảng 897 công ty kinh doanh phân phối dược phẩm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Đặc điểm của phân phối dược phẩm là các công ty thương mại nên có thể cung cấp bất kỳ loại dược phẩm nào vì vậy bất kỳ nhà phân phối nào cũng là các đối thủ của mình.
Hệ thống phân phối dược phẩm bao gồm: nhà sản xuất, trung gian phân phối nước ngoài, trung gian phân phối cấp 1-2, đại lý bán thuốc hoạt động theo sơ đồ sau:
Trong đó:
Trung gian phân phối cấp 1 và trung gian phân phối nước ngoài: là các doanh nghiệp tiền thân của Nhà nước chuyên làm chức năng nhập khẩu và làm thêm các chức năng dịch vụ kho bãi, giao nhận: như Codupha, Phytopharma( Dược phẩm TWII), Vimedimex, Sapharco... Các doanh nghiệp này vừa có chức năng nhập khẩu thuốc nước ngoài dưới sự điều hành của bộ y tế, lại vừa đảm nhiệm chức năng dài… rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân.
Trung gian phân phối cấp 1-2 là các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tiếp thị và xây dựng các hệ thống phân phối( các công ty cổ phần, TNHH trong nước( có nhiều công ty nhưng quy mô thường nhỏ), và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài). Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài(Diethelm Viet Nam, Cong ty TNHH Mega Lifesciences VN, Cong ty TNHH Zuellig Pharma Viet Nam) đang thống lĩnh thị trường với con số ấn tượng gần 50% số lượng dược phẩm nhập khẩu. Đây là những nhà phân phối chi phối mạnh mẽ tới thị trường phân phối cả nước do họ phân phối độc quyền các thuốc đặc trị và có hệ thống đại lý, khách hàng và trình dược viên.
Các trung gian cấp 1-2 này thường liên kết với nhau theo kiểu lợi thế riêng: Phytopharma có lợi thế đại diện độc quyền thuốc nhưng lại thiếu lợi thế khách hàng trong khi VPI lại có lợi thế các khách hàng lớn ở các viện, vì vậy VPI sẽ là nhà phân phối cấp2( nếu Phytopharma là nhà phân phối cấp1(đại diện)), là nhà phân phối cấp 1 nếu đại diện độc quyền của thuốc nhập khẩu.
Chi phí trung gian nay lớn góp phần đẩy giá thuốc lên, hơn nữa các công ty đều có quyền dự thầu các bệnh viện trên cả nước vì vậy sẽ mất lợi thế canh tranh về giá trong tính điểm dự thầu. ( cần lưu ý lớn đến giành quyền phân phối độc quyền).
Phân tích áp lực từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp có 2 kiểu: nhà cung cấp trực tiếp( nhà sản xuất) và nhà cung cấp gián tiếp( nhà phân phối cấp 1 hay nhà đại diện nhập khẩu).
Nhà phân phối cấp 1 hay các nhà đại diện nhập khẩu, họ được quyền nhập khẩu loại thuốc đó và các nhà phân phối trong nước khác phải thông qua họ thì mới có được sản phẩm này do tính chất đại diện : Các thuốc do DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại VN nhập khẩu trực tiếp sẽ bán lại cho các DN phân phối trong nước có chức năng phân phối. Vì vậy một số mặt hàng VPI không thể nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất mà phải qua nhà phân phối mặt hàng đó tại Việt Nam: Dược phẩm TWII, cổ phần Đông Hưng và một số nhà cung cấp khác.
Hình 14: Giá trị giao dịch với các nhà cung cấp
Nhà cung cấp
Giá trị giao dich (năm 2008 và 3 tháng 2009)
Dược phẩm TW 2
4.750.000.000.
TTY ( Đài Loan)
12.653.000.000
Clesstra (Ấn ĐỘ )
BiotonSA (Hà Lan)
Biosmedica (Italia)
3.205.000.000
Cổ phần dược phẩm Đông Hưng
2.0210.000.000
Các nhà cung cấp khác
6.040.000.000
Nguồn( phòng kinh doanh)
Công ty dược phẩm TTY pharma là một trong những công ty sản xuất và nghiên cứu dược phẩm lớn nhất Đài Loan, chuyên nghiên cứu và phát triển các loại thuốc chống ung thư, chống nhiễm khuẩn, bệnh tim mạch và bệnh thần kinh trung ương. Trong năm 2008 và đặc biệt 3 tháng đầu năm 2009 VPI đã hợp tác và giao dịch với TTY gần 13 tỷ VND giá trị giao dịch, chiếm khoảng 40,5% tổng giá trị. Các sản phẩm dòng ung thư của VPI được nhập trực tiếp từ 1 nhà sản xuất TTY Biopharm Co., Ctd. Như Ufur, Lipodox, IRINO, Oxalip, ThaDo…
Hiện tại NaNo của VPI tập trung phân phối các sản phẩm có hiệu quả điều trị cao và mức độ an toàn tối đa để điều trị các bệnh nguy hiểm như ung thư, nhiễm khuẩn hệ thống chuyên ngành trong nghiên cứu và phát triển các loại thuốc cho bệnh ung thư, chống nhiễm trùng, bệnh tim mạch, và thần kinh trung ương. Và là nhà phân phối độc quyền các loại thuốc trên cho TTY.
Dược phẩm Trung Ương II là công ty sản xuất thuốc, đồng thời có ưu thế trong nhập khẩu các loại thuốc vào Việt Nam.
Hình 15: Tỷ trọng các loại hàng hóa nhập khẩu của TW2
Loại hàng
2002
2003
2004
2005
hóa nhập
Nghìn USD
%
Nghìn USD
%
Nghìn USD
%
Nghìn USD
%
Nguyên phụ liệu
9,813
36.33
10,017
40.09
10,741
45.6
11,927
55.95
Thành phẩm
15,628.00
57.87
12,780.00
51.15
10,507
44.61
6,876
32.53
TTBYT máy móc
2,193
5.8
2,278
8.76
2,306
9.79
2,334
11.57
Tổng cộng
27,634
100
25,075
100
23,554
100
21,137
100.05
Nguồn( luận văn tốt nghiệp KHPT 45-62)
Được hình thành từ năm 1975, là thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm), dưới sự giám sát trực tiếp từ Bộ Y tế. Dược phẩm Trung Ương II có các chức năng và nhiệm vụ phân phối thuốc thành phẩm, nguyên liệu, hóa chất và thiết bị y tế cho hệ thống phòng và chữa bệnh. Từ bảng trên cho thấy công ty kinh doanh theo kiểu đa dạng hóa(dược phẩm, TTBYT ). Trong thành phẩm, năm 2005 tỷ lệ thuốc thành phẩm chiếm 32.53% tổng giá trị nhập khẩu, trong đó thuốc chống ung thư chiếm 5.7%. Có thể nói Dược phẩm Trung Ương II là nhà phân phối lớn trên thị trường dược phẩm, trong năm 2008 là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra VPI còn nhập khẩu trực tiếp 1 số sản phẩm từ các công ty nước ngoài như Clesstra của Ấn Độ, BiotonSA của Hà Lan hay Biosmedica (Italia) với vai trò nhà đại diện.
Có nhiều lợi thế khi trở thành nhà phân phối độc quyền ( nhà phân phối cấp 1): lợi thế về giá, lợi thế về sản phẩm độc quyền … các nhà sản xuất nước ngoài cũng tạo điều kiện và muốn hợp tác lâu dài với VPI. Đặc biệt TTY có những sản phẩm chuyên sâu trong dòng sản phẩm mà VPI đang tập trung hiện nay: thuốc chống ung thư. Tuy nhiên nếu chỉ hợp tác 1-2 sản phẩm thì mối quan hệ không được bền chặt. Vì vậy VPI tìm hiểu nhà sản xuất chuyên sâu theo dòng sản phẩm như vậy sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Đối với các nhà cung cấp gián tiếp thì hợp tác đôi bên cùng có lợi, khắc phục yếu kém đối phương, nhưng nhìn chung thì không bền vững.
2.3- Về phía khách hàng
Số lượng khách hàng hiện nay của VPI chủ yếu là các bệnh viện lớn tuyến Trung Ương với số lượng là ít thay đổi nhưng là khách hàng có tính quy mô lớn đối với VPI và một số bệnh viện tuyến tỉnh.
Hiện nay VPI có quan hệ kinh tế với trên 20 bệnh viện trên cả nước, trong đó bệnh viện khối trung ương : Viện Xanh Pôn, Viện 108, viện Bạch Mai, Viện Việt Đức, viện Phụ sản trung ương, Viện Nhi, Viện bà mẹ trẻ em… Khối bệnh viện tuyến Trung Ương vẫn là khách hàng lớn nhất với nguồn doanh thu lớn. Nhu cầu sử dụng thuốc đặc trị về ung thư ngày càng cao tại các bệnh viện Tuyến Trung Ương. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì tỷ lệ chết do ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm ngày càng tăng cao đặc biệt là bệnh ung thư. Tại Việt Nam, ung thư gan và ung thư dạ dày là hai loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất thế giới. Ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng 7.000 ca ung thư gan; trên 10.000 ca ung thư dạ dày; 10.300 trường hợp ung thư phế quản; 2.500 ung thư máu, trên 7.000 ca ung thư vú….
Hình 16: Biểu đồ xu hướng gây tử vong từ năm 2002-2030 trên thế giới
Năm 2008 Các thành viên của VPI nhìn chung mới đi vào thống nhất, kết quả doanh thu còn thấp. Thành viên chủ yếu tham dự đấu thầu là công ty TNHH dược phẩm NaNo và công ty CỔ phần dược phẩm Đông Nam, và Vinamedic cũng mới đủ năng lực dự thầu và cũng đã tham dự thầu một số viện. Tuy nhiên do đặc điểm của đấu thầu cung cấp theo thời kỳ 6 tháng và 1năm nên năm vừa qua VPI còn hoạt động chưa suôn sẻ nhưng đã rút kinh nghiệm và tạo bàn đạp cho năm tiếp theo. Từ kết quả trúng thầu đầu năm 2009 cho thấy vị thế VPI ngày càng nâng lên.
Hình 17: Giá trị hợp đồng trúng thầu 1 số viện
Năm 2008
2 tháng đầu 2009
Khách hàng
Giá trị hợp đồng
Khách hàng
Giá trị hợp đồng
Viện Phạm Ngọc Thạch
745,400,000
Viện E
400,730,000
Bạch Mai
2,833,525,000
Bệnh viện nhiệt đới TW
154,600,000
Chợ Rẫy
2,764,890,000
Phụ sản TvW
88,505,000
Viện 108
141,000,000
Viện 108
218,164,800
Phụ Sản TvW
1,525,300,000
Viện Chợ Rẫy
1,081,000,000
Thống Nhất
339,670,000
Viện K
1,649,000,000
Nhi TW
152,160,000
Viện Bạch Mai
360,700,000
Viện tim
1,288,900,000
Lao Phổi
128,000,000
Đa Khoa y học cổ truyền
1,650,000
Ung Bướu
1,785,800,000
Lao Khoa
21,000,000
Thanh Nhàn
42,000,000
Viện K
8,184,650,000
Viện Hòa Bình
222,000,000
Viện Thái Nguyên
475,950,000
Nguồn( phòng đấu thầu)
Cũng từ đây thấy rằng khối bệnh viện tỉnh : bệnh viện Đức Giang, viện Hải Dương, Ninh Bình... VPI còn chưa vươn tới được, khai thác các khách hàng này còn hạn chế.
Các khách hàng của VPI chủ yếu là các bệnh viện nhà nước, chưa có khách hàng là các bệnh viện tư nhân hay sở y tế địa phương. Hàng năm hay hàng quý các bệnh viện mời thầu hàng trăm loại thuốc trong khi đó sản phẩm dự thầu của VPI còn hạn chế chỉ ở vài mặt hàng chống ung thư là chính và một vài sản phẩm thuốc kháng sinh, và thuốc da liếu với số lượng nhỏ.
Về quy mô tương đối giữa khách hàng và VPI thì xét theo tuyến khách hàng(các bệnh viện tuyến 1 tiêu thụ số lượng hàng lớn hơn rất nhiều so với bệnh viện tuyến 2): Từ bảng danh mục hợp đồng trên cho thấy bệnh viên tuyến Trung Ương là các khách hàng cực kỳ quan trọng. Các đối tượng như Viện K, viện Bạch Mai, Viện Chợ Rẫy sử dụng khối lượng rất lớn thuốc trong điều trị bệnh ung thư gấp hàng nhiều lần so với các bệnh viện tuyến tỉnh. Đây là các khách hàng lớn nhất đối với VPI và luôn cần được chăm sóc đặc biệt. Nhìn chung toàn bộ khối viện Trung Ương khu vực Hà Nội đều là những khách hàng rất lớn đối với bất kỳ nhà phân phối dược phẩm nào. Tình trạng quá tải ở các viện Trung Ương cho thấy nhu cầu sử dụng thuốc của họ là rất lớn trong khi đó VPI mới chỉ cung cấp một vài mặt hàng trên mà thôi.
Khách hàng lớn khác của VPI còn là các công ty dược phẩm khác: Công ty cổ phần dược phẩm – vật tư y tế Quảng Nam năm 2008 đã ký hợp đồng mua : Hemovit, Eurogyno, Fucaris, Oravita, CalcinPlus, Eye com , và công ty dược phẩm Trung Ương Medipharco.
Một vài thông tin về Hoạt động mua bán của khách hàng( hình thức đấu thầu và không đấu thầu theo năm hay theo quý): Hình thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi trong hoạt động mua sắm của ngành y tế với mục đích tìm được nhà cung ứng thuốc tốt nhất với giá rẻ nhất để tiết kiệm chi phí lớn nhất cho nhà nước ( các bệnh viện hiện nay chủ yếu là do ngân sách nhà nước đóng góp 50%) . Tùy theo mỗi bệnh viện mà các hợp đồng mua bán thực hiện chủ yếu theo năm hay hợp đồng 6 tháng( cung cấp thuốc trong vòng 1 năm hay 6 tháng). Đây là điều rất thuận lợi đối với các đơn vị trúng thầu sẽ có đầu ra ổn định, nhưng cũng là điểm đen bất lợi đối với đơn vị không trúng thầu vì sẽ mất khách hàng lớn trong thời gian dàiChi phí thay đổi nhà cung cấp là không lớn: vì khách hàng có thể có nhiều nhà cung cấp cho cùng một sản phẩm, sản phẩm là sử dụng ngay mà không cần phải mất thêm chi phí lớn gì. Đối với các bệnh viện, kho lưu trữ thuốc không tốn nhiều chi phí lưu kho, hơn nữa hoạt động cung ứng thuốc ( thời gian giao hàng thường không quá 5 ngày kể từ ngày yêu cầu) vì vậy khả năng đáp ứng nhanh về thuốc là rất hiệu quả.
Như vậy mối quan hệ rằng buộc giữa khách hàng và VPI là rất chưa vững chắc. VPI chưa có gì là rằng buộc được các khách hàng, và chủ yếu là còn phụ thuộc vào khách hàng nhiều vì vậy VPI cần luôn phải coi trọng vấn đề này và chăm sóc khách hàng cho tốt.
Thông tin về khách hàng:
Thực trạng về nhu cầu khám chữa bệnh :Các bệnh viện tuyến Trung Ương hiện nay luôn trong tình trạng quá tải. Như đã nêu ở trên, các bệnh viện tuyến Trung Ương chủ yếu là các bệnh viện chuyên khoa, tất cả các dịch vụ : Bảo hiểm y tê, khám dịch vụ ngoài hay điều trị đều trong tình trạng hoạt động hết công suất. Nhu cầu chuẩn đoán bệnh: chụp X-quang, siêu âm,xét nghiệm… ở các viện hiện nay là rất lớn: Điển hình như bệnh viện Việt Đức trung bình mỗi ngày có khoảng lượt bệnh nhân chụp X-quang trong khi chỉ có 3 máy vận hành theo cả 3 ca. Tuy nhiên vẫn không đủ đáp ứng hết được. Điều nói ở đây là máy móc ở các bệnh viện hiện nay còn thiếu và còn lạc hậu vì vậy sẽ nhanh chóng được đầu tư đổi mới.
Các bệnh nhân tập trung phần lớn về các viện thuộc tuyến 1 để khám dẫn đến tình trạng quá tải, máy móc không đủ đáp ứng. Bên cạnh đó, tại các khoa trị liệu kéo dài thì tình trạng 3 bệnh nhân một giường là phổ biến.Tại Bạch Mai đến khoa ung thư hay Thận tiết niệu thì tình trạng trên sẽ không có gì lạ cả.
Các máy móc thiết bị ở các viện thì chủ yếu tình trạng vừa lạc hậu, lại vừa thiếu: Theo điều tra cho thấy, các máy móc giá trị hàng tỷ đồng đã có tuổi thọ hơn chục năm trong khi các máy đời mới với độ chính xác cao thì nhanh chóng thay thế. TTBYT Bệnh viện Tuyến 1 thì lạc hậu, bệnh viện tuyến 2 thì lại thiếu thốn .
Như vậy nhu cầu về TTBYT: vật tư tiêu hao và TTBYT sẽ tăng trong thời gian tới. Đặc biệt nhu cầu vật tư tiêu hao ngày càng tăng do số người điều trị bệnh ngày càng lớn. Còn máy móc công nghệ cho chuẩn đoán và điều trị bệnh cũng tăng khi các bệnh viện mới, và trang bị thêm cho các bệnh viện đang hoạt động tăng nhiều. Đây là điểm đầu tư hấp dẫn đối với VPI cũng như với nhiều nhà kinh doanh khác.
2.4 Sản phẩm thay thế
Dược phẩm là sản phẩm có khả năng bị thay thế cao do bệnh ngày càng biến chứng theo nhiều dạng mới mà thuốc điều trị không thể điều trị tận gốc được vì vậy khoa học không ngừng nghiên cứu tìm ra các loại thuốc có công dụng điều trị tốt hơn. Đó là sự thay thế trong tương lai, còn hiện tại thì có nhiều loại thuốc cùng có công dụng như nhau trong điều trị.
Thị trường thuốc trong năm vừa qua có biến cố lớn, theo điều tra thì giá các sản phẩm dược phẩm được nâng 200-300% vì vậy nhà nước yêu cầu quản lý khâu đấu thầu thuốc tại các bệnh viện là mua thuốc theo hoạt chất. Vì vậy sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn vì có nhiều loại thuốc có cùng hoạt chất giống nhau tùy theo mức độ hàm lượng thuốc. Đặc biệt là dòng thuốc chống ung thư chất lượng cao mà VPI đang theo đuổi có giá thành cao nên khả năng tìm sản phẩm thay thế
của khách hàng là rất cao. Như vậy cả yếu tố khách quan và chủ quan thì nhu cầu tìm kiểm để sử dụng sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm ung thư là rất cao.
Ngoài ra với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và được Chính phủ các nước chú trọng đến khâu R&D ngày càng cao (thể hiện qua: Nguồn tài chính đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) luôn được chú trọng. Trong năm 2001, Viện nghiên cứu quốc gia về sức khoẻ Hoa kỳ (NIH) đã chi 20 tỉ USD trong đó một phần lớn chi cho công tác nghiên cứu thuốc mới. Trong năm 2002, công nghiệp dược trên thế giới đã chi 16% doanh số (40tỉ USD) cho R& D ). Như vậy công tác nghiên cứu và phát triển luôn được coi trọng trong mọi lĩnh vực, d tìm ra được nhiều loại thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn, chi phí rẻ hơn nên
2.5 Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn
Sức hấp dẫn của thị trường dược phẩm là đặc biệt cao, với khả năng thu hút đầu tư lớn:Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân 15%, Đây cũng là ngành có tỷ lệ sinh lời trên vốn khá cao, từ 30% - 50% trên vốn điều lệ. Bảng dưới đây cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dược phẩm là rất cao, vì vậy sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia chia sẻ “ miếng bánh nóng” hổi này.
Hình 18: Biểu đồ phát triển tiềm năng thị trường dược phẩm Việt Nam
Yếu tố rào cản, rút lui: không quá lớn về chi phí lưu kho thấp, chí phí mua hàng ( từng sản phẩm) là không quá cao. Các thành phẩm dược phẩm có thời gian sử dụng khá dài thường khoảng 2-3 năm, và bảo quản được trong điều kiện bình thường, và đặc biệt là sản phẩm lại nhỏ, gọn vì vậy các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng kho nhỏ cũng đủ để chứa hàng. Hơn nữa hiện nay thường áp dụng phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng vì vậy giảm khá nhiều chi phí lưu kho và bảo quản.
Điều cần thiết đối với các nhà phân phối dược phẩm là phải xây dựng cho mình đội ngũ trình dược viên xuất sắc, hệ thống khách hàng vững chắc. Đây là 2 điểm trọng yếu của mỗi công ty phân phối dược phẩm. Đây là điểm khó nhất đối với doanh nghiệp muốn tham gia lĩnh vực này.
Các đối thủ tương lai gần đây và có áp lực lớn nhất đối với các nhà phân phối dược phẩm hiện nay là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ có lợi thế lớn về: kinh nghiệm, về đội ngũ nhân viên, về sản phẩm công nghệ cao và về lượng tài chính dồi dào. Tuy luật dược là phân phối thuộc về các DN trong nước nhưng không thiếu gì cách để hoạt động.
Tiếp theo đó là các DN đang kinh doanh trong lĩnh vực liên quan về y tế: các DN kinh doanh TTBYT cũng sẽ dễ dàng tham gia phân phối dược phẩm khi có khách hàng trong sản phẩm truyền thống của mình, họ có thể liên doanh, hợp tác với các DN phân phối dược phẩm và cùng phát triển lợi thế của mình.
Nhìn chung thì bất kỳ thị trường nào có sức hấp dẫn lớn thì khả năng các nhà đầu tư khác nhảy vào là không lạ, chủ yếu là căn cứ vào “độ dày” của rào cản rút lui mà thôi.
Với những phân tích trên về môi trường vĩ mô và môi trường kinh doanh dược phẩm ta thấy được bên cạnh những khó khăn, thách thức tác động và có nhiều nguy cơ đối với VPI nhưng cũng có nhiều cơ hội đang và sắp mở ra cho VPI. Vấn đề là VPI đương đầu như thế nào đây!
Các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp :
Cơ hội:
Dễ dàng trong quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài
Số lượng khách hàng tăng ( bệnh viện tư nhân, khối bệnh viện tỉnh) để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Các công ty sản xuất nước ngoài không được phép phân phối trực tiếp, mà phải qua nha phân phối trong nước đại diện. Tính chất đại diện vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm.
Nhu cầu về TTBYT sẽ tăng nhanh trong thời gian tới vừa do chính sách của chính phủ, vừa do nhu cầu cần thiết của các viện mới.
Thách thức:
Nhiều công ty phân phối dược phẩm đang và sẽ tham gia thị trường đầy tiềm năng này.
Nhiều sản phẩm có cùng hoạt chất để thay thế sản phẩm của mình
Khả năng tham gia của các đối thủ tiềm ẩn là lớn
Phân tích môi trường nội bộ của VPI
Phân tích các hoạt động trực tiếp
1.1- Hoạt động cung ứng nội bộ
Khả năng đáp ứng hàng hóa cho khách hàng là kịp thời. Vì cung cấp thuốc cho các viện thông qua đấu thầu, nên cần phải đáp ứng các điều kiện của hợp đồng thường là cấp hàng trong vòng 10 ngày kể từ khi kí hợp đồng, hay giao hàng yêu cầu trong thời gian hợp đồng là 48h, trường hợp không đáp ứng kịp thì có thể ra hạn thêm trong 1 tuần nếu không sẽ phạt theo hợp đồng. Vì vậy lượng hàng lưu kho bao giờ cũng phải sẵn sàng cho khách hàng. Các hợp đồng với nhà cung cấp cũng tương tự nên khả năng đáp ứng nguồn cung và cầu là tốt.
Các khách hàng của VPI hiện nay chủ yếu là các viện lớn ở Hà Nội, và một vài bệnh viện tỉnh nên khả năng đáp ứng hàng hóa cho khách hàng rất cao do: ở vị trí trung tâm (Hà Nội), luôn có hàng trong kho đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng, có đội ngũ xe chuyên dụng của VPI.
Hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên hoạt động cung ứng của VPI chủ yếu tập trung ở khâu giao hàng, nhập hàng. Với điều kiện thuận lợi về giao thông và sự thông thoáng về mặt hành chính nên các mặt hàng nhập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21877.doc