Đề tài Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020

Mục lục

MỞ ĐẦU 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 6

I.Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển 6

1)Tổng quan về công ty: 6

2) Cơ cấu vốn điều lệ : 8

3) Lịch sử thành lập và phát triển của công ty: 8

II. Chức năng hoạt động, nhiệm vụ: 10

1) Chức năng hoạt động: 10

2) Phương châm hoạt động của công ty: 11

“Chất lượng-Uy tín:Sự sống còn của công ty”; 11

3) Chứng nhận: 12

III.Bộ máy tổ chức và nhân sự: 12

1) Sơ đồ tổ chức và bố trí dân sự: 12

2) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. 14

3) Nguồn nhân lực của công ty cổ phần thủy sản số 1: 17

IV. Cơ sở vật chất, kỹ thuật: 19

1. Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty: 19

2) Trình độ kỹ thuật công nghệ 20

V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty: 20

1) Doanh thu và lợi nhuận : 20

2). Sản lượng sản xuất: 22

3) Cơ cấu thị trường và doanh số xuất khẩu: 24

4) Kinh doanh nội địa: 27

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 29

I. Môi trường vĩ mô (macro environment): 29

1).Môi trường kinh tế (Economic environment) 29

2) Môi trường Chính trị-Pháp luật: 38

3. Môi trường văn hóa-xã hội: 51

4) Môi trường dân số (demographics environment): 55

* Tuy nhiên, dân số Việt Nam bắt đầu già hóa vào năm 2010 dẫn đến nền kinh tế nói chung và ngành thủy hải sản nói riêng sẽ không còn nhiều lực lượng lao động trẻ để khai thác. 58

5) Môi trường công nghệ: 60

6) Môi trường tự nhiên 61

II.Môi trường vi mô (micro environment): 65

1) Đối thủ cạnh tranh: 65

2. Nhà cung cấp: 77

3. Khách hàng: 79

4. Sản phẩm thay thế: 81

III. Môi trường kinh doanh quốc tế: 82

1)Thị trường Nhật bản: 82

2) Thị trường EU: 99

3. Thị trường Hàn Quốc: 104

PHẦN III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY 110

I.Phân tích dây chuyền giá trị của công ty: 110

1) Các hoạt động chủ yếu: 110

2) Các hoạt động hỗ trợ: 121

2.2 Trình độ kỹ thuật công nghệ 141

II. Các vấn đề khác trong phân tích môi trường nội bộ: 143

1.Phân tích tài chính: 143

2. Phân tích văn hóa tổ chức công ty: 148

PHẦN IV: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 150

I. Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào 150

1) Các thông tin đã thu thập: 150

2) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh : 157

II.Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp: 158

III.Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định: 162

 

 

doc172 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khá cao so và thời gian sử dụng hay bao quản thường ngắn so với một số mặt hàng khác, vì vậy sẽ khiến người tiêu dùng nhanh chóng tìm đến sản phẩm khác thay thế. Áp lực từ sản phẩm thay thế vì đó mà gia tăng. Đối với mặt hàng thủy sản thì sản phẩm thay thế khá đa dạng, có thể là thịt heo, thịt bò, thịt gà...thịt các loại gia súc. Tuy nhiên trong tình hình như hiện nay với dịch cúm gia cầm, gia súc long mồm lở móng thì nhu cầu về thủy sản ở các thị trường lớn vẫn tăng cao, áp lực từ sản phẩm thay thế là không đáng kể . Tận dụng cơ hội này, công ty nên tăng cường sản xuất và đẩy mạnh hoạt động marketing , thâm nhập thị trường mới bên cạnh với việc duy trì sản lượng tại thị trường cũ, tranh thủ thời cơ để tăng lợi nhuận, đồng thời mang thương hiệu hình ảnh đi xa hơn, rộng hơn, mở rộng quy mô sản xuất, tạo đà tăng trưởng và phát triển trong những năm tới. III. Môi trường kinh doanh quốc tế: 1)Thị trường Nhật bản: 1.1.Giới thiệu chung về thị trường Nhật Bản: 1.1.1 Xu hướng tiêu thụ thủy hải sản Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi. Xét về lượng hàng tiêu thụ, xu hướng nghiêng về các sản phẩm hải sản nhất là cá biển (cá nổi), tiếp theo là nhuyễn thể có vỏ, cá đáy, giáp xác và cá biển khác. Loại sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến và cá tươi, các sản phẩm đông lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn. Một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phải dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu vì cung cấp trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao như sản phẩm “Sashimi” và “Sushi” từ cá ngừ, cá chình, cá song hay tôm, mực, bạch tuộc. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm “shushi” và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới. Sushi và Sashimi là các món ăn truyền thống được ưa thích nhất của người dân Nhật Bản, thường được tiêu thụ nhiều vào dịp cuối năm và những ngày Tết, hay dịp Tuần lễ Vàng cuối tháng 4, đầu tháng 5 – mùa hoa Anh Đào nở và dịp lễ hội Bon trong tháng 8.  Ngoài ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ở Nhật Bản còn phải kể đến là “surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, cũng được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Đây là các sản phẩm được chế biến từ thịt cá xay hoặc thịt tôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua, chả cá hay các loại bánh cá khác…. 1.1.2.Mức tiêu thụ thủy hải sản: Mức tiêu thụ thuỷ sản ở Nhật Bản giảm theo thời gian kể từ năm 1995, có thể được tính bằng tổng sản lượng thuỷ sản trong nước cộng với khối lượng thuỷ sản nhập khẩu trừ đi khối lượng thuỷ sản xuất khẩu. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người của Nhật Bản luôn đứng đầu thế giới. Năm 1993 mức tiêu thụ tính theo đầu người về thuỷ sản là 67,8 kg, gấp 5 lần mức trung bình của thế giới (13,4 kg/người.năm). Hằng năm, mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng tiêu cho thực phẩm. Trong giai đoạn 1995 -1998, tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của Nhật Bản đạt mức cao nhất là 70,4 kg/người.năm, lớn hơn nhiều so với Mỹ (20,9 kg/người.năm). Tuy nhiên từ năm 1998 trở lại đây mức tiêu thụ thuỷ sản Nhật Bản đã giảm một cách rõ rệt, một phần do nền kinh tế suy yếu, thu nhập của các hộ gia đình người Nhật giảm, phần khác là do sản lượng trong nước bị hạn chế bởi sự thu hẹp phạm vi và quy mô hoạt động của các nghề khai thác thuỷ sản. 1.1.3. Hệ thống tiêu thụ: Tại Nhật Bản, ít nhất 70% sản phẩm thuỷ sản được phân phối thông qua thị trường bán buôn nhưng hầu hết thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu như cá ngừ, tôm, cá hồi đông lạnh được phân phối theo các kênh chuyên biệt. Khối lượng buôn bán ở các chợ lớn (các trung tâm buôn bán ở 10 thành phố lớn) trong 2 năm 2003- 2004 đã giảm 8% so với 5 năm trước, mức giá trung bình cũng giảm 9%. Có hai loại chợ bán buôn thuỷ sản được điều chỉnh bằng luật thị trường bán buôn thuỷ sản gồm Chợ bán buôn trung ương (chợ phục vụ cho trên 20 vạn dân, do Tổng cục thuỷ sản quản lý và Chợ bán buôn địa phương (do tỉnh, thành phố quản lý) và các chợ cá quy mô nhỏ nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuỷ sản. Sơ đồ 1: Kênh phân phối thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu 1.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản: 1.2.1. Khối lượng và giá trị nhập khẩu thủy sản: Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, 1980-2004 Đơn vị 1980 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 (b) Khối lượng 1000 MT* 1.038 1.577 2.546 3582 3.544 3.823 3.863 3.325 3.485 Giá trị Triệu USD** 3.158 4.744 10.668 17.853 15.742 13.649 13.863 13.510 15.756 Tỷ yên* 764 1.176 1.608 1.721 1.734 1.720 1.570 1.569 1.634 Nguồn: * Japan statistical yearbook, ** Thống kê của FAO (a) Số liệu từ nguồn Infofish Trade New, số 14/2004 (b) số liệu năm 2004 theo Infofish Trade New, số 3/2005 1.2.2. Mặt hàng nhập thủy sản nhập khẩu: Tỷ trọng giá trị các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu Tôm Cá ngừ Cá hồi Cua Nhuyễn thể chân đầu Bột cá Thuỷ sản đóng hộp Theo thống kê của Nhật Bản, hằng năm nước này nhập khẩu thực phẩm với giá trị lên tới trên 5 nghìn tỷ yên (khoảng 50 tỷ USD), chiếm 11,5% tổng nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, trong đó có khoảng hơn 1,5 nghìn tỷ yên (khoảng 15 tỷ USD) là các mặt hàng thuỷ sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu thực phẩm của nước này. Các nhóm mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản, 2002-2005 Đơn vị : Q= 1000 tấn, V= triệu USD 2002 2003 2004 2005 Mặt hàng Q V Q V Q V Q V Tươi sống 55,4 484 59,3 538 64,3 685 62,9 660 Tươi ướp đá hoặc đông lạnh 2664,6 10144 2310,0 9668 2379,0 10962 2273,0 9675 Muối khô hoặc xông khói 37,9 348 36,9 342 38,7 371 38,0 327 Chế biến sãn hoặc bảo quản 369,6 2284 355,3 2170 413,4 2836 400,9 2429 Sản phẩm hải sản khác 693,5 823 563,9 792 589,6 931 10,4 4751 Tổng cộng 3820,9 14083 3325,3 13510 3485,0 15785 3342,6 13963 Nguồn : Infofish Trade New, No.14/2004, No.3/2005 & N0.3/2006 Nếu xét theo nhóm sản phẩm nhập khẩu chính, thì nhóm các sản phẩm tươi, ướp đá hoặc đông lạnh được xếp hàng cao nhất cả về khối lượng và giá trị; sau đó là nhóm các sản phẩm chế biến hoặc bảo quản đứng thứ 2 và nhóm các sản phẩm tưới sống đứng thứ 3. Sau cùng là nhóm các sản phẩm muối khô và xông khói (xem bảng 11)         (Nguồn: Infofish Trade New, N0.3/2006) Tôm:             Tôm là mặt hàng có giá trị cao nhất (bao gồm cả tôm và tôm hùm) trong đó tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng 80% (trong tôm đông lạnh tôm sú chiếm 30%), đạt 239.935 tấn, giá trị 228,96 tỷ yên (xấp xỉ 1,92 tỷ USD), chiếm 13,72% tổng giá trị nhập khẩu năm 2005. Nhập khẩu mặt hàng này giảm trong 3 năm liền từ năm 1997 đến năm 1999, sau đó lại tăng từ năm 2000.             Vào năm 1994, tổng khối lượng nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã đạt đỉnh cao ở mức 302.975 tấn. Trong thập kỷ qua, nhập khẩu tôm đã biến động nhiều do ảnh hưởng một phần của nền kinh tế Nhật Bản, một phần khác do nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế từ các nước sản xuất vì vấn đề dịch bệnh, các rào cản thương mại và vệ sinh thực phẩm. Nhìn chung tổng khối lượng nhập khẩu tôm (tất cả các dạng sản phẩm tôm) trong 10 năm qua chỉ dao động lên xuống, không có xu hướng rõ rệt (xem bảng 12). Trong hai thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản luôn giữ vị trí nước nhập khẩu tôm đứng đầu thế giới nhưng sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ 2 sau Mỹ. Cho đến nay nhập khẩu tôm của Nhật Bản vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ. Bảng 12: Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản, 1998 & 2001 – 2005 Đơn vị: tấn Các dạng sản phẩm 1998 2001 2002 2003 2004 2005 Sống 364 577 406 293 383 271 Tươi ướp đá 85 99 36 19 33 19 Đông lạnh, nguyên con 238906 245048 248868 233195 241445 232443 Khô/ muối/ngâm nước muối 2349 1704 1875 1977 2351 2008 Luộc, đông lạnh 10338 14045 13936 13927 16745 17051 Luộc & xông khói 376 515 468 453 618 422 Chế biến sẵn/ bảo quản(bao gồm tempura & tôm đóng hộp) 13984 23980 27678 33361 39692 42181 Sushi (với cơm) 50 160 194 92 341 263 Tổng cộng 266038 286128 293461 283318 301608 294658 (Nguồn : Infofish Trade New, No4/2005, No.3/2006) Cá hồi:  Cá hồi là mặt hàng đứng thứ 3 về giá trị nhập khẩu sau tôm và cá ngừ, chiếm 6,49% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản, đạt 108,35 tỷ yên năm 2005 (906,72 triệu USD), có xu hướng tăng về giá trị trong 3 năm gần đây, tăng 4,2% so với năm 2004. Năm 2005, khối lượng cá hồi tươi, ướp đá hoặc đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản đạt 224.903 tấn, giảm 6,2% so với năm 2004 (239.542 tấn) và giảm 16,8% so với năm 2002 (270.157 tấn). Cua:              Cua là mặt hàng nhập khẩu có giá trị đứng thứ 4 sau cá hồi, chiếm 4,12% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Năm 2005 nhập khẩu cua tươi, ướp đá hoặc đông lạnh của Nhật Bản đạt 68,83 tỷ yên (576.012 triệu USD), giảm 14,7% so với năm 2004 (741,7 triệu USD) và giảm 14,9% so với năm 2003. Khối lượng cua nhập khẩu của Nhật Bản năm 2005 đạt 99.332 tấn, giảm 9,7% so với năm 2004, mặc dù trong 3 năm trước có xu hướng gần như ổn định. Nhuyễn thể chân đầu (mực và bạch tuộc): Nhuyễn thể chân đầu là mặt hàng có giá trị nhập khẩu đứng sau mặt hàng cua. Năm 2005 nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu tươi, ướp đá và đông lạnh chiếm 3,67% tổng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, đạt giá trị 61,27 tỷ yên (512.771 triệu USD), giảm 10% so với năm 2004 (569.345 triệu USD). Khối lượng nhuyễn thể nhập khẩu của Nhật Bản có xu hướng giảm trong 3 năm trở lại đây, đạt 119.812 tấn năm 2005, giảm 5% so với năm 2004, giảm 14,3% so với năm 2003. và giảm 37,6% so với năm 2001. (Xem bảng 14). Bảng 14: Nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu tươi, ướp đá hoặc đông lạnh vào Nhật Bản, 1985 & 1990 - 2005                                                                                                         Đơn vị : 1000 tấn 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Mực 113 114,3 86,2 97,5 82,1 117,2 83,9 60,7 64,3 Bạch tuộc 98,6 91,5 97,9 116,3 85,7 74,7 55,9 53,3 55,5 Tổng cộng 211,6 205,8 184,1 213,8 167,8 191,9 139,8 114,0 119,8 (Nguồn : Thống kê của FAO) Bột cá: Bột cá là mặt hàng có khối lượng nhập khẩu cao nhất trong tổng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Sau khi đạt đỉnh cao 594.325 tấn năm 1995, khối lượng bột cá nhập khẩu có chiều hướng giảm xuống, giảm mạnh vào năm 1998 xuống mức 329.792 tấn. Năm 2005, nhập khẩu bột cá của Nhật Bản đạt 372.639 tấn, giá trị 28,36 tỷ yên (237,35 triệu USD), giảm 6,5% về khối lượng và 6,3% về giá trị so với năm 2004. Nhìn chung cả khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này đều lên xuống qua các năm theo xu hướng đồ thị hình sin.    Thuỷ sản đóng hộp:     Khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản đóng hộp của Nhật Bản không biến động lớn trong 15 năm qua nhưng giá trị lại có xu hướng giảm. Hằng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng trên dưới 25 nghìn tấn thuỷ sản đóng hộp. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 13 tỷ yên, giảm 29% so với mức 18,3 tỷ yên năm 1997. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do nhập khẩu quá nhiều đồ hộp cá ngừ giá rẻ chủ yếu từ Thái Lan, Inđônêsia và một số nước khác. 1.2.3.Thị trường nhập khẩu:      Nguồn nhập khẩu thuỷ sản: Trung Quốc Mỹ Nga Hàn Quốc Thái Lan Inđônêxia Đài Loan Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản từ 15 nước chính sau đây trong đó Việt Nam là nước cung cấp đứng thứ 9 với thị phần chiếm 4,65%             Nguồn : Infofish Trade New, No.14/2004, Fact sheet.           Biểu đồ 4: Các nước xuất khẩu thuỷ sản chính cho thị trường Nhật Bản Trung Quốc: Là nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Thị phần của nước này ở Nhật Bản đã tăng từ 13,8% năm 1998 lên 15,4% năm 2000 và 16,35% năm 2001. Năm 2003 nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ nước này khoảng 635 nghìn tấn, trị giá 2,2 tỷ USD (chiếm 18,21% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản). Nhập khẩu thuỷ sản từ Trung Quốc vào Nhật Bản, 2002-2003                                                                        Đơn vị : Q=  1000 tấn, V= 1000 USD 1992 1993 1994 1995 1996 2002 2003 Q Q Q Q Q Q V Q V 229 266 309 329 355 819 2.244.449 635 2.195.755  Nguồn: Infofish Trade New, No.8/2004 & No.16/2004, Fact sheet. Mỹ: Mỹ vừa là đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản trên thị trường nhập khẩu thế giới vừa là đối tác xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản, chiếm 15,4% tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản.Về thuỷ sản Mỹ là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 trên thị trường Nhật Bản. Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ Mỹ chiếm tỷ trọng 9,15% trong tổng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản năm 2003. Năm 1998, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, tăng liên tục trong các năm 2000 (9,72%) và năm 2001 (10,11%). Nga: Nga Là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản sau Trung Quốc và Mỹ. Xuất khẩu thuỷ sản của Nga sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,78% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản năm 2003. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Nga ở Nhật Bản giảm so với năm 1998 (mức tỷ trọng là 8,02%).  Nga là bạn hàng cung cấp cua lớn nhất của thị trường Nhật Bản, đặc biệt là cua huỳnh đế. Nhập khẩu cua từ Nga vào Nhật Bản đã phục hồi từ đợt suy sụt nghiêm trọng vào năm 2002 (57.339 tấn) do tăng cường kiểm soát của 2 chính phủ. Năm 2003 khối lượng nhập khẩu đã tăng trở lại mức 74.362 tấn, gần bằng mức 74.786 tấn của năm 1999 nhưng vẫn thấp hơn mức 78 nghìn tấn của năm 2000, chiếm 70,1% tổng lượng nhập khẩu và 63,8% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Nhập khẩu cua huỳnh đế từ Nga vào Nhật Bản trong mấy năm gần đây tuy có giảm so với những năm cuối thập kỷ 90, nhưng cao hơn so với năm 1995. Hàn Quốc: Hàn Quốc là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 7 trên thị trường Nhật Bản. Năm 2004, Nhật Bản xuất sang Hàn Quốc hơn 104 nghìn tấn thủy sản, giá trị gần 180 triệu USD, tăng 21,4% về giá trị so với năm 2003. Cũng trong năm đó, Nhật Bản đã nhập khẩu hơn 155 nghìn tấn thuỷ sản từ nước này, giá trị 834,65 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,3% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, giảm so với mức tỷ trọng 7,2% năm 1998 và giảm so với mức 6,77% năm 2001. Hàn Quốc là nước cung cấp cá ngừ lớn thứ 2 cho thị trường Nhật Bản. Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ Hàn Quốc                                 Đơn vị : Q= 1000 tấn, V= 1000 USD 1993 1994 1995 1996 2002 2003 2004 Q Q Q Q Q V Q V Q V 191 200 195 192 179 823.177 150 740.447 156 834.649 (Nguồn: Infofish Trade New, No.9/200, Fact sheet) Thái Lan: Thái Lan là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 4 trên thị trường Nhật, chiếm 7,15% tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản năm 2003 sau Trung Quốc, Mỹ và Nga. Inđônêsia:             Inđônêsia là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 5 cho thị trường Nhật Bản (chiếm thị phần 6,35% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2003), nhưng lại là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này với thị phần 22,8% trong tổng giá trị nhập khẩu tôm vào Nhật Bản. Hằng năm, Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng trên dưới 150 nghìn tấn thuỷ sản từ nước này, trong đó tôm đông lạnh chiếm khoảng 60% tổng khối lượng xuất khẩu của Inđônêxia vào Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản cũng nhập nhiều thuỷ sản khác của nước này như các mặt hàng cá tươi, ướp đá/đông lạnh, cá ngừ hộp, các thuỷ sản đóng hộp khác, thuỷ sản  khô/ muối, đùi ếch… Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ Inđônêxia, 1996-2000 Đơn vị : Q= 1000 tấn, V= trệu USD 1996 1997 1998 1999 2000 Q V Q V Q V Q V Q V 138 1013 138 940 165 862 113 715 109 808 (Nguồn: InfofishTrade New, No.9/2003, Fact sheet) Cùng với, Việt Nam và Thái Lan, Inđônêsia là một trong 3 nhà cung cấp tôm sú chủ yếu cho thị trường Nhật Bản (3 nước này chiếm khoảng 90% tôm sú nhập khẩu vào Nhật Bản). (Nguồn: Infofish Trade New, No.2/2006) Đài Loan: Năm 2000 giá trị nhập khẩu sản phẩm từ Đài Loan chiếm 3,7% thị phần tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, thị phần của Đài Loan về các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản lại chiếm tới 6,33% đứng hàng thứ 6 trong số các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản. Xuất khẩu thuỷ sản của Đài Loan sang Nhật Bản, 2001, 2003 Đơn vị: Q= tấn, V= triệu Đài tệ Sống Ướp đá Đông lạnh Khô Tổng thực phẩm thuỷ sản Q V Q V Q V Q V Q V 2001 20.981 4.399 7.518 1.119 155.245 16.875 270 170 190.951 24.674 2003 19.903 5.121 7.903 1.102 170.556 21.425 210 118 201.484 28.809 Nguồn: INFOFISH, 2003. Infofish Trade New No.14/ 2003, No.15/ 2004. Đài Loan là nhà cung cấp cá ngừ lớn nhất cho thị trường Nhật Bản. Xu hướng nhập khẩu cá ngừ từ nước này vào Nhật Bản tăng mạnh từ năm 1998 đến nay. Năm 2003 tổng xuất khẩu thực phẩm thuỷ sản của Nhật Bản vào Đài Loan đạt 10,132 tấn, trị giá 897 triệu Đài tệ (26,06 triệu USD). Trong khi đó, nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản của Nhật Bản từ Đài Loan là 201.484 tấn, trị giá 28.809 triệu Đài tệ (836,98 triệu USD). Nhập khẩu thuỷ sản từ Đài Loan vào Nhật Bản chủ yếu là các mặt hàng đông lạnh, sau đó là mặt hàng tươi sống cũng đáng kể với 19.903 tấn năm 2003. Đối với mặt hàng cá ngừ, hiện nay Đài Loan đang chiếm thị phần 27,7% về giá trị  và 31,8% về khối lượng ở Nhật Bản Nhập khẩu cá ngừ vào Nhật Bản từ các nước Đơn vị: Q = tấn, V= triệu yên 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Q Q Q Q Q Q Thị phần (Q) (%) V (triệu yên) Thị phần (V) (%) Đài Loan 51.084 87.487 95.250 105.312 130.364 134.590 31,8 68.028 27,7 Hàn Quốc 43.311 54.878 74.404 64.369 77.025 60.345 14,3 30.558 12,4 Inđônêsia 19.001 22.861 22.530 26.844 29.174 20.666 4,9 14.224 5,8 Thái Lan 9.844 38.445 37.318 44.462 54.892 53.973 12,7 12.617 5,1 Các nước khác 278.624 160.387 167.589 159.553 161.240 153.853 36,3 12.048 49 Tổng cộng 382.882 364.058 397.091 400.540 452.695 423.427 100 245.835 100 (Nguồn: JETRO marketing guidebook for Major import products,2005) 1.3.Quan hệ thương mại thủy sản với Việt Nam: 1.3.1. Quá trình phát triển quan hệ hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam Kể từ ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21/9/1973 cho đến năm 1991, Nhật Bản mới quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt - Nhật đã có những bước phát triển khá tốt đẹp trong thời kỳ 1991 – 2001. Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...). Tổng số vốn ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam từ năm 1991đến 2004 là 1.108,1 tỷ yên (trong đó vốn vay: 967 tỷ yên; viện trợ không hoàn lại 81,1 tỷ yên; hợp tác kỹ thuật 60 tỷ yên). Năm 2005, vốn ODA của Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam là 835,6 triệu USD trong tổng số vốn ODA  3,747 tỷ USD của các nhà tài trợ, nguồn hỗ trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam. Năm 2006 ODA của Nhật Bản tiếp tục tập trung vào hỗ trợ cải thiện các điều kiện hạ tầng ở Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã đồng ý triển khai giai đoạn hai: Sáng kiến chung, trong đó chú ý đến những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và thời gian thực hiện có thể kéo dài thêm hai năm nữa. Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, ông Kenjiro Ishiwata cho biết có năm lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản tăng đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đó là vị trí địa lý (kết nối hai thị trường lớn Trung Quốc và ASEAN), ổn định chính trị, lương nhân công thấp (mức lương hấp dẫn), lao động cần cù và Việt Nam rất có thiện cảm với Nhật Bản. Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng mạnh cả về các dự án cấp phép mới cũng như các dự án tăng vốn kể từ nửa cuối năm 2004. Theo JETRO, trong 10 tháng đầu năm 2005 đã có 77 dự án FDI mới của Nhật Bản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 259,6 triệu USD. Nhật Bản là nước đứng thứ 5 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, chiếm hơn 9% tổng số vốn cấp phép mới. Bên cạnh đó, 73 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt nam cũng đã mở rộng hoạt động của mình với tổng số vốn bổ sung là 409 triệu USD. Hay nói cách khác Nhật Bản chiếm hơn 24% tổng số vốn bổ sung ở Việt Nam trong thời gian này. Đối với nghề cá Việt Nam, viện trợ của Nhật Bản sẽ được sử dụng ưu tiên cho 14 dự án trong giai đoạn 2006 – 2010. Các dự án trên hướng tập trung vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đánh giá, tăng cường thể chế quản lý vùng ven biển và cải thiện đời sống vùng ven biển miền Trung, phục vụ xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản. Trong dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn đầu tư vào xây dựng 3 chợ cá quy mô lớn. Ngoài ra các dự án còn đặc biệt chú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu khai thác ven biển, góp phần tái tạo nguồn lợi, quản lý môi trường, nâng cao năng lực khai thác và quản lý nghề cá xa bờ... Về mậu dịch Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt Nam. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. 1.3.2.Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản: Nhìn  chung, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong 3 thập kỷ qua có xu hướng tăng tuy nhiên về khối lượng bị giảm nhẹ vào giai đoạn 1998-2000. Trong giai đoạn thập kỷ 60-70, Nhật Bản đã tăng chiếm tới  70 – 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong thập kỷ 80  và 90, Việt Nam đã tiến hành từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, nên thị phần của Nhật Bản bị thu hẹp dần xuống mức 50 – 60%. Cuối thấp kỷ 90, tỷ trọng này giảm còn 40-45% và đến nay chỉ còn khoảng 25-30%. Đây là một tỉ trọng tương đối hợp lý đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam. Nguồn: Thống kê của Trung tâm tin học-Bộ Thuỷ sản (FICEN) Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản: Bảng 20: Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005                                                                                               Đơn vị: 1000 USD 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tôm ĐL 221.390 215.261 240.133 291.035 289.606 345.394 388.541 521.427 517.831 Cá ĐL (trừ cá ngừ) 35.083 24.610 19.868 26.348 25.330 33.575 43.288 50.527 53.621 Mực ĐL 45.786 45.350 39.453 41.958 46.368 46.438 35.534 46.173 50.573 Bạch tuộc ĐL 22.246 12.151 15.996 12.046 14.667 18.228 20.421 29.295 27.247 Mực khô 21.922 17.121 14.997 15.369 13.198 17.326 10.766 20.255 17.225 Cá khô 3.993 3.304 2.415 2.537 2.304 3.526 1.609 4.315 7.537 Ruốc khô 2.684 3.253 2.853 2.893 2.520 2.389 2.005 2.582 1.865 Cá ngừ ĐL 2.614 8.345 9.685 11.700 21.258 21.737 10.778 8.630 13.027 Mặt hàng khác 27.058 28.142 37.673 65.587 50.650 48.846 69.896 88.991 111.842 Tổng cộng 382.776 357.537 383.073 469.473 465.901 537.459 582.838 772.195 785.876 Nguồn : Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản Tôm Tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong những năm gần đây (2001-2004), nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2004, nhập khẩu tôm đông lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam đạt khối lượng 62.451 tấn, giá trị trên 521,42 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, 34,2% về giá trị so với năm 2003 và tăng 26,9% về khối lượng, 50,9% về giá trị so với năm 2002. Nhưng năm 2005 đạt 61.963 tấn, giá trị 517,83 triệu USD, giảm nhẹ khoảng 0,8% về khối lượng và 0,7% về giá trị so với năm 2004. Cá ngừ Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2004 cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt giá trị 13,02 triệu USD, đứng thứ 2 sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm được một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản (2.819,9 tấn), (trong đó chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi của Nhật Bản và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng tươi của Nhật Bản). Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, việc xuất khẩu cá ngừ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm như quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ nhập khẩu. * Cơ hội: Ngày 01/4/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã thay mặt Chính phủ ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản trước sự chứng kiến của Đại Sứ Nhật Bản và đại diện sứ quán của các nước ASEAN tại Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành hữu quan. Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Nhật Bản và một số nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) vào ngày 01 tháng 12 năm 2008. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Việc ký kết hiệp định trên đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Tài liệu liên quan